Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 29
Tổng truy cập: 1339186
Tự do để yêu
Cập nhật : 17-03-2009 |
Tự Do Để Yêu Thí dụ trường hợp một người đàn ông độc thân lập gia đình. Như một thanh niên độc thân, “Thành” có thể quyết định làm điều gì anh muốn, làm khi nào, và làm thế nào thì tùy ý anh. Anh tự do đặt chương trình cho mình. Anh quyết định sống ở đâu. Anh có thể nghỉ việc và dời đi một nơi khác bất cứ lúc nào anh muốn. Anh có thể để nhà cửa bê bối. Anh có thể tiêu xài tùy ý. Anh có thể ăn, đi chơi, và đi ngủ khi nào anh muốn. Anh đã quen quyết định theo ý mình. Tuy nhiên, có gia đình sẽ thay đội đời sống của Thành rất nhiều. Nếu Thành tự ý nghỉ việc, mua xe, đi nghỉ cuối tuần hay bán nhà thì chưa chắc vợ Thành đã đồng ý! Bây giờ Thành đã có vợ nên mọi quyết định đều phải là quyết định chung của hai người chứ không phải chỉ của Thành nữa, và phải quyết định thế nào để tốt nhất cho hôn nhân và gia đình của hai người. Trong tình yêu tự hiến, một người ý thức cách rõ ràng rằng đời sống của mình không còn là của mình nữa. Người ấy đã nhường ý riêng của mình cho người mình yêu. Người đó không phải hoàn toàn từ bỏ các toan tính, mơ ước, và những gì mình ưa thích, nhưng phải đặt chúng vào một viễn cảnh mới. Chúng phải tùy thuộc vào vợ người ấy và các con cái mà họ có thể có từ cuộc hôn nhân này. Thành dùng thì giờ và tiền bạc hay thu xếp đời sống của Thành thế nào không còn là vấn đề chọn lựa riêng của Thành nữa. Gia đình Thành trở nên điểm qui chiếu cho mọi việc anh làm. Đấy là vẻ đẹp của tình yêu tự hiến. Một người độc thân như Thành có quyền tự quyết, nghĩa là có thể thu xếp đời sống theo ý mình. Nhưng vì yêu, Thành đã tự do chọn lựa từ bỏ quyền tự quyết này, tự giới hạn sự tự do của mình, bằng cách quyết tâm hiến thân cho vợ Thành và những gì tốt đẹp cho nàng. Tình yêu mạnh đến nỗi thúc đẩy Thành hy sinh ý riêng của mình cho người yêu một cách sâu xa. Thật ra, nhiều hôn nhân ngày nay sẽ trở nên vững chắc hơn nếu chúng ta hiểu và nhớ loại tình yêu tự hiến mà chúng ta đã đoan nguyền từ đầu. Thay vì ích kỷ theo đuổi những điều mình ưa thích hay mong ước, chúng ta phải nhớ rằng khi chúng ta đã thề hứa, chúng ta đã tự do chọn lựa từ bỏ ý riêng. Chúng ta từ bỏ vì yêu thương, vì ích lợi cho bạn đời và con cái chúng ta. Như Đức Thánh Cha giải thích, “Hình thức yêu thương trọn vẹn và không nhượng bộ nhất chính là ở chỗ tự hiến, ở chỗ làm cho ‘tôi thành sở hữu của người khác’ mà không chuyển nhượng và không di dịch được nữa” (tr. 97). Định Luật Tặng Quà Giờ đây chúng ta đi đến mầu nhiệm lớn nhất của tình yêu tự hiến. Ở trọng tâm của món quà tự hiến này là một xác tín căn bản rằng trong việc hiến dâng quyền tự quyết của tôi cho người yêu, tôi nhận lại được rất nhiều. Bằng cách kết hợp với người khác, đời sống của chính tôi không bị thu nhỏ lại mà lại được phong phú hóa một cách sâu đậm. Đó là điều mà Đức Thánh Cha gọi là “luật ekstasis” hay luật tự hiến: “Người yêu ‘đi ra ngoài’ bản ngã của mình để tìm sự hiện hữu trọn vẹn hơn ở người khác’” (tr. 126). Tuy nhiên, theo quan điểm Kitô giáo, đời sống không có nghĩa là “muốn làm gì thì làm”. Nó có nghĩa là sự liên hệ của tôi – là làm tròn quan hệ với Thiên Chúa và với những người mà Thiên Chúa đặt vào đời tôi. Trên thực tế, đây là cách chúng ta tìm thấy sự thỏa mãn trong cuộc đời: bằng cách sống các sự liên hệ của chúng ta cho đúng. Nhưng muốn sống các liên hệ của chúng ta cho đúng, chúng ta cần phải hy sinh thường xuyên, phải từ bỏ ý riêng của chúng ta để phục vụ ích lợi của người khác. Đó là lý do tại sao chúng ta khám phá ra một hạnh phúc khôn lường trong đời sống khi chúng ta tự hiến cách này, vì chúng ta đang sống cách mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta sống, là cách mà chính Thiên Chúa sống: trong một tình yêu hoàn toàn tự hiến và quyết tâm. Như một câu của Công Đồng Vaticanô II mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thích nhất là: “Một người chỉ tìm thấy chính mình qua việc thành tâm hiến mình thành món quà cho người khác” (Gaudium et Spes, số 24). Câu này của Công Đồng Vaticanô II có thể áp dụng đặc biệt vào hôn nhân, là chỗ mà tình yêu tự hiến giữa hai người được coi là sâu đặm nhất. Trong việc quyết tâm yêu thương người khác trong tình yêu hôn nhân, tôi chắc chắn là phải giới hạn sự tự do “muốn làm gì thì làm” của tôi. Nhưng đồng thời tôi tự mở ra cho một sự tự do lớn lao hơn: tự do để yêu. Như Đức Thánh Cha giải thích, “Tình yêu bào gồm một quyết tâm là quyết tâm giới hạn tự do của mình, là bỏ đi cái tôi, và tự hiến chỉ có nghĩa như thế: là giới hạn tự do của mình vì người khác. Giới hạn tự do của một người có thể được coi là một điều tiêu cực và không vui, nhưng tình yêu làm cho nó thành một điều tích cực, vui tươi và sáng tạo. Tự do hiện hữu vì tình yêu.” (tr.135). Kết Luận Trong khi những người theo chủ nghĩa cá nhân thời đại coi việc tự hiến trong hôn nhân như một điều tiêu cực và giới hạn, thì các Kitô hữu coi những giới hạn như thế là sự giải phóng. Điều mà tôi thực sự muốn làm trong đời là yêu mến Thiên Chúa, vợ con tôi, và những người lân cận tôi, vì tôi tìm thấy hạnh phúc trong những liên hệ này. Và nếu tôi muốn yêu vợ con tôi và hoàn toàn quyết tâm cho họ, thì tôi phải thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của những ý muốn ích kỷ của tôi, để chúng khỏi điều khiển đời sống tôi và cai trị gia đình tôi. Nói cách khác, tôi phải được giải thoát khỏi ách bạo tàn của “việc muốn làm gì thì làm”. Chỉ khi đó tôi mới được tự do sống theo phương cách mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên tôi để sống. Chỉ khi đó tôi mới thật sự tự do và hạnh phúc. Chỉ khi đó tôi mới được tự do để yêu. |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam