Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 69
Tổng truy cập: 1338636
Tình yêu
TÌNH YÊU MÃNH LIỆT HƠN SỰ CHẾT
(Dc.8,6)
Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ không có cuộc hôn nhân nào nhiều sóng gió cho bằng cuộc hôn nhân giữa Cựu Hoàng Bảo Ðại và Hoàng Hậu Nam Phương.
Trong một trang hồi ký, Cựu Hoàng Bảo Ðại cho biết : "Sau khi về nước (1932) trong triều đã bàn tán sôi nổi chuyện nạp phi cho tôi. Thái Hậu và các Thượng quan mỗi người đều chuẩn bị tiến dẫn một ái nữ mà họ cho là xứng đáng nhất. Tôi đã thoáng thấy sóng gió về chuyện này"
Các tư liệu, báo chí cho biết, Cựu Hoàng đã phải vất vả đương đầu với những tục lệ, về nếp sống của triều đình trong vấn đề hôn nhân. Ông đã quyết tâm dẹp bỏ tục đa thê lâu đời ở Việt Nam, nhất là trong triều đình. Ông đã làm cho nhiều hào phú, đại quan thất vọng., làm cho cố đô và cả nước xôn xao khi đơn phương chọn lựa và công bố HOàng Hậu tương lai là cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, một bạn học cũ ở Pháp, ngang tầm trình độ văn hoá với ông, ái nữ của Quận Công Nguyễn Hữu Hào, một người Công Giáo.
Lời công bố như một tiếng sét. Bà Từ Cung, các ông TỨ Trụ triều đình bàn cãi sôi nổi, vì đây không phải là vấn đề cá nhân nhà vua, mà là vấn đề sơn hà xã tắc.
Ai cũng biết, người Công GIáo là phải chấp nhận lề thói của đạo, con cái sẽ theo đạo mẹ và được giáo dục theo đường lối Công GIáo.
Như vậy sau này Thái Tử lên kế vị sẽ ra sao ?
Vấn đề gay go biết chừng nào ! Nhưng trước sức mạnh của tình yêu, Vua Bảo Ðại đã giữ vững được ý định lúc ban đầu, không áp lực nào lay chuyển nổi.
Hôn lễ đã được tổ chức rất long trọng vào ngày 20/03/1934 với lời cam kết công khai: chỉ có một vợ một chồng, chung thủy với nhau cho đến chết. HOàng hậu được tự do hành đạo, các con sinh ra sẽ theo đạo Công GIáo và được giáo dục theo tôn chỉ của đạo.
Ðây là chuyện chưa tùng có trong các triều vua chúa tại Việt Nam.
Sau khi cưới, nhà vua liền hạ sắc tấn phong Hoàng Hậu cho cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, bất chấp truyền thống "tứ bất lập" của Triều Nguyễn, lại còn ban thêm một sắc chỉ cho phép cô được mặc áo mầu vàng cam (mầu chỉ dành cho hoàng đế).
Nhà vua và hoàng hậu đã sinh được 5 người con, 2 trai và 3 gái. Cuộc sống của ông bà vào thời Nguyễn mạt có nhiều biến động. Nhưng tài liệu cho biết, cựu hoàng Bảo Ðại đã giữ cam kết của mình, để bà Nam Phương được tự do hành đạo, cho các hoàng tử và công chúa được rửa tội và giáo dục theo đạo Công Giáo. Chính HOàng hậu cũng đã tỏ ra là một dâu thảo, mẹ hiền, khiến cho Từ Cung thái hậu và cả triều đình không chê trách được điều gì.
Nói tới hôn nhân là nói tới tình yêu. Bởi vì tình yêu chính là nền tảng của gia đình. KHông có tình yêu, không thể có hôn nhân đích thực được.
Tuy nhiên tình yêu ở đây phải phù hợp với Chúa là tình yêu.
Vậy tình yêu thế nào là tình yêu phù hợp với Chúa ?
MộĴ nguyên tắc để giúp chúng ta đoán định đó là: Tất cả những gì trái với luật Chúa thì không thể là tình yêu đích thực được.
Tình yêu đích thực có một sức mạnh không ai lường được.
Chẳng thế mà ca dao của Việt Nam chúng ta đã có câu :
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
thất sông cũng lội,
cửu thập đèo cũng qua.
Sách diễm ca mà chúng ta nghe trong bài đọc I hôm nay thì cho biết; "Tình yêu mạnh hơn sự chết"
Mối tình của Cựu Hoàng Bảo Ðại với cô Nguyễn Hữu Thị Lan có lẽ cũng cho chúng ta thấy phần nào sức mạnh của tình yêu.
-Vì yêu mà sãn sàng đương đầu với mọi khó khăn do triều đình gây ra.
-Vì yêu mà Bảo Ðại đã chấp nhận cho hoàng hậu tự do hành đạo và cho con cái được theo đạo và giáo dục theo Công Giáo.
-Vì yêu mà chấp nhận giữ hai đặc tính của hôn nhân Công Giáo, đó là Ðơn hôn và bất khả phân ly.
Ðiều đáng nói nhất nữa là các vị vua trước của nhà Nguyễn là những người bắt đạo khét tiếng, nhưng tới ông vua cuối cùng thì lại chấp nhận chung sống với người có đạo.
Có lẽ đây là một mầu nhiệm của tình thương của Thiên Chúa. Ngài như muốn tạo cơ hội để cho triều đại nhà Nguyễn sửa lại phần nào sự hiểu lầm đã gây nên bao đau thương cho những người Công Giáo Việt Nam.Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam