Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 34
Tổng truy cập: 1461809
TRÊN TẢNG ĐÁ NÀY THẦY SẼ XÂY HỘI THÁNH CỦA THẦY".
TRÊN TẢNG ĐÁ NÀY THẦY SẼ XÂY HỘI THÁNH CỦA THẦY".
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.
1. Từ việc phêrô tuyên xưng đức tin...
Đức Giêsu thường tìm dịp xa tránh những đối phương hay sách nhiễu Người. Lợi dụng dịp xa cách này, Đức Giêsu muốn đưa các môn đệ mình vào một nhịp sống lần lượt có những giai đoạn rút vào thanh vắng cả về mặt thiêng liêng lẫn mặt địa lý; những giai đoạn ấy là những cột mốc đánh dấu chặng đường các môn đệ khám phá ra chân tính đích thực của Đức Giêsu.
Sau buổi tranh luận mới với các người Pharisêu muốn đòi hỏi Chúa "cho họ xem một dấu lạ", lúc này Thầy trò Đức Giêsu đang ở giữa miền đất dân ngoại, vùng đầu nguồn sông Giocđan. Các Ngài đang lưu trú tại Xêdarê-Philipphê là một Thành phố mới, do quận vương Philipphê, con của Hêrôđê cả, xây để kính nhớ hoàng đế Rôma, bởi đó Thành phố mới có tên là Xêdarê-Philipphê. C.Tassin ghi nhận: "Cư dân của Thành phố là người Xiri gốc Hylạp, và việc lo tôn thờ thần Pan cùng nữ thần sông biển tạo nên bức tranh khác giống với môi trường Giáo hội của thánh Mátthêu" ("L'Evangile de Matthieu", Centurion, trang 173).
Chính ở đó, trước khi lên đường đi Giêrusalem lần cuối, Đức Giêsu đã đặt ra cho những ai đến nay vẫn đi theo Người, một câu hỏi quyết định mà Tin Mừng Chúa Nhật nàyđề cập tới.
Trước tiên Chúa hỏi các môn đệ: "Người ta nói: Con người là ai?".
+ "Con người là một hình ảnh bí nhiệm (cf. Danien 7,13) được Tin Mừng sử dụng tới 30 lần. Chính Đức Giêsu dùng thành ngữ đó để mặc khải về chính mình và sứ mệnh của mình. Người là một con người thật. Tương quan của Người với Thiên Chúa Cứu độ, Đấng Người gọi là Cha là tình phụ tử có một không hai.
+ Trả lời câu hỏi của Đức Giêsu, các môn đệ đưa ra ý kiến nói rộng rãi về Người.
Nói chung ai ấy đều dành cho Người một địa vị và vai trò quan trọng: kẻ thì nói Người là Gioan Tẩy Giả sống lại từ cõi chết (x. 14,1-2; Hêrôđê cũng có y kiến như vậy); người khác thì cho là Êlia mà người ta đang trông đợi quay trở lại loan báo Đấng thiên sai đến; còn những người khác lại bảo là Giêrêmia, vị ngôn sứ nổi tiếng là hay chống đối và bị người ta chống đối; sau cùng có người cho Người là một tiên tri nào đó.
Lần này Chúa Giêsu hỏi thẳng như tra vấn các môn đệ: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?"- "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Ông Phêrô đáp lời theo kiểu tuyên xưng lòng tin, và tỏ ra không những là người phát ngôn cho các môn đệ, mà còn làm gương cho các ông về một lòng tin Kitô giáo chính truyền.
C.Tassin gợi ý thêm: "Câu trả lời của Phêrô chắc hẳn là được lấy lại từ một bản "kinh Tin" dùng trong phục vụ của cộng đoàn Matthêu". Lời đó nói lên đầy đủ niềm tin Kitô giáo.
+ "Thầy là Đấng Messia" (tiếng Hylạp là Christos) nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu và được các ngôn sứ loan báo; Người đến hoàn tất mọi lời Thiên Chúa hứa với dân Người, làm thỏa lòng mong đợi trường kỳ của Israel.
+ "...Con" nghĩa là quan hệ của Người với Thiên Chúa là tình phụ tử, mối tương quan có một không hai.
+ "...Thiên Chúa hằng sống" nghĩa là về mặt mặc khải: Thiên Chúa là Đấng ban sự sống, còn đối với các Kitô hữu thì Thiên Chúa là Đấng đã cho Đức Giêsu chỗi dậy từ cõi chết.
"Anh thật là có phước". Đức Giêsu tiếp ngay lời tuyên xưng của Phêrô, và chọn kiểu nói của Kinh Thánh về "mối phúc" để chào "con ông Giona", kẻ vừa mới xưng tụng mình là Đấng Kitô, COn Thiên Chúa hằng sống". Bởi lẽ, lời tuyên xưng này Phêrô đã không tự mình nói ra được, theo tư cách người phàm, nghĩa là theo nguồn gốc của loài người hoàn toàn yếu đuối mỏng giòn, nhưng chỉ do Thiên Chúa mặc khải cho ông. C.Tassin chú giải thêm: "bản văn không cho là Phêrô có công trạng gì; ông không được tôn danh hiệu là anh hùng đức tin, điều mà thánh sử đã mianh chứng ở đây và sau này còn chứng tỏ nữa. Trình thuật còn muốn chứng tỏ một điều là: niềm tin của Phêrô là chính xác, vì niềm tin ấy do Thiên Chúa mặc khải". (O.C trang 175).
2. Đến vai trò làm đá nền...
Những lời long trọng của Đức Giêsu nói với Simon-Phêrô là phần riêng của Tin Mừng Mátthêu.
"Anh là Phêrô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này..."
Trong Kinh Thánh, việc đổi tên tỏ ra rằng sứ mệnh Chúa trao cho ai, thì biến đổi người ấy thành một người khác. Vì thế khi Ápram được đổi tên thành Ápraham có nghĩa là ông coi như được trao sứ mệnh làm "tảng đá duy nhất" làm cội nguồn cho cả dân tộc (Is 51,1-2).
Trong tiếng Do thái bình dân, từ "Kêpha" -"Tảng đá" không phải là một biệt danh, mà chỉ là một danh từ chỉ đồ vật. Khi đặt cho Phêrô tên mới này mà từ đây sẽ thay cho tên Simon trước đây, Đức Giêsu muốn cho thấy sứ mệnh Ngài sắp trao cho Phêrô: ông sẽ là tảng đá làm nền, tảng đá đảm bảo cho sự vững chắc cho tòa nhà người sắp xây dựng.
"...Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy..."
+ Trong Kinh Thánh, Từ "Hội thánh" có ý chỉ buổi họp tôn giáo, hội họp của những kẻ Thiên Chúa đã kêu gọi, để giữa lòng nhân loại, họ trở thành dân tộc của giao ước, dân có dấu chỉ tình yêu và lòng thương xót của Người.
+ Lần đấu tiên trong Tin Mừng Mátthêu từ "Hội thánh" được sử dụng ngay trên phần đất dân ngoại, nên ám chỉ sự tụ họp của tất cả những ai Đức Giêsu sẽ quy tụ lại từ bên kia mọi biên giới, để giữa nhân loại họ làm thành dân của giao ước mới, dân của dấu chỉ ơn cứu độ được ban cho con người.
Nếu Hội thánh được xây dựng trên nền tảng là Phêrô thì các quyền lực tử thần sẽ không có thể làm gì chống lại được Hội thánh ấy.
"...Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời".
+ Ta không nên nghĩ là những chìa khóa như thời nay, mà là chìa khóc của các thành cổ và đền đài vua Chúa thời xưa. Những chìa khóa này như những then cửa lớn phải váv trên vai. Trao chìa khóa cho một người nào mang ý nghĩa là trao chức vụ cai quản điều hành cho người ấy.
+ Khi trao cho Phêrô những chìa khóc Nước Trời, Đức Giêsu có ý đặt vị tông đồ này là người đứng đầu, trao phó cho ông quyền hành trong tay Người, như sách Khải huyền 3,7 đã viết: "Đây là lời của Đấng Thánh, Đấng Chân Thật, nắm giữ chìa khóa nhà Đavít. Người mở ra thì không ai đóng lại được, Người đóng lại thì không ai mở ra được". (Bài đọc 1, tham chiếu Isaia 22).
Địa vị dành cho Phêrô ở đây hẳn là thuộc trần thế; Phêrô không phải là "Người giữ cửa thiêng đàng" (C.Tassin): Ông sẽ là người diễn giải và giữ cho sứ điệp của Đức Giêsu, Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được quyền trọn vẹn.
"Dưới đất anh cầm buộc điều gì trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy".
+ "Cầm buộc/tháo cởi" đều là những kiểu nói chuyên biện mượn của Do thái giáo, để nói lên quyền hành trọn vẹn của Phêrô, đó là quyền ấn định những quy luật, quyền nhận vào hay loại khỏi cộng đoàn.
+ Nơi Mátthêu 18,18 cũng quyền cầm buộc và tháo cởi này không chỉ hứa riêng cho Phêrô, mà cho cả các môn đệ. Vì thế Phêrô phải chia sẽ quyền hành đó với những người khác có trách nhiệm.
30.Xây dựng Giáo Hội
Cứ năm năm một lần, mỗi Giám Mục Công Giáo trên thế giới đều phải về Rôma trong một chuyến đi chính thức được gọi là Ad limina.
Đó có thể là chuyến đi công vụ để gặp gỡ và trình bày công việc giáo phận với những cơ quan liên hệ. Đó cũng có thể là chuyến đi để tĩnh tâm và bồi dưỡng sau những năm làm việc bận rộn tại địa phương. Nhưng bao giờ cũng là chuyến đi để kính viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô, để tìm lại sức sống mới cho những ngày tháng sắp tới.
Đối với các tín hữu, thì mỗi năm một lần, lễ thánh Phêrô và Phaolô cũng là dịp thực hiện một chuyến đi thiêng liêng, ôn lại niềm tin hôm qua của hai cột trụ Giáo Hội để củng cố niếm tin cho mình ngày nay.
Phêrô và Phaolô là hai vị tông đồ rất khác nhau về nhiều phương diện. Khi đến với Chúa, Phêrô là một ngư dân, còn Phaolô là một người trí thức. Bước vào ơn gọi, Phêrô được đào tạo chính qui, còn Phaolô chỉ là đứa con đẻ non. Và trong đường lối phục vụ Giáo hội, nếu Phêrô là người bám trụ gắn bó với những tín hữu gốc Do thái, thì Phaolô là người đi tiên phong đem Tin Mừng đến với các dân tộc.
Thế nhưng giữa hai vị luôn có những điểm gặp gỡ. Giờ đây chúng ta hãy nhìn vào những điểm gặp gỡ ấy qua góc độ của niềm tin.
Trước hết, đó là một niền tin tuyên xưng.
Thực vậy, qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, chúng ta thấy Phêrô tuyên xưng cho mình cũng như cho nhóm mười hai:
- Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống.
Còn Phaolô, sau biến cố ngã ngựa trên đường đi Đamas, thì một bước ngoặt mới đã mở ra. Đấng mà trước kia Phaolô bắt bớ thì nay lại trở thành Đấng cứu độ, và không ai có thể tách Phaolô ra khỏi lòng mến của ngài.
Tiếp đến, đó là một niềm tin rao giảng.
Thực vậy, cuộc đời Phêrô là một tổng hợp kỳ lạ giữa đỉnh cao và vực thẳm trong niềm tin. Vừa được khen tặng là đá tảng xây dựng Hội Thánh, thì liền bị quở trách là Satan hãy xéo đi. Phút trước ung dung đi trên sóng nước, phút sau đã bị sa chìm vì nghi hoặc. Vừa mới thề sống thề chết với Thầy, nhưng một giờ sau đã chối bỏ Thầy.
Thế nhưng, sau biến cố Phục Sinh, nơi Phêrô chỉ còn đỉnh cao của một niềm tin chân thành. Thay vì những nhút nhát là một dạ can trường. Thay vì những chao đảo là một lòng xác tín rao giảng Tin Mừng. Thay vì những co cụm là những bước chân lên đường xây dựng Hội Thánh. Ngài đã trở nên là cột trụ củng cố niềm tin cho anh em mình.
Cuộc đời của Phaolô cũng vậy, nếu trước kia là một người biệt phái nhiệt thành với truyền thống của cha ông đến nổi tự nguyện đi lùng bắt các tín hữu, thì sau biến cố Đamas, cuộc đời ấy đã thay đổi hẳn. Với lòng nhiệt thành ngài đã từng nói:
- Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng phúc âm.
Sau cùng đó là một niềm tin chứng tá.
Thực vậy, nếu dám sống và dám chết cho niềm tin là một chứng tá mạnh nhất thì đây cũng là điểm gặp gỡ giữa hai vị tông đồ cột trụ. Không hẹn mà gặp nhau tại Rôma, không phải để phô trương thanh thế, nhưng là để chứng tỏ lòng trung thành bất khuất của niềm tin giữa lòng một Giáo Hội đang bị bách hại dồn dập. Qua tù ngục và cực hình, các ngài càng thêm kiên quyết hơn trong niềm tin.
Và cuối cùng bằng cái chết: Phêrô bị đóng đinh ngược đầu xuống đất, còn Phaolô bị xử trảm, các ngài đã gặp nhau trong tình yêu cao cả là đã hy sinh mạng sống vì nguời mình yêu, để rồi mãi mãi liên kết với nhau trong cùng một triều thiên tử đạo.
Ôn lại niềm tin của Phêrô và Phaolô, như chúng ta đã nói, đó là một chuyến đi thiêng liêng vừa củng cố niềm tin, vừa xây dựng tinh thần hiệp nhất cho mọi tín hữu.
Trước hết là để củng cố niềm tin.
Thực vậy, nơi hai vị chúng ta thấy cũng có những điểm yếu, có những sa ngã, có những phản bội, thế nhưng Chúa đã không kêu gọi những người trong trắng tốt lành, nhưng đã gọi Phêrô, một kẻ đã chối bỏi Ngài làm đầu Giáo Hội. Và Phaolô, một kẻ đã từng bắt bớ cấm cách Giáo Hội làm sứ giả tin mừng cho muôn dân.
Từ đó chúng ta hãy yên tâm vững dạ bước theo Chúa. Bởi vì sa ngã vấp phạm chỉ là chuyện thường tình của số kiếp con người, miễn là chúng ta biết sám hối ăn năn. Mỗi lần xám hối là một lần tìm lại niềm tin của mình một cách chân thành với ước vọng sẽ được vững mạnh hơn và trung thành hơn.
Tiếp đến là xây dựng tinh thần hiệp nhất.
Hai vị tông đồ, mặc dù có những khác biệt, nhưng đã gặp gỡ nhau trong một niềm tin. Chính sự gặp gỡ nhau trong một niềm tin đã dẫn các ngài tới tinh thần hiệp nhất mà mọi người chúng ta phải noi theo.
Thế nhưng, chúng ta đã thực sự hoà giải với Chúa, và với anh em hay chưa? Phêrô và Phaolô, mặc dù mãi mãi vẫn là hai, nhưng chỉ có một nỗi lo là loan truyền Phúc Âm và xây dựng Giáo Hội.
Nhân ngày lễ kính thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết gặp nhau trong niềm tin, để rồi từ đó, nỗ lực xây dựng tinh thần hợp nhất trong lòng Giáo Hội.
Các tin khác
.: GIẢNG LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025) .: NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG LẠ LÙNG (28/06/2025) .: TRÊN TẢNG ĐÁ NÀY (28/06/2025) .: ÔNG PHÊRÔ TUYÊN XƯNG ĐỨC GIÊSU LÀ CON THIÊN CHÚA (28/06/2025) .: CON LÀ ĐÁ. THẦY SẼ TRAO CHO CHÌA KHÓA NƯỚC TRỜI (28/06/2025) .: NỀN TẢNG VÀ CỘT TRỤ XÂY TÒA NHÀ GIÁO HỘI (28/06/2025) .: SỐNG ĐỨC TIN THEO GƯƠNG HAI THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025) .: CÁC BẠN NÓI CHÚA GIÊSU LÀ AI? (28/06/2025) .: HỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHÈO HÈN TỘI LỖI (28/06/2025) .: HAI CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ TỬ ĐẠO: PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025) .: HAI CUỘC ĐỔI ĐỜI (28/06/2025) .: HAI VỊ THÁNH CỦA LÒNG SÁM HỐI (28/06/2025) .: HAI VỊ THÁNH CỦA TINH THẦN HIỆP NHẤT (28/06/2025) .: CHÚA GIÊSU LÀ AI ĐỐI VỚI TÔI? (28/06/2025) .: ANH LÀ TẢNG ĐÁ (28/06/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam