Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1338951
Vợ chồng chia tiền, ... chia luôn cả tình
Vì lý do nào đó, nhiều cặp vợ chồng chia đôi tài sản khi còn chung sống. Họ tưởng làm vậy sẽ khiến mỗi người tự chủ và thoải mái hơn, nhưng thực tế, tiền chia, tình cũng dần nguội đi.
Lập gia đình với nhau được 7 năm, anh Đức Hòa, ở phường Đa Kao, quận 1, TP HCM mới tá hỏa khi nghe chị Như Minh, vợ anh thông báo "hung" tin: Trước khi lấy anh, chị nợ ông anh họ hơn 200 triệu đồng. Ông ấy đi Mỹ, tưởng đã xí xóa cho, ai dè bất thình lình về Việt Nam định cư và sẽ đòi lại. Trước đây, anh có lần nghe loáng thoáng chị từng kinh doanh rồi phá sản, nhưng không quan tâm vì cho là chuyện đã qua.
Sau khi nhờ luật sư tư vấn, cả hai chọn giải pháp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để chị có tiền trả nợ. Căn nhà nhỏ được anh thế chấp vay ngân hàng, mượn thêm bạn bè đủ số tiền 230 triệu đồng cho vợ. Anh còn không quên gửi thêm cho chị một câu đầy ấm ức: "Cô chỉ làm khổ tôi thôi, coi như xong đó nha!". Chị Minh nghe chồng thốt ra từ "xong" mà nghe tan nát cõi lòng.
Từ ngày phải chạy nợ cho vợ, anh Minh như trở thành người khác. Khi nào đi làm mà có bạn rủ nhậu thì nửa đêm anh mới về, vào nhà chẳng nói chẳng rằng, lên giường thẳng giấc. Hôm nào rảnh ở nhà, suốt ngày anh cáu bẳn, kiếm cớ đánh chó, chửi mèo. Có lúc cãi nhau, anh còn to tiếng: "Mời cô ra khỏi nhà tôi". Chị Minh chìm trong mặc cảm, như người lãnh án chung thân ngay trong nhà mình.
Chịu đựng được gần một năm, chị phát hiện chồng có quan hệ tình cảm với một nữ đồng nghiệp, dồn hết vốn liếng trong nhà để làm ăn với cô ta. Chị Minh lựa lời khuyên thì anh vùng vằng: "Cô không có quyền quyết định một cái gì trong nhà này nữa. Tiền của tôi, tôi muốn làm gì thì làm". Ngay ngày hôm sau, chị lẳng lặng ôm con về ngoại.
Chuyện chia tài sản khiến tình cảm vợ chồng sứt mẻ cũng xảy ra với vợ chồng chị Lệ Thanh ở quận 5, TP HCM.
Gần đây, chồng chị Thanh mê chơi chứng khoán, bỏ bê công việc ở cơ quan nên bị cho nghỉ. Tệ hại hơn, chồng chị còn đòi thế chấp sổ đỏ để làm một "quả" lớn trên sàn.
Chị cho rằng, anh chỉ hợp với những công việc giao đến đâu, làm đến đó của một nhân viên, còn đầu tư mạo hiểm thì nắm chắc phần thua. Thế là hai vợ chồng ngập chìm trong cãi vã, giận dỗi. Anh một mực khẳng định, thời cơ đang đến, nếu không nhanh chân sẽ không kịp.
Cuối cùng, họ ra tư pháp phường để làm thủ tục chia tài sản. Bỏ ra toàn bộ số tiền chia được gần 500 triệu đồng đầu tư vào chứng khoán, anh vùi đầu trên sàn từ sáng đến tối. Chỉ sau 4 tháng đầu tư, cổ phiếu của anh tụt giá kinh hoàng. Buổi tối về nhà, anh như mang tội, mặc cảm với mọi người. Vợ con cố gần gũi chia sẻ, anh to tiếng: "Tôi chưa đến mức để mọi người thương hại. Tiền của tôi mất, không cần ai phải lo".
Từ ngày không làm việc ở cơ quan, mỗi tháng không có tiền lương đưa về, anh cũng chẳng còn muốn ăn cơm vợ nấu vì sợ mang tiếng "ăn bám". Anh bán đổ bán tháo cổ phiếu, chỉ còn hơn 100 triệu, lại đầu tư mua của công ty khác với hy vọng lấy lại những gì đã mất.
Chị Thanh khuyên chồng: "Thôi, anh bỏ chơi cổ phiếu đi, nhà của mẹ con em vẫn rộng cửa để anh làm lại từ đầu". Nghe vậy, anh càng mặc cảm, rồi tuyên bố: "Khi nào tôi kiếm đủ 500 triệu nhập vào tài sản chung, tôi mới thôi chứng khoán". Vậy là anh ngày càng xa vợ con hơn. Cơm bụi, cà phê vỉa hè, rượu đế đã kéo anh lang thang từ ngày này sang ngày khác ngoài đường. Anh chỉ về nhà để ngủ, thỉnh thoảng còn không về.
Tiền anh, tiền tôi, tình tan
Từ việc sòng phẳng trong tài sản kéo theo tình cảm cũng trở nên nguội lạnh bởi tâm lý người Á Đông không quen sự phân chia rạch ròi tồn tại ngay trong nhà mình. Khoảng cách vợ chồng cũng vì thế mà vô tình ngày càng bị kéo giãn ra vì họ không còn nhìn về một hướng nữa. Họ dễ rơi vào quan niệm: tài sản ai người nấy giữ và chỉ chăm chăm cho phần riêng của mình, không còn chung vai sát cánh-điều vốn rất cần trong hôn nhân.
Ông Phan Đắc ở quận 10, TP HCM đến với bà Hương Lan trong hoàn cảnh "rổ rá cạp lại". Cả hai đều có phần tài sản riêng trước hôn nhân và họ quyết định nhập lại thành của chung để thể hiện sự hết lòng vì nhau. Sau nửa năm yên bình, bà Lan muốn góp vốn đầu tư mở một công ty phát hành sách nhưng mỗi lần bàn bạc, ông Đắc đều thờ ơ. Ông lại đang gặp khó khăn trong quá trình giao dịch tiền bạc vì suốt ngày bị vợ theo dõi, khuyên can đủ kiểu.
Sau một thời gian khủng hoảng về tình cảm do chuyện tiền bạc gây ra, hai người lại quyết định chia khối tài sản chung ra để vợ có thể tự quyết định việc đầu tư, chồng cũng thoải mái giao dịch. Cả hai còn thống nhất: Tuy chia của nhưng tình cảm vợ chồng vẫn nguyên vẹn.
Nhưng thực tế, dù quyết tâm giữ gìn, vợ chồng ông Đắc cũng suốt ngày lục đục. Cả hai quyết định sẽ chia đôi khoản đóng góp cho gia đình: Chồng lo tiền điện thoại, sửa xe, tiền học cho con, vợ lo tiền chợ, thuê người giúp việc, mua sắm quần áo, tiền gas. Mới đây, hai người đã cãi nhau một trận ra trò chỉ vì lý do nhỏ nhặt: Để tiết kiệm gas, bà Lan đã nấu nước sôi bằng ấm điện (vì chồng trả tiền điện) rồi mới dùng nước đó chế biến thức ăn. Người chồng bảo: "Cô thật nhỏ mọn, bòn của tôi từng cắc". Người vợ trả miếng: "Anh mới hẹp hòi, có chút tiền điện cũng tính toán với vợ".
Tâm sự với chuyên viên tư vấn tâm lý, bà Lan đau khổ: "Tưởng chia tài sản thì vợ chồng sẽ thoải mái hơn với nhau, ai ngờ... Giờ cả hai đều có cảm giác xa lạ thế nào ấy".
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, khoa Luật, Đại học Cần Thơ nhận định: Sai lầm lớn nhất là vợ chồng khi chia tài sản lúc còn chung sống với nhau là thường thỏa thuận về việc chia các khoản sẽ có trong tương lai. Ví dụ như chuyện tách bạch lương, thu nhập của mỗi người. Nếu bất kỳ tài sản nào của vợ hay chồng làm ra trong tương lai đều bị tách riêng thì việc chia tài sản chung sẽ kéo hai người trôi xuống vực thẳm ly hôn.
Luật sư Nguyễn Ngọc Châu, đoàn Luật sư TP HCM phân tích việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ở Việt Nam có ba bất tiện: Thứ nhất, theo phong tục Việt Nam, tài sản trong nhà là của chung, để vun đắp gia đình, cho con cháu đời sau, là niềm vinh danh cho cha mẹ chứ không phải của riêng đôi vợ chồng nên việc chia chác có thể sẽ phá vỡ nếp nhà.
Thứ hai, trong xã hội Việt Nam hiện nay, người ta thường chỉ chia tài sản sau ly hôn, nếu vợ chồng chia khi đang chung sống, dễ bị mang tiếng là hôn nhân "có vấn đề".
Thứ ba, tình cảm vợ chồng thiêng liêng, mà tài sản chung là yếu tố cơ bản, từ đó mới nảy nở nhiều tình cảm tốt đẹp khác. Vì vậy, xét cho cùng, việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân mà không bị cắt về tình cảm là điều không dễ làm. Việc này nếu có tiến hành thì cũng là ở thế "chẳng đặng đừng" mà thôi.
Theo Phụ Nữ
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam