Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 64
Tổng truy cập: 1507734
MỘT SỰ CẦN THIẾT
MỘT SỰ CẦN THIẾT
Nhìn vào cuộc sống, chúng ta phân biệt hai loại cần thiết, đó là cần thiết tương đối và cần thiết tuyệt đối. Vậy thế nào là cần thiết tương đối và thế nào là cần thiết tuyệt đối?
Cứ chung mà nói, ai trong chúng ta cũng cần đến tiền bạc cũng như cơm ăn áo mặc. Vì thiếu nó, chúng ta không thể sống và nếu có sống, thì cũng sống trong cảnh cùng cực túng thiếu, sống không ra người. Bời đó, ai cũng chịu khó bươm chải, chạy ngược chạy xuôi, làm lụng vất vả, đổ mồ hôi xôi nước mắt để tìm tiền kiếm bạc. Cơm áo gạo tiền là nỗi lo lắng số một của chúng ta. Và trong bất kỳ phạm vi nào, thì vấn đề đầu tiên bao giờ cũng phải là vấn đề tiền đâu.
Một khi tiền bạc đã rủng rỉnh, người ta lại mơ ước đến quyền hành và thế lực, nhờ đó mà lên mặt với đời và để lại trong thời gian một chút danh giá, một chút tiếng tăm.
Đô đốc Byrd là một nhà thám hiểm Nam cực, vì không có đủ tiền, ông đã cho đăng báo và hứa rằng nếu ai giúp đỡ ông về phương diện tiền bạc, thì khi tìm thấy sông hoặc núi, ông sẽ lấy tên người ấy mà đặt cho. Tức thì nhiều người giàu có đã mang tiền đến giúp vì họ muốn cho tên tuổi của mình được tồn tại mãi với thời gian.
Một trường hợp khác, đó là Carnégie, ông vua thép ở Mỹ. Trong việc làm ăn, đã xảy ra một sự cạnh tranh giữa ông và Pullman, nhiều lúc đã đi tới chỗ va chạm và xích mích, thiệt hại cho cả đôi bên. Ngày kia, Carnégie đến giặp Pullman và nói:
- Tôi nghĩ cả hai chúng ta đều điên khùng. Vậy tôi xin đề nghị với ông, thay vì cạnh tranh, chúng ta hãy hợp tác với nhau.
Nói rồi, Carnégie kể ra những lợi ích to lớn do sự hợp tác đem lại. Cuối cùng Pullman chỉ hỏi một câu:
- Vậy ông tính đặt tên cho công ty là gì?
- Công ty Pullman chứ sao nữa.
Nghe vậy, Pullman đã mỉm cười, bắt tay và mời Carnégie ở lại dùng cơm tối.
Xem đó, chúng ta thấy đô đốc Byrd và Carnégie đã đánh trúng vào yếu điểm của nhiều người, đó là lòng ham mê danh vọng.
Thế nhưng, tiền bạc và danh vọng có thực sự là điều cần thiết tuyệt đối hay không? Chắc chắn là không. Vì khi phải đối đầu với cái chết, chúng ta sẽ chẳng mang theo được một chút gì sang thế giới bên kia:
- Vua Ngô ba mươi sáu tấn vàng,
Chết xuống âm phủ, chẳng mang được gì.
Với chúng ta thì khác, sự cần thiết tuyệt đối chính là phần rỗi linh hồn như lời Chúa đã phán:
- Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào có ích lợi chi.
Tự đời đời, Chúa chẳng cần đến chúng ta. Nếu không có vũ trụ và loài người, thì Chúa vẫn là Chúa. Ngài hoàn toàn đầy đủ và hạnh phúc. Sở dĩ Chúa dựng nên chúng ta là để chúng ta được chia sẻ phần hạnh phúc với Ngài.
Bởi vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải nhận biết và thờ phượng Ngài, hầu nhờ đó đạt được phần rỗi cho linh hồn.
Đúng thế, chúng ta được sinh ra bên ngoài là nhờ cha mẹ. Nhưng không cha mẹ nào dám xác quyết rằng tất cả đều do mình trao ban. Những sự vật rất tầm thường như khí trời, cơm gạo, rau cỏ để cho chúng ta được sống là do ai, nếu không phải là do bởi chính Thiên Chúa.
Vì thế, sự cần thiết tuyệt đối đó là nhận biết và thờ phượng Thiên Chúa. Nếu thiếu sót trong phạm vi này, chúng ta đã thiếu sót một chuyện rất quan trọng. Vì chỉ có vấn đề này mới thực sự là cần thiết.
Cavalière là một nữ tài tử nổi tiếng và gặp nhiều may mắn. Thế nhưng, theo lời cô, giữa những lời khen tặng cô vẫn cảm thấy trống vắng, khiến cho nhiều lần cô muốn đi tìm cái chết. Tự đáy lòng, cô luôn nghe như có tiếng nói:
-Hỡi Cavalière, có phải mi được sinh ra là để bám lấy những cái phù du giả tạo đó hay sao?
Một hôm, người ta không thấy bóng dáng cô ở Paris, kinh thành ánh sáng nữa. Cô đi tới một miền núi, sống âm thầm và cầu nguyện trong một nhà dòng. Hai năm trước khi qua đời, Robert de Pierre, một nhà báo, tìm đến nơi cô đang ở. Thấy cuộc sống quá lặng lẽ và quạnh hưu, nên đã nói:
- Sống như thế này thì có chi là sung sướng.
Nhưng cô đã trả lời:
- Sung sướng lắm chứ. Sung sướng gấp ngàn lần ở Paris. Vì nhờ đó, tôi được sống gần Chúa, được sống trong Chúa và được sống với Chúa. Đó chính là niềm hạnh phúc tuyệt vời của tôi.
Hãy nhận biết và thờ phượng Chúa, nhờ đó đạt tới cuộc sống vĩnh cửu, đó là sự cần thiết tuyệt đối mà mỗi người chúng ta phải chọn lựa, phải thực hiện giữa cuộc đời đầy huyên náo và bon chen.
67.Chúa Nhật 16 Thường Niên
(Suy niệm của Jaime L. Waters - Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ America Magazine)
NHỮNG MẪU GƯƠNG PHONG PHÚ VỀ NGƯỜI MÔN ĐỆ
Bài đọc thứ nhất và bài Tin mừng của Chúa nhật XVI thường niên gợi lên những mẫu gương về lòng hiếu khách và người môn đệ, giúp chúng ta biết cách tương quan với Chúa và với nhau. Ápraham, Maria và Matta là những mẫu gương về cung cách hành xử mà chúng ta có thể học hỏi, nhất là trong bối cảnh xung đột xã hội đang diễn ra.
Bài đọc một trích sách Sáng thế mô tả cách Ápraham tiếp đón các thiên sứ đến thăm ông và loan báo về việc Isaac sắp được sinh ra. Khi những người khách đến thăm, Ápraham sẵn lòng cho họ nghỉ ngơi cũng như cung cấp đồ ăn thức uống. Ông chuẩn bị nước để họ rửa chân và dọn sẵn bánh và thịt để đãi khách. Ápraham rất quý trọng những vị khách này, thậm chí còn xin cho mình “đặc ân” được bày tỏ sự quan tâm và lòng hiếu khách. Hành động này thể hiện thái độ chào đón và cởi mở để cảm thông và chia sẻ với tha nhân, thậm chí cách đặc biệt với những người xa lạ trong cộng đồng của ông. Cách thức tiếp đón này là một nguyên tắc được nhấn mạnh trong giáo huấn xã hội của Giáo hội, vốn là nền tảng cho các tương quan của chúng ta với tha nhân, nhất là những người có vẻ khác biệt đối với chúng ta và những người đến từ các quốc gia khác.
Trong bài Tin mừng theo thánh Luca, chúng ta được nghe về cách tiếp đón Chúa Giêsu của Maria và Matta. Bài Tin mừng của Chúa nhật XVI Thường niên cần được đọc kỹ để rút ra một sứ điệp tôn vinh các khía cạnh phong phú của người môn đệ. Nếu không, Tin mừng có thể bị hiểu nhầm là các người nữ đang chống đối nhau và hạ giá việc phục vụ, cả hai điều này đều không phù hợp với sứ điệp bao quát hơn của Tin mừng.
Theo thánh sử Luca, khi Chúa Giêsu đến thăm Matta và Maria, thì Matta (giống như Ápraham trong bài đọc thứ nhất) đã đón tiếp Chúa Giêsu và phục vụ Người cách nồng hậu, cô “tất bật lo việc phục vụ”. Trong lúc đó, cô em Maria thì ngồi nghe Chúa Giêsu nói. Khi Matta tỏ ý phàn nàn với Chúa Giêsu rằng phải chăng Người không quan tâm việc Maria để cô hầu hạ một mình, thì Chúa Giêsu bảo Matta đừng quá băn khoăn lo lắng và hãy nhận ra rằng chính Maria đã “chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi”.
Đoạn Tin mừng này có vẻ làm giảm đi lòng hiếu khách và sự gắng công của Matta, thay vào đó đề cao việc cởi mở học hỏi của Maria. Tuy nhiên, đó là sự lầm lẫn khi đọc bản văn này. Cũng như Chúa nhật tuần trước, chúng ta đã nghe dụ ngôn về người Samaritanô nhân lành ngay trước câu chuyện hôm nay. Dụ ngôn người Samaritanô nhân lành nêu bật tầm quan trọng của việc bày tỏ lòng thương xót qua việc chăm sóc thể lý và tài chính cho một người đang gặp khó khăn.
Thay vì xem nhẹ việc phục vụ, Chúa Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay đã tiết lộ một nguyên tắc cần thiết khác để làm người môn đệ, đó là sự chú tâm. Giống như việc phục vụ được nêu bật trong câu chuyện tuần trước về người Samaritanô nhân lành, trong câu chuyện tiếp sau bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cách cầu nguyện với Kinh Lạy Cha. Matta là hiện thân của những hành động phục vụ được nhấn mạnh trong dụ ngôn người Samaritanô nhân lành. Maria, trong sự chú tâm và tư thế của mình, là hiện thân của sự cởi mở để học hỏi và cầu nguyện, vốn là trọng tâm của câu chuyện về việc cầu nguyện sau đó. Chúng ta phải thực thi cả hai hoạt động này để trở nên những môn đệ khi thể hiện sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau cũng như chú tâm và chăm chú cầu nguyện.
68.Điểm dừng
Khi nói đến điểm dừng, tức là có chuyển động. Bởi nếu không bao giờ chuyển động thì đó không phải là điểm dừng, mà là điểm cố định, một điểm chết. Điểm dừng thì trước khi dừng đã chuyển động, và dừng để rồi sẽ chuyển động. Bởi lẽ, dừng mà không bao giờ chuyển động nữa thì cũng là điểm dừng chết.
Từ những điểm dừng trong đời.
Quan sát cuộc sống quanh ta, chúng ta sẽ bắt gặp được những điểm dừng. Có những điểm dừng chết chóc, nhưng cũng có những điểm dừng sống động. Có những điểm dừng mang đến tai họa, nhưng cũng có những điểm dừng mang lại niềm vui, một sự đổi mới, một sự cứu rỗi: đồng hồ đang chạy, ngưng đồng hồ chết; hạt giống gieo xuống đất rất cần để yên một thời gian nó mới nẩy mầm. Một người đang đi trong một cánh rừng, anh dừng lại quan sát xung quanh, sau đó quyết định đổi hướng đi vì biết mình đã lạc đường một điểm dừng cho sự đổi mới, một cái dừng giải thoát.
Trở lại bức tranh Tin Mừng hôm nay mà Luca phác họa cho chúng ta. Chúng ta cũng gặp được những điểm dừng: Chúa Giêsu và các môn đệ dừng chân ở nhà Mácta và Maria; Maria dừng chân dưới chân Chúa Giêsu; Mácta dừng chân bên chân Chúa Giêsu. Tất cả những điểm dừng đều có mục đích: Chúa Giêsu và các môn đệ nghỉ chân để tiếp tục hành trình lên Giêrusalem; Maria dừng bên chân Chúa để nghe Lời Chúa; Mácta dừng lại để cầu cứu Chúa, dường như muốn làm nũng, dường như muốn trách Chúa.
Qua điểm dừng của Mácta trong Phúc âm:
Cô Mácta bận rộn, rất bận rộn với công việc phục vụ bề bộn. Lòng mến Chúa, lòng hiếu khách của cô được thể hiện qua công việc, cô muốn làm những thức ăn ngon nhất, phục vụ chỗ nghỉ tốt nhất mà cô có thể dành cho Chúa và môn đệ của Ngài. Cô thật tốt bụng. Cô là chị lớn nên nặng trách nhiệm, cô đảm đang tháo vát và nhiều sáng kiến. Sáng kiến nhiều nên nhiều việc, và cuối cùng làm chẳng kham đành xin Chúa can thiệp.
Mácta phục vụ Chúa, điều đó thật tốt. Thế nhưng điều tốt xem ra bình thường đó lại có vấn đề. Vấn đề ở chỗ nào? Ở chỗ là cô không toàn tâm toàn ý phục vụ Chúa, vì cô còn bận tâm để ý đến người em, mà người em này hiện ra trong mắt cô với hình ảnh không mấy tốt đẹp đó là người trốn việc, biếng nhác, và do đó công việc của cô đã bề bộn lại càng bề bộn hơn, đã rối trí lại càng rối trí hơn, nhưng rất may cho cô là giữa lúc bế tắc đó cô còn biết dừng lại bên Chúa. Cái dừng lại đó cần thiết cho cô, ích lợi cho cô lắm, vì cô sẽ có người tiếp tay công việc, vừa khép sự chú ý của Chúa và mọi người về phía mình mà trước đó dường như không ai để ý tới, vừa giải tỏa được nỗi ấm ức trong lòng đối với cô em Maria. Mácta dừng lại để người khác khen mình, để tự khen mình, khen mình cũng là hạ giá người khác: “Em con để mình con phục vụ”. Phải chăng ý cô là: Con quá giỏi, còn em con nó vụng về chẳng biết làm gì, lại vô tâm quá. Một cái dừng để trách móc người khác, và cũng để trách Chúa: “Mà Thầy không để ý tới sao”. Cô trách khéo: sao con?. Một cái dừng để bắt người khác làm theo ý mình, làm như mình và cũng để lôi kéo Chúa về phe mình: “Xin Thầy bảo nó giúp con một tay”. Lấy uy của Chúa, dùng quyền của Chúa để bắt người khác phục vụ ý mình, làm như mình muốn.
Nhưng Chúa Giêsu tận dụng giây phút dừng lại ấy của Mácta để thức tỉnh cô. Sự thực thì Chúa có vô tâm với cô không? Thưa không, Chúa không vô tâm nhưng để ý tới cô, để ý nhiều nữa kìa, không những biết việc cô làm nhưng Chúa còn biết lòng dạ, suy nghĩ của cô: Mácta! Mácta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!” vì băn khoăn lo lắng nhiều chuyện đến nỗi dường như không còn biết điều gì khác nữa, cô đang ngủ mê trong công việc của mình nên Chúa phải thức tỉnh cô. Thức tỉnh trong yêu thương, Chúa gọi cô Kitô hữu phải một mà đến hai lần, như đánh thức người mê ngủ: “Mácta! Mácta ơi!...” thật êm ái và yêu thương. Sao mà cô không tỉnh thức được. “Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất”. Một điểm dừng làm thay đổi nhận thức, làm đảo lộn những giá trị mà Mácta đã xây dựng trước đó, nó mang đến một sự đổi mới theo chiều kích thiêng liêng cần thiết cho sự cứu rỗi.
Câu trả lời của Chúa chắc chắn làm Mácta ngạc nhiên, giật mình vì ngoài sự phán đóan và tỉnh ngộ, có một cái nhìn mới, đón nhận những giá trị mới. Từ nay cô không phải lo lắng bởi lương thực vật chất, nhưng phải lo lắng cho lương thực thiêng liêng. Từ của ăn trần thế mau hư nát, Chúa hướng cô đến lương thực Nước Trời trường tồn. Từ lương thực nuôi sống thân xác phàm tục Chúa hướng cô đến lương thực linh hồn thiêng liêng Lương thực Nước Trời thì tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất đó chính là Lời Chúa, đó là ơn Chúa.
Đến điểm dừng của Kitô hữu trong cuộc sống;
Cuộc sống con người ngày nay hoạt động nhiều hơn tĩnh lặng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vùn vụt, con người như bị cuốn hút vào vòng quay của nó đến nỗi dường như không có thời gian để thở, để thư giãn, để nghĩ ngơi…Người Kitô hữu trong hoạt động Tông đồ, hoạt động truyền giáo, bác ái từ thiện, dấn thân xã hội…dường như cũng bị ảnh hưởng của thời đại: Thế giới còn nhiều người chưa nhận biết Chúa, còn nhiều người nghèo đói, bệnh tật, gặp hoạn nạn, đau khổ…cho nên bổn phận, trách nhiệm của Giáo hội, của một Kitô hữu còn nặng nề, cần nhiều hoạt động cụ thể và thiết thực. Nhưng hoạt động Tông đồ, truyền giáo, bác ái của chúng ta có phản ánh tình yêu Của Thiên Chúa? Có là hoa quả của tình yêu Thiên Chúa? Hay chỉ để làm tăng uy tín, tăng giá trị, khuếch trương ảnh hưởng của chúng ta, kéo sự chú ý của người khác về phía mình, yêu cầu Chúa làm theo ý mình?
Chúa có thể mải mê công việc của Chúa mà không được quên đi chính Chúa. Chúng ta có thể loay hoay với công việc của cuộc sống, nhưng không được quên đi mục đích của cuộc sống. Cần có những điểm dừng trong cuộc sống để kín múc nơi Chúa: tình yêu, sức mạnh cho những hoạt động của chúng ta. Chiếc ly cần phải đứng yên mới có thể hứng lấy nguồn nước từ vòi rót xuống. Thiên Chúa không thể đổ vào tâm hồn chúng ta điều gì cả nếu trước đó đã bị đầy mọi sự rồi. Để phân phát tình yêu Thiên Chúa, ta cần phải có tình yêu Thiên Chúa tràn đầy nơi mình trước. Hoạt động Tông đồ là mang tình yêu Chúa đến với anh em. Thế giới không thích thú gì khi gặp gỡ ta, những thế giới đang khao khát tình yêu Thiên Chúa, đang khao khát những gì Thiên Chúa muốn trao ban cho họ qua trung gian chúng ta.
Khi bị quay cuồng trong cuộc sống, nếu chúng ta biết dừng lại như Mácta và cầu cứu Chúa: “Chúa ơi! Con mệt quá”, lúc đó chúng ta sẽ được Chúa tiếp sức bằng Lời của Chúa, sẽ được Chúa chỉ cho chúng ta điều nào là quan trọng nhất, điều nào là phụ thuộc và qua đó ơn Chúa, tình yêu Chúa sẽ nuôi dưỡng và tiếp sức cho chúng ta. Chúng ta đừng quên chọn Chúa và Lời Chúa là phần tốt nhất cho đời mình. Hoạt động của chúng ta phải là hoa trái của tình yêu của Thiên Chúa. Cành sinh hoa kết quả không phải vì cành, nhưng vì cành biết kết hợp cùng cây.
Hành trình nào cũng cần có những điểm dừng, những điểm dừng ấy thật cần thiết để tiếp sức cho hành trình đạt đến đích. Hành trình về tiếp nhận ân sủng, tăng cường sức khỏe thiêng liêng, bồi bổ tâm linh cho hành trình đến đích. Gặp gỡ Chúa trong thinh lặng, cầu nguyện là cần thiết nhất để giao tiếp với Chúa, nghe tiếng Chúa và đón nhận ơn Chúa.
Thế nhưng liệu có thinh lặng cầu nguyện được trong thế giới ồn ào náo nhiệt, tràn ngập công việc này chăng?
Mẹ Têrêsa Calcuta, một nữ thánh giữa đời thường, mỗi ngày trước khi bước xuống “địa ngục Calcuta” để chăm sóc những người cùng khổ, hoặc đi vào “nhà hấp hối” để an ủi các kẻ liệt lào, các nữ tu của mẹ đã quì trước Thánh Thể một tiếng đồng hồ, để kín múc nơi Chúa: tình yêu, sức mạnh, lòng can đảm và nhiệt huyết tông đồ.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN (19/07/2025) .: HIẾU KHÁCH (19/07/2025) .: CHỌN ĐIỀU CHÚA MUỐN (19/07/2025) .: PHỤC VỤ (19/07/2025) .: GẶP CHÚA- GẶP THA NHÂN (19/07/2025) .: ĐỪNG QUÁ LO LẮNG CHUYỆN KHÔNG QUAN TRỌNG (19/07/2025) .: ĐỨC GIÊSU DỪNG CHÂN TẠI NHÀ CỦA MÁCTA VÀ MARIA. (19/07/2025) .: MATTA VÀ MARIA (19/07/2025) .: LẮNG NGHE LỜI CHÚA LÀ ĐIỀU TỐT NHẤT (19/07/2025) .: CẦU NGUYỆN VÀ HOẠT ĐỘNG (19/07/2025) .: PHẦN TỐT NHẤT QUYẾT ĐỊNH Ý NGHĨA CUỘC SỐNG (19/07/2025) .: THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM VÀ CỨU CHUỘC DÂN NGƯỜI. (19/07/2025) .: VIỆC CẦN (19/07/2025) .: ƯƠNG QUAN THÂN THIẾT VỚI THIÊN CHÚA (19/07/2025) .: CHO VÀ NHẬN (19/07/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam