Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 87
Tổng truy cập: 1471106
TIẾP NHẬN NGÀI
TIẾP NHẬN NGÀI (10, 1-12)
Nhiều người muốn theo Chúa, song thái độ của họ chưa thực tình dứt khoát hoặc còn giả tạo nữa. Ngài muốn họ lưu tâm đến cái quyết định quan hệ của họ và những điều kiện theo sau quyết định ấy. Mặt khác, Ngài vẫn sai bảy mươi hai môn đệ đi trước.
1. Sứ mệnh.
Họ phải dọn đường cho Ngài. Ngài nói rõ Ngài sẽ đến những nơi họ đến trước. Họ chỉ là sứ giả, còn Ngài mới là Vua. Họ là những người khai phá, tiên phong, mở đường, để chính Ngài sẽ đi trên con đường ấy. Họ làm đất sẵn còn Ngài gieo vãi hạt. Họ dựng khung còn Ngài xây tường. Họ mở cửa để Ngài bước qua. Trách vụ ấy là của mọi chủ chăn, mọi tông đồ giáo dân trong nước Chúa.
Con người chẳng thể ban phát của Thánh được mà chỉ được coi là người thừa hành trợ tá thôi. Nước Thiên Chúa không phải do con người lập nên và lời Chúa không thể do con người suy tưởng ra được. Dẫu vậy, Thiên Chúa lại muốn dùng những tạo vật Ngài dựng nên để thực hiện các việc ấy và Ngài còn muốn con số tạo vật ấy phải thật nhiều: ‘Mùa màng nhiều, thợ gặt ít’.
Như thế, con người cũng có một vai trò khá quan trọng trong công việc của Chúa, phải xin Chúa ban cho thật nhiều ơn gọi: ‘vậy hãy xin chủ mùa sai thợ gặt đồng lúa của Ngài’. Đã hẳn, Chúa quá rõ việc thiếu các linh mục và thật sự thiếu. Vì nhiều người được gọi mà họ từ chối. Còn nếu bình thường mà vẫn thiếu thì hẳn là do giới trẻ không sống xứng đáng. Vì thế cần phải cầu nguyện cho ơn thiên triệu và như thế là đáp ứng đúng đòi hỏi của Chúa Giêsu.
Hai mặt của sứ điệp ban cho các môn đệ là: loan báo Nước Thiên Chúa và chữa lành tật bệnh. Vì thế mới có vấn đề lo cho phần hồn và săn sóc phần xác, đi đến với người mạnh và kẻ yếu, quan tâm đến phần tinh thần và cả đến những phần thuộc trần thế nữa. Và như thế, tức là để ý đến con người toàn diện và toàn thể nhân loại.
2. Mệnh lệnh.
‘Này Ta sai các anh như chiên vào giữa sói’. Như vậy không phải là chuyện những con sói này đối địch với những con sói kia, hay một con sói phải đương đầu với bầy sói. Nhưng chính là con chiên vào giữa đàn sói. Chúng ta chẳng thể lấy sức đọ sức, dùng mưu đối mưu, bằng cách lấy sức mạnh của tiền tài và thế lực của các tổ chức, nhưng khí giới của ta là khí cụ bình an, khí cụ kiên tâm chịu đựng đau khổ và hy sinh.
Như thế, tỏ rõ cho ta thấy rằng linh mục ở trong thế gian như ‘chi thể xa lạ’, ‘một chiên giữa bày sói’ vừa xa lạ với những người khác, vì thế không thể gây chú ý. Giáo Hội luôn tỏ rõ là không quyền lực đối với các quốc gia, Giáo Hội sẽ được giải thoát, thật tuyệt vọng xét phía nhân loại, thật có cơ biến dạng, duy chỉ có uy lực và quyền thế của Chúa đỡ nâng.
‘Đừng mang ví tiền, bao bị, giày, dép’. Như thế là không có vấn đề bảo đảm, an toàn theo kiểu thế tục, cũng không có chuyện đề phòng dự liệu, trang bị cần thiết, tiên liệu những gì có thể xảy ra, võ trang tối thiểu để đối phó với mọi tình huống trắc trở. Kết quả tinh thần không lệ thuộc vào những thành tố ấy cũng như những trở lực ngoại tại.
Con người phải đến với người anh em mình với thực chất của mình, thật đơn giản và chân thành, không băn khoăn bối rối, không rào trước đón sau. Tức là, con người sẽ chẳng là chi khác hơn dụng cụ của Thiên Chúa và được sử dụng như tính cách dụng cụ.
3. Định mệnh.
Đức Giêsu nói đến sự được đón tiếp và bạc đãi. Tức là, sẽ có những người vì Nước Thiên Chúa, sẵn sàng đón nhận đức tin, và cũng có những người khác cố chấp và dễ dàng từ chối bằng tiếng ‘không’ khô cằn. Sự kiện từ chối ấy quả quá nặng đến nỗi Chúa phải quan tâm đặc biệt. Khi bị từ chối, môn đệ phải rút đi, và phủi chân khỏi bụi của nhà hay làng ấy. Tức là dứt khoát tuyệt giao với họ và tiếp tục lên đường. Họ sẽ tránh khỏi hình phạt và án xử hòng đến.
‘Ngày ấy, Sôđôma sẽ được xử khoan dung hơn thành ấy’, khi vinh quang Nước Thiên Chúa tỏ hiện trọn vẹn. Vì trách vụ của mình, môn đệ đặt niềm tin vào Thiên Chúa thì những ai môn đệ đến gặp cũng được ở trong tay Chúa như thế, hoặc bị Ngài phạt hoặc được Ngài thưởng.
Các chủ chăn cũng như những giáo dân trợ tá, tất cả những ai đã cam kết phục vụ nước Thiên Chúa, thì đều phải dự đoán được những thành công và thất bại để luôn sẵn sàng với ‘ưng thuận đón tiếp’ cũng như ‘chối từ không nhận’. Thất bại không làm lung lay nao núng, khiếp sợ….
Vì thế, Đức Kitô đã cẩn thận tiên báo hết sức rõ ràng, với giọng điệu thật nghiêm nghị. Khi thi hành phận sự nước Chúa. Ai để mình thất vọng tức là đã không am hiểu Tin mừng.
Chúng ta không thể lấy mất sự lựa chọn khỏi các cá nhân; chúng ta phải đặt các cá nhân đó đối mặt với sự lựa chọn ấy, là chính sự lựa chọn có giá trị ngàn đời.
MÔN ĐỆ (10, 17-20)
Sự cao cả của các môn đệ được thể hiện dưới hai phương diện. Trước hết, đó là uy quyền họ được uỷ thác để thi hành nhiệm vụ mình: ‘Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỉ cũng phải luỵ phục chúng tôi’. Đức Kitô liền khẳng định: ‘Ta đã thấy Satan như chớp nhoáng từ trời sa xuống. Nầy Ta ban cho các anh quyền dẫm lên rắn rít, bò cạp và trên mọi quyền năng kẻ thù và tuyệt nhiên không có gì làm hại các anh được’.
Môn đệ Chúa được chính Chúa nâng đỡ để phục vụ Ngài. Nếu Ngài chẳng tha phép, thì không một tai hoạ nào có thể phạm đến họ được. Vì thế Ngài có trách nhiệm và bổn phận phải lưu tâm đến đó. Tuy nhiên, không phải chỉ mình Chúa mà thôi, những cả những ai được Ngài dùng nhân danh Đức Kitô. Ngài có thể tránh cho họ khỏi ách thống trị của các hung thần, vì Ngài có quyền trên quỉ ma.
Thế giới quỉ ma là một thực tại vô hình. Satan là một uy lực thiêng liêng. Bởi thế quyền lực của các môn đệ Chúa không phải là cái từ bên ngoài đụng đến hay áp lực. Dẫu vậy, rõ ràng là những sự việc lại xẩy ra dưới hình thức hữu hình, khiến nhãn quan nhân loại có thể cảm nhận được. Ai chỉ tin vào sức mạnh của thân thể, chỉ tin vào thần tài, vào ảnh hưỡng chính trị, vào quân sư, vào hoàn cảnh xã hội, thì chẳng thể hiểu thực sự được các biến cố ấy.
Hoạt động của Giáo Hội được thực hiện theo chiều cao và sâu. Mà chỉ ở đời sau con người mới nhận ra được đặc tính đặc biệt và lạ lùng của uy quyền mà Chúa ban cho Giáo Hội. Tuy nhiên, sự việc được quyền lực ấy chỉ là cái thêm vào. Điều lớn lao hơn là: ‘Hãy vui mừng vì tên các anh đã được ghi trên trời’.
Điều làm cho các môn đệ vui mừng, có quyền tự hào và thực sự phấn khởi, không phải là sự lớn lao và sức mạnh của việc họ đã làm, nhưng là mầu nhiệm họ được lựa chọn. Nói tóm, con người chẳng thể tự mình định đoạt đời mình, mà là được chọn; được Chúa ban ơn cho cách nhưng không.
Những chọn lựa ấy ở giữa vương quốc tối tăm của Satan và vương quốc huy hoàng của Thiên Chúa. Kẻ được tuyển chọn, được làm con sự sáng. Không phải chỉ có hoạt động thôi, nhưng cả đời sống vượt khỏi những giới hạn hẹp hòi, thế trần. Danh tánh kẻ ấy ‘được ghi trên trời’. Bởi vậy, xét theo mục đích và bản chất, sự việc môn đệ được kêu gọi, quả là một sự cao cả đặc biệt.
48.Bình an đích thực
Vào năm 1980, có một tuần báo nọ tại Hoa Kỳ đã đăng tải một sự cố sau đây: Một người vừa mua hàng trong siêu thị xong, trở lại xe mình thì ngạc nhiên nhìn thấy một tờ giấy để lại nằm ngay trên chỗ ngồi của người lái, trên đó có những dòng chữ viết vội như sau:
Thưa ông bà, tôi có ý định đánh cắp chiếc xe này, nhưng khi nhìn thấy lời chào chúc của ông bà gắn nơi tay lái: “Bình an của Chúa ở cùng bạn”, thì tôi bỗng dừng lại và suy nghĩ. Ý nghĩ xuất hiện trong đầu óc tôi là nếu tôi đánh cắp chiếc xe này thì chắc chắn ông bà mất xe và không có sự bình an, tôi đây cũng sẽ không có sự bình an. Đây là lần đầu tiên tôi bước vào nghề ăn cắp xe.
Xin chúc ông bà và cho cả tôi nữa sự bình an của Chúa. Chúc ông bà lái xe an toàn và lần sau xin nhớ khóa cửa xe.
Ký tên: Người sắp trở thành kẻ trộm xe.
Câu chuyện nhỏ này làm chúng ta chú ý đến một trong những lời dạy của Chúa Giêsu cho các môn đệ khi sai họ ra đi truyền giáo đến trước những nơi mà Chúa sẽ đi qua để chuẩn bị cho Chúa đến: “Vào nhà nào chúng con hãy chúc: Bình an cho tất cả mọi người trong nhà này".
Chỉ một khẩu hiệu dán nơi tay lái chiếc xe: “Cầu chúc bình an” mà bỗng tác động biến đổi ý định xấu của một người không làm việc xấu xa nữa, thì thử hỏi nếu những đồ đệ của Chúa, chính chúng ta đây, nếu chúng ta thực sự trở thành những dấu chỉ sự bình an của Chúa cho anh chị em, và không phải chỉ là dấu chỉ mà thôi mà còn là tác nhân sống động mang sự bình an của Chúa đến cho anh chị em xung quanh mà ta thường gặp hằng ngày; nếu chúng ta thực hiện được điều này thì thử hỏi ta có thể đóng góp phần tích cực của mình cho sự bình an của anh chị em nơi môi trường chúng ta sinh sống biết là chừng nào.
Lời Chúa dạy cho các đồ đệ chúc “bình an cho nhà này” là tiếng vang trước cho lời chúc bình an của Chúa Giêsu Phục sinh trước khi sai các tông đồ ra đi làm chứng cho Tin Mừng của Chúa: “Bình an cho chúng con”. Chắc chắn khi nghe những lời chúc của Đấng Phục sinh: “Bình an cho chúng con”, các tông đồ nhớ lại lời dạy trước lúc Phục sinh của Chúa, khi Chúa sai các ngài đi thực tập trước công việc truyền giáo mà các ngài sẽ chu toàn sau biến cố Phục sinh: “Vào nhà nào, chúng con hãy cầu chúc: bình an cho nhà này. Bình an cho chúng con”.
Chúa Phục sinh ban sự bình an thật cho các tông đồ, để các ông ra đi và đến phiên các ông, các ông cũng sẽ cầu chúc như Chúa đã chúc: “Bình an cho nhà này”. Các ông nói như Chúa đã nói, làm các công việc và những việc lạ như Chúa đã làm, hay đúng hơn theo như lời Chúa nói là hơn cả những gì Chúa đã làm nữa: “Bình an cho chúng con. Bình an cho nhà này”.
Ước gì mỗi người chúng ta được thật sự lãnh nhận ơn bình an của Chúa, ơn bình an mà Chúa đã phải chết trên thập giá để thực hiện cho chúng ta, cho tất cả mọi người. Ước gì mỗi người chúng ta trước hết lãnh nhận ơn bình an đó của Chúa và để cho ơn bình an, ơn cứu rỗi thánh hóa, biến đổi chúng ta để rồi chúng ta có thể nói và làm như Chúa đã nói và làm “Bình an cho nhà này. Bình an cho chúng con”.
Người truyền giáo phải là kẻ nói những lời bình an, thực hiện những sự bình an, trao ban sự bình an của Chúa cho anh chị em. Chúng ta cần kiểm điểm lại lời nói và việc làm của mình xem có phải là lời nói và việc làm như Chúa hay không? Đó là “Bình an cho anh chị em. Bình an cho nhà này”.
Chúng ta hãy đến lãnh nhận ơn bình an của Chúa: “Thầy ban cho chúng con bình an của Thầy”, để rồi chúng ta cũng có thể trao sự bình an đó cho anh chị em xung quanh.
Lạy Chúa, xin đừng chấp tội lỗi chúng con, nhưng xin thương ban bình an cho chúng con, cho Hội Thánh Chúa. Xin biến đổi mỗi người chúng con trở thành những chứng nhân của sự bình an, trở thành khí cụ bình an của Chúa để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem niềm vui đến chốn u sầu. Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, bình an cho anh chị em, bình an cho chúng con, bình an cho nhà này. Amen.
49.Người rao giảng
Chỉ có mình thánh Luca ghi lại việc sai phái bảy mươi hai môn đệ đi trước sửa soạn cho Chúa Giêsu đến. Điều này phù hợp với việc Chúa kéo dài cuộc hành trình trên đường về Giêrusalem. Công tác của họ chỉ trong một thời gian hạn định, nhưng trong lời huấn thị đưa ra cho họ, Chúa Giêsu đã đưa ra những nguyên tắc căn bản áp dụng cho mọi thời. Trước hết Ngài tỏ cho biết lý do của sự lựa chọn họ: lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Trước khi thế gian nhận được sứ điệp họ mang tới, họ và những người kế vị họ phải tha thiết cầu nguyện với Chúa mùa gặt sai thợ đến. Đó là một lời cầu nguyện mà mọi kẻ phụng sự Chúa Kitô phải dâng lên tự đáy lòng mình. Lòng yêu mến của chúng ta đối với Chúa sẽ khiến chúng ta cố gắng hoàn thành công tác mau chóng hơn, và muốn được vậy cần phải có đông công nhân hơn.
Đối với người Do Thái, số bảy mươi hai là số biểu tượng. Đó là số các trưởng lão đã được lựa chọn để giúp đỡ lãnh tụ Môsê, với phận sự điều khiển, hướng dẫn dân chúng trong sa mạc. Đó là số thành viên của Hội đồng quốc gia. Nếu số bảy mươi hai chỉ đoàn thể nào trong hai đoàn thể đó thì họ cũng là phụ tá cho Chúa Giêsu. Số đó cũng được coi như số các nước trên thế giới lúc bấy giờ. Luca là người có tầm mắt quốc tế, có lẽ ông đang nghĩ đến một ngày mà mọi nước trên thế giới sẽ nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu, như ông đang yêu mến Ngài vậy.
Đoạn Kinh Thánh cho ta biết mấy điều hết sức quan trọng về người truyền đạo cũng như thính giả.
1) Người rao giảng khi ra đi phải sẵn sàng chấp nhận sự hiểm nguy “như chiên giữa bầy muông sói”, nhưng họ cũng đừng để cho lòng bối rối vấn vương vào những sự thế tục. Sứ giả cần lên đường cách nhẹ nhàng.
2) Người rao giảng cần phải chú tâm vào bổn phận của mình, đừng phí thời giờ vào những nghi lễ lạt lẽo vô vị, nhưng phải ra đi như những con người được thúc giục bởi một động lực cao cả; “Người ấy không được chào ai dọc đường”; điều này nhắc lại lời tiên tri Êlisa bảo tên đầy tớ Giêkhađi đi giúp cho bà ân nhân đất Sunêm khi đứa con đã chết: “Hãy thắt lưng, cầm gậy của ta mà đi! Gặp ai thì đừng có chào, ai chào thì đừng đáp lại” (2V4,29). Đó không phải là dạy làm điều bất lịch sự nhưng là người của Thiên Chúa không nên quay ngang hoặc trì trệ vì những điều nhỏ nhặt đang khi những việc lớn chờ đợi kêu gọi mình.
3) Người rao giảng không nên làm việc để kiếm tư lợi. Người ấy nên ăn những món người ta dọn cho mình, không nên đi từ nhà này qua nhà khác cố ý tìm nơi dễ chịu hơn, đầy đủ tiện nghi hơn. Chẳng bao lâu sau khi Hội Thánh được thiết lập đã có những hạng người ăn bám. Cuốn “Giáo lý của mười hai tông đồ” được viết khoảng năm 100 là cuốn sách về trật tự Hội Thánh đầu tiên. Trong thời đó có những tiên tri đi lang thang từ thành này sang thành khác. Sách đã quy định rằng, nếu vị tiên tri nào muốn ở lại nơi nào lâu hơn ba ngày mà không có việc làm thì kẻ ấy là tiên tri giả, và nếu tiên tri nào xưng mình ở trong Thánh Linh mà xin tiền hay xin thức ăn thì kẻ ấy là tiên tri giả. Người thợ đáng lãnh tiền công, nhưng đầy tớ của Đấng chịu đóng đinh không thể là một kẻ say mê lạc thú.
Ngay từ khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, người Kitô hữu đã được Chúa Cứu Thế kêu mời thi hành sứ mệnh: “Hội Thánh nhân danh Thiên Chúa hết sức kêu mời tất cả các giáo dân, hưởng ứng sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, hãy mau mắn, đại độ và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô, Đấng giờ đây đang thiết tha mời gọi họ. Ước gì giới trẻ hiểu rằng lời mời gọi của Người được đặc biệt gởi tới họ và ước gì họ vui mừng quảng đại đón nhận. Quả thật chính Chúa Giêsu một lần nữa nhờ Thánh Công Đồng này, mời gọi tất cả các giáo dân hãy kết hợp với Người ngày một mật thiết hơn và nhận thức được những gì của Người cũng là của chính mình (Ph 2,5). Họ hãy tham gia vào sứ mạng cứu rỗi của chính Người và một lần nữa Ngài sai họ đi tới các thành và những nơi Người sẽ đến. Như thế giáo dân hãy chứng tỏ mình là cộng tác viên của Chúa Giêsu cộng tác vào cùng một công việc tông đồ của Giáo Hội bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Những cộng tác viên phải luôn thích nghi với những đòi hỏi mới của thời đại và không ngừng ra sức phục vụ Chúa bởi biết rằng khó nhọc của mình không phải là uổng phí trong Người” (TĐ33).
Đức Kitô muốn thông ban cho các môn đệ lòng can đảm trong việc tông đồ nên khi Ngài nói “Ta sai các con” điều mà thánh Gioan Kim Khẩu chú giải: “Điều này đủ cho các ngươi được can đảm, điều này làm cho các ngươi được tin tưởng”. Các sứ giả được can đảm vì ý thức rằng mình được Thiên Chúa sai đi, như sau này Phêrô giải thích rõ ràng cho Thượng Hội Đồng ông hành động như thế nhân danh Đức Giêsu Nagiarét, “vì dưới gầm trời này không có danh nào khác khiến người ta được cứu rỗi”. Rồi thánh Grêgôriô Cả thêm vào để giải thích huấn thị của Chúa: Đừng mang bao bị giày dép, đừng chào hỏi ai dọc đường, Người rao giảng phải đặt niềm tin vào Chúa tới độ dầu không trang bị cho mình những nhu cầu để sống, vẫn xác tín rằng sẽ không thiếu. Thật thế, nếu Ngài bận tâm cho những sự thế tục, Ngài sẽ không thể ban phát chung quanh Ngài những sự trên trời. Truyền giáo đòi hỏi một sự hiến thân bao gồm sự từ bỏ, thế nên thánh Phêrô là người đầu tiên thực hành lời dạy của Chúa và đã nói với người hành khất ở Cửa Đẹp đền thờ: “Vàng bạc thì tôi không có”. Thánh Ambrôsiô thêm vào “không phải để phô trương sự nghèo khó, nhưng đúng hơn để vâng phục lệnh Chúa, dường như Ngài muốn bảo anh: Thấy tôi là một môn đệ của Đức Kitô mà anh lại xin tiền à? Chúng ta có thể cho anh ta cái gì còn có giá trị hơn vàng bạc nữa; quyền năng hành động nhân danh Chúa. Tôi không có cái mà Chúa Kitô không cho tôi, nhưng tôi có cái mà Ngài cho tôi: nhân danh Chúa Giêsu thành Nagiarét anh hãy dậy mà đi”. Do đó, việc truyền giáo đòi hỏi phải siêu thoát của cải vật chất, cũng như phải luôn luôn mau lẹ sẵn sàng vì công việc cấp bách.
“Đừng chào hỏi ai dọc đường”. Thánh Ambrôsiô tự hỏi “Sao lại thế? Chúa lại bỏ qua một việc xã giao thường tình? Nhưng phải để ý Chúa không bảo đừng chào ai nhưng bảo đừng chào ai dọc đường, không thừa đâu!
Khi tiên tri Êlia sai tên đầy tớ đi cứu giúp đứa con bà góa bằng cách để cây gậy của vị tiên tri trên đứa bé đã chết, ông cũng ra lệnh đừng chào hỏi ai dọc đường: Ông có ý bảo phải mau mau cứu bé sống lại, đừng để chậm trễ vì những người cùng đi đường với mình. Như thế không phải bỏ qua hết phép lịch sự xã giao, nhưng hạn chế những gì ngăn trở để việc phục vụ được mau lẹ. Khi Thiên Chúa đã bảo, điều gì thế tục phải tạm thời để qua một bên, chào hỏi nhau là tốt, nhưng tốt hơn là thi hành cho mau điều Chúa dạy vì chậm trễ có thể trở nên vô ích.
Về phần thính giả, lời Chúa hôm nay dạy rằng nghe lời Thiên Chúa là một trách nhiệm lớn. Người ta sẽ chịu phán xét theo những gì mình đã may mắn biết được. Chúng ta không chấp trách trẻ con điều mà chúng ta kết án người lớn, chúng ta tha thứ cho người man ri những thái độ, hành động mà nếu xảy ra nơi người văn minh thì bị trừng phạt. Trách nhiệm là mặt trái của đặc ân. Chối bỏ lời mời của Thiên Chúa là một tai họa. Ở một phương diện thì mỗi lời hứa của Chúa có thể thành lời buộc tội cho người nào nghe đến. Nếu người ấy tiếp nhận các lời hứa đó thì quả thật đó là sự vinh hiển nhất, nhưng nếu người ấy xén bỏ đi, thì một ngày kia, lời ấy sẽ là chứng cớ nghịch lại cùng người ấy vậy.
Bảy mươi hai môn đệ trở về với vẻ mặt sáng rỡ vì những chiến thắng đã dành được trong danh Chúa. Ngài nói với các ông một câu khó hiểu: “Ta thấy satan bị tấn công và nước Thiên Chúa xuất hiện”. Nó có thể có nghĩa là Chúa Giêsu biết rằng nhát đòn tử thương đã giáng xuống satan và các quyền lực của nó, tuy rằng chiến thắng cuối cùng có thể còn trì hoãn lâu.
Nhưng câu đó cũng có thể là lời cảnh báo cho tính kiêu căng. Vì do kiêu ngạo satan chống nghịch Thiên Chúa, nên đã bị ném ra khỏi trời. Có thể Chúa Giêsu ngụ ý cùng bảy mươi hai môn đệ rằng: “Các ngươi đã thu hoạch được nhiều thắng lợi, hãy giữ mình kẻo sinh kiêu ngạo”. Chúa Giêsu luôn cảnh báo các tôi tớ Ngài về tội kiêu ngạo và quá tự tín. Quả thực họ được Chúa ban cho mọi quyền phép, nhưng vinh hiển lớn nhất của họ là được ghi tên vào sổ trên trời. Có một điều mãi mãi là sự thật, ấy là vinh hiển lớn nhất của con người không phải là những gì mình đã làm được, mà là những gì Chúa đã làm cho mình. Có người cho rằng việc khám phá ra thuốc mê đã giúp con người giảm bớt đau đớn nhiều hơn bất cứ khám phá nào khác trong y khoa. Một hôm có người hỏi James Simpson: “Ông cho điều gì là khám phá lớn nhất của ông?” và mong đợi câu trả lời rằng: “Thuốc mê”, vì chính ông là người đã khám phá ra môn thần dược này. Nhưng Simpson đã trả lời: “Khám phá lớn nhất của tôi là Chúa Giêsu, Chúa Cứu Chuộc của tôi”. Tính kiêu ngạo đã cản đường lên thiên đàng, nhưng đức khiêm nhường là giấy thông hành để được gặp Chúa.
Chúa sửa sai thái độ của các môn đệ khi chỉ cho các ông lý do thật để vui mừng, đó là niềm hy vọng đạt nước thiên đàng chứ không phải trong quyền năng làm phép lạ, khi Người trao sứ mạng này cho các ông. Trong dịp khác, Chúa cũng cho một bài học tương tự (Mt 7,22-23). Trước mắt Chúa, thi hành ý Ngài quan trọng hơn là làm phép lạ.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN (05/07/2025) .: NIỀM VUI CỦA VIỆC ĐƯỢC GHI TÊN TRÊN NƯỚC TRỜI (05/07/2025) .: 72 MÔN ĐỆ LÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO (05/07/2025) .: SAI ĐI (05/07/2025) .: DẤN THÂN (05/07/2025) .: VÀI NGUYÊN TẮC TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA GIÊSU (05/07/2025) .: BỎ LẠI TRONG NHÀ THỜ HAI CHỨ “BÌNH AN” (05/07/2025) .: ĐIỀU QUAN TRỌNG (05/07/2025) .: PHÚC ÂM HOÁ BẢN THÂN MÌNH TRƯỚC HẾT. (05/07/2025) .: BÌNH AN CỦA ANH EM SẼ Ở LẠI VỚI NGƯỜI ẤY (05/07/2025) .: BÌNH AN, HÀNH TRANG CỦA NGƯỜI TRUYỀN GIÁO (05/07/2025) .: SỨ GIẢ AN HÒA (05/07/2025) .: CHÚA SAI TÔI ĐI (05/07/2025) .: VÀO NHÀ, VÀO THÀNH PHỐ (05/07/2025) .: GIẢNG LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam