Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 86
Tổng truy cập: 1471101
ĐIỀU QUAN TRỌNG
ĐIỀU QUAN TRỌNG
Thánh Phaolô đã đưa ra câu trả lời chính xác nhất: "Điều quan trọng là trở nên một thụ tạo mới" (Gl 6:15) trong Đức Giêsu Kitô. Nghĩa là, nhờ cái chết và phục sinh, Đức Kitô đã trở thành Ađam mới để biến cải toàn thể tạo vật tự bên trong. Vạn vật sẽ sống trong trời mới đất mới, tràn ngập "sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần." (Rm 14:17)
Đó là lý tưởng phải đạt tới ngay trên mặt đất này. Quả thực, chính để xây dựng Nước Thiên Chúa trên trần gian, Đức Giêsu mới sai các môn đệ "như chiên con đi vào giữa bầy sói" (Lc 10:3) với một sứ mệnh duy nhất là loan báo cho muôn dân biết "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần." (Lc 10:9.11) Dù phải thực hiện sứ mệnh cao cả và vô cùng khẩn thiết đó giữa bầy sói, người môn đệ không bao giờ được phép chối bỏ bản chất "chiên con" của mình. Đánh mất bản chất hiền lành, họ không thể thực hiện sứ mệnh hòa bình giữa muôn dân. Làm sao có thể sống và thể hiện sứ mệnh đó giữa một thế hệ sa đọa gian tà này? Đức Giêsu đã hứa: "Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em." (Lc 10:19) Nếu tin, người môn đệ sẽ thấy tất cả sức mạnh Tin mừng.
Để thi hành sứ mệnh hòa bình, trước tiên người môn đệ phải sống và thể hiện sứ mệnh đó ngay trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu "sai các ông cứ từng hai người một." (Lc 10:1) Theo đường hướng đó, các môn đệ dễ hỗ trợ nhau và làm cho chứng từ của họ có tính cách xác thực (Đnl 19:15) Ngay từ đầu Giáo hội đã có một cặp truyền giáo nổi tiếng là thánh Phaolô và Banaba (x. Cv 13). Các ngài đã thành công vì suốt đời không ngừng đeo đuổi sứ mệnh hòa giải và hòa bình giữa muôn dân.
Còn biểu tượng nào diễn tả cảnh hòa bình cho bằng cảnh chiên con nằm chung với chó sói (x. Is 11:6; 65:25). Đó là hình ảnh tuyệt vời đến siêu thực. Đó cũng là sứ mệnh hòa giải khó khăn nhất người môn đệ phải thực hiện trên bước đường truyền giáo. Dĩ nhiên đứng trước sói dữ, chiên con hoàn toàn bất lực. Cũng thế, vì thiếu phương tiện tự vệ, các nhà truyền giáo cũng không thể đối đầu với kẻ thù. Đức Giêsu đã biết trước tất cả những nguy hiểm đó. Chính Người cũng đã phải đối mặt với khổ đau và cái chết. Người môn đệ cũng phải chia sẻ cùng một thân phận. Nhưng khổ đau và cái chết không phải là dấu chỉ của sự bất lực hay thất bại. Trái lại, đó là một niềm vinh dự lớn lao như thánh Phaolô nói: "Tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô." (Gl 6:14)
Người mạnh mẽ bảo đảm với các môn đệ: "Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên mọi thế lực Kẻ Thù." (Lc 10:19) Các môn đệ chia sẻ cùng một quyền bính với Thầy. Quyền năng ấy phát sinh từ ánh sáng Phục sinh. Thực thế, "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất." (Mt 28:18) Các quyền lực ác thần đã bị tấn công và thảm bại nơi sứ vụ của Đức Giêsu và Giáo hội. Trong Công vụ Tông đồ, thánh Luca thường kể lại cách thức Chúa Giêsu đã cứu các nhà truyền giáo thoát khỏi những lực lượng tiêu hủy (ví dụ 28:1-6) Những lực lượng đó là tất cả các loại ác thần, biểu tượng qua các hình ảnh rắn rết và bọ cạp (x. The New Jerome Biblical Commentary 1990:701).
Chiến thắng các lực lượng đó không phải là nguyên nhân làm cho các môn đệ hăm hở trên bước đường chinh phục thế giới cho Đức Kitô. Nguyên nhân chính là ân huệ lớn lao Chúa dành cho trên trời. Nơi đó họ hoàn toàn trở thành thụ tạo mới với tất cả niềm vui lớn lao phát sinh từ lòng Chúa xót thương. Từ đó họ mới thấy tất cả ý nghĩa và giá trị của một cuộc sống bình an và ân sủng trên quê trời. Họ trở thành công dân Nước Trời.
PHÚC ÂM HÓA
Nhưng để đạt mục tiêu đó, ngay từ bay giờ người môn đệ Đức Kitô phải nhận định rõ thực tại cuộc sống và nỗ lực phúc âm hóa môi trường theo đúng sứ mệnh Chúa đã trao. Xã hội Hoa kỳ đang đối mặt với thách đố phải phúc âm hóa "một xã hội ngày càng lâm nguy vì quên mất nguồn gốc linh thiêng của mình." (Gioan Phaolô II: Zenit 28.05.04) Trong mọi cơ cấu và sinh hoạt đều đang bị trần tục hóa.
Trước tình trạng đó, người môn đệ Đức Kitô phải làm gì? Trước hết, họ phải biết đây là "giờ hành động của giáo dân." (Gioan Phaolô II: Zenit 28.05.04) Giáo dân không còn phải là thành phần thụ động, nhưng phải tích cực hoạt động cho việc phúc âm hóa môi trường. Họ hiện diện khắp nơi. Sự hiện diện đó phải có một ý nghĩa và chiều kích mới. Chiều kích đó bắt đầu từ việc "chấp nhận thách đố. Điều đó đòi phải có một sự hiểu biết sâu rộng và thực tiễn về những dấu chỉ thời đại để triển khai việc trình bày đức tin Công giáo sao cho thuyết phục được người nghe." (Gioan Phaolô II: Zenit 28.05.04) Dĩ nhiên không tùy thuộc vào khoa hùng biện cho bằng một đời sống gắn liền với đức tin. Trái lại Giáo Hội Hoa Kỳ "được kêu gọi đáp ứng những nhu cầu và khát vọng tôn giáo của một xã hội ngày càng có nguy cơ lãng quên những nguồn gốc linh thiêng của mình và khuất phục trước một thế giới quan hoàn toàn duy vật và vô hồn." (Gioan Phaolô II: Zenit 28.05.04)
Muốn hoàn thành sứ mệnh cao cả giữa một xã hội như thế, người Kitô hữu phải bắt đầu từ đâu? Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến nhu cầu "chuẩn bị cho giới trẻ đặc biệt biết đối thoại với những người đồng thời về sứ điệp Kitô và sự thích hợp của sứ điệp ấy trong việc xây dựng một thế giới công bình, nhân bản và hòabình hơn. Trên hết, bây giờ là thời điểm giáo dân được kêu gọi thi hành sứ mệnh ngôn sứ của Giáo hội mà phúc âm hóa các lãnh vực khác nhau trong đời sống gia đình, xã hội, nghề nghiệp và văn hóa, vì họ được kêu gọi uốn nắn thế gian theo Tin mừng." (Gioan Phaolô II: Zenit 28.05.04)
Công cuộc lớn lao đó không thể thực hiện nếu chỉ nhắm vào cá nhân. Trái lại, "với hệ thống các cơ quan giáo dục và bác ái vĩ đại, Giáo hội Hoa Kỳ đứng trước thách đố phải phúc âm hóa văn hóa để có thể lấy ra?những thứ mới cũ? từ kho tàng khôn ngoan của Tin mừng." (Gioan Phaolô II: Zenit 28.05.04)
Sống trong xã hội Hoa kỳ, người Công giáo Việt Nam không thể không quan tâm đến những vấn đề lớn lao đó. Từ niềm tin đặc thù của mình, liệu chúng ta có thể góp phần cho Giáo hội tại đây vượt qua những thách đố của thời đại hôm nay hay không? Chắc chắn tự bản chất linh thiêng của nền văn hóa Việt Nam, nếp sống đạo của chúng ta sẽ làm sống lại những gì đã mất trong xã hội Hoa kỳ hôm nay.
60.Chúa Nhật 14 Thường Niên
(Suy niệm của Lm. Ga. Phan Tiến Dũng)
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người”. Kính thưa ACE, trước lời mời gọi này của Chúa, chúng ta có ấn tượng hay cảm nghiệm như thế nào? Thú thật với ACE, khi đọc hay nghe thoáng qua về lời dạy này của Chúa, chúng ta khó để có thể thấu hiểu được tại sao khi Chúa đưa ra lời mời gọi với những người dấn thân theo Chúa, làm việc cho Chúa mà Ngài lại kèm theo những điều kiện rất khắt khe, nghiêm khắc như vậy: “Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường”. Đứng trước những điều kiện rất khắc nghiệt và mạo hiểm này, nếu xét theo sự suy luận, tính toán hơn thiệt của con người thì thiết tưởng rằng không ai dại gì để theo Chúa vì tương lai và cuộc sống của chúng ta sẽ không được bảo đảm, an toàn.
Thế nhưng thưa ACE, khi suy niệm Lời Chúa với lòng tin và lòng mến, đặc biệt hơn là sự khiêm tốn dưới sự soi dẫn của Thánh Thần, chúng ta mới nhận thấy sự khôn ngoan trong lời dạy của Chúa Giêsu. Vì thông thường, chúng ta cứ nghĩ và cho rằng, các công việc mục vụ, việc từ thiện, bác ái, yêu thương hay phục vụ tha nhân là bổn phận là nhiệm vụ của chúng ta: “Tôi làm điều này cho ACE, tôi giúp đỡ điều kia ACE…” Nhưng thật ra, tất cả mọi việc mà chúng ta làm chính là công việc của Thiên Chúa. Chúa có thể làm tất cả mà không cần đến chúng ta, thế nhưng, việc chúng ta xin Chúa, cầu nguyện cùng Chúa, để Chúa ban cho chúng ta ơn thánh hầu được cộng tác, được thông phần chia sẻ trong sứ vụ yêu thương của Chúa. Đồng thời, với những điều kiện kèm theo như không “túi tiền, bao bị, giầy dép” để giúp cho người môn đệ Chúa ý thức rằng, chúng ta không phải bị lệ thuộc vào những của cải vật chất đời tạm này, nhưng trước hết phải cậy dựa vào Thiên Chúa là Đấng tuyển chọn ban ơn và sai chúng ta ra đi để thực thi sứ vụ. Cách đặc biệt hơn, Thiên Chúa chính là Đấng thực thi qua sứ vụ của chúng ta, chứ không phải chính chúng ta, Ngài là Chủ mùa gặt và chúng ta được phúc khi làm cho Ngài.
Tin mừng hôm nay thuật lại, sau khi Chúa sai các môn đệ ra đi để thực thi sứ vụ, dẫu cho với những điều kiện rất nghiêm khắc, thế nhưng, kết quả mà các môn đệ đã gặt hái được là những điều phi thường, cả thể mà tài sức của con không thể làm được. “Bảy mươi hai ông trở về rất vui mừng và nói rằng: "Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con". Người bảo: "Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp”. Như vậy, cho chúng ta thấy, trước lời mời gọi và sứ vụ của Chúa trao ban chính là hồng ân, là ơn thánh mà Chúa cho chúng ta được cộng tác, chia sẻ trong sứ vụ trao ban tình thương của Chúa. Thế nhưng, con người chúng ta thường quên Chúa hay chưa đủ sức để tín thác vào Chúa. Thành công thì chúng ta thường nhận về mình, còn chưa đạt được điều mình mong muốn, thì mình đổ lỗi, hay quy trách nhiệm cho Chúa.
Do đó, thật là thiết thực khi chúng ta có được một kinh nghiệm vô cùng quý báu mà Thánh Phaolô trong bài đọc hai (Gl 6, 14-18) đã chia sẻ lại cho chúng ta: “Phần tôi, ước gì tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ cây thập giá mà thế gian đã chịu đóng đinh cho tôi, và tôi cho thế gian”. Đây chính là căn tính của người môn đệ Chúa khi nhận ra được tình thương ân sủng của Chúa thương trao ban qua sứ vụ và ơn gọi của mình. Với con người, chúng ta thường hỏi: “Tôi làm việc, tôi phục vụ cho Chúa, cho Giáo hội và cho tha nhân, tôi sẽ được cái gì?” Thánh Phaolô cho chúng ta biết: Sau tất cả những nỗ lực, cố gắng, hy sinh, điều mà Ngài hãnh diện, tự hào là Chúa cho Ngài được mang trên thân xác của mình những đau khổ cùng thương tích của Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô. Tại sao Phaolô có thể cảm nghiệm được và xác tín về điều này? Chắc chắn, đây không phải do bởi tài sức của Ngài, nhưng chính là do bởi tình thương và ân sủng mà Thánh Thần Chúa ban cho.
Lạy Chúa, hôm nay qua lời mời gọi của Chúa, chúng con phần nào cảm nghiệm được tình thương cùng ân sủng Chúa thương ban cho. Xin cho chúng con biết tín thác hơn vào Chúa, để nhờ ơn Chúa, chúng con hăng say dấn thân trong sứ vụ và thánh ý Chúa trao vì lòng mến. Amen.
61.Những người được sai đi
(Suy niệm của Lm. G. Nguyễn Cao Luật)
Một cộng đoàn có nhiều thành phần
Đoạn Tin Mừng của thánh Luca cho độc giả cái nhìn tổng quát về cách thức Đức Giêsu quan niệm và tổ chức hoạt động của Người.
Đức Giêsu đã chọn mười hai Tông Đồ: đó là một kế hoạch. Đối với người Do-thái, việc quy tụ mười hai chi tộc Ít-ra-en là sự kiện đánh dấu triều đại Thiên Chúa đã khởi đầu. Nhóm Mười Hai chính là hình ảnh tượng trưng cho việc quy tụ này.
Ngoài Nhóm Mười Hai, còn có những người thường xuyên đi theo Đức Giêsu trong các cuộc hành trình. Họ đã từ bỏ gia đình và mọi sự để đi theo Người. Họ là những người phục vụ dân Ít-ra-en mới đang được sinh ra.
Lại có những người ở một chỗ. Họ cũng là những người gắn bó với Đức Giêsu, nhưng Người không đòi hỏi họ phải giữ những điều kiện như những người thuộc các nhóm trên. Những người này tạo nên một nền tảng bền vững, những người đón tiếp và trợ giúp các Tông Đồ về phương diện vật chất. Họ là những nhóm nhỏ cư ngụ tại các làng mạc hay tại các thành phố. Họ là những người nhiệt thành và sẵn sàng đáp ứng khi cần.
Vậy, trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu biết rằng giờ quyết định đã điểm, nên Người đẩy tiến độ công việc đi nhanh hơn: mùa gặt đã đến! Ông chủ đưa ra hiệu lệnh thu gom. Công việc lúc này của Đức Giêsu không phải là nhằm thuyết phục những người từ chối lời mời gọi của Tin Mừng. Trong nhãn quan của Đức Giêsu, Ít-ra-en mới sẽ nên hấp dẫn trước hết nhờ chứng tá. Đàng khác, Ít-ra-en mới không chỉ thu họp những con chiên lạc mà sau này sẽ nhận ra vị chủ chăn đích thực, nhưng Ít-ra-en mới này còn xuất hiện như một ngọn đuốc giữa thế giới, làm cho dân ngoại phải ngỡ ngàng thán phục.
Như thế, các môn đệ của Đức Giêsu có nhiệm vụ đi loan báo và bày tỏ sự sinh ra của thế giới mới. Vương quốc của Xa-tan bị sụp đổ và vương quốc của Thiên Chúa được sinh ra. Vương quốc này đem lại bình an, như lời Đức Giêsu nhắn nhủ các môn đệ trước khi sai các ông đi.
Cộng đoàn được sai đi
Trong cuộc đời công khai của Đức Giêsu, Nhóm Mười Hai là những người gắn bó chặt chẽ với Người. Các ông là những người được Đức Giêsu huấn luyện cách đặc biệt, và cũng là những người thường xuyên trao đổi với Đức Giêsu. Theo Tin Mừng Mát-thêu, các ông là những người được Đức Giêsu kêu gọi, được Người ban cho quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền (x. Mt 10,1).
Mười hai Tông Đồ vì có mười hai chi tộc Ít-ra-en. Con số này là biểu tượng thích hợp cho thấy rằng cách hành động của Đức Giêsu vẫn nằm trong đường hướng vốn có của Thánh Kinh: một nhóm nhỏ những người tin, được Thần Khí tuyển chọn và soi sáng. Cộng đoàn ấy là những người đem Tin Mừng cho toàn thế giới. Cộng đoàn ấy sẽ bất trung nếu chỉ dành riêng cho mình, nếu chỉ nghĩ đến mình. Ngược lại, cộng đoàn ấy sẽ trung tín một khi phát triển thêm mãi, đến vô tận. "Cho đến tận cùng cõi đất."
Vậy, nhiều lần trong Tin Mừng, người ta thấy cộng đoàn Tông Đồ đã phát triển vượt trên số mười hai. Ở đây là "bảy mươi hai người khác." Những con người này phải có những phẩm chất nào? Chắc chắn các ông là những người "đã thấy và đã nghe", đã cảm thấy bị thôi thúc từ bên trong do sứ điệp của Đức Giêsu gợi lên. Chính sự thúc đẩy này là một lệnh truyền sai đi, một thư ủy nhiệm "Hãy đi nói..."
Như vậy, sự hiểu biết về Đức Giêsu càng tăng thêm thì cộng đoàn các môn đệ càng mở rộng thêm, thì mười hai trở thành bảy mươi hai... và mười hai lần bảy mươi hai. Trong cộng đoàn này, mọi thành viên đều có trách nhiệm làm cho cộng đoàn thêm mở rộng nhờ sự hiểu biết sâu xa hơn về Đức Giêsu. Như mười hai chi tộc của Ít-ra-en, cộng đoàn ấy trở thành như một hạt giống được gieo vào lòng đất. Hạt giống ấy tiềm ẩn một sức mạnh và sẽ mọc lên, vươn thành một cây rất lớn.
Từ cộng đoàn này, các ông được sai đi, hai người một. Điều này cho thấy Tin Mừng chỉ xuất hiện thực sự nhờ lời chứng của nhiều người. Đó là lời loan báo của một Hội Thánh thu nhỏ. Và nhóm hai người đó không giữ nguyên tình trạng này. Sẽ có thêm người thứ ba, tức là những người sẽ nghe và sẽ tin. Sau đó, đến lượt họ lại trở thành bạn hữu, trở thành môn đệ.
Các môn đệ được sai đi để làm gì? Không phải để thâu nạp thêm hội viên nhằm củng cố sức mạnh của cộng đoàn nhờ số đông. Các ông được sai đi để loan báo: "Triều đại Thiên Chúa đã đến gần." Các môn đệ do Đức Giêsu sai đi có sứ mạng rõ rệt là loan báo rằng con người hoàn toàn không thể hiểu được nếu không có Thiên Chúa, con người không chỉ sống nhờ cơm bánh, và điều tốt đẹp nhất họ vẫn khao khát nay đã có trong Tin Mừng Đức Giêsu. Họ không còn phải chờ đợi một người nào nữa.
Trong Đức Giêsu, nhân loại đã có những lời đem lại sự sống vượt trên sự chết.
Cùng với lời cầu nguyện
Yếu tố vững bền nhất của Kitô giáo là lệnh truyền không bao giờ được ngừng lại, phải luôn tiến về phía trước. Hội Thánh vẫn còn là một phần nhân loại trong đó Đức Kitô bắt đầu tìm kiếm khuôn mặt đích thực của Người: vẫn còn những người khác đang ở bên ngoài, Hội Thánh có sứ mạng đưa họ về gia nhập.
Mục đích của sứ vụ tông đồ không chỉ là tìm kiếm thành công, nhưng là chuẩn bị giúp con người gặp gỡ với Đức Kitô. Chúng ta là những người truyền giáo, chúng ta có nhiệm vụ dọn đường. Nếu chúng ta có chịu vất vả, đó chính là vì Đức Kitô, chính Người thôi thúc chúng ta tiếp đón người khác, và cũng chính Người là Đấng mà chúng ta phải bày tỏ. Thiên Chúa cần đến chúng ta, nhưng chính Người điều hành.
Như thế, chúng ta hiểu được mối liên hệ thâm sâu giữa lời cầu nguyện và hoạt động tông đồ. Cầu nguyện, đó là xin Thiên Chúa thi thố quyền lực vô cùng lớn lao cho chúng ta là những tín hữu (x. Ep 1,19), đó là đưa mũi khoan vào tầng sâu của nhân loại để làm vọt lên nguồn nước là chính Đức Kitô.
* * *
Thật là điên rồ
khi hy vọng con người lắng nghe nhau;
thật là uổng công vô ích
khi phàn nàn than van;
thật là đáng xấu hổ
khi kêu la gào thét.
Lạy Thiên Chúa,
xin cho con
khám phá thấy sự êm dịu của việc cầu nguyện.
(theo Pierre-Henri Simon)
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN (05/07/2025) .: NIỀM VUI CỦA VIỆC ĐƯỢC GHI TÊN TRÊN NƯỚC TRỜI (05/07/2025) .: 72 MÔN ĐỆ LÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO (05/07/2025) .: SAI ĐI (05/07/2025) .: DẤN THÂN (05/07/2025) .: VÀI NGUYÊN TẮC TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA GIÊSU (05/07/2025) .: BỎ LẠI TRONG NHÀ THỜ HAI CHỨ “BÌNH AN” (05/07/2025) .: TIẾP NHẬN NGÀI (05/07/2025) .: PHÚC ÂM HOÁ BẢN THÂN MÌNH TRƯỚC HẾT. (05/07/2025) .: BÌNH AN CỦA ANH EM SẼ Ở LẠI VỚI NGƯỜI ẤY (05/07/2025) .: BÌNH AN, HÀNH TRANG CỦA NGƯỜI TRUYỀN GIÁO (05/07/2025) .: SỨ GIẢ AN HÒA (05/07/2025) .: CHÚA SAI TÔI ĐI (05/07/2025) .: VÀO NHÀ, VÀO THÀNH PHỐ (05/07/2025) .: GIẢNG LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam