Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 72
Tổng truy cập: 1339151
Tránh nhìn những hình ảnh khiêu dâm
Cập nhật : 17-03-2009 |
Michelangelô hay Playboy Điều này cũng giúp chúng ta giải thích sự khác biệt giữa những hình ảnh khiêu dâm và những tác phẩm nghệ thuật cổ điển tốt đẹp trình bày thân hình không che đậy của một người. Cả báo Playboy và một số tác phẩm nghệ thuật ở Viện Bảo Tàng Vatican đều trình bày những chỗ kín của thân thể con người. Thực sự, có một số người trong kỹ nghệ khiêu dâm đã lý luận rằng các hình ảnh của họ chỉ là một hình thức nghệ thuật khác, trình bày vẻ đẹp của thân xác. Một số người bênh vực các phim ảnh khiêu dâm đã chất vấn rằng tại sao Hội Thánh lên án các hình ảnh khiêu dâm mà lại để cho những hình vẽ khỏa thân được trưng bày ở chính viện bảo tàng của mình! Các hình ảnh khiêu dâm của báo Playboy chẳng hạn, không làm cho người ta chú ý đến vẻ đẹp của thân thể, mà chỉ lôi kéo sự chú ý của người ta đến những sự vật được dùng để thỏa mãn nhục dục của mình. Kết quả là chỉ đánh giá con người theo giá trị tính dục của thân xác. Ngược lại các tác phẩm nghệ thuật trình bày vẻ đẹp của thân xác mà không hạ giá con người, nhưng làm cho con người nên cao quý hơn, bằng cách dẫn chúng ta đến việc suy niệm về mầu nhiệm của con người như một kỳ công của việc tạo dựng của Thiên Chúa. Các hình ảnh nghệ thuật tốt đưa chúng ta đến việc bình an chiêm niệm về chân, thiện, mỹ, kể cả cái chân, cái thiện và cái mỹ của thân thể con người. Còn hình ảnh khiêu dâm không đưa chúng ta đến chiêm niệm như thế, nhưng khuấy động trong lòng chúng ta những thèm muốn cảm giác nơi thân xác người khác như một vật dụng được dùng để thỏa mãn lạc thú của chúng ta. Nói cách khác, có bao nhiêu người chiêm ngắm bức hình ông Ađam và bà Evà của Michelangelô trong Nhà Nguyện Sistine mà sa ngã phạm tội, và có bao nhiêu người xem những hình ảnh khiêu dâm trong báo Playboy mà không phạm tội dâm dục trong tư tưởng?[1] Làm Nô Lệ cho Nhục Dục Lý do thứ ba mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II quan tâm đến là nếu không kiềm chế được nhục lạc thì chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho tất cả những gì kích thích ước muốn thỏa mãn nhục dục của chúng ta. Thí dụ, một người buông xuôi theo nhục dục cảm thấy ý chí của mình trở nên quá yếu đuối, nên chiều theo bất cứ một giá trị tình dục nào mà anh thấy cấp thời nhất. Khi gặp một phụ nữ ăn mặc cách nào đó, anh không thể tránh nhìn cô ấy với những tư tưởng dâm dục. Khi anh thấy hình ảnh phụ nữ trên truyền hình, trên Internet, hay trên những bảng quảng cáo dọc theo xa lộ, anh ta không thể nào tránh nhìn đến chúng đồng thời không thèm muốn giá trị tính dục của những người phụ nữ trên ấy, và muốn thưởng thức lạc thú mà anh có thể tìm thấy trong những cái nhìn của mình. “Tôi Có Thể Nhìn, Nhưng Tôi Không Thể Sờ Mó” Hơn nữa, ở một trong những điểm sâu sắc nhất của phần này, Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng một người có thể lạm dụng thân xác người khác ngay cả khi người kia vắng mặt. Thí dụ, một người đàn ông không cần phải thấy, nghe, hay sờ mó một người phụ nữ, mà vẫn có thể khai thác thân xác cô ta để tìm khoái cảm. Qua trí nhớ và trí tưởng tượng, anh ta “có thể tiếp xúc ngay cả với ‘thân xác’ của một người vắng mặt, bằng cách thưởng thức giá trị của thân xác ấy nếu nó trở thành ‘một đối tượng có thể dùng được để hưởng lạc’” (tr. 108-109). Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà trong ấy nhiều người đàn ông tự nhủ, “Có những tư tưởng dâm dật về một người phụ nữ thì sai lỗi ở chỗ nào? Tôi không làm hại ai khi tôi làm thế!” Ngay cả một số người có gia đình cũng nghĩ: “Tôi không ngoại tình khi tôi nhìn người phụ nữ khác cách này. Tôi vẫn trung thành với vợ tôi. Tôi có thể nhìn, nhưng tôi không được sờ mó thì thôi”. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ lời cảnh cáo của Đức Kitô về vấn đề này: “Bất cứ ai nhìn một người phụ nữ cách dâm dật là đã phạm tội ngoại tình với nàng trong lòng” (Mt 5:28). Đức Thánh Cha Gioan Phalô II đã giải thích cho chúng ta việc gì thật sự xảy ra khi một người đàn ông nhìn một người phụ nữ cách dâm dật, và tại sao chiều theo những tư tưởng dơ bẩn và những mơ ước tính dục luôn luôn là sai về mặt luân lý, và hạ giá người phụ nữ. Trong tâm trí của một người dâm dật, người phụ nữ bị hạ xuống bằng giá trị tính dục của thân xác người ấy. Anh ta đối xử với cô không phải như một người, mà như một thân xác để khai thác mà làm cho anh ta vui thú trong cái nhìn và trong tư tưởng của anh. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi người phụ nữ không có mặt, vì anh ta vẫn còn có thể tiếp xúc với thân xác của cô ấy để thỏa mãn nhục dục của mình trong trí nhớ và trí tưởng tượng của anh. Đây là chủ thuyết xử dụng thô bỉ - hoàn toàn khác với tình yêu chân chính. Kết Luận Để kết luận, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng nhục lạc tự nó không phải là tình yêu. Nó có thể trở thành “nguyên liệu’ cho việc phát huy một tình yêu chân chính. Nhưng sự thèm khát giá trị tính dục của thân xác này phải được bổ túc bằng những yếu tố cao thượng hơn của tình yêu, như là ý ngay lành, tình bằng hữu, nhân đức, một quyết tâm hoàn toàn, và tình yêu vị tha (là những đề tài sẽ được bàn đến ở các bài sau). Nếu nhục dục không được tháp nhập cách cẩn thận vào những yếu tố cao hơn của tình yêu, thì những thèm muốn nhục dục sẽ phương hại đến mối liên hệ. Trên thưc tế, nó có thể tiêu hủy tình yêu giữa đôi nam nữ, và làm cho tình yêu không nảy sinh được giữa họ. |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam