Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 78
Tổng truy cập: 1471140
PHÚC ÂM HOÁ BẢN THÂN MÌNH TRƯỚC HẾT.
PHÚC ÂM HOÁ BẢN THÂN MÌNH TRƯỚC HẾT.
(Trích dẫn từ ‘Cùng Đọc Tin Mừng’ – Lm. Ignatiô Trần Ngà)
Một triết gia Ấn Độ đã nhìn lại quãng đời đi của mình như sau: Lúc còn trẻ, tôi là một người có đầu óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy nhất mà tôi dâng lên Thượng Đế là: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để thay đổi thế giới.
Đến tuổi trung niên, tôi mới nhận thấy rằng một nửa đời tôi đã qua đi mà tôi chưa thay đổi được một người nào. Lúc đó, tôi mới cầu nguyện với Thượng Đế: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn được biến cải tất cả những người con đã gặp gỡ hằng ngày, nhất là gia đình con, bạn bè con. Làm được như thế là con mãn nguyện rồi.
Nhưng giờ đây, cuộc đời đã về chiều, tôi mới nhận thức rằng tôi đã khờ dại biết bao: làm sao biến đổi cuộc đời người khác khi ta chưa biến đổi được bản thân ta. Thế nên giờ này, tôi chỉ còn biết cầu nguyện như sau: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn được thay đổi chính con.
* * *
Cải thiện bản thân là điều kiện tiên quyết, là việc phải làm trước hết để có thể thay đổi những người chung quanh, đúng như Khổng Tử dạy: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ." (theo "Lẽ sống")
Tương tự như thế, khi được mời gọi phúc âm hoá thế gian, chúng ta phải lo Phúc Âm hoá bản thân chúng ta trước, rồi chúng ta mới có thể Phúc Âm hoá người khác sau.
Cầu cho ai được sai đi?
Trước khi sai 72 môn đệ ra đi, Chúa Giêsu dặn các ông: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về".
Xin chủ mùa sai ai đây?
Khi cầu xin ơn bình an, sức khoẻ và may mắn, thì chúng ta cầu cho bản thân ta trước; còn khi cầu cho có người làm thợ gặt trong cánh đồng của Chúa, thì chúng ta cầu Chúa ban ơn đó cho mọi người khác, ngoại trừ ta!
Dù muốn dù không thì đa số trong chúng ta đây đã là thợ gặt bẫm sinh rồi, vì ngay từ thơ ấu, khi được lãnh bí tích rửa tội, chúng ta đã trở nên chi thể của Chúa Giêsu, nên đã được thông dự vào sứ vụ tiên tri, tức sứ vụ loan Tin Mừng của Chúa Giêsu rồi. Vậy thì phải loan Tin Mừng, phải làm thợ gặt thôi, không thể nào thoái thác được, trừ phi chúng ta tự tách lìa mình khỏi Thân Thể Chúa.
Là thợ gặt của Thiên Chúa, chúng ta cũng được sai đi để loan Tin Mừng Nước Thiên Chúa, để đẩy lùi quyền lực của ma quỷ như 12 tông đồ và 72 môn đệ xưa.
Ai là người cần được rao giảng trước tiên?
Giáo điểm đầu tiên cần được truyền giảng Tin Mừng là chính bản thân chúng ta và gia đình chúng ta.
Dù mang danh là Kitô-hữu, đôi khi chúng ta còn xa lạ với Tin Mừng. Xa lạ với Tin Mừng vì chúng ta chưa đọc hết Tin Mừng và chưa từng khám phá kho tàng khôn ngoan ẩn dấu trong đó.
Xa lạ với Tin Mừng vì đời sống chúng ta và những giáo huấn của Tin Mừng còn cách biệt nhau rất xa!
Nếu Tin Mừng của Chúa Giêsu chưa sáng lên trong cuộc đời ta, trong tim ta, trong lòng ta... thì làm sao ta có thể đem lửa Tin Mừng ấy thắp lên cho người khác được. Không ai có thể cho điều mình không có. Lý do của việc thất bại trong công cuộc loan Tin Mừng là ở đó.
Thế nên, chính bản thân mỗi người chúng ta phải được phúc âm hoá trước, rồi ta mới có thể phúc âm hoá người khác sau.
Ai là người cần được xua trừ ma quỷ trước tiên?
Sứ mạng thứ hai mà Chúa Giêsu uỷ thác cho các môn đệ khi đi loan báo Tin Mừng là giải thoát con người khỏi quyền lực của Sa-tan.
Chưa bao giờ quyền lực Sa-tan trở nên khủng khiếp và mãnh liệt như trong thế kỷ nầy. Ma quỷ đã tận dụng mọi phương tiện truyền thông như sách báo, văn chương nghệ thuật, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, internet, âm nhạc, hội họa... để nô dịch hoá con người, đưa nhiều người vào trong cạm bẫy và tội lỗi.
Ma quỷ đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, nhưng trước hết ma quỷ cũng đang chi phối mỗi người chúng ta. Phải nhận rằng nhiều lần bản thân chúng ta cũng đã bị ma quỷ xô đẩy làm điều sai trái đáng trách.
Vậy thì trước khi giải thoát người khác khỏi tai ách Sa-tan, chúng ta phải lo giải thoát mình trước.
Vậy người đầu tiên cần được giải thoát khỏi quyền lực ma quỷ lại cũng là chính chúng ta.
* * *
Qua Tin Mừng hôm nay, thánh Luca thuật lại cho chúng ta biết sau cuộc hành trình truyền giáo ngắn ngày, 72 môn đệ vui vẻ trở về báo cáo với Chúa Giêsu những thắng lợi vẻ vang: "Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con".
Xin Chúa giúp chúng ta cũng đạt được những thắng lợi vẻ vang như vậy ngay trên chính cuộc sống của mình.
34.Chúa Nhật 14 Thường Niên
PHÚC ÂM HOÁ BẢN THÂN MÌNH TRƯỚC HẾT
(Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)
Người chủ ruộng sẽ rất lo âu và sốt ruột khi nhìn thấy đồng lúa mênh mông bát ngát của mình đang vào thời kỳ chín rục mà chẳng tìm đâu ra thợ gặt để thu hoạch lúa về.
Chúa Giêsu cũng cảm thấy tâm hồn nôn nao xao xuyến khi phần đông nhân loại đang cần được cứu độ một cách khẩn thiết, nhưng chẳng mấy ai dấn bước đem ơn cứu độ cho họ.
Thế nên, khi sai 72 môn đệ ra đi, Chúa Giêsu căn dặn các ông: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ ra gặt lúa về." Lời căn dặn nầy hôm nay cũng được lặp lại với mỗi người chúng ta.
Đáp lời Chúa mời gọi, chúng ta sẵn sàng cầu xin có thêm thợ gặt, nhưng vấn đề là chúng ta sẽ cầu cho ai đi làm thợ gặt đây?
Ai là thợ gặt của Chúa?
Khi cầu xin ơn bình an, sức khoẻ và may mắn, thì chúng ta cầu cho bản thân ta trước; còn khi cầu cho có người làm thợ gặt trong cánh đồng của Chúa, thì chúng ta cầu Chúa ban ơn đó cho những người khác, ngoại trừ ta!
Nhưng, dù muốn dù không thì chúng ta đã là thợ gặt chính danh ngay từ khi được lãnh Bí Tích Thánh Tẩy. Nhờ Bí Tích nầy, chúng ta trở nên chi thể của Chúa Giêsu, nên được thông dự vào chức vụ ngôn sứ, tức sứ vụ loan Tin Mừng của Người. Vậy thì trách nhiệm ‘gặt lúa’ là trách nhiệm của chúng ta, không thể thoái thác được, trừ phi chúng ta tự tách lìa mình khỏi Thân Thể Chúa.
Là thợ gặt của Thiên Chúa, chúng ta cũng được sai đi để loan Tin Mừng Nước Trời, để đẩy lùi quyền lực của ma quỷ như 12 tông đồ và 72 môn đệ xưa.
Ai là người cần được rao giảng trước tiên?
Đứng trước đồng lúa mênh mông, thợ gặt không biết phải bắt đầu từ đâu? Nói khác đi, phải loan Tin Mừng cho ai trước hết?
Giáo điểm đầu tiên cần được rao giảng Tin Mừng là thế giới nội tâm của chúng ta, vì dù mang danh là Kitô-hữu nhưng có thể chúng ta còn xa lạ với Tin Mừng.
Xa lạ với Tin Mừng vì chúng ta chưa đọc hết bốn Tin Mừng và chưa từng khám phá kho tàng khôn ngoan chứa đựng trong đó.
Xa lạ với Tin Mừng vì đời sống chúng ta và những giáo huấn của Tin Mừng còn cách biệt rất xa!
Nếu Tin Mừng của Chúa Giêsu chưa sáng lên trong cuộc đời ta, chưa bừng cháy trong tim ta… thì làm sao chúng ta có thể đem lửa Tin Mừng ấy thắp lên cho người khác được. Không ai có thể cho điều mình không có.
Thế nên, chính bản thân chúng ta phải được phúc âm hoá trước, rồi ta mới có thể phúc âm hoá tha nhân.
Ai là người cần được xua trừ ma quỷ trước tiên?
Sứ mạng thứ hai mà Chúa Giêsu uỷ thác cho các môn đệ song song với việc loan báo Tin Mừng là giải thoát con người khỏi quyền lực của Sa-tan.
Chưa bao giờ quyền lực Sa-tan trở nên khủng khiếp và mãnh liệt như trong thế kỷ nầy. Ma quỷ đã tận dụng mọi phương tiện truyền thông như sách báo, văn chương nghệ thuật, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, internet, âm nhạc, hội họa… để lôi cuốn nhiều người vào cạm bẫy và tội lỗi.
Ma quỷ đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, nhưng cũng phải nhận rằng ma quỷ cũng đang chi phối mạnh mẽ cuộc đời chúng ta, đang lôi kéo chúng ta làm nhiều điều sai trái.
Một người đang mang xiềng xích không thể giải thoát được ai. Vậy thì trước khi giải thoát người khác khỏi ách Sa-tan, chúng ta phải tự giải thoát mình trước.
Vậy người đầu tiên cần được giải thoát khỏi quyền lực ma quỷ lại cũng là chính chúng ta.
***
Lạy Chúa Giêsu,
Qua Tin Mừng hôm nay, thánh Lu-ca thuật lại cho chúng con biết sau cuộc hành trình truyền giáo ngắn ngày, 72 môn đệ vui vẻ trở về báo cáo với Chúa nhiều thắng lợi vẻ vang: “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con.” (Lc 10,17)
Xin Chúa giúp chúng con là những người được Chúa sai đi thi hành sứ vụ, cũng đạt được những thắng lợi vẻ vang như vậy ngay trên chính cuộc sống của mình.
35.Làm dịu cơn khát của Thiên Chúa
(Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)
Cách đây hơn 2.000 năm, Chúa Giê-su đã từ trời xuống thế và khởi đầu công cuộc loan báo Tin mừng cứu độ. Kế đó, Ngài sai 12 tông đồ đi rao giảng và rồi, Ngài tuyển chọn thêm 72 môn đệ khác làm sứ giả loan báo Tin mừng cho muôn dân.
Hôm nay, trong thế kỷ 21 này, Ngài tuyển chọn thêm rất nhiều môn đệ nữa, trong số đó phải kể đến 1 tỷ 300 triệu người công giáo và hơn 1 tỷ người khác thuộc các Giáo hội của Chúa Ki-tô được cũng mời gọi tham gia vào công cuộc loan Tin mừng cho chừng 7 tỷ rưỡi người trên thế giới.
Như thế, mỗi người chúng ta đều thuộc hàng ngũ các môn đệ Chúa Giê-su, được Ngài sai đi loan báo Tin mừng.
Chúng ta lãnh nhận sứ vụ loan Tin mừng từ lúc nào?
Từ ngày lãnh bí tích Thánh tẩy, chúng ta được trở nên chi thể, trở nên bàn tay của Chúa Giê-su như Hội thánh dạy: “Bí tích Thánh tẩy làm cho ta trở thành chi thể Chúa Giê-su” (GLHTCG 1267).
Và thánh Phao-lô cũng nhắc chúng ta nhớ rằng: “Anh em không biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Chúa Giê-su sao!” (IC 6,15).
Vì được trở nên chi thể của Chúa Giê-su, trở nên bàn tay của Chúa Giê-su… nên chúng ta được thông dự vào vai trò ngôn sứ, tư tế và vương đế của Chúa Giê-su.
Thế là hôm nay, Chúa Giê-su muốn tiếp tục đến với mọi người, đặc biệt là những người bất hạnh, qua chúng ta là đôi chân của Ngài; Ngài muốn tiếp tục săn sóc những người đau khổ, dìu dắt những người lầm lạc qua chúng ta là đôi tay của Ngài; Ngài muốn tiếp tục yêu thương mọi người qua chúng ta là con tim của Ngài, muốn tiếp tục rao giảng lời ban sự sống của Ngài qua chúng ta là môi miệng của Ngài.
Vấn đề là chúng ta có chấp nhận để cho Ngài sử dụng chúng ta để thực hiện điều Ngài mong muốn hay không.
Cơn khát mãnh liệt của Thiên Chúa
Thiên Chúa là người Cha giàu lòng yêu thương, hết sức trân quý và mến yêu loài người là đoàn con chí ái mà Ngài đã sinh ra bằng mối tình phụ tử vô cùng thắm thiết. Tiếc thay, hàng tỷ người trên mặt đất hiện nay không nhận ra Ngài là Cha yêu thương, chưa biết mọi người chung quanh là anh chị em ruột thịt con cùng Cha trên trời, vì thế, họ quay lưng lại với Cha trên trời, họ sống thù nghịch với nhau, gây cho nhau vô vàn đau thương khốn khổ suốt dòng lịch sử nhân loại.
Trước thảm cảnh này, Thiên Chúa rất đau lòng và khao khát biết bao cho muôn dân nhận biết Ngài là Cha, nhìn nhận nhau là anh chị em ruột thịt, nhờ đó mới có thể chấm dứt cảnh huynh đệ tương tàn, để cùng chung tay xây dựng cuộc sống hạnh phúc trong đại gia đình Thiên Chúa.
“Cơn khát” này đã dày vò Thiên Chúa triền miên qua bao thời đại. Để xoa dịu, để giải tỏa “cơn khát” mãnh liệt này, Thiên Chúa cậy nhờ chúng ta hai việc sau đây:
- Thứ nhất, Ngài muốn sử dụng chúng ta như môi miệng để loan báo cho muôn người nhận biết họ có một Người Cha tuyệt vời là Thiên Chúa và mọi người là anh chị em ruột thịt con cùng Cha, để cùng nhau vui sống trong đoàn kết yêu thương. Lẽ nào chúng ta cứ ngậm tăm mà không mở miệng?
- Thứ hai, Thiên Chúa muốn nhờ chúng ta làm những bàn tay đưa ra để dẫn dắt anh chị em lưu lạc về với Ngài. Lẽ nào chúng ta lại làm như bàn tay tê bại không nhúc nhích, không làm theo ý Chúa?
Khi tôi khát nước khô cháy cổ, tôi muốn giơ tay ra để bưng ly nước lên nhưng tay tôi bại xụi, không giơ ra được, không cầm ly nước đưa lên môi được… thì thật tội nghiệp cho tôi! Khát lắm… nước sẵn đó, ngay trong tầm tay mà không với tới để uống được, buồn lắm thay!
Tương tự như thế, Thiên Chúa khao khát mãnh liệt được muôn dân nhìn nhận và quay về với Ngài mà không được đáp ứng thì Ngài buồn khổ biết bao!
Lạy Chúa Giêsu,
Hôm nay, Chúa đang khao khát trông chờ đoàn con lưu lạc chưa hề nhận biết Chúa cùng về sum họp trong nhà Cha và Chúa muốn dùng chúng con như đôi tay của Chúa để dẫn đưa những anh chị em này về đoàn tụ…
Vậy, nếu chúng con làm ngơ trước “cơn khát” của Chúa; nếu chúng con làm như bàn tay tê bại, cứ trơ trơ, im lìm, bất động… không đáp ứng nguyện vọng đó, thì chúng con có còn là chi thể của Chúa, có xứng đáng được gọi là môn đệ của Chúa nữa không?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN (05/07/2025) .: NIỀM VUI CỦA VIỆC ĐƯỢC GHI TÊN TRÊN NƯỚC TRỜI (05/07/2025) .: 72 MÔN ĐỆ LÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO (05/07/2025) .: SAI ĐI (05/07/2025) .: DẤN THÂN (05/07/2025) .: VÀI NGUYÊN TẮC TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA GIÊSU (05/07/2025) .: BỎ LẠI TRONG NHÀ THỜ HAI CHỨ “BÌNH AN” (05/07/2025) .: ĐIỀU QUAN TRỌNG (05/07/2025) .: TIẾP NHẬN NGÀI (05/07/2025) .: BÌNH AN CỦA ANH EM SẼ Ở LẠI VỚI NGƯỜI ẤY (05/07/2025) .: BÌNH AN, HÀNH TRANG CỦA NGƯỜI TRUYỀN GIÁO (05/07/2025) .: SỨ GIẢ AN HÒA (05/07/2025) .: CHÚA SAI TÔI ĐI (05/07/2025) .: VÀO NHÀ, VÀO THÀNH PHỐ (05/07/2025) .: GIẢNG LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam