Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 17
Tổng truy cập: 1343714
Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa
Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa
(Suy niệm của Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long – Chúa nhật lễ Lòng thương xót Chúa
2013)
Nói đến vết thương, ai cũng rùng mình không muốn nhìn, chứ chưa nói tới đụng chạm
vào. Vì sợ máu chảy cùng gây ra đau đớn. Nhưng Thánh Tông đồ Toma lại nằng nặc đòi
cho bằng được đụng chạm xỏ ngón tay vào vết thương của Thầy mình.
Một đòi hỏi táo bạo phiêu lưu mạo hiểm!
Thông thường thân xác hình hài diện mạo, tiếng nói, mầu da tóc cùng cá tính của một
người là những đặc điểm giúp dễ nhận ra người đó hơn cả. Nhưng với Thánh Toma lại
khác. Theo Ông những vết thương nơi thân xác Thầy Giêsu mới là đặc điểm giúp Ông
nhận ra Thầy mình.
Vì thế Ông qủa quyết với các Bạn Tông đồ:“ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người,
nếu tôi không cỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi
chẳng có tin.“ ( Ga 20, 25.)
Một người có tầm nhìn suy nghĩ khác lạ không giống ai. Nhưng lại ẩn chứa một sự gì sâu
xa bí nhiệm.
Vậy Ông Thánh Toma là ai, và đòi hỏi cùng suy nghĩ khác lạ của Ông mang ẩn chứa sứ
điệp đức tin gì?
1. Thánh Toma Điđymô
Trong Hội Thánh Công giáo có nhiều Thánh cùng tên Toma, như Thánh Toma Aquino,
Toma Morus… Nhưng vị Thánh Toma và vết thương Thầy Giêsu là một trong 12 Thánh
Tông đồ được Chúa Giêsu tuyển chọn kêu gọi ngay từ lúc đầu Ngài ra đi giảng đạo.
Thánh Tông đồ Toma đã được học nghe Chúa giảng dậy, cùng chứng kiến những phép lạ
Chúa làm, cùng sống trải qua cuộc đau thương khổ nạn của Chúa, được nhìn thấy Chúa
Giêsu đã sống lại, Chúa trở về trời và được tiếp nhận trực tiếp Đức Chúa Thánh Thần hiện
xuống ngày lễ Ngũ tuần.
Sau đó Thánh Tông đồ Toma đã vâng mệnh Chúa Giêsu, sau khi Ngài trở về trời, ra đi rao
giảng nước Thiên Chúa, thành lập Hội Thánh ở chân trời vùng Á Châu bên nước Ấn Độ.
Không có sử sách nào ghi chép về nơi chốn cùng ngày tháng sinh ra của Thánh Toma.
Chúa Giêsu kêu gọi Toma làm Tông đồ ở Galilea nước Do Thái, khi đó Ông đang là một
bác thuyền chài đánh cá ở sông hồ. Tên Toma trong danh sách 12 Tông đồ Chúa Giêsu nơi
ba Thánh sử Phúc âm Matheo (10,3), Maco ( 3,18) và Luca (6,15) được nói đến bên cạnh
Thánh Tông đồ Matheo, còn trong sách Công vụ Tông đồ ở bên cạnh Thánh Philippus (
Cv 1,13).
Tên Toma có nguồn gốc từ tiếng Do Thái mang ý nghĩa là sinh đôi. Trong phúc âm theo
Thánh Gioan Ông được gọi là Toma Điđymô, theo tiếng Hylạp cũng có nghĩa là sinh đôi
(Ga 11,16; 20,24)
Hội Thánh Công gíao Roma mừng lễ kính Thánh Toma Tông đồ vào ngày 03.Tháng Bảy
hằng năm. Giáo Hội Chính Thống mừng lễ Thánh Toma vào Chúa nhật thứ hai sau lễ
Chúa phục sinh.
Con đường theo làm môn đệ Chúa Giêsu của Toma cũng đã trải qua giai đoạn phải quyết
tâm chọn lựa cùng chia sẻ với Thầy mình, và đòi Thầy mình mạc khải cho biết Thầy mình
là ai.
. Con đường theo chân Chúa
Không biết khi Chúa Giêsu kêu gọi Toma, và những vị khác làm thành nhóm 12 Môn đệ
đầu tiên của Ngài, họ đã có ý nghĩ về con đường đời sống, cùng công danh sự nghiệp trong
nước Thiên Chúa như thế nào?
Thánh Toma khi nghe Chúa Giêsu nói đến nỗi đau khổ cùng nguy hiểm, Ngài sẽ phải gánh
chịu trong đời sống khi lên Giêrusalem, Ông đã mạnh dạn nói cùng các anh em Tông đồ:
“Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để chịu chết với Thầy” (Ga 11,16)
Đức nguyên Thánh Cha Benedicto XVI. đã có suy tư về cung cách này của Thánh Toma „
Đó là một qủa quyết của lòng trung thành một mực theo chân Chúa cho dù phải đi tới đâu.
Đây là mộ ví dụ điển hình trong mối tương quan theo chân Chúa: cùng sống, cùng chết,
cùng cư ngụ ở trong trái tim người như Người ở trong trái tim ta.“
Thánh Toma khi nghe Chúa Giêsu thầy mình nói đến sự thương khó cái chết gần kề của
Ngài, Ông một mặt nói ngay lời tuyên xưng lòng trung thành của mình. Thầy đi đâu, con
theo tới đó (Ga 14,4) Và Ông cũng thắc mắc hỏi Thầy mình ngay, nhưng chúng con không
biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con có thể biết con đường đó?
Câu hỏi của Toma, cũng theo Đức nguyên Thánh Cha Benedicto XVI. „tương đối ở bình
diện hiểu biết thấp. Nhưng lại là dịp lúc Chúa Giêsu nói lên những lời mạc khải về chính
Ngài, và những lời đó trở nên thời danh cho mọi thế hệ: “Thầy là con đường, là sự thật và
là sự sống“ (Ga 14,6).
Rồi mỗi khi chúng ta nghe hay đọc những lời này, chúng ta có thể nghĩ rằng như đang
đứng bên Thánh Toma nghe Chúa Giêsu nói với mình như Ngài đã nói với Thánh Toma
khi xưa. Và chúng ta cũng được đặt ra câu thắc mắc của mình xin Chúa Giêsu cắt nghĩa
cho hiểu, điều mình chưa hiểu. Đây là cung cách cầu nguyện với Chúa Giêsu trong sự tin
tưởng cùng với sự giới hạn hiểu biết của mình.”
Xưa nay trong đời sống đạo Công giáo, khi nói đến Thánh Toma Tông đồ không ai có thể
quên bỏ qua mà không nghĩ tới, như tường thuật trong Phúc âm Thánh Gioan, về sự hoài
nghi của Thánh Toma – trong dân gian vẫn quen gọi là Toma yếu kém lòng tin – , và từ sự
hoài nghi đó dẫn đưa Ông tới đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh.
. Vết thương lòng thương xót Chúa Giêsu
Anh em Tông đồ kể thuật lại cho Ông nghe về việc Chúa Giêsu sống lại hiện ra với họ.
Nhưng Ông không tin vào những lời kể đó. Ông muốn chính mình phải được nhận ra Chúa
Giêsu theo cung cách của Ông: Đụng chạm vào vết thương lòng thương xót của Thầy
Giêsu.
Ông muốn được đụng chạm vào những vết thương của Thầy Giêsu.Vì với Ông đó là dấu
ấn đặc điểm của Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết trên thập gía.
Ông không muốn đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh chỉ ở tầng bên trên. Nhưng cần phải đi
sâu vào tận vết thương tình yêu của Chúa.
Với Ông, những vết thương đóng đinh nơi Chúa Giêsu là hình ảnh lòng thương xót của
Ngài đối với con người, cùng quan trọng cho đức tin vào Chúa Giêsu.
Chúa Giesu hiện ra cho Ông được nhìn thấy những vết thương nơi thân thể Ngài, sự hoài
nghi nơi Ông liền biến ngay. Và từ đó đã dẫn đưa Ông tới đức tin vào Chúa Giêsu phục
sinh qua lời tuyên tín và cũng là lời cầu nguyện thâm sâu: Lạy Chúa, lạy Chúa của con.
(Ga 20,28)
Đức nguyên Thánh Cha Benedicto XVI. trong bài giáo lý về Thánh Toma Tông đồ đã có
suy tư: „ Trường hợp của Thánh Tông đồ Toma với chúng ta có ít nhất ba điều quan trọng:
Thánh Toma mang lại niềm an ủi cho chúng ta trong những khi chúng ta gặp hoài nghi;
Thánh Toma chỉ cho chúng ta, hoài nghi có thể dẫn đưa tìm đến ánh sáng giúp vượt qua sự
bấp bênh mù mịt, và như Thánh Toma, những lời của Chúa Giêsu nhắc nhớ chúng ta đến ý
nhĩa chính thật của đức tin. Đồng thời cũng giúp chúng ta can đảm, cho dù có những khó
khăn hoài nghi, tiếp tục trung thành theo Chúa.”
******************
Sách giáo huấn các Thánh tông đồ Didache viết vào thế kỷ thứ nhất sau Chúa giáng sinh,
cũng đề cập đến Thánh Tomas tông đồ đi truyền gíao ở bên Ấn độ và thành lập Giáo Hội ở
đó.
Gíao phụ Origines viết tường thuật, Thánh tông đồ Toma trước hết đi rao giảng Phúc âm ở
Irak. Sau đó bước chân truyền giáo của Thánh nhân đi sang tới miền Nam Ấn Độ. Và vào
khoảng những năm 70. của thế kỷ I. sau Chúa Giáng sinh ngài bị chết vì đức tin ở
Mailapur.
Hội Thánh Công giáo bên Ấn Độ, hoa trái kết qủa việc truyền giáo của Thánh tông đồ
Toma, ngày nay là một trong những Hội Thánh phát triển về nếp sống lòng đạo đức sầm
uất, phát triển lớn mạnh cả về phương diện số giáo dân giữa lòng đất nước quê hương của
Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Hội Thánh Công gíao bên Ấn Độ, hoa trái kết qủa truyền giáo xây dựng đức tin của Thánh
tông đồ Toma đang có nhiều ơn kêu gọi tu trì.
Và Hội Thánh Công gíao ở đây góp phần đáng kể vào việc giáo dục, bác ái xã hội cho đời
sống cho con người.
. Tôma, con người đa nghi.
(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)
Chúng ta gặp Tôma đầu tiên trong câu chuyện của Lagiarô chết. Lúc bấy giờ Chúa và các
môn đệ đang ở ngoài vùng Giuđê là nơi mà người Do Thái quá khích tranh luận, đã hai lần
ở vùng này đòi bắt giữ và ném đá Chúa, nhưng Chúa Giêsu đều lánh đi sang bên kia bờ
sông Giordan. Bây giờ Chúa muốn trở lại Giuđêa để phục sinh La-gia-rô. Tôma thấy ngay
sự nguy hiểm đang rình chờ. Ông liền quay lại nói với các tông đồ: “Nào cả chúng ta nữa,
hãy đi qua đó để chết với Ngài” (Jn 11,16). Câu nói xem ra có tính cách nhiệt thành nhưng
cũng tỏ lộ một nội tâm bi quan, buồn thảm nhìn vấn đề dưới khía cạnh mặt trái, đen tối
thất bại… Tại sao ông không nghĩ đến Thiên Chúa uy quyền có thể biến giông tố im lặng,
có thể tự cứu mình, mà lại nghĩ đến cái chết thất bại phải nhờ đến sự hỗ trợ của các tông
đồ? Tại sao lại tắt đi hy vọng, cam chịu một định mệnh là bị dân chúng dồn vào chân
tường?
Lần thứ hai chúng ta gặp Tôma bên bàn tiệc ly. Mọi người yên lặng vào nghe Chúa dạy:
“Lòng các con đừng xao xuyến, hãy vững tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ
ở và Thầy đã dọn sẵn cho các con rồi, Thầy sẽ đến đem các con đi. Thầy ở đâu các con ở
đó. Thầy đi đâu các con biết đường đi rồi” (Jn 14, 1–4).
Tôma thấy khó hiểu, vấn đề nghe lạ tai. Một đàng Chúa tiên báo cái chết, một đàng lại nói
đến chỗ ở, đường đi, sự sống… Tôma không thể im lặng được nữa nên phát biểu: “Lạy
Thầy, chúng con nào biết đi đâu, thì làm sao biết được đường đi lối về” (Jn 14, 5–6). Một
câu nói mang dáng dấp của đêm đen giăng kín, đến mức độ chẳng biết đường đi!
Lần thứ 3 là dịp Chúa Phục Sinh. Phúc âm kể rằng: mọi người đều ngồi nói chuyện với
nhau về những lần Chúa hiện ra. Mọi người đều vui mừng vì Thầy đã sống lại. Tại sao chỉ
một mình Tô-ma lại không tin. Ông không tin vì Chúa không hiện ra với ông? Ông không
tin vì ông bỏ cộng đoàn? Sống một mình trong thất vọng, u sầu? Có lẽ đúng. Tôma đã bỏ
cộng đoàn! Tôma có lẽ đã nghe cả thành xôn xao về sự kiện Chúa đã sống lại, nhưng lòng
ông quá thất vọng nên không thể đón nhận niềm vui Chúa phục sinh. Có lẽ ông đã mang
tâm trạng thất vọng, nên bỏ lỡ cơ hội nhận ra Chúa như hai môn đệ Emmau đã từng không
nhận ra Chúa đang đồng hành với mình.
Phúc âm ghi lại: Chúa phục sinh đã hiện ra với các tông đồ, trừ Tô-ma. Tô-ma đã vắng
mặt ngày hôm đó. Không rõ lý do tại sao vắng mặt, nhưng nếu có thể đoán với tính tình
mau nản dễ bỏ cuộc của ông. Ông đã tách lìa công đoàn. Ông đã quá quen với những tin
tức đen tối u buồn, cho nên những tin tức nào có tính cách đau thương, thất bại, bách hại
thì ông mới tin. Ông không đủ lạc quan để tin vào niềm vui Chúa sống lại. Do đó, các tông
đồ là những người xưa nay ông vốn kính trọng, vốn tín nhiệm, nay đưa tin Chúa Giêsu
phục sinh, thì ông không tin được vì ông chưa thấy trong nhân loại có chuyện phục sinh
bao giờ. Đức tin của ông đòi sự kiểm chứng. Ông đã hùng hồn tuyên bố: nếu tôi không xỏ
ngón tay vào cạnh sườn, vào lỗ đinh ở tay, chân Chúa thì tôi không bao giờ tin. Rồi một
tuần sau đó, cũng tại căn nhà tiệc ly. Tôma đã nấc nghẹn từng lời để thốt lên: “Lạy Chúa
của con, lạy Thiên Chúa của con”.
Cuộc đời chúng ta đôi khi cũng đánh mất đi quá nhiều cơ hội, bỏ lỡ nhiều dịp may để hy
vọng, để tin, để sống… Chúng ta bỏ lỡ đi sự hiện diện, cứu giúp của Chúa, ơn tha thứ của
Chúa. Thế nên, cuộc đời chúng ta vẫn chìm đắm trong đau khổ và thất vọng. Có một điều
chúng ta phải học nơi Tôma là ông dám làm lại cuộc đời sau khi gặp được Chúa. Sau khi
Chúa bảo Tôma “hãy tra tay sờ vào các lỗ đinh cạnh sườn…” Từ đó con người Tôma biến
đổi hơn. Từ một con người thờ ơ lãnh đạm, nghi ngờ yếu đuối, ông trở thành một người
tuyên xưng đức tin hùng mạnh: “Lạy Chúa, lạy Chúa tôi”.
Tôma chính là mẫu gương cho đời sống đức tin của chúng ta. Có những lúc chúng ta bước
đi trong đêm tối của cuộc đời. Muốn buông xuôi. Muốn bỏ cuộc. Có những lúc chúng ta
thất vọng muốn xa rời cộng đoàn, chẳng dám tin ai. Tô-ma đã từng xa lìa cộng đoàn. Sống
trong cô đơn, thất vọng. Nhưng ông đã trở về với cộng đoàn. Ông bám vào cộng đoàn, nhờ
đó mà ông tìm được niềm vui Chúa phục sinh.
Nguyện xin Chúa Phục sinh ban cho chúng ta ơn bình an và lòng tin mạnh mẽ để có thể
tuyên xưng Chúa trong mọi biến cố vui buồn trong đời. Xin cho chúng ta đừng bao giờ rời
xa cộng đoàn, nhưng luôn hiệp nhất với nhau trong một đức tin, đức cậy, đức mến nồng
nàn. Amen.
. Lòng thương xót – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Giáo Hội dành Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh để kính nhớ Lòng Thương Xót của Chúa
Giêsu. Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các môn đệ và nói
rằng: Bình an cho các con (Ga 20,19). Bình an là món qùa vô giá. Sự bình an sẽ xóa bỏ
mọi nỗi lo âu, sợ hãi, áy náy, buồn phiền và chán nản. Chúa đã ban cho các tông đồ một sự
bình an nội tâm. Sự bình an đích thực trong tâm hồn. Chúa Giêsu sống lại đã mở con
đường cứu rỗi trong ánh sáng chan hòa. Chúa đã tiêu diệt bóng tối sự chết và sự dữ. Chúng
ta không còn sợ hãi con đường cụt hay vực thẳm của cõi nhân sinh. Chúa Kitô chính là
niềm hy vọng và là đường dẫn chúng ta đến sự sống thật. Chúa Giêsu đã hứa:Trong nhà
Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho
anh em (Ga 14,2).
Chúa Phục Sinh đã từng bước củng cố lại lòng tin yêu nơi các tông đồ. Ngài cảm thông sự
yếu đuối, nỗi đau đớn và sợ hãi của các ông. Với lòng nhân hậu và khoan dung, Chúa
không trách cứ về sự nghi ngờ và cứng lòng tin của các tông đồ. Tôma đòi hỏi được thọc
ngón tay vào bàn tay Chúa, Chúa cho ông toại nguyện:Rồi Người bảo ông Tôma: “Đặt
ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.
Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.”(Ga 20,27).Đức tin là nhân đức đối thần. Gọi là đức
tin vì cần xác tín trong sự phó thác hoàn toàn. Các tông đồ đã nhìn thấy Chúa tận mắt, sờ
tận tay và đối thoại trực tiếp với Chúa. Đây sự sự thật rõ ràng. Chúa Giêsu nói với Tôma
rằng: Vì con đã xem thấy thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin. Các
tông đồ đón nhận tin vui với niềm hân hoan vui sướng có Chúa ở cùng.
Khi hiện ra với các tông đồ, Chúa không kể lại sự thống khổ mà Chúa đã phải trải qua.
Chúa hiện đến với các tông đồ và chúc bình an. Với lòng khoan dung nhân hậu, Chúa khởi
lại từ đầu để qui tụ các tông đồ đang tản mác, an ủi khích lệ, củng cố niềm tin và sai các
ông ra đi làm nhân chứng Chúa Kitô sống lại. Chúa không muốn khơi dậy sự yếu đuối hay
hèn nhát của các ông. Chúa muốn các tông đồ hướng về phía trước và ra đi làm nhân
chứng cho tình yêu. Lòng thương xót của Chúa vượt qua mọi biên giới tính toán hạn hẹp
và ích kỷ của con người. Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót nhân loại trong mọi khía cạnh
của cuộc sống. Chúa đã xóa sạch mọi vết nhơ tội lỗi, lầm lạc và yếu hèn của mọi người.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 2000, trong dịp lễ phong thánh cho Dì Maria Faustina
Kowalska, Tông đồ Lòng Thương Xót (1905-1938), Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ
Nhị đã loan báo rằng Chúa Nhật sau Lễ Phục Sinh sẽ được gọi là Chúa Nhật Kính Lòng
Thương Xót Chúa (Divine Mercy Sunday). Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời này
tới đời kia. Mỗi một lời nói, hành động và ý muốn của Chúa đều diễn tả tình yêu nhân lành
và lòng xót thương. Sự tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót được mọi người đón nhận một
cách rộng rãi chân thành. Chương trình cứu độ của Chúa là một giao ước của tình yêu.
Đây là tình yêu trao ban, tình yêu hiến thân và tình yêu vô điều kiện. Không mấy ai có thể
đáp trả tình yêu thương xót của Chúa cho cân xứng. Chúa chính là nguồn tình yêu tuôn đổ
trong tâm hồn con người. Mọi người được ngụp lặn trong tình yêu lòng thương xót của
Chúa.
Những tâm tình và lời cầu nguyện được gồm tóm trong lời kinh: Lạy Cha hằng hữu, con
xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh hồn và Thần tính của Đức Giêsu Kitô, Con yêu dấu
Cha, Chúa chúng con.Để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới. Chuỗi hạt Lòng Thương
Xót:Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và
toàn thế giới. Kết thúc:Lạy Đấng Chí Thánh, là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu. Xin
thương xót chúng con và toàn thế giới.
Có nhiều người say mê cầu nguyện và tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót mỗi ngày. Những
lời kinh đọc và những sự suy gẫm mang lại phần ích lợi cho tâm hồn chúng ta. Chúng ta
cảm nhận được tình Chúa yêu thương. Trái tim bị đâm thâu luôn đầy ắp yêu thương,
chúng ta chẳng cộng thêm điều gì cho Chúa. Điều quan trọng là chúng ta hãy sống những
tâm tình từ bi, nhân hậu như Chúa đã đối xử đại lượng với chúng ta. Học nơi lòng thương
xót của Chúa, chúng ta cũng phải trải rộng lòng xót thương của ta tới những người chung
quanh. Chúng ta không chỉ ngồi chiêm ngắm, ca hát, suy gẫm, cảm thông, khóc than về
cuộc khổ nạn đau thương và chịu chết của Chúa nhưng chúng ta hãy sống tinh thần xót
thương. Chúa Giêsu đã dậy:Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót
thương (Mt 5,7).
Chúa Giêsu chúc phúc cho ai biết xót thương người. Xót thương là biết cảm thông những
nhu cầu cần thiết cả về tâm linh lẫn thể chất của người khác. Xót thương là muốn đem yêu
thương hòa giải vào những nơi tranh chấp, oán ghét và hận thù. Xót thương là cùng chia
xẻ cơm áo gạo tiền cho người đói khổ cùng khốn. Xót thương là sống thứ tha và rộng lòng
quảng đại. Việc tốt luôn luôn là một hạt giống tốt. Thực hành một việc tốt, dù nhỏ mọn
cũng sẽ sinh nhiều bông hạt tốt lành. Lòng xót thương cứ thế mà nhân lên và sinh xôi nẩy
nở. Hãy nhớ việc bác ái cần có thái độ: Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay
phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín
đáo, sẽ trả lại cho anh (Mt 6,3).Điều hạnh phúc nhất là chúng ta sẽ được Chúa xót thương.
Tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót, chúng ta tuyên xưng: Lạy Chúa, chúng con tín thác nơi
Chúa (Lord Jesus, I trust in you). Tin tưởng và phó thác cuộc đời trong tay Chúa, chúng ta
không còn sợ bị cô đơn hay bị sai lầm lạc lối. Chỉ nơi Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ tìm ra
lẽ sống và cùng đích của cuộc đời. Con đường Chúa đã mở ra cho chúng ta rất rõ ràng
minh bạch. Chúa đã khuyên dạy chúng ta về bổn phận đối với Thiên Chúa, cách đối xử với
tha nhân và thái độ sống nội tâm cầu nguyện, bác ái, tha thứ, chân thật và yêu thương. Lời
Chúa là tin mừng và là lời hằng sống cho mọi người trong mọi thời. Hãy chú tâm học hỏi,
suy gẫm và đem lời Chúa ra thực hành trong đời sống, chúng ta sẽ cảm nghiệm được lòng
Chúa xót thương là dường nào.
Chưa từng có ai chạy đến xin ơn Chúa, mà Chúa chối từ. Thánh Matthêô diễn tả: Thiên hạ
đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ
ám, kinh phong, bại liệt và Người đã chữa họ (Mt 4,24). Chúa Giêsu đã chữa lành cho
từng người và từng tâm hồn. Chúa động chạm đến vết thương sâu kín riêng tư của họ.
Chúa quan tâm đến đời sống tâm linh và nội tâm của từng người. Chúa chữa họ qua quyền
năng của ý muốn, lời nói và cử chỉ hành động. Chỉ cần họ có lòng tin vào Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã dậy: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra
cho (Mt 7,7). Chúng ta hãycầu xin Chúa với lòng chân thành và tin tưởng. Chúa sẽ xót
thương.
Chúng ta cùng cầu xin cho được ơn an bình, theo lời cầu của linh mục trong phần Hiệp Lễ:
Chúa đã nói với các Tông đồ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của
Thầy cho các con”. Xin đừng chấp tội chúng con,nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội
Thánh Chúa;xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình an và hợp nhất theo thánh ý
Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con và xin nhậm lời chúng con khẩn nguyện.
(Suy niệm của Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long – Chúa nhật lễ Lòng thương xót Chúa
2013)
Nói đến vết thương, ai cũng rùng mình không muốn nhìn, chứ chưa nói tới đụng chạm
vào. Vì sợ máu chảy cùng gây ra đau đớn. Nhưng Thánh Tông đồ Toma lại nằng nặc đòi
cho bằng được đụng chạm xỏ ngón tay vào vết thương của Thầy mình.
Một đòi hỏi táo bạo phiêu lưu mạo hiểm!
Thông thường thân xác hình hài diện mạo, tiếng nói, mầu da tóc cùng cá tính của một
người là những đặc điểm giúp dễ nhận ra người đó hơn cả. Nhưng với Thánh Toma lại
khác. Theo Ông những vết thương nơi thân xác Thầy Giêsu mới là đặc điểm giúp Ông
nhận ra Thầy mình.
Vì thế Ông qủa quyết với các Bạn Tông đồ:“ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người,
nếu tôi không cỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi
chẳng có tin.“ ( Ga 20, 25.)
Một người có tầm nhìn suy nghĩ khác lạ không giống ai. Nhưng lại ẩn chứa một sự gì sâu
xa bí nhiệm.
Vậy Ông Thánh Toma là ai, và đòi hỏi cùng suy nghĩ khác lạ của Ông mang ẩn chứa sứ
điệp đức tin gì?
1. Thánh Toma Điđymô
Trong Hội Thánh Công giáo có nhiều Thánh cùng tên Toma, như Thánh Toma Aquino,
Toma Morus… Nhưng vị Thánh Toma và vết thương Thầy Giêsu là một trong 12 Thánh
Tông đồ được Chúa Giêsu tuyển chọn kêu gọi ngay từ lúc đầu Ngài ra đi giảng đạo.
Thánh Tông đồ Toma đã được học nghe Chúa giảng dậy, cùng chứng kiến những phép lạ
Chúa làm, cùng sống trải qua cuộc đau thương khổ nạn của Chúa, được nhìn thấy Chúa
Giêsu đã sống lại, Chúa trở về trời và được tiếp nhận trực tiếp Đức Chúa Thánh Thần hiện
xuống ngày lễ Ngũ tuần.
Sau đó Thánh Tông đồ Toma đã vâng mệnh Chúa Giêsu, sau khi Ngài trở về trời, ra đi rao
giảng nước Thiên Chúa, thành lập Hội Thánh ở chân trời vùng Á Châu bên nước Ấn Độ.
Không có sử sách nào ghi chép về nơi chốn cùng ngày tháng sinh ra của Thánh Toma.
Chúa Giêsu kêu gọi Toma làm Tông đồ ở Galilea nước Do Thái, khi đó Ông đang là một
bác thuyền chài đánh cá ở sông hồ. Tên Toma trong danh sách 12 Tông đồ Chúa Giêsu nơi
ba Thánh sử Phúc âm Matheo (10,3), Maco ( 3,18) và Luca (6,15) được nói đến bên cạnh
Thánh Tông đồ Matheo, còn trong sách Công vụ Tông đồ ở bên cạnh Thánh Philippus (
Cv 1,13).
Tên Toma có nguồn gốc từ tiếng Do Thái mang ý nghĩa là sinh đôi. Trong phúc âm theo
Thánh Gioan Ông được gọi là Toma Điđymô, theo tiếng Hylạp cũng có nghĩa là sinh đôi
(Ga 11,16; 20,24)
Hội Thánh Công gíao Roma mừng lễ kính Thánh Toma Tông đồ vào ngày 03.Tháng Bảy
hằng năm. Giáo Hội Chính Thống mừng lễ Thánh Toma vào Chúa nhật thứ hai sau lễ
Chúa phục sinh.
Con đường theo làm môn đệ Chúa Giêsu của Toma cũng đã trải qua giai đoạn phải quyết
tâm chọn lựa cùng chia sẻ với Thầy mình, và đòi Thầy mình mạc khải cho biết Thầy mình
là ai.
. Con đường theo chân Chúa
Không biết khi Chúa Giêsu kêu gọi Toma, và những vị khác làm thành nhóm 12 Môn đệ
đầu tiên của Ngài, họ đã có ý nghĩ về con đường đời sống, cùng công danh sự nghiệp trong
nước Thiên Chúa như thế nào?
Thánh Toma khi nghe Chúa Giêsu nói đến nỗi đau khổ cùng nguy hiểm, Ngài sẽ phải gánh
chịu trong đời sống khi lên Giêrusalem, Ông đã mạnh dạn nói cùng các anh em Tông đồ:
“Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để chịu chết với Thầy” (Ga 11,16)
Đức nguyên Thánh Cha Benedicto XVI. đã có suy tư về cung cách này của Thánh Toma „
Đó là một qủa quyết của lòng trung thành một mực theo chân Chúa cho dù phải đi tới đâu.
Đây là mộ ví dụ điển hình trong mối tương quan theo chân Chúa: cùng sống, cùng chết,
cùng cư ngụ ở trong trái tim người như Người ở trong trái tim ta.“
Thánh Toma khi nghe Chúa Giêsu thầy mình nói đến sự thương khó cái chết gần kề của
Ngài, Ông một mặt nói ngay lời tuyên xưng lòng trung thành của mình. Thầy đi đâu, con
theo tới đó (Ga 14,4) Và Ông cũng thắc mắc hỏi Thầy mình ngay, nhưng chúng con không
biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con có thể biết con đường đó?
Câu hỏi của Toma, cũng theo Đức nguyên Thánh Cha Benedicto XVI. „tương đối ở bình
diện hiểu biết thấp. Nhưng lại là dịp lúc Chúa Giêsu nói lên những lời mạc khải về chính
Ngài, và những lời đó trở nên thời danh cho mọi thế hệ: “Thầy là con đường, là sự thật và
là sự sống“ (Ga 14,6).
Rồi mỗi khi chúng ta nghe hay đọc những lời này, chúng ta có thể nghĩ rằng như đang
đứng bên Thánh Toma nghe Chúa Giêsu nói với mình như Ngài đã nói với Thánh Toma
khi xưa. Và chúng ta cũng được đặt ra câu thắc mắc của mình xin Chúa Giêsu cắt nghĩa
cho hiểu, điều mình chưa hiểu. Đây là cung cách cầu nguyện với Chúa Giêsu trong sự tin
tưởng cùng với sự giới hạn hiểu biết của mình.”
Xưa nay trong đời sống đạo Công giáo, khi nói đến Thánh Toma Tông đồ không ai có thể
quên bỏ qua mà không nghĩ tới, như tường thuật trong Phúc âm Thánh Gioan, về sự hoài
nghi của Thánh Toma – trong dân gian vẫn quen gọi là Toma yếu kém lòng tin – , và từ sự
hoài nghi đó dẫn đưa Ông tới đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh.
. Vết thương lòng thương xót Chúa Giêsu
Anh em Tông đồ kể thuật lại cho Ông nghe về việc Chúa Giêsu sống lại hiện ra với họ.
Nhưng Ông không tin vào những lời kể đó. Ông muốn chính mình phải được nhận ra Chúa
Giêsu theo cung cách của Ông: Đụng chạm vào vết thương lòng thương xót của Thầy
Giêsu.
Ông muốn được đụng chạm vào những vết thương của Thầy Giêsu.Vì với Ông đó là dấu
ấn đặc điểm của Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết trên thập gía.
Ông không muốn đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh chỉ ở tầng bên trên. Nhưng cần phải đi
sâu vào tận vết thương tình yêu của Chúa.
Với Ông, những vết thương đóng đinh nơi Chúa Giêsu là hình ảnh lòng thương xót của
Ngài đối với con người, cùng quan trọng cho đức tin vào Chúa Giêsu.
Chúa Giesu hiện ra cho Ông được nhìn thấy những vết thương nơi thân thể Ngài, sự hoài
nghi nơi Ông liền biến ngay. Và từ đó đã dẫn đưa Ông tới đức tin vào Chúa Giêsu phục
sinh qua lời tuyên tín và cũng là lời cầu nguyện thâm sâu: Lạy Chúa, lạy Chúa của con.
(Ga 20,28)
Đức nguyên Thánh Cha Benedicto XVI. trong bài giáo lý về Thánh Toma Tông đồ đã có
suy tư: „ Trường hợp của Thánh Tông đồ Toma với chúng ta có ít nhất ba điều quan trọng:
Thánh Toma mang lại niềm an ủi cho chúng ta trong những khi chúng ta gặp hoài nghi;
Thánh Toma chỉ cho chúng ta, hoài nghi có thể dẫn đưa tìm đến ánh sáng giúp vượt qua sự
bấp bênh mù mịt, và như Thánh Toma, những lời của Chúa Giêsu nhắc nhớ chúng ta đến ý
nhĩa chính thật của đức tin. Đồng thời cũng giúp chúng ta can đảm, cho dù có những khó
khăn hoài nghi, tiếp tục trung thành theo Chúa.”
******************
Sách giáo huấn các Thánh tông đồ Didache viết vào thế kỷ thứ nhất sau Chúa giáng sinh,
cũng đề cập đến Thánh Tomas tông đồ đi truyền gíao ở bên Ấn độ và thành lập Giáo Hội ở
đó.
Gíao phụ Origines viết tường thuật, Thánh tông đồ Toma trước hết đi rao giảng Phúc âm ở
Irak. Sau đó bước chân truyền giáo của Thánh nhân đi sang tới miền Nam Ấn Độ. Và vào
khoảng những năm 70. của thế kỷ I. sau Chúa Giáng sinh ngài bị chết vì đức tin ở
Mailapur.
Hội Thánh Công giáo bên Ấn Độ, hoa trái kết qủa việc truyền giáo của Thánh tông đồ
Toma, ngày nay là một trong những Hội Thánh phát triển về nếp sống lòng đạo đức sầm
uất, phát triển lớn mạnh cả về phương diện số giáo dân giữa lòng đất nước quê hương của
Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Hội Thánh Công gíao bên Ấn Độ, hoa trái kết qủa truyền giáo xây dựng đức tin của Thánh
tông đồ Toma đang có nhiều ơn kêu gọi tu trì.
Và Hội Thánh Công gíao ở đây góp phần đáng kể vào việc giáo dục, bác ái xã hội cho đời
sống cho con người.
. Tôma, con người đa nghi.
(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)
Chúng ta gặp Tôma đầu tiên trong câu chuyện của Lagiarô chết. Lúc bấy giờ Chúa và các
môn đệ đang ở ngoài vùng Giuđê là nơi mà người Do Thái quá khích tranh luận, đã hai lần
ở vùng này đòi bắt giữ và ném đá Chúa, nhưng Chúa Giêsu đều lánh đi sang bên kia bờ
sông Giordan. Bây giờ Chúa muốn trở lại Giuđêa để phục sinh La-gia-rô. Tôma thấy ngay
sự nguy hiểm đang rình chờ. Ông liền quay lại nói với các tông đồ: “Nào cả chúng ta nữa,
hãy đi qua đó để chết với Ngài” (Jn 11,16). Câu nói xem ra có tính cách nhiệt thành nhưng
cũng tỏ lộ một nội tâm bi quan, buồn thảm nhìn vấn đề dưới khía cạnh mặt trái, đen tối
thất bại… Tại sao ông không nghĩ đến Thiên Chúa uy quyền có thể biến giông tố im lặng,
có thể tự cứu mình, mà lại nghĩ đến cái chết thất bại phải nhờ đến sự hỗ trợ của các tông
đồ? Tại sao lại tắt đi hy vọng, cam chịu một định mệnh là bị dân chúng dồn vào chân
tường?
Lần thứ hai chúng ta gặp Tôma bên bàn tiệc ly. Mọi người yên lặng vào nghe Chúa dạy:
“Lòng các con đừng xao xuyến, hãy vững tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ
ở và Thầy đã dọn sẵn cho các con rồi, Thầy sẽ đến đem các con đi. Thầy ở đâu các con ở
đó. Thầy đi đâu các con biết đường đi rồi” (Jn 14, 1–4).
Tôma thấy khó hiểu, vấn đề nghe lạ tai. Một đàng Chúa tiên báo cái chết, một đàng lại nói
đến chỗ ở, đường đi, sự sống… Tôma không thể im lặng được nữa nên phát biểu: “Lạy
Thầy, chúng con nào biết đi đâu, thì làm sao biết được đường đi lối về” (Jn 14, 5–6). Một
câu nói mang dáng dấp của đêm đen giăng kín, đến mức độ chẳng biết đường đi!
Lần thứ 3 là dịp Chúa Phục Sinh. Phúc âm kể rằng: mọi người đều ngồi nói chuyện với
nhau về những lần Chúa hiện ra. Mọi người đều vui mừng vì Thầy đã sống lại. Tại sao chỉ
một mình Tô-ma lại không tin. Ông không tin vì Chúa không hiện ra với ông? Ông không
tin vì ông bỏ cộng đoàn? Sống một mình trong thất vọng, u sầu? Có lẽ đúng. Tôma đã bỏ
cộng đoàn! Tôma có lẽ đã nghe cả thành xôn xao về sự kiện Chúa đã sống lại, nhưng lòng
ông quá thất vọng nên không thể đón nhận niềm vui Chúa phục sinh. Có lẽ ông đã mang
tâm trạng thất vọng, nên bỏ lỡ cơ hội nhận ra Chúa như hai môn đệ Emmau đã từng không
nhận ra Chúa đang đồng hành với mình.
Phúc âm ghi lại: Chúa phục sinh đã hiện ra với các tông đồ, trừ Tô-ma. Tô-ma đã vắng
mặt ngày hôm đó. Không rõ lý do tại sao vắng mặt, nhưng nếu có thể đoán với tính tình
mau nản dễ bỏ cuộc của ông. Ông đã tách lìa công đoàn. Ông đã quá quen với những tin
tức đen tối u buồn, cho nên những tin tức nào có tính cách đau thương, thất bại, bách hại
thì ông mới tin. Ông không đủ lạc quan để tin vào niềm vui Chúa sống lại. Do đó, các tông
đồ là những người xưa nay ông vốn kính trọng, vốn tín nhiệm, nay đưa tin Chúa Giêsu
phục sinh, thì ông không tin được vì ông chưa thấy trong nhân loại có chuyện phục sinh
bao giờ. Đức tin của ông đòi sự kiểm chứng. Ông đã hùng hồn tuyên bố: nếu tôi không xỏ
ngón tay vào cạnh sườn, vào lỗ đinh ở tay, chân Chúa thì tôi không bao giờ tin. Rồi một
tuần sau đó, cũng tại căn nhà tiệc ly. Tôma đã nấc nghẹn từng lời để thốt lên: “Lạy Chúa
của con, lạy Thiên Chúa của con”.
Cuộc đời chúng ta đôi khi cũng đánh mất đi quá nhiều cơ hội, bỏ lỡ nhiều dịp may để hy
vọng, để tin, để sống… Chúng ta bỏ lỡ đi sự hiện diện, cứu giúp của Chúa, ơn tha thứ của
Chúa. Thế nên, cuộc đời chúng ta vẫn chìm đắm trong đau khổ và thất vọng. Có một điều
chúng ta phải học nơi Tôma là ông dám làm lại cuộc đời sau khi gặp được Chúa. Sau khi
Chúa bảo Tôma “hãy tra tay sờ vào các lỗ đinh cạnh sườn…” Từ đó con người Tôma biến
đổi hơn. Từ một con người thờ ơ lãnh đạm, nghi ngờ yếu đuối, ông trở thành một người
tuyên xưng đức tin hùng mạnh: “Lạy Chúa, lạy Chúa tôi”.
Tôma chính là mẫu gương cho đời sống đức tin của chúng ta. Có những lúc chúng ta bước
đi trong đêm tối của cuộc đời. Muốn buông xuôi. Muốn bỏ cuộc. Có những lúc chúng ta
thất vọng muốn xa rời cộng đoàn, chẳng dám tin ai. Tô-ma đã từng xa lìa cộng đoàn. Sống
trong cô đơn, thất vọng. Nhưng ông đã trở về với cộng đoàn. Ông bám vào cộng đoàn, nhờ
đó mà ông tìm được niềm vui Chúa phục sinh.
Nguyện xin Chúa Phục sinh ban cho chúng ta ơn bình an và lòng tin mạnh mẽ để có thể
tuyên xưng Chúa trong mọi biến cố vui buồn trong đời. Xin cho chúng ta đừng bao giờ rời
xa cộng đoàn, nhưng luôn hiệp nhất với nhau trong một đức tin, đức cậy, đức mến nồng
nàn. Amen.
. Lòng thương xót – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Giáo Hội dành Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh để kính nhớ Lòng Thương Xót của Chúa
Giêsu. Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các môn đệ và nói
rằng: Bình an cho các con (Ga 20,19). Bình an là món qùa vô giá. Sự bình an sẽ xóa bỏ
mọi nỗi lo âu, sợ hãi, áy náy, buồn phiền và chán nản. Chúa đã ban cho các tông đồ một sự
bình an nội tâm. Sự bình an đích thực trong tâm hồn. Chúa Giêsu sống lại đã mở con
đường cứu rỗi trong ánh sáng chan hòa. Chúa đã tiêu diệt bóng tối sự chết và sự dữ. Chúng
ta không còn sợ hãi con đường cụt hay vực thẳm của cõi nhân sinh. Chúa Kitô chính là
niềm hy vọng và là đường dẫn chúng ta đến sự sống thật. Chúa Giêsu đã hứa:Trong nhà
Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho
anh em (Ga 14,2).
Chúa Phục Sinh đã từng bước củng cố lại lòng tin yêu nơi các tông đồ. Ngài cảm thông sự
yếu đuối, nỗi đau đớn và sợ hãi của các ông. Với lòng nhân hậu và khoan dung, Chúa
không trách cứ về sự nghi ngờ và cứng lòng tin của các tông đồ. Tôma đòi hỏi được thọc
ngón tay vào bàn tay Chúa, Chúa cho ông toại nguyện:Rồi Người bảo ông Tôma: “Đặt
ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.
Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.”(Ga 20,27).Đức tin là nhân đức đối thần. Gọi là đức
tin vì cần xác tín trong sự phó thác hoàn toàn. Các tông đồ đã nhìn thấy Chúa tận mắt, sờ
tận tay và đối thoại trực tiếp với Chúa. Đây sự sự thật rõ ràng. Chúa Giêsu nói với Tôma
rằng: Vì con đã xem thấy thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin. Các
tông đồ đón nhận tin vui với niềm hân hoan vui sướng có Chúa ở cùng.
Khi hiện ra với các tông đồ, Chúa không kể lại sự thống khổ mà Chúa đã phải trải qua.
Chúa hiện đến với các tông đồ và chúc bình an. Với lòng khoan dung nhân hậu, Chúa khởi
lại từ đầu để qui tụ các tông đồ đang tản mác, an ủi khích lệ, củng cố niềm tin và sai các
ông ra đi làm nhân chứng Chúa Kitô sống lại. Chúa không muốn khơi dậy sự yếu đuối hay
hèn nhát của các ông. Chúa muốn các tông đồ hướng về phía trước và ra đi làm nhân
chứng cho tình yêu. Lòng thương xót của Chúa vượt qua mọi biên giới tính toán hạn hẹp
và ích kỷ của con người. Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót nhân loại trong mọi khía cạnh
của cuộc sống. Chúa đã xóa sạch mọi vết nhơ tội lỗi, lầm lạc và yếu hèn của mọi người.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 2000, trong dịp lễ phong thánh cho Dì Maria Faustina
Kowalska, Tông đồ Lòng Thương Xót (1905-1938), Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ
Nhị đã loan báo rằng Chúa Nhật sau Lễ Phục Sinh sẽ được gọi là Chúa Nhật Kính Lòng
Thương Xót Chúa (Divine Mercy Sunday). Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời này
tới đời kia. Mỗi một lời nói, hành động và ý muốn của Chúa đều diễn tả tình yêu nhân lành
và lòng xót thương. Sự tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót được mọi người đón nhận một
cách rộng rãi chân thành. Chương trình cứu độ của Chúa là một giao ước của tình yêu.
Đây là tình yêu trao ban, tình yêu hiến thân và tình yêu vô điều kiện. Không mấy ai có thể
đáp trả tình yêu thương xót của Chúa cho cân xứng. Chúa chính là nguồn tình yêu tuôn đổ
trong tâm hồn con người. Mọi người được ngụp lặn trong tình yêu lòng thương xót của
Chúa.
Những tâm tình và lời cầu nguyện được gồm tóm trong lời kinh: Lạy Cha hằng hữu, con
xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh hồn và Thần tính của Đức Giêsu Kitô, Con yêu dấu
Cha, Chúa chúng con.Để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới. Chuỗi hạt Lòng Thương
Xót:Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và
toàn thế giới. Kết thúc:Lạy Đấng Chí Thánh, là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu. Xin
thương xót chúng con và toàn thế giới.
Có nhiều người say mê cầu nguyện và tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót mỗi ngày. Những
lời kinh đọc và những sự suy gẫm mang lại phần ích lợi cho tâm hồn chúng ta. Chúng ta
cảm nhận được tình Chúa yêu thương. Trái tim bị đâm thâu luôn đầy ắp yêu thương,
chúng ta chẳng cộng thêm điều gì cho Chúa. Điều quan trọng là chúng ta hãy sống những
tâm tình từ bi, nhân hậu như Chúa đã đối xử đại lượng với chúng ta. Học nơi lòng thương
xót của Chúa, chúng ta cũng phải trải rộng lòng xót thương của ta tới những người chung
quanh. Chúng ta không chỉ ngồi chiêm ngắm, ca hát, suy gẫm, cảm thông, khóc than về
cuộc khổ nạn đau thương và chịu chết của Chúa nhưng chúng ta hãy sống tinh thần xót
thương. Chúa Giêsu đã dậy:Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót
thương (Mt 5,7).
Chúa Giêsu chúc phúc cho ai biết xót thương người. Xót thương là biết cảm thông những
nhu cầu cần thiết cả về tâm linh lẫn thể chất của người khác. Xót thương là muốn đem yêu
thương hòa giải vào những nơi tranh chấp, oán ghét và hận thù. Xót thương là cùng chia
xẻ cơm áo gạo tiền cho người đói khổ cùng khốn. Xót thương là sống thứ tha và rộng lòng
quảng đại. Việc tốt luôn luôn là một hạt giống tốt. Thực hành một việc tốt, dù nhỏ mọn
cũng sẽ sinh nhiều bông hạt tốt lành. Lòng xót thương cứ thế mà nhân lên và sinh xôi nẩy
nở. Hãy nhớ việc bác ái cần có thái độ: Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay
phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín
đáo, sẽ trả lại cho anh (Mt 6,3).Điều hạnh phúc nhất là chúng ta sẽ được Chúa xót thương.
Tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót, chúng ta tuyên xưng: Lạy Chúa, chúng con tín thác nơi
Chúa (Lord Jesus, I trust in you). Tin tưởng và phó thác cuộc đời trong tay Chúa, chúng ta
không còn sợ bị cô đơn hay bị sai lầm lạc lối. Chỉ nơi Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ tìm ra
lẽ sống và cùng đích của cuộc đời. Con đường Chúa đã mở ra cho chúng ta rất rõ ràng
minh bạch. Chúa đã khuyên dạy chúng ta về bổn phận đối với Thiên Chúa, cách đối xử với
tha nhân và thái độ sống nội tâm cầu nguyện, bác ái, tha thứ, chân thật và yêu thương. Lời
Chúa là tin mừng và là lời hằng sống cho mọi người trong mọi thời. Hãy chú tâm học hỏi,
suy gẫm và đem lời Chúa ra thực hành trong đời sống, chúng ta sẽ cảm nghiệm được lòng
Chúa xót thương là dường nào.
Chưa từng có ai chạy đến xin ơn Chúa, mà Chúa chối từ. Thánh Matthêô diễn tả: Thiên hạ
đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ
ám, kinh phong, bại liệt và Người đã chữa họ (Mt 4,24). Chúa Giêsu đã chữa lành cho
từng người và từng tâm hồn. Chúa động chạm đến vết thương sâu kín riêng tư của họ.
Chúa quan tâm đến đời sống tâm linh và nội tâm của từng người. Chúa chữa họ qua quyền
năng của ý muốn, lời nói và cử chỉ hành động. Chỉ cần họ có lòng tin vào Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã dậy: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra
cho (Mt 7,7). Chúng ta hãycầu xin Chúa với lòng chân thành và tin tưởng. Chúa sẽ xót
thương.
Chúng ta cùng cầu xin cho được ơn an bình, theo lời cầu của linh mục trong phần Hiệp Lễ:
Chúa đã nói với các Tông đồ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của
Thầy cho các con”. Xin đừng chấp tội chúng con,nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội
Thánh Chúa;xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình an và hợp nhất theo thánh ý
Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con và xin nhậm lời chúng con khẩn nguyện.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (26/04/2025) .: Hãy nhìn xem (26/04/2025) .: “Tôi nhận ra bạn…” (26/04/2025) .: Vui mừng vì thấy Chúa. (26/04/2025) .: Lỡ hẹn (26/04/2025) .: Sống đức tin. (26/04/2025) .: Lòng thương xót. (26/04/2025) .: Lòng Chúa xót thương (26/04/2025) .: Niềm tin Chúa Phục Sinh (26/04/2025) .: Đức tin là một sự tăng trưởng. (26/04/2025) .: Tần số tình yêu (26/04/2025) .: Đức tin ngọn đuốc cuộc đời (26/04/2025) .: Tôma đa nghi (26/04/2025) .: Gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh. (26/04/2025) .: Con đường tiếp nhận Chúa (26/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam