Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 53
Tổng truy cập: 1471221
BÌNH AN, HÀNH TRANG CỦA NGƯỜI TRUYỀN GIÁO
BÌNH AN, HÀNH TRANG CỦA NGƯỜI TRUYỀN GIÁO
(Suy niệm của Dã Quỳ)
Sống giữa thế giới đầy bất an, con người ý thức sự bình an cần thiết và là nhu cầu sống còn. Vì vậy, người ta đã đi tìm bình an trong nhiều phương thế khác nhau. Thánh Luca tường thuật Chúa Giêsu đã sai các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Người đã dặn dò môn đệ đừng mang nhiều thứ. Thế nhưng, có một thứ mà người môn đệ cần và phải có, đó là sự Bình An. Sứ mệnh loan báo Tin Mừng Bình An không là quyền của một cá nhân, nhưng là trách nhiệm của tất cả chúng ta, những Kitô hữu theo Chúa. Như đã sai các môn đệ, hôm nay Chúa cũng vẫn tiếp tục sai chúng ta đi vào cánh đồng lúa mênh mông mà rất ít thợ gặt. Vậy chúng ta cần phải làm gì?
"Hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về." Chúa Giêsu thấy cánh đồng truyền giáo rộng lớn trải dài đến tận cùng trái đất. Chúa cũng thấy tình trạng thiếu sứ giả Tin Mừng sẵn sàng ra đi. Thế nên Chúa đã nhắn nhủ môn đệ " Hãy xin chủ mùa gặt." Vì biết rằng chính Thiên Chúa là chủ mùa gặt. Cầu xin Thiên Chúa ban cho có nhiều thợ, bởi ơn gọi truyền giáo là một ân huệ, là món quà của Thiên Chúa. Chính thánh Phaolô đã khẳng định về ơn này "Tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa."(1Cr 15,10) Nhờ ơn Chúa mà người Kitô hữu được chọn gọi, được sai đi loan báo Tin Mừng và tất cả những gì chúng ta làm được cũng là nhờ ơn Chúa. Vì thế, việc đầu tiên ta cần làm đó là cầu nguyện cho có nhiều ơn gọi và ta cũng sẵn sàng đáp lại lời Chúa mời gọi để ra đi.
"Anh em hãy ra đi, này Thầy sai anh em đi như chiên con vào giữa bầy sói." Chúa Giêsu không chỉ sai các tông đồ ra đi, nhưng Người còn sai tất cả các môn đệ đi loan báo Tin Mừng. Việc rao giảng Tin Mừng là việc của cả Giáo Hội và cần được liên kết với nhau. Chúa biết môi trường trần gian như hang sói rừng, nhưng Chúa lại muốn chúng ta- những sứ giả Tin Mừng sống "bất bạo động". Chúng ta được Chúa sai đi là chiên ở giữa bầy sói nhưng lại "không phòng thủ". Vì sứ mệnh của người truyền giáo là công bố Nước Thiên Chúa ngang qua chính đời sống. Sức mạnh của chúng ta ở nơi Thiên Chúa. Chúng ta tự do ra đi mà không sợ hãi vì luôn có Chúa Giêsu ở cùng. Người bước đi cùng ta trên mọi nẻo đường, sẻ chia với ta bao nỗi sướng vui, sầu khổ của sứ vụ. Vì vậy Chúa muốn chúng ta nhẹ nhàng trong hành trình.
"Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép..." để ta thanh thoát chỉ một lòng lo loan báo Tin Mừng. Với chỉ thị này, Chúa muốn người môn đệ truyền giáo sống nghèo, không cậy dựa vào những phương tiện của con người, không gắn bó với giá trị trần thế. Vì mục đích cuối cùng của chúng ta không ở trên mặt đất này, vậy tại sao ta lại bận tâm đến sự bảo đảm của trần gian? Dẫu biết rằng ta cần phương tiện, nhưng có bao nhiêu phương tiện thì chúng ta cho là đủ? Phương tiện vật chất chỉ có giá trị tương đối. Chính vì vậy, chúng ta hãy phó thác vào quyền năng và ân sủng vô biên của Chúa, Người sẽ trợ giúp ta để việc truyền giáo thực sự mang đến Tin Mừng bình an cho muôn dân.
"Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: Bình an cho nhà này!" Loan báo Tin Mừng là đem bình an đến cho mọi người. Người môn đệ truyền giáo phải mang trong mình sự bình an của Chúa. Vì người có bình an nội tâm thì sẽ hiền lành và lan tỏa bình an đến người khác. Sự bình an tỏa ra trong thái độ sống chan hòa với những người chung quanh, bằng cuộc sống bác ái, yêu thương, phục vụ để làm chứng rằng "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần." Như lời của Mahatma Gandhi, vị lãnh tụ Ấn Độ đã nói với các nhà truyền giáo: "Hãy để cho đời song của các ngài nói với chúng tôi như đóa hoa hồng không cần ngôn ngữ, mà chỉ cần đơn sơ để cho hương thơm lan tỏa. Cả người mù không xem thấy hoa hồng, vẫn nhận ra mùi thơm của nó. Hãy để chúng tôi nghĩ tới sự cao cả của người Kitô hữu khi họ tỏa hương thơm đời sống." Vậy sự bình an và tình yêu của chúng ta phải được lãnh nhận từ Chúa Giêsu qua đời sống cầu nguyện. Tương quan giữa ta và Chúa thân mật, tốt đẹp, ta cũng sẽ xử sự tốt với anh em, làm những điều tốt, an ủi, chữa lành và đem bình an thực sự đến cho anh chị em ta.
"Hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời." Giá trị của người môn đệ và mỗi Kitô hữu chúng ta không phải do việc nọ việc kia ta làm, nhưng là ta được thuộc về Chúa và được ghi danh vào Nước Trời. Đó là giá trị vĩnh cửu khiến chúng ta không làm gì để vinh danh cá nhân mình, nhưng là tất cả cho vinh danh Chúa. Dẫu rằng ta có thể vui về những thành công, nhưng trước hết hãy làm để vui lòng Chúa, vì ta chỉ là dụng cụ bé nhỏ trong bàn tay Chúa. Chúng ta xác tín rằng Chúa thấy hết những gì ta làm và Chúa cùng làm với ta. Bởi vì chính Chúa ban cho ta sức mạnh, quyền năng, tình yêu, bình an...Vì nếu không có Chúa và ân sủng Người trợ giúp, tất cả những gì ta làm chỉ đơn giản như những hoạt động từ thiện và xã hội. Vậy chúng ta hãy vui mừng vì ta được tham dự vào Nước Thiên Chúa, được tuyển chọn và được cứu độ.
Cuộc đời mỗi người Linh mục, Tu sĩ hay Kitô hữu, chúng ta đều được mời gọi trở nên môn đệ và mang sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Chúng ta hãy sẵn sàng phục vụ Chúa và Giáo Hội trong những môi trường ta đang sống và hãy sẵn sàng ra đi đến bất cứ nơi nào mà Chúa và Giáo Hội cần. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng kêu gọi Linh Mục và cả chúng ta nữa "Hãy dấn thân phục vụ người nghèo, sẵn sàng ra đi để đến với mọi người đang sống bên vùng ngoại vi, bên lề xã hội, đem cho họ tình thương của Thiên Chúa và niềm vui Tin Mừng."
Cánh đồng truyền giáo rộng lớn bát ngát mà thiếu thợ gặt. Chúa cần chúng ta trở nên những thợ nhiệt tâm, là hiện thân của Chúa. Biết cầu nguyện và biết sẵn sàng ra đi, đem đến nơi ta hiện diện những tương quan thân ái, lời nói yêu thương mang lại bình an. Biết rao giảng Tin Mừng, nói về Chúa và tình yêu của Người, thể hiện tình yêu và sự cứu độ qua cử chỉ bác ái sẻ chia, cùng với lòng tôn trọng chân giá trị của con người. Có như thế, chúng ta mới công bố cho thế giới, cho nhân loại hôm nay chứng tá xác thực về một Thiên Chúa vẫn đang hiện diện và hoạt động; về Chúa Kitô - Đấng là Tình yêu, Bình an và Hạnh phúc đích thực của con người.
Lạy Thiên Chúa Cha là chủ mùa gặt, xin ban cho chúng con thêm nhiều thợ gặt nhiệt thành. Lạy Chúa Giêsu, xin sai chúng con và đồng hành với chúng con trong từng nơi chúng con đến, đế ở đó luôn tràn ngập bình an, chan hòa tình yêu và mọi người nhận biết tin yêu Chúa. Lạy Chúa Thánh Thần, xin thánh hóa và biến đổi từng người chúng con. Amen.
13.Bình an của Chúa
Ngày kia có một người đậu xe bên lề đường, rồi vào trong một cửa hàng để mua sắm mấy thứ cần thiết, khi quay trở ra thì thấy trên ghế ngồi có một mẩu giấy với hàng chữ: Thưa ông, tôi đã tính ăn cắp chiếc xe hơi này, nhưng tình cờ đọc thấy lời cầu phúc “Bình an cho quý bạn”, được dán trên tấm kính. Lời cầu chúc này khiến tôi dừng lại và suy nghĩ. Tôi tin chắc nếu tôi ăn cắp chiếc xe này, thì hẳn ông sẽ không còn được bình an và chính tôi cũng vậy. Vì đây là lần đầu tiên tôi ra nghề. Tôi cũng cầu chúc bình an cho ông và cho cả tôi nữa.
Câu chuyện ngộ nghĩnh trên đây khiến chúng ta nhớ tới lời Chúa qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay: Khi vào bất cứ nhà nào, trước tiên các con hãy nói: Bình an cho nhà này. Nếu ở đó có người yêu chuộng sự bình an, thì sự bình an sẽ ở lại trên người ấy, bằng không sự bình an sẽ trở lại với các con.
Áp dụng lời phán dạy này và câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng: Tấm bảng gắn trên kính xe đã đem lại sự bình an của Đức Kitô cho kẻ đang dự tính ăn cắp xe. Kẻ ăn trộm này là người yêu chuộng sự bình an của Đức Kitô, nên sự bình an đã ở lại trên anh ta. Vậy đâu là sự bình an của Đức Kitô?
Kinh Thánh thường dùng danh từ bình an với bốn ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất, trên bình diện quân sự thì bình an ám chỉ một tình trạng không có chiến tranh giữa các dân tộc. Ý nghĩa thứ hai trên bình diện cá nhân, thì bình an ám chỉ tình trạng yên ổn của từng người. Ý nghĩa thứ ba trên bình diện tôn giáo, thì bình an là mối liên hệ tình nghĩa tốt đẹp giữa Thiên Chúa và chúng ta. Cuối cùng, bình an còn được Kinh Thánh dùng để nói lên tình trạng trong đó mọi người trên mặt đất sống hoà thuận với Chúa, với người khác và với chính bản thân.
Đây là sự bình an mà Chúa nói đến khi Ngài tuyên bố: Ta để lại sự bình an cho các con, Ta ban sự bình an của Ta cho các con. Đây cũng chính là sự bình an mà các thiên thần đã cầu chúc trong đêm Giáng sinh: vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Sự bình an này chẳng la gì khác ngoài việc thực thi Nước Chúa trên trần gian. Để thực hiện sự bình an này, Đức Kitô đã xuống thế làm người để hoà giải con người với Thiên Chúa cũng như hoà giải con người với nhau. Bởi vì sự bình an đích thực phải là kết quả của sự hoà giải.
Như thế, để có được sự bình an của Chúa, chúng ta cũng phải sống tinh thần hoà giải. Có được sự bình an trong tâm hồn mà thôi chưa đủ, Đức Kitô còn muốn chúng ta mang sự bình an này đến cho những người chung quanh chúng ta. Chính vì thế mà chúng ta hãy cầu nguyện như lời kinh của thánh Phanxicô Assie: Lạy Chúa, xin hãy biến con thành khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Bởi vì như lời Chúa đã phán: Phúc cho ai xây dựng hoà bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
14.Chúa Nhật 14 Thường Niên
(Suy niệm của Lm. Trầm Phúc)
Chúa muốn nói gì với chúng ta hôm nay? Ngài sai chúng ta đi rao giảng Nước Trời như đã sai các môn đệ. Chúa nói: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”. Ngài đã thực hiện lời nói đó trước khi nói. Ngài sai các môn đệ từng hai người một đi trước Ngài, vào các thành mà Ngài sẽ đến.
Ngài sai đi như những người thợ gặt: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Trong cái nhìn của Ngài, Ngài thấy trước những gì phải làm, Ngài thấy cả một cánh đồng mênh mông đang cần những tay thợ gặt. Không phải chỉ có lúc đó mà cho đến tận thế. Một cánh đồng bao la không biên giới. Ngài chỉ có trong tay mười hai môn đệ, nhưng thánh Luca nói đến bảy mươi hai môn đệ khác, có thể là những môn đệ Ngài chọn ở tại địa phương. Họ cũng được dạy dỗ và sai đi.
Con số 72 đây mang một ý nghĩa tượng trưng cho 72 dân tộc mà sách Sáng Thế đã nói đến. Thời bấy giờ người ta chỉ biết 72 dân tộc trên mặt đất thôi. 72 môn đệ được sai đi nghĩa là được sai đi đến toàn cõi thế giới, cho mọi dân tộc.
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Công việc nhiều mà không có người làm. Để có thêm thợ gặt, Chúa không bảo các ông chiêu một thêm mà bảo cầu xin Cha trên trời sai thêm thợ gặt. Chính Chúa Cha mới là chủ của cánh đồng. Tất cả là do Cha trên trời, chứ không do cố gắng của chúng ta. Giáo Hội đang thiếu thợ gặt, có nơi thiếu trầm trọng. Chúa Giêsu bảo chúng ta cầu nguyện. Chúng ta làm được gì với sự yếu hèn của chúng ta? Cầu nguyện cho ơn gọi truyền giáo, đó là điều chúng ta có thể làm và phải làm cấp bách. Chúng ta có cầu nguyện chưa, có cầu nguyện nhiều không?
Chúa Giêsu đã ra chỉ thị rất chính xác, vì các môn đệ là những người mới chập chững bước vào con đường rao giảng, những người tập sự, và là những con chiên giữa bầy sói. Các ông sẽ không thể yên thân. Họ sẽ gặp nhiều khó khăn chướng ngại và nguy hiểm. Họ sẽ bị tấn công, bị xem như đồ phế thải và con hơn nữa họ bị xem như kẻ thù. Chúa bảo phải tin cậy vào Đấng đã sai mình đi. Không mang theo gì cả, không kềnh càng với quần áo, giày dép, tiền bạc, tiện nghi…Hoàn toàn nghèo khó, như Ngài, không có nơi tựa đầu. Hoàn toàn tay không, không vũ khí. Sự nghèo khó của người rao giảng Tin Mừng là một bằng chứng hùng hồn nhất. Chỉ có một sự giàu sang là tình yêu.
Chúa cũng bảo đừng chào hỏi ai dọc đường. Điều nầy sẽ làm chúng ta ngạc nhiên. Nếu thế thì làm sao rao giảng? Nếu chúng ta biết tập tục của người Do thái, chúng ta mới hiểu tại sao Chúa căn dặn như thế. Người Do thái có thói quen gặp nhau không chỉ bắt tay, nói vài câu, mà họ nói chuyện hằng giờ không dứt. Họ sẽ nói đến bà con thân thuộc, mọi người trong gia tộc, kể cho nhau nghe mọi thứ liên hệ đến bà con thân thuộc từ mười bốn đời. Vì thế công việc sẽ chậm trễ.
Vào nhà nào, hãy chúc bình an cho nhà đó, nếu nhà đó có người xứng đáng lãnh nhận sự bình an đó. Người rao giảng Tin Mừng là sứ giả của bình an, sự bình an đến từ Thiên Chúa chứ không là thứ bình an giả tạo do con người. Sự bình an mà các thiên thần mang đến ngày Chúa sinh ra, sự bình an đến từ sự nghèo khó, từ Em Bé trong máng cỏ. Sự bình an mà Chúa Giêsu phục sinh mang đến cho các môn đệ ngày Chúa hiện ra cho các ông. Sự bình an mang lại niềm vui và sự sống. Sự bình an do hơi thở của Chúa: “Chúa thổi hơi trên các ông và nói: “Hãy nhận lấy Thánh Thần. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”. Thánh Phaolô cũng nói: “Hoa quả của Thánh Thần là bình an và hoan lạc”. Cầu xin cho chúng ta được sự bình an diễm phúc đó, để trong mọi thử thách, chúng ta bền tâm trung thành với Chúa.
Chúa vẫn tiếp tục sai những người rao giảng Tin Mừng qua trung gian của Giáo Hội. Mọi người tín hữu là một chiến sĩ rao giảng Tin Mừng, không trừ ai. Phép rửa tội biến chúng ta thành con Thiên Chúa, những đứa con được yêu thương, được lãnh nhận sự sống mới. Phép Thêm Sức là lệnh xuất hành của đoàn dân tư tế, đoàn dân thánh. Mọi người được trang bị đầy đủ để xông pha vào thế giới.
Công Đồng Vatican II, đã xác định rõ nét những đòi buộc của bí tích rửa tội và Thêm sức, mong ước cho mọi thành phần dân Chúa phải đi ra loan truyền tình yêu Chúa cho mọi tạo vật, thi hành ý định của Chúa Cha là cứu rỗi toàn thế nhân loại. Từ chối lời mời gọi của Chúa, chúng ta không còn là kitô hữu nữa.
Chúng ta tự hỏi: “Tại sao công cuộc truyền giáo hôm nay không hữu hiệu như thời các thánh Tông đồ, đang lúc số người tin Chúa rất đông?” Chúng ta nhớ câu chuyện của người bị quỉ ám ở Ghêraxa. Chúa hỏi: “Các ngươi là ai? Quỉ trả lời: “Chúng tôi là đạo binh”. Nếu chúng ta không là đạo binh thì làm sao có thể thắng được đạo binh của thần dữ? Người công giáo vẫn còn rất e dè khi nói đến truyền giáo. Đa số vẫn mang mặc cảm là tôi không thể truyền giáo được vì tôi không có khả năng, không có thì giờ, tôi bận nhiều công việc…
Các kitô hữu thời Giáo Hội sơ khai cũng không có thì giờ, cũng không có khả năng, nhưng họ đã truyền giáo hữu hiệu. Lời Chúa được nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Sách Công Vụ tông Đồ đã cho thấy điều đó. Tại sao?
Họ truyền giáo bằng phương tiện nào? Bằng siêng năng nghe lời Chúa, tham dự lễ bẻ bánh, và họ thương yêu nhau. Bác ái chính là lời rao giảng hữu hiệu nhất, là bằng chứng thuyết phục nhất cho việc truyền giáo. Chúng ta không truyền giáo được vì chúng ta không biết yêu thương, không biết phục vụ và không đủ can đảm để phục vụ. Đó là chướng ngại lớn nhất và chướng ngại đó là do chúng ta chứ không do một nguyên nhân nào khác. Chúng ta nại đủ mọi lý do để không dấn thân truyền giáo. Chúng ta giao phó cho những người khác chứ không dám động móng tay.
Chúng ta nói rằng, hôm nay, người ta không muốn nói đến Chúa, người ta đố kỵ với những gì là tôn giáo, người ta dị ứng với tôn giáo hay tất cả những gì là linh thiêng. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Hôm nay cũng như trong lịch sử Giáo Hội, những khó khăn vẫn nhiều. và muôn mặt. thời nay không khó khăn hơn, nó chỉ thay đổi thôi màu sắc thôi”. Điều quan trọng là chúng ta có dám dấn thân hay không.
Hôm nay, chúng ta có rất nhiều phương tiện, nhất là những phương tiện truyền thông, chúng ta có biết sử dụng cho Chúa hay không. Nhiều người chỉ ngồi trước màn ảnh truyền hình hay vi tính chỉ biết phung phí thời giờ để xem những tin tức giật gân, theo dỏi bóng đá mà không bao giờ đọc hay xem những gì bổ ích cho tâm hồn.
Chúng ta không yêu mến Chúa. Đó cũng là một chướng ngại lớn cho việc truyền giáo. Nếu chúng ta thật tình yêu mến Chúa, chúng ta sẽ làm những gì Chúa muốn, chúng ta sẽ muốn cho Chúa được yêu thương hơn. Chúng ta yêu ai, Đức Thánh Cha cũng nói, chúng ta muốn giới thiệu người yêu của chúng ta cho người khác, chúng ta say mê phục vụ người yêu, làm bất cứ điều gì để đẹp lòng người ta yêu. Nếu chúng ta yêu mến Chúa thật tình, chúng ta sẽ làm gì?
Các môn đệ sau khi đi rao giảng trở về hân hoan báo cáo thành tích cho Chúa. Các ông vui mừng vì ma quỉ cũng phải khuất phục chúng con. Nhưng điều đó không quan trọng. Kết quả không do những cố gắng của chúng ta mà do ơn Chúa. Chúng ta chỉ là những dụng cụ. Đôi khi Chúa cho thấy được một vài kết quả, nhưng điều quan trọng là chúng ta đã làm xong nhiệm vụ. Vui không chỉ vì đã đạt được một số kết quả mà vui vì tên anh em được ghi trên trời. Người tông đồ làm việc không phải để có thành tích. Kết quả không do tài khéo của mình, mà chỉ do lòng thương xót của Chúa thôi.
Chúa mời gọi và sai chúng ta đi vào thế giới, một thế giới thường là dửng dưng hay thù nghịch, nhưng Ngài luôn có mặt. Ngài cùng hoạt động với chúng ta. Ngài nâng đỡ, trợ lực để chúng ta không nản chí khi gặp gian nan. Và hơn thế nữa, Ngài nuôi ý chí chúng ta bằng chính bản thân Ngài. Ngài là của ăn nuôi sống chúng ta, là sức mạnh cần thiết giúp cho chúng ta luôn trung thành. Không có Ngài, chúng ta chẳng làm nên việc gì. Chính Ngài cũng nói như thế. Hãy đến với Ngài, ăn lấy Ngài để sống trong Ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: Không thể rao giảng Chúa mà không thân mật với Chúa. Nhờ ăn lấy Chúa, cuộc sống chúng ta trở thành một quyển sách Tin Mừng thứ năm, chúng ta trở thành Lời sống động, nóng sốt và hơn nữa trở thành tình yêu.
15.Chúa Nhật 14 Thường Niên
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN (05/07/2025) .: NIỀM VUI CỦA VIỆC ĐƯỢC GHI TÊN TRÊN NƯỚC TRỜI (05/07/2025) .: 72 MÔN ĐỆ LÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO (05/07/2025) .: SAI ĐI (05/07/2025) .: DẤN THÂN (05/07/2025) .: VÀI NGUYÊN TẮC TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA GIÊSU (05/07/2025) .: BỎ LẠI TRONG NHÀ THỜ HAI CHỨ “BÌNH AN” (05/07/2025) .: ĐIỀU QUAN TRỌNG (05/07/2025) .: TIẾP NHẬN NGÀI (05/07/2025) .: PHÚC ÂM HOÁ BẢN THÂN MÌNH TRƯỚC HẾT. (05/07/2025) .: BÌNH AN CỦA ANH EM SẼ Ở LẠI VỚI NGƯỜI ẤY (05/07/2025) .: SỨ GIẢ AN HÒA (05/07/2025) .: CHÚA SAI TÔI ĐI (05/07/2025) .: VÀO NHÀ, VÀO THÀNH PHỐ (05/07/2025) .: GIẢNG LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam