Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 70
Tổng truy cập: 1471198
CHÚA SAI TÔI ĐI
CHÚA SAI TÔI ĐI
(Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
Ta thường nghĩ rằng: Việc truyền giáo là dành cho các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ. Giáo dân không được học hỏi gì nhiều làm sao có thể truyền giáo được? Truyền giáo phải có nhiều phương tiện vật chất. Thiếu phương tiện không có thể làm gì được. Đó là những quan niệm sai lầm mà Chúa vạch cho ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay.
Chúa Giêsu cho ta thấy truyền giáo là công việc của mọi người khi Người sai 72 môn đệ lên đường. Mười hai Tông đồ có tên tuổi rõ ràng. Đó là thành phần ưu tuyển. Đó là các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ. Còn 72 môn đệ không có tên tuổi rõ ràng. Đó là một đám đông không xác định. Đó là tất cả mọi người giáo dân. Khi sai 72 môn đệ, Chúa Giêsu muốn huy động tất cả mọi người thuộc đủ mọi thành phần tham gia vào việc truyền giáo.
Giáo dân tham gia vào việc truyền giáo bằng cách nào? Trước hết phải ý thức sự cấp thiết của việc truyền giáo: “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”. Lúa đã chín vàng, phải nhanh chóng gặt về không được chậm trễ, nếu không lúa sẽ hư hỏng. Biết bao anh em đang chờ đợi được nghe Lời Chúa. Biết bao anh em đang tìm kiếm Chúa. Biết bao tâm hồn đang mở cửa đón Chúa. Ta phải mau mắn để khỏi lở mất cơ hội.
Thứ đến ta phải cầu nguyện. Sau khi đã chỉ cho thấy đồng lúa chín vàng, Chúa Giêsu không bảo lên đường ngay, nhưng Người dạy phải cầu nguyện trước. Cầu nguyện là nền tảng của việc truyền giáo. Vì truyền giáo phát xuất từ ý định của Thiên chúa. Ơn hoán cải tâm hồn là ơn Chúa ban. Nên cầu nguyện chính là truyền giáo và kết quả của việc truyền giáo bằng cầu nguyện sẽ rất sâu xa. Ta hãy noi gươngThánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu. Vị Thánh sống âm thầm, suốt đời chôn vùi trong 4 bức tường Dòng Kín. Thế mà nhờ lời cầu nguyện, Thánh nữ đã đem được nhiều linh hồn về với Chúa không kém thánh Phanxicô Xaviê, người suốt đời bôn ba khắp nơi để rao giảng Lời Chúa.
Khi đi truyền giáo, hãy trông cậy vào sức mạnh của Chúa. Chúa dạy ta: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép” để ta biết sống khó nghèo. Để ta đừng cậy dựa vào tài sức riêng mình. Để ta đừng cậy dựa vào những phương tiện vật chất. Biết mình nghèo hèn yếu kém, biết những phương tiện vật chất chỉ có giá trị tương đối, ta sẽ biết trông cậy vào sức mạnh của Chúa. Chính Chúa sẽ làm cho việc truyền giáo có kết quả.
Sau cùng, truyền giáo là đem bình an đến cho mọi người. Niềm bình an đến từ thái độ quên mình, sống chan hoà với những người chung quanh. Niềm bình an đến từ sự hiệp thông, có cho đi, có nhận lãnh. Và nhất là, niềm bình an vì được làm con cái Chúa, luôn sống dưới ánh mắt yêu thương của Chúa.
Như thế việc truyền giáo hoàn toàn nằm trong tầm tay của mọi người giáo dân. Mọi người đều có thể ý thức việc truyền giáo. Mọi người đều có thể cầu nguyện. Mọi người đều có thể trông cậy vào Thiên chúa. Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống chan hoà với người khác
Như thế mọi người, từ người già tới em bé, từ người bình dân ít học đến những bậc trí thức tài cao học rộng, từ người khoẻ mạnh đến những người đau yếu bệnh tật, tất cả đều có thể làm việc truyền giáo theo ý Chúa muốn.
Hôm nay, Chúa đang than thở với mọi người chúng ta: “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”. Chúng ta hãy bắt chước tiên tri Isaia thưa với Chúa: “Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con đi”.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Bạn có thấy việc truyền giáo là cấp thiết không?
2- Theo ý bạn, muốn truyền giáo thành công trong vùng này, người tông đồ cần có những đức tính nào?
3- Bạn có bao giờ cầu nguyện cho việc truyền giáo, cho người làm việc truyền giáo, cho những người chưa biết Chúa ở chung quanh bạn không?
4- Bạn đã bao giờ tham gia vào việc truyền giáo trong Giáo xứ, trong Giáo phận chưa?
5.Chứng nhân hy vọng
(Suy niệm của ĐTGM. Giuse Vũ Văn Thiên)
Khi chứng kiến những vụ việc nghiêm trọng xảy ra trong đời sống xã hội như bạo lực, giết người, buôn lậu ma tuý, cướp bóc… chúng ta thường có cái nhìn bi quan và tìm cách phê phán, đổ trách nhiệm. Không phủ nhận và không dửng dưng trước tình trạng bạo lực xã hội ngày càng gia tăng, luân thường đạo lý ngày càng suy đồi, những vụ giết người cướp của ngày càng nhiều và càng man rợ. Tuy vậy, là những tín hữu của Chúa Kitô, trước thực tế đau lòng đó, chúng ta không chỉ phê phán, nhưng phải thắp lên ngọn nến hy vọng giữa đêm đen đầy mây mù tội lỗi, với ước mong cộng tác phần mình làm giảm thiểu những điều xấu xa. Nói cách khác, mỗi chúng ta được mời gọi sống niềm hy vọng và trở nên chứng nhân của hy vọng trong xã hội hôm nay. Đó cũng là một điểm nhấn của Lời Chúa trong Chúa nhật 14 thường niên này.
“Các người hãy vui mừng với Giêrusalem, và hết thảy những ai yêu quý nó, hãy nhảy mừng vì nó”. Lời ngôn sứ này được công bố vào lúc người Do Thái còn đang lưu đầy tha phương tại Babilon. Họ đang buồn rầu, thất vọng vì phải xa quê hương xứ sở từ nhiều chục năm. Lời ngôn sứ như một tiếng hò reo vui mừng, báo tin Chúa sẽ can thiệp và sẽ giải phóng Dân Ngài. Lời ngôn sứ đem lại cho dân niềm hy vọng, như cây cỏ khô héo nay gặp nước và được hồi sinh, qua đó, họ hồi tưởng những lời Chúa đã hứa với tổ tiên họ. Ngài là Đấng trung thành, luôn nâng đỡ chở che dù họ bất tuân và ngỗ nghịch. Những hình ảnh được ngôn sứ Isaia dùng để diễn tả tình yêu thương của Chúa mới êm dịu và tuyệt vời làm sao: “Ta sẽ vỗ về các ngươi như người mẹ nâng niu con, và tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi. Các ngươi sẽ xem thấy, lòng các ngươi sẽ hân hoan và các ngươi sẽ nẩy nở như hoa cỏ…”. Hình ảnh này đã đem cho người Do Thái lưu đày niềm hy vọng. Họ không còn ủ dột thất vọng. Không lâu sau đó, Thiên Chúa đã thực hiện cuộc giải phóng dân Ngài do bàn tay của Kyrus, vua Ba Tư. Dân đã được trở về quê cha đất tổ, để chung tay khôi phục Đền thờ, khôi phục truyền thống đã bị mai một.
Nếu trong Cựu ước, Thiên Chúa đã dùng cánh tay vua Kyrus nước Ba Tư để giải phóng dân Do Thái khỏi cảnh lưu đày, thì đến thời Thiên Chúa đã định, Ngài sai Con Một đến trần gian để giải phóng nhân loại khỏi tội lỗi và hận thù. Chúa Giêsu giáng sinh là niềm vui cho cả thế giới. Nội dung những lời giảng dạy là niềm vui cho muôn người. Người đem niềm vui cho người bệnh tật, kẻ đui mù, người cùi hủi. Người đem ơn tha thứ cho các tội nhân và ban sự sống cho người đã chết.
Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ cùng cộng tác với Người đem niềm vui cho nhân loại. Con số bảy mươi hai môn đệ giúp chúng ta liên tưởng tới bảy mươi hai kỳ lão trợ tá ông Môisen trong Cựu ước, khi ông đón nhận Luật Giao ước trên núi Sinai. Cũng như ông Môisen được sai đến giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ của người Ai Cập, Chúa Giêsu được sai đến trần gian để giải phóng con người khỏi ách kìm kẹp của tội lỗi. Mọi người đều được mời gọi tham gia sứ mạng của Đấng Cứu thế, tuỳ theo địa vị và hoàn cảnh của mình.
Được sai đi để loan báo Tin Mừng, các môn đệ cũng cảm nhận được niềm vui. Các môn đệ khi trở về đã khoe với Chúa Giêsu: “Thưa Thày, nhân danh Thày, ma quỷ cũng vâng phục chúng con”. Thực ra là ma quỷ phải tùng phục Chúa, vì các ông giảng dạy nhân danh Chúa và chính Chúa ban cho các ông quyền năng xua trừ ma quỷ, như lời giải thích của Chúa liền sau đó. Vì vậy, Chúa nói với các ông, điều đáng vui mừng hơn, không phải là trừ được ma quỷ, mà chính là việc tên các ông được ghi danh trên trời. Đó là niềm vui trọng vẹn và tuyệt hảo. Đó cũng là phần thưởng Chúa ban cho những ai yêu mến Người.
Niềm vui mà Chúa ban cho những ai yêu mến Chúa không phải niềm vui theo quan niệm trần thế. Bởi niềm vui trần thế thì tạm thời, hữu hạn và hời hợt bên ngoài. Thánh Phaolô đã trải nghiệm bằng cả cuộc đời, để rồi ông kết luận: “Ước gì tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”. Quả thật là một nghịch lý, nếu nhìn theo con mắt người đời, nhưng đó chính là niềm hạnh phúc đích thực của vị Tông đồ. Khi đạt tới mức độ hoàn thiện như Thánh Phaolô, chẳng có gì làm chúng ta lo lắng, “Ước gì không ai làm phiền tôi nữa, vì tôi mang trong mình tôi dấu thánh của Chúa Giêsu”.
“Giữa một đêm đen bóng tối dày đặc, thà thắp lên một ngọn nến nhỏ còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối” – một tác giả đã viết như thế. Vâng, ước chi mỗi Kitô hữu chúng ta hãy sống niềm hy vọng cho chính mình và là chứng nhân của hy vọng trong thế giới hôm nay. Khi nhiệt thành và nỗ lực loan báo niềm hy vọng, tên của chúng ta sẽ được ghi, không chỉ trên trời, mà trong chính trái tim Thiên Chúa.
6.Mênh mông lúa đồng
(Trích dẫn từ ‘Như Thầy Đã Yêu’ – Thiên Phúc)
Một buổi tối nọ, ông John Keller, một diễn giả nổi tiếng được mời thuyết trình trước khoảng một trăm ngàn người tại vận động trường Los Angeles. Đang diễn thuyết, bỗng ông dừng lại và nói: “Xin các bạn đừng sợ. Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này”.
Đèn tắt, sân vận động chìm sâu trong bóng tối dày đặc. Ông John Keller nói tiếp: “Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm tôi đốt thì hãy kêu lớn lên: “Đã thấy!” Một que diêm được bật lên, cả vận động trường vang lên “Đã thấy!”
Sau khi đèn được bật sáng, ông John Keller giải thích: “Anh sáng của một hành động nhân ái nhỏ như một que diêm sẽ chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại y như vậy”.
Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại tắt. Một giọng nói vang lên ra lệnh: “Tất cả những ai có mang theo hộp quẹt, xin hãy đốt cháy lên!” Bỗng chốc, cả vận động trường rực sáng.
Ông John Keller kết luận: “Tất cả chúng ta hợp lực cùng nhau, có thể chiến thắng bóng tối, sự dữ và oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”.
***
Đã qua hơn 2000 năm những lời dạy của Chúa Giêsu vẫn như đang nói với chúng ta hôm nay: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”. Thế giới có trên 6 tỉ người, mà kẻ tin vào Chúa mới chỉ hơn một tỉ. Riêng tại Á Châu, chiếm 2/3 dân số thế giới, nhưng người Công giáo chỉ không tới 3%.
Cánh đồng lúa mênh mông còn bị bỏ hoang không thợ gặt hái. Thế giới này dường như vẫn còn mò mẫm trong bóng đêm dày đặc của sự dữ, của tranh chấp, của oán thù; rất cần những đốm sáng của tình thương, của khoan dung, của tha thứ. Thế nên, không lạ gì Chúa Giêsu đã nói: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con vào giữa bầy sói”.
“Ra đi” chứ không phải “ở lại”, đó là một lệnh truyền. Cả cuộc đời của Thầy là một hành trình: Sinh ra ngoài đường, sống và rao giảng ngoài đường, cuối cùng chết cũng ngoài đường. Thầy luôn lên đường và không ngừng ra đi. Công đồng Vaticanô II cũng long trọng khẳng định: “Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo”. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng qủa quyết: “Không một ai trong những người tin vào Đức Kitô, không một tổ chức nào trong Giáo Hội được miễn khỏi trách vụ cao cả này: Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi dân tộc”
Vậy ơn gọi của người tín hữu Kitô là “ra đi”.
Ra đi đem “bình an” đến cho các dân tộc, bình an giữa mọi người với nhau, bình an với Chúa.
Ra đi chữa lành bệnh nơi thể xác cũng như trong tâm hồn.
Ra đi loan báo Nước Thiên Chúa đã đến gần, nước tình yêu và ân sủng, nước công chính và bình an.
Thánh Phaolô đã phải thốt lên: “Khốn cho thân tôi: nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”. Nhưng việc làm mới chứng thực cho lời rao giảng, và lời rao giảng sẽ soi sáng cho việc làm. Ra đi là để làm chứng, và lời chứng sáng giá nhất chính là việc làm. Đúng như L. Moody đã nói: “Các ngọn hải đăng không thổi còi ầm ỉ, chúng chỉ chiếu sáng”.
***
Lạy Chúa Giêsu, Chúa sai chúng con ra đi không mang theo túi tiền, bao bị, giày dép, là để chúng con được siêu thoát mà lên đường, không cậy dựa vào sức riêng hay trần thế, nhưng chỉ phó thác nơi một mình Chúa mà thôi.
Xin cho chúng con luôn tin tưởng lên đường, dám sống chết cho sứ mạng Chúa đã trao ban. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN (05/07/2025) .: NIỀM VUI CỦA VIỆC ĐƯỢC GHI TÊN TRÊN NƯỚC TRỜI (05/07/2025) .: 72 MÔN ĐỆ LÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO (05/07/2025) .: SAI ĐI (05/07/2025) .: DẤN THÂN (05/07/2025) .: VÀI NGUYÊN TẮC TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA GIÊSU (05/07/2025) .: BỎ LẠI TRONG NHÀ THỜ HAI CHỨ “BÌNH AN” (05/07/2025) .: ĐIỀU QUAN TRỌNG (05/07/2025) .: TIẾP NHẬN NGÀI (05/07/2025) .: PHÚC ÂM HOÁ BẢN THÂN MÌNH TRƯỚC HẾT. (05/07/2025) .: BÌNH AN CỦA ANH EM SẼ Ở LẠI VỚI NGƯỜI ẤY (05/07/2025) .: BÌNH AN, HÀNH TRANG CỦA NGƯỜI TRUYỀN GIÁO (05/07/2025) .: SỨ GIẢ AN HÒA (05/07/2025) .: VÀO NHÀ, VÀO THÀNH PHỐ (05/07/2025) .: GIẢNG LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam