Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 21
Tổng truy cập: 1461729
CON LÀ ĐÁ. THẦY SẼ TRAO CHO CHÌA KHÓA NƯỚC TRỜI
CON LÀ ĐÁ. THẦY SẼ TRAO CHO CHÌA KHÓA NƯỚC TRỜI
(Suy niệm của Lm. Micae Võ Thành Nhân)
Toàn thể Giáo Hội khắp nơi trên thế giới mừng kính trọng thể lễ hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ hôm nay, chúng ta chiêm ngắm hai vị thánh tông đồ nổi tiếng của Giáo Hội để cùng với các ngài, chúng ta tạ ơn Chúa và học nơi các ngài bài học là hết lòng cộng tác với Chúa để làm phát triển Giáo Hội Chúa nơi gian trần chúng ta đang sống.
Trước hết chúng ta chiêm ngắm thánh Phệrô: Ngài là em của thánh Anrê, là một ngư phủ, ít học, có lúc ngài bị Chúa la rầy: “Hỡi sa tan, hãy lui ra đằng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16, 23), có lúc ngài được Chúa khen: “Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc...” (Mt 16, 17), có lúc ngài yếu đuối phạm tội như chối Chúa ba lần (Mt 26, 69 – 75)…. Nhưng hôm nay, Chúa lại trao chìa khóa Nước Trời cho thánh nhân, nghĩa là Chúa trao quyền bính và rồi đặt làm thủ lãnh Giáo Hội: “Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở” (Mt 16, 18-19).
Tiếp đến, chúng ta chiêm ngắm thánh Phaolô, theo sách Tông Đồ Công Vụ, ngài là một biệt phái lừng danh về tri thức, uyên bác về đạo cũng như đời, nhiệt thành với giao ước cũ, cho nên đã tự nguyện xung phong đi lùng bắt bớ các Kitô hữu đem về Giêrusalem để xứ án, và rồi sau biến cố té ngựa trên đường đi Đamát, ngài đã nhận ra Chúa và bước theo Chúa, trở thành tông đồ dân ngoại của Chúa.
Thoáng qua một chút tiểu sử các ngài, chúng ta thấy: Thánh Phêrô là thủ lãnh Giáo Hội, nắm quyền hành trong tay nhưng ít học. Còn thánh Phaolô, tông đồ, sinh sau đẻ muộn, nhưng là đỉnh cao tri thức, dưới quyền của thánh Phêrô. Thế mà các ngài làm việc với nhau để xây dựng Giáo Hội của Chúa rất thành công, không có chuyện tranh giành, cãi cọ, hơn thua nhau trong sứ mạng Chúa trao phó. Lý do là vì các ngài đặt Chúa lên trên mọi sự, lấy đức mến làm đầu, say mê các linh hồn, phục vụ Chúa trong hân hoan. Các ngài có những cách thức, sáng kiến khác nhau nhưng chung một phương hướng là để đưa con người chúng ta đến với Chúa. Bởi vậy các ngài tôn trọng nhau, nâng đỡ nhau, cầu nguyện cho nhau để chu toàn sứ mạng Chúa trao phó.
Đàng khác, Chúa chọn các ngài làm tông đồ, Chúa không dựa vào khả năng của các ngài, Chúa chỉ căn cứ trên tình yêu của các ngài đối với Chúa mà thôi: “Phêrô, con có yêu mến Thầy hơn những người này không…” (x. Ga 21, 15-19). Chính vì thế mà các ngài đã biết ơn Chúa rất nhiều. Vì những người khác có tài cán, có năng lựcmà Chúa không chọn làm tông đồ, đang khi đó Chúa lại chọn các ngài, các ngài chỉ là những người chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, lênh đênh ngày đêm trên sông nước, biển cả để kiếm ăn, một chữ cắn đôi cũng không biết. Và bởi vì biết ơn Chúa, lại còn ơn Chúa ban thêm nữa, cho nên khi Chúa về trời rồi, các ngài rất nổ lực, rất hăng say thực hiện lệnh Chúa truyền: “Vậy các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28, 19), để rồi ra đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, mở mang nước Chúa đến mọi tâm hồn của con người nhân thế qua mọi thời đại.
Lạy Chúa, thánh Phêrô và thánh Phaolô trở thành tông đồ là do tình yêu của Chúa. Các ngài đã lãnh nhận từ nơi Chúa sứ mạng xây dựng Giáo Hội của Chúa ở trần gian này. Các ngài đã đem hết khả năng để chu toàn sứ mạng Chúa trao, dù phải hy sinh mạng sống. Xin cho chúng con biết nối tiếp công việc của các ngài, chúng con cộng tác với Chúa để làm cho Giáo Hội Chúa lang rộng đến mọi nơi, mọi tâm hồn bằng đời sống cầu nguyện, yêu thương, phục vụ, giúp đỡ mọi người.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con được vui mừng hoan hỷ nhân ngày đại lễ kính hai thánh tông đồ Phê-rô và thánh Phao-lô. Chính nhờ các ngài Hội Thánh đã bắt đầu đón nhận đức tin, xin cho Hội Thánh cũng luôn trung thành tuân giữ lời các ngài giảng dạy. Amen.
62.Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông đồ
(Suy niệm của Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)
Sau một thời gian giảng dạy và làm nhiều phép lạ, Đức Giêsu muốn biết người ta nghĩ sao về mình và Ngài cũng muốn hỏi các Tông đồ nghĩ sao về Ngài.
Dân chúng biết mù mờ về Đức Giêsu bởi họ không chú ý đến giáo huấn của Ngài. Lúc này đã gần đến giờ của Đức Giêsu, giờ Ngài sắp bước vào cuộc Thương khó – đỉnh cao của chương trình cứu chuộc nhân loại. Ngài muốn các môn đệ xác tín lập trường của mình, để các ông can đảm theo Ngài. Chúng ta cũng không thể biết Đức Giêsu là ai, nếu chúng ta không quan tâm học hỏi và khám phá. Không biết Đức Giêsu là một thiệt thòi lớn lao. Vì chỉ khi biết Đức Giêsu, chúng ta mới đạt được nguồn bình an và hạnh phúc vĩnh cửu.
Có nhiều câu trả lời về Chúa Giêsu: người thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó. Mọi câu trả lời đều nói lên phần nào sứ mệnh của Chúa, nhưng chưa đúng hẳn, tức là dân chúng chỉ coi Chúa Giêsu là một tiên tri, tức là một người được Thiên Chúa sai đến để dọn đường cho Đấng Thiên Sai, chứ chưa phải là Đấng Thiên Sai. Vì thế, chỉ với câu trả lời của ông Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, Chúa Giêsu mới hoàn toàn bằng lòng, tức là ông Phêrô tuyên xưng Chúa là Đấng Thiên Sai. Quả thực, tin nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống là diễn tả được cả sứ mạng lẫn con người của Ngài.
Lời đáp trả của Phêrô quả là một lời tuyên xưng: “Ngài là Đức Kitô” tức là Đấng Thiên Chúa sai đến để giải phóng dân tộc. Tuy nhiên chúng ta thấy, trong cái nhìn của Phêrô và phù hợp với giấc mơ chung của các ông, thì Đức Kitô mà các ông mong đợi là Đấng sẽ đánh đuổi ngoại xâm và biến đất nước thành một vương quốc cường thịnh.
Chính vì thế, khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn Ngài phải trải qua, Phêrô đã can gián Ngài. Tuyên xưng một Đức Kitô Cứu Thế mà không chấp nhận con đường thập giá, Chúa Giêsu gọi đó là thái độ của Satan. Ba cám dỗ của Satan đối với Chúa Giêsu đều qui về một mối là khước từ con đường Thập giá. Do đó, khi Phêrô can gián Ngài từ bỏ ý định cứu rỗi bằng con đường Thập giá, Ngài đã gọi Phêrô là Satan.
Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống và được Ngài khen là người có phúc. Tuy nhiên, ông không thể chấp nhận Đấng Kitô phải chịu đau khổ và chịu chết như thế được. Cũng như bao người Do thái khác, Phêrô mong đợi một Đấng Kitô như là một vị vua trần thế nắm quyền lực chính trị, giải phóng Israel khỏi ách thống trị Rôma, làm bá chủ thế giới. Nhưng đường lối của Chúa thì khác, con đường hiến thân phục vụ: “Con người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người” (Mc 10, 45) (5 phút Lời Chúa).
Phêrô và các môn đệ chỉ hiểu được sứ mệnh của Chúa Giêsu khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại. Đấng Kitô là một danh hiệu gắn liền với Thập giá. Mang danh hiệu Kitô, tuyên xưng Đức Kitô cũng có nghĩa là chấp nhận đi theo con đường của Ngài. Phêrô và các môn đệ đã sống đến tận cùng lời tuyên xưng của các ông. Tất cả đều lặp lại cái chết khổ hình của Đức Kitô.
Chúng ta ghi dấu Thánh giá trên người chúng ta, chúng ta mang thánh giá trong người chúng ta, đó không là dấu hiệu của sự chết, nhưng là biểu dương của một sức sống của Đấng đã chết, đã phục sinh và đang tác động trong chúng ta. Nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Chúa Kitô sống trong chúng ta để tiếp tục và hoàn tất chương trình cứu rỗi loài người. Chúa Kitô đã vác Thập giá và đã chết một lần, cuộc Tử nạn ấy cần phải được tiếp tục qua các Kitô hữu. Cũng chính thánh Phaolô đã nói: “Tôi cần phải bổ khuyết những gì còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Chúa Kitô” (Mỗi ngày một tin vui).
Truyện: Ý nghĩa của một bức tượng
Nhà điêu khắc Dannecker người Đức, đã để nhiều công khó trong công tác tạc một bức tượng của Chúa Giêsu bằng cẩm thạch. Trong hai năm đầu, bức tượng đã xong, nhà điêu khắc mời một em bé vào phòng vẽ của mình và hỏi em bé rằng:
- Ai đó?
Em bé tức khắc trả lời:
- Một vĩ nhân.
Nhà điêu khắc buồn và nghĩ rằng, công khó của mình trong hai năm kể như đã hỏng. Ông tiếp tục tạc lại trong sáu năm nữa và mời một em bé khác vào phòng vẽ và hỏi:
- Em biết bức tượng này là ai không?
Sau khi nhìn bức tượng một lúc, yên lặng và nước mắt tràn ra đôi mi, em khẽ nói:
- Hỡi những con trẻ đau khổ hãy đến cùng ta!
Nhà điêu khắc thoả mãn, thành công về tác phẩm của mình. Nhà điêu khắc Dannecker sau đó đã tuyên bố:
- Tôi đã thấy Chúa Cứu Thế Giêsu và hình ảnh của Ngài đã thể hiện trong khi tôi tạc bức tượng Ngài bằng cẩm thạch này.
Sau đó ít lâu, hoàng đế Napoléon Bonaparte yêu cầu nhà điêu khắc tạc cho hoàng đế bức tượng nữ thần Vệ Nữ để trưng bày trong viện bảo tàng Louvre, Paris. Hoàng đế hứa sẽ trả cho ông một món tiền rất lớn, nhưng Dannecker từ chối. Ông nói rằng: “Một người đã thấy Đấng Kitô và đã tạc vẽ mặt của Ngài rồi, thì không thể dùng nghệ thuật của mình vào những việc ở đời này được nữa, bởi vì làm như thế là tục hoá nghệ thuật của mình mất rồi”.
Các tin khác
.: GIẢNG LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025) .: NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG LẠ LÙNG (28/06/2025) .: TRÊN TẢNG ĐÁ NÀY (28/06/2025) .: ÔNG PHÊRÔ TUYÊN XƯNG ĐỨC GIÊSU LÀ CON THIÊN CHÚA (28/06/2025) .: NỀN TẢNG VÀ CỘT TRỤ XÂY TÒA NHÀ GIÁO HỘI (28/06/2025) .: SỐNG ĐỨC TIN THEO GƯƠNG HAI THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025) .: CÁC BẠN NÓI CHÚA GIÊSU LÀ AI? (28/06/2025) .: TRÊN TẢNG ĐÁ NÀY THẦY SẼ XÂY HỘI THÁNH CỦA THẦY". (28/06/2025) .: HỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHÈO HÈN TỘI LỖI (28/06/2025) .: HAI CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ TỬ ĐẠO: PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ (28/06/2025) .: HAI CUỘC ĐỔI ĐỜI (28/06/2025) .: HAI VỊ THÁNH CỦA LÒNG SÁM HỐI (28/06/2025) .: HAI VỊ THÁNH CỦA TINH THẦN HIỆP NHẤT (28/06/2025) .: CHÚA GIÊSU LÀ AI ĐỐI VỚI TÔI? (28/06/2025) .: ANH LÀ TẢNG ĐÁ (28/06/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam