Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 57
Tổng truy cập: 1339169
Xin cho chúng nên một
Cập nhật : 17-04-2009 |
X. Xin cho chúng nên một
Lời Chúa - Thầy là cây nho, các con là nhành (Ga 15:5). - Ta thí mạng sống Ta vì đoàn chiên. Ta còn những chiên khác không thuộc dân này. Ta cũng phải chăn dắt, và chúng sẽ nghe tiếng Ta, sẽ thành một đàn chiên và một chủ chăn (Ga 10:15-16). - Đã bao lần Ta muốn tụ họp các ngươi lại như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh... (Mt 23:37). - Con không chỉ cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho những người nhờ lời chúng mà tin vào Con, để hết thảy chúng nên một cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong Chúng Ta. Và thế gian tin là Cha đã sai Con. Phần Con, Con sẽ ban cho chúng vinh quang Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một: Con trong chúng và Cha trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một, ngõ hầu thế gian biết là Cha đã sai Con, và Cha đã yêu mến chúng như Cha đã yêu Con (Ga 17:20-23). - Caipha đã nói điều ấy, không phải tự mình, nhưng vì làm thượng tế năm ấy, ông đã nói tiên tri là Đức Giêsu phải chết thay cho tất cả dân tộc, và không phải chỉ thay cho dân tộc mà thôi, nhưng còn để thâu họp con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối (Ga 11:51-52). - Ví như thân mình chỉ là một, nhưng lại có nhiều chi thể, và hết thảy các chi thể, tuy nhiều nhưng cũng chỉ là một thân mình, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân mình (1 Cr 12:12-13). - Vì chưng thân mình không chỉ là một bộ phận, song là nhiều. Giả sử chân nói: Tôi không phải là tay, tôi không thuộc về thân mình! Tai nói: Tôi không phải là mắt, tôi không thuộc về thân mình! Phải chăng vì thế mà nó không thuộc về thân mình? Nếu toàn thân là thính giác thì khứu giác ở đâu? (1 Cr 12:14-17). - Bộ phận thì nhiều, mà thân mình chỉ là một! Mắt không thể bảo tai: Tôi không cần anh! Tay không thể bảo chân: Tôi không cần anh! (1 Cr 12:20-21). - Thiên Chúa đã điều hoà các bộ phận của thân mình để làm sao càng ít trang nhã càng được trang sức hơn để khỏi có phân tranh trong thân mình. Trái lại, các bộ phận vì ích chung mà bảo che cho nhau. Cho nên một bộ phận đau thì hết các bộ phận đau chung, một bộ phận vinh dự thì hết các bộ phận vinh chung! Mà anh em là thân mình của Đức Kitô, và ai theo phận nấy mà làm chi thể (1 Cr 12:4-5).
1. Thầy nhấn mạnh quá đủ về lòng khao khát của Thầy cho sự hiệp nhất trong nhân loại chưa? Thầy đến trần gian để làm công việc đó: luôn tôn trọng sự đa dạng hợp lý về tính tình của họ, về tư cách của chủng tộc - sự đa dạng làm nên sự phong phú của nhân loại - Thầy mời gọi mọi người sống trong tình yêu Thầy, họ là những tế bào sống động của thân mình mà Thầy là đầu. Mỗi người khác nhau, nhưng tất cả bổ túc cho nhau. Thầy thương yêu mỗi tâm hồn một cách. Mỗi người có chỗ riêng trong thân thể Thầy, có sứ mạng riêng mà không ai khác có thể thay thế. Mỗi người có phận sự riêng và vẻ đẹp riêng, có cách thức duy nhất để tôn vinh Cha qua Thầy. Nhưng tất cả chúng con đều lệ thuộc lẫn nhau. Chúng con càng hiệp nhất với nhau, Thầy càng có thể hiệp thông với chúng con và cho chúng con chia sẻ niềm vui vô tận của Chúa Ba Ngôi.
2. Hãy tìm kiếm những gì có lợi cho sự hiệp nhất nhân loại và hãy tránh xa những gì làm chia rẽ. Không có một bên hoàn toàn tốt, một bên hoàn toàn xấu. Chính trong mỗi người có cái xấu và cái tốt. Con hãy tập khám phá cái tốt nơi mỗi người và làm nổi bật giá trị của họ với lòng tôn trọng và quí mến. Con sẽ góp phần trong việc làm trung dung cái không mấy tốt và con sẽ làm xích lại gần nhau cách dễ dàng các tư tưởng, con tim và ý chí. Hãy vững vàng trong đức tin, nhưng đừng cuồng tín. Hãy vững mạnh trong hy vọng, nhưng đừng nghĩ mình hơn ai. Hãy trung tín trong tình yêu, nhưng chớ gì tình yêu của con rộng mở cho mọi người.
3. Hiệp nhất là sức mạnh truyền thông. Nó khởi đi như một hạt nhỏ xíu, như Vương Quốc của Thiên Chúa, nhưng nó có thể thành cây lớn, cành lá xum xuê, bông hoa rực rỡ với những trái thơm ngon. Mọi nơi con đến, hãy cố gắng là dây liên đới, nhưng trước hết hãy là gạch nối giữa Thiên Chúa và con người. Từ trong thâm tâm, trước hết con hãy giao hoà mọi anh em đồng loại. Khi cầu nguyện, con hãy mang lấy tất cả sự chán chường, nỗi khốn cùng của họ. Hiệp nhất lời nguyện của con với lời cầu của Thầy, và như thế lời van xin của con rất có hiệu lực cho mọi người. Khi làm việc, con hãy nhớ tới tất cả mệt nhọc của anh em con. Hãy kết hiệp việc con làm với công việc Thầy đã hoàn tất trên trái đất, để nguồn tình yêu chảy tràn trên mọi lao nhọc của nhân loại. Lúc đau khổ, con hãy mang vào mình mọi đau khổ của nhân loại. Hiệp thông với thập giá của Thầy. Như thế, con cho đau khổ của anh em con một giá trị cứu độ.
4. Với hết tâm tình, con hãy mong ước sự hiệp nhất, hy sinh cho sự hiệp nhất. Hãy tha thứ cho sự xúc phạm đến con, hãy có những tư tưởng tốt đẹp đối với mọi người. Làm như thế, con xây dựng sự hiệp nhất hiệu lực hơn những bài bút chiến báo thù. Tất nhiên không phải những ai kêu gào: "Hiệp nhất! Hiệp nhất!" là góp phần đắc lực hơn cho sự hiệp nhất đâu. Thầy không khuyên con nên dại khờ. Chúng con phải biết liên kết sự khôn ngoan của con rắn với sự đơn thành của chim câu. Nhưng hãy giữ mình khỏi độc tài. Người thiên vị và óc đảng phái nghịch với tinh thần của Thầy.
5. Người Kitô hữu có trách nhiệm lớn lao đối với những gì có liên quan đến sự hiệp nhất trong nhân loại. Nếu họ sống hoàn toàn theo đức tin, họ sẽ đánh đổ thành kiến và sẽ làm vui lòng nhiều người. Lời nói không làm nên nhân đức, chính cuộc sống của người Kitô hữu, qua nhân chứng cụ thể, cho nhân đức ý nghĩa và hiệu quả. Phần con, hãy sống những gì Thầy dạy. Đó là cách thế tốt nhất để Lời Thầy được chấp nhận và thấu hiểu. Nếu mọi tâm hồn đã được thánh hiến qua phép Rửa, nhất là thánh hiến qua đời tu, cố gắng cách chân thành đem Tin Mừng vào cuộc sống của họ, tấm áo dài không đường may của Giáo Hội đã không có nhiều chỗ rách!
6. Con càng im lặng, lu mờ đi, tôn trọng sự tự do của người khác, không tìm cách cai trị, cũng không muốn thống trị họ, con càng giúp họ đến gần Thầy trong tự do và ý thức tình nguyện. Con càng muốn củng cố mình, bắt người khác theo sở thích, ước muốn, hành vi, ý tưởng của mình, hoặc cưỡng ép người khác không kể chi đến họ, thì hành động của con càng kém hữu hiệu và có nguy cơ con đào sâu hơn hố ngăn cách. Đừng tìm cách phỉnh gạt, ép buộc, quyến rũ; Thầy kêu gọi, mời mọc, thu hút, cho mọi người ánh sáng tùy ở mức đón nhận của mỗi người. Thầy không đặt để theo ý mình, không loè bịp, không ép uổng, không bẻ gẫy, không cưỡng bách, không nghiền nát. Thầy yêu mến và luôn luôn sẵn sàng chờ đợi. Thầy ở giữa chúng con như người phục vụ. Thành công của một người không hệ ở số người phục vụ họ, mà ở số những người mà họ phục vụ.
7. Để có được sự hiệp nhất, cần nhiều hy sinh cá nhân, kiên nhẫn trong vui tươi, cần rất nhiều tình thương. Mọi người sẽ tốt hơn nếu họ cảm thấy mình được yêu hơn. Còn trên trái đất, con đừng chờ công lý thực hiện hoàn toàn mới tạo ra bầu khí hiệp nhất và yêu thương. Chính vì có bất công mới phải yêu thương, mới phải đề phòng để vươn lên: dĩ đức báo ác. Như vậy đó, không thể khác, bất công sẽ bị đánh bại, ngăn cách sẽ được xoá bỏ, hố sâu sẽ được lấp đầy. Nếu con muốn xây dựng sự hiệp nhất giữa con người, con phải chấp nhận mầu nhiệm thập giá. Phải, chấp nhận thấy những mơ ước của con bị bẻ gẫy, nhưng con hãy luôn giữ vững lý tưởng. Phần thưởng lớn lao con sẽ lãnh nhận trong thế giới vô hình, đáp ứng độ khát khao sự hiệp nhất mà Thầy làm nẩy sinh trong tâm hồn con.
8. Ơn cứu chuộc nhân loại, không thể hiện qua sự thành công của con người, không theo hình thức bên ngoài, cũng chẳng theo lòng ham danh được toại nguyện, dù đó là việc tông đồ đi nữa. Nhưng nó thực hiện qua đau khổ của vị tông đồ thông hiệp với cuộc khổ nạn của Thầy. Tại vườn Giệtsimani, Thầy đã cầu cho sự hiệp nhất: "Ước gì chúng nên một. Như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, chúng nên một trong Chúng Ta. Con đã mạc khải cho chúng sự sống tuyệt vời mà Cha đã cho Con. Xin cho chúng nên một, Con ở trong chúng và Cha ở trong Con. Xin cho sự hiệp nhất nên trọn". Hãy tin tưởng, điều đó đang đến và sẽ đến: Thầy đã thắng thế gian! |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam