Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 26
Tổng truy cập: 1338904
Truyền giáo một cú Hích mới ở Việt Nam
GIÁO HỘI VIỆT NAM :
MÔT CÚ HÍCH MỚI CHO VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG
Hãng tin EDA của Hội Thừa Sai Paris hôm nay chỉ ra rằng : Chức trách các giáo phận đang cùng nhau tìm kiếm những phương thế để đưa vào một cú hích mới cho việc rao giảng Tin Mừng cho những người Việt-Nam ngoài Kitô giáo. Các nghiên cứu xã hội học vừa qua, việc phổ biến các dữ liệu thống kê về sự phát triển của Kitô giáo ở Việt-Nam, đã báo động các giới chức Giáo Hội về sự cần thiết phải suy tư sâu xa về việc loan báo Tin Mừng. Cho tới nay, những tiến bộ trong công tác rao giảng Tin Mừng không tương ứng với ước mong cũng như những nỗ lực của các tín hữu Công Gáio Việ-Nam. Sự lo lắng nầy là trung tâm của một cuộc toạ đàm do Uỷ Ban Truyền Giáo HĐGM Việt Nam tổ chức rại Tp Hồ Chí Minh từ 23 đến 25.03 vừa qua. Chủ đề tranh luận có đề tựa : « CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO [thừa sai] TRONG TRƯỜNG (cánh đồng) MỤC VỤ ». 26 phụ trách các tiểu ban cấp giáo phận, cùng với một số linh mục,tu sĩ nam nữ và giáo dân, dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Micae Hoàng-Đức-Oanh,giám mục giáo phận Kontum,chủ tịch Uỷ Ban, đã cùng nhau nghe lại những mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng do Chúa Kitô để lại cho Hội Thánh Người. Hội nghị điểm lại tình hình hiện nay của viêệ truyền giáo trong đất nước và tìm những phương thế nhằm đưa vào một cú hích cho việc rao giảng Tin Mừng cho người ngoài Kitô-giáo.
Đã mấy năm rồi những nghiên cứu thống kê về sự phát triển của Giáo Hội [ở Việt Nam] khiến các chức trách Giáo Hội lấy làm lo âu, vì chúng cho thấy gần như không có tiến bộ của Đạo Công giáo Việt Nam về mặt dân số. Cha Antôn Nguyễn-Ngọc- Sơn đã chia sẻ các nhận định của Ngài về đề tài nầy với các đồng nghiệp thuộc Hạt Tân Định (Sàigòn) trong các ngày tĩnh tâm tháng vào tháng hai và tháng ba, Theo kết luận của Vị linh mục chuyên môn về nghiên cứu xã hội học nầy, thì từ năm 1960 (thời điểm thành lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt Nam) cho tới năm 2008, tỷ lệ tín hữu Việt-Nam vẫn giữ ở mức độ ấy. Năm 1960, dân số tổng quát của Việt-Nam ước lượng khoảng 30.172.000,trong khi con số Công Giáo là 2.094.000,tức là 6,93%. Tổng điều tra dân số năm 2000 [ chính xác là 1999. Cứ 10 năm một lần : 1979 – 1989 – 1999 và 01.04.2009, BTGH] cho con số 77.735.4000 người. Vào kỳ họp chung năm nay, các giám mục Việt-Nam ước lượng dân số Công giáo khoảng 5.234.303, tức là một tỷ lệ 6,7%. So sánh các thống kê cho thấy rằng, với thời gian nêu trên, sự phát triển của Giáo Hội ở Việt-Nam theo nhịp tăng trưởng dân số tổng quát và do sinh đẻ hơn là do trở lại Đạo. Các năm từ 2000 đến 2007, cn số trung bình rửa tội người lớn ở Việt-Nam là 35.000 mỗi năm. Một phần lớn trong đó có động cơ kết hôn với người Công giáo.
Trong lịch sử Giáo Hội Công giáo Việt-Nam, nhịp tăng tiến dân số Công gíao đã thay đổi tùy theo các thời kỳ. Vào năm 1802 (187 năm các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đặt chân đến Việt-Nam và sau chưa đầy 150 năm các Vị giám quản tông toà tiên khởi đến),tín hữu Công giáo với con số 320.000, chỉ tượng trưng co 3% dân số. Một cách nghịch lý,chình trong những cơn bách hại hìanh hành chống lại các Kitô-hữu thời các nhà Nguyễn, mà Giáo Hội Việt Nam thật sự phát triển. Từ năm 1802 đến 1886, khi có hàng chục ngàn người chịu chết vì Đức tin và nhiều cộng đoàn Kiô giáo bị triệt hạ hoàn toàn trong thời « Văn Thân », thì con số tín hữu Công Giáo đ4 tăng gấp đôi (648.435) và tỷ lệ tăng từ 3% lên 7%. Kể từ đó, hầu như chẳng thay đổi gì nữa.
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, trong một cuộc phỏng vấn trên trang điện tử HĐGM Việt-Nam sau cuộc tọa đàm nầy,trước hết đã nhấn mạnh sự khó khăn khi phải đánh giá cao các kết quả của công tác rao giảng Tin Mừng. Tuy thề,một số thực tại lịch sử không thể nghi ngờ : chẳng hạn không còn nghi ngờ gì rằng thời kỳ phát trểin mạnh mẽ của Giáo Hội ở Việt-Nam tương ứng một cách chính xác với thời kỳ các cuộc bách hại vào thượng bán thế kỷ XIX. Giáo Hội Việt-Nam đã sống ở thời kỳ ấy lịch sử giống như những buổi đầu tiên của Gáio Hội hoàn vũ. Những tiến bộ đạt được tiếp sau đó rất nhỏ nhoi. Những công việc của cuộc toạ đàm đã xác định một số lý do nhất định giải thích tình trạng sự việc nầy. Những người tham dự toạ đàm chẳng hạn đã phàn nàn việc Gíao Hội đầu tư quá khiêm tốn vào lãnh vực truyền giáo, nhất là nếu người ta đem những đầu tư nầy so sánh với đầu tư dành cho xây dựng hoặc cho những lãnh vực khác như văn hoá, đào tạo..Hơn thế nữa, những khó khăn hiện nay đã khiến cho công tác mục vụ trở nên bị động, ở vào thế bí đến nỗi trách nhiệm truyền giáo đã bị bỏ quên hoặc nằm trong bóng tối.
Cuộc toạ đàm vừa qua ở Tp Hồ Chí Minh chắc chắn là sự khởi đầu cho một công việc suy tư rộng lớn, sẽ kéo dài suốt năm thánh sắp tới và sẽ mở ra cho những lựa chọn ở tầm mức và phạm vi lớn lao. Lúc nầy, cuộc toạ đàm hài lòng với việc đưa ra một số đề nghị cho các giáo phận liên quan đến việc nhân rộng những vị trí truyền giáo hoặc phổ biến Kinh Thánh trong lòng dân tộc Việt-Nam.
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam