Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 53

Tổng truy cập: 1338486

Thánh lễ Misa

Cập nhật : 22-04-2009
 

THÁNH LỄ MISA

 

1. Hiện hữu

2. Hiệu quả

3. Người thông công

4. Tôn sùng Thánh thể

 

Theo thánh Tôma:

. Yếu tính của thánh lễ hệ tại việc cử hành, tức việc hiến thánh nhiệm tích

. Hi lễ tái diễn cuộc tử nạn Chúa nhưng không đổ máu.

. Lễ Misa và lễ núi sọ đều là sát tế thực, không thể phân chia.

 

Tiết 1:

HIỆN HỮU LỄ MISA

 

Giáo lý Công giáo :

Lễ Misa là hi lễ thực sự, chuộc tội cho cả kẻ sống lẫn kẻ chết.

Kinh thánh:

Mt 22,41; 26,28

Mc 14,22

Lc 22,19

Dt 5,5; 13,10

1 Cr 10,21

 

Lí chứng thần học:

Căn cứ vào khẩn thiết của hi lễ chân thật trong GH CKT:

CKT đã không tước khỏi GH Ngài sự tôn sùng rất mực Thiên Chúa, rất hợp với bản tính nhân loại, là bổn phận đầu tiên của con người sa ngã, đó là sự tôn sùng trong lễ misa- Mà trong GH không thấy có nghi lễ nào bằng nghi lễ misa - Vậy lễ misa là hi lễ thực sự.

 

Bản chất: Lễ Misa bàn thờ, lễ misa Thánh giá, lễ Misa Tiệc li khác nhau:

            Hi lễ Thánh giá--------------------Hi lễ bàn thờ

Tư tế:  Một mình Chúa Giêsu---------CGS hiến dâng qua thừa tác vụ Lm.

Vật tế: Giêsu-----------------------------Giêsu

Hiệu quả:     Lập hiệu quả cứu rỗi-------------Áp dụng hiệu quả cứu rỗi

Cách dâng:   Hiến lễ đẫm máu---------------- Không đổ máu

            Hi lễ tiệc li--------------------------Hi lễ bàn thờ

            Thiết yếu thì đồng nhất

            Tùy phụ thì khác biệt

Chúa chịu sát tế trong trạng thái sinh ký (mortali)----Chúa chịu sát tế trong trạng thái bất tử, vinh quang

Chúa sẽ chết--------------------Chúa đã chết

 

Tiết 2:

HIỆU QUẢ THÁNH LỄ MISA

 

. Các nhà lạc giáo nhận lễ Misa có giá trị thờ lậy và cảm tạ, họ chối giá trị cứu chuộc.

. Các nhà Tân giáo chối giá trị cứu chuộc và xin ơn tronglễ Misa.

. Giáo hội Công giáo nhận:

Lễ Misa có 4 giá trị: Thờ lạy, Tạ ơn, Chuộc tội và xin ơn.

- Thờ lạy: Khi dâng mình trên bàn thờ, CKT đã nhận quyền tối cao Thiên Chúa và làm vinh danh Ngài rất mực.

- Tạ ơn (Eucharisticum) Khi dâng mình làm của lễ toàn thiêu, CKT đã ca tụng Thiên Chúa xứng với ơn Ngài ban. Lễ Misa là hi lễ tạ ơn cân xứng.

- Chuộc tội: Lễ Misa áp dụng những bồi thường có giá trị vô cùng xuất phát do ngôi vị vô cùng trên Thánh giá..

- Xin ơn: Lễ Misa có chính CKT xin ơn cần thiết và hữu ích cho ta. Chắc chắn là được.

 

Giá trị lễ Misa có vô cùng không?

Giá trị đối với kết quả cũng như nguyên nhân đối với hiệu quả.

. Xét về sung túc tính (quoad sufficientiam) Thánh lễ có giá trị vô cùng cả theo  nội trương lẫn ngoại trương,

. Về nội trương, Thánh lễ có hi vật vô cùng được hiến dâng do tư tế có phẩm chức vô cùng là chính CKT. Vậy.

. Về ngoại trương, Thánh lễ có giá trị phổ cập tới mọi hiệu quả (sám hối mọi tội, xin được mọi ơn lành siêu nhiên, tự nhiên hồn xác liên quan đến ơn cứu độ, vì vị tư tế có phẩm tước vô cùng dư dật để sám hối và xin mọi ơn. Vậy.

. Xét về công hiệu (quad efficiatiam) Thánh lễ có giá trị vô cùng về công hiệu thờ lạy và tạ ơn, vì chỉ một lễ Misa đã đủ để tôn thờ Thiên Chúa cho xứng đáng, ca tụng vinh quang Chúa đầy đủ (đến nỗi giả như trên trời các thiên thần ngừng ca tụng Chúa, Thánh lễ cũng bù đắp được)

Nhưng công hiệu cầu xin thì hữu hạn, vì ơn lành xin chỉ hữu hạn, công hiệu chuộc tội, bồi thường cũng hữu hạn, vì hình phạt được tha không phải vô cùng, nhưng được xác định tùy mức độ của dự kiện (dispositio) và nhiệt tâm (devotio) người tham dự.

 

Tiết 4:

NGƯỜI THÔNG CÔNG THÁNH LỄ

 

1. Người sống:

Chiếu theo hiệu lực thành lập, vì là hi lễ phổ quát, nên có thể dâng lễ Misa cầu cho mọi người còn sống, cả cho tội nhân, cả người đã rửa tội, chưa rửa tội.

Lí chứng: Hiến lễ Thánh giá( mà lễ misa là tưởng niệm, tái diễn và áp dụng) phổ cập tới đâu , thì lễ misa cũng phổ cập tới đó- Mà hiến lễ thánh giá chuộc tội và xin ơn cho mọi người. Vậy.

Giáo luật có trừ ra: Lm không được nhận bổng lễ cầu công khai cho người bị tuyệt thông công khai. Cầu tư cho họ thì được.

 

2. Người chết:

Coi Giáo luật.

 

Tiết 5: TÔN SÙNG THÁNH THỂ

 

Lí chứng thần học:

CKT là con duy nhất của TC, nên ta phải thờ lạy Ngài bất cứ nơi nào Ngài hiện diện, thờ lạy cả thiên tính, nhân tính và các thành phần của nhân tính ấy trong CKT toàn thể, vì nhân tính đã ngôi hiệp với Ngôi Lời.

Không cần phải minh nhiên tôn kính hình trạng, vì khi tôn kính Chúa là tôn kính hình trạng rồi. Khỏi phải rắc rối như vài nhà thần học xét nét vụn vặt.

Qui đức sáng 21.12.1973

Type tại Dorchester, MA 1/11/1998

 
Nguồn : gxnl 

home Mục lục Lưu trữ