Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 30
Tổng truy cập: 1338881
Thần học luân lý cho con người hôm nay
Cập nhật : 15-04-2009 |
Thần Học Luân Lý cho Con Người Hôm Nay
Tuy nhiên, cũng phải khách quan mà nhìn nhận rằng nền văn hóa của chúng ta ngày nay không thiếu những bóng tối bao trùm và có những ảnh hưởng tai hại đến chính sự sống và phẩm giá con người. Nền văn hóa của chúng ta hôm nay, có những nhóm người, với con số đáng kể, đang có những xu hướng nghiêng chiều về việc giảm nhẹ và bao dung đối với những vi phạm nghiêm trọng đến sự sống con người, đến phẩm giá con người như chủ trương tự do quan hệ nam nữ, tự do yêu thương, tự do ngừa thai, phá thai, làm chết người êm dịu, ngược đãi hoặc giết chết những bào thai hoặc trẻ sơ sinh dị tật, tự do tự tử... Những xu hướng này đang thịnh hành và đang có chiều hướng gia tăng. Đó chính là nền văn hóa trong đó chúng ta đang sống. Vàng thau lẫn lộn, tốt cũng có mà xấu cũng có. Nền văn hóa đó đang tác động và ảnh hưởng đến từng cá nhân, và đặc biệt đang ảnh hưởng đến những con người trẻ hôm nay. Vấn đề là làm sao giúp cho mọi người phân biệt được tốt xấu, điều nên làm và điều không nên làm. Đây là một công việc quả là không dễ dàng gì. Người có trách nhiệm trình bày những chân lý đích thực cho con người hôm nay và cho các bạn trẻ hôm nay phải là người đã được đào luyện kỹ lưỡng, có khả năng và có cả những cảm nghiệm đức tin sâu xa để có thể chia sẻ cho người khác những gì mình đã xác tín một cách mạnh mẽ và chắc chắn, mới có thể thuyết phục và giúp cho người khác hiểu được, cảm nhận được niềm tin và nền luân lý Kitô giáo. Bởi lẽ, đối với con người ngày nay, với kiến thức ngày một cao hơn, cần phải có một lối trình bày, không chỉ những vấn đề về luân lý, nhưng tòan bộ nội dung đức tin Kitô giáo, rõ ràng và có hệ thống, với một nội dung chặt chẽ mạch lạc. Con người ngày nay, đặc biệt là các bạn trẻ hôm nay không thể chấp nhận một cách trình bày những chân lý đức tin, những tín điều, những luật lệ, những đòi hỏi luân lý có tính áp đặt, hoặc bắt người ta phải tin, phải giữ mà không giải thích được một cách hợp lý và rành rẽ tại sao. Để có thể trình bày thần học luân lý cho con người hôm nay, chúng ta cần phải hiểu biết qua xem con người ngày nay mong mỏi những gì.
Hơn lúc nào hết, con người ngày nay có mối quan tâm đặc biệt đối với con người, đối với những gì liên quan đến con người, đến lợi ích cho con người. Nền văn hóa thực dụng, thực ra không chỉ ở Mỹ mới có, nó đang hiện diện và có mặt ở khắp mọi nơi. Con người ngày nay rất quan tâm và tập trung chú ý vào con người: họ tìm hiểu về mình và luôn luôn khám phá nhiều hơn về cái mà một triết gia công giáo, ông Gabriel Marcel gọi là "huyền nhiệm con người". Người ta rất quan tâm đến việc khám phá con người, từ đó đã có nhiều môn khoa học quan trọng nhằm tìm hiểu con người như tâm lý học, nghiên cứu về thái độ con người, y học, sinh vật học...Thần học ngày nay, theo nghĩa rộng cũng là "thần học về con người". Tất cả các bộ môn khoa học nhân văn này, không chỉ chú ý đến con người cách chung chung, nhưng đặc biệt để ý đến từng cá nhân con người, đến nhân vị con người, Con người hôm nay sống trong một thế giới với những tiến triển và đổi thay một cách hết sức nhanh chóng và liên tục. Kỹ thuật, khoa học tiến triển và biến đổi không ngừng, liên tục mở ra cho con người những nhãn giới mà trước đó ít lâu vẫn còn hòan tòan xa lạ. Những phát minh mới, những sản phẩm mới, những kiến thức mới của một nền văn hóa mới, một mặt đang tích cực phục vụ con người, làm phong phú cho cuộc sống con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng trở nên xứng đáng với con người hơn và đáng sống hơn; nhưng mặt khác, nền văn hóa mới này cũng đang tạo ra cho con người hôm nay nhiều lo âu, sợ hãi và bất ổn. Không ai có thể phủ nhận rằng nền văn hóa mà chúng ta đang sống, đang hòa nhập vào, đang có những dấu chỉ rất tích cực, những đóng góp rất tích cực liên quan đến sự thịnh vượng của nhân lọai và đến sự sống của con người. Con người hôm nay rất quan tâm đến việc tìm kiếm hòa bình cho thế giới, chống lại mọi hình thức chiếntranh; quan tâm đến việc bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường, tránh những gì gây hại đến sức khỏe, đến cuộc sống con người... Nhiều đôi vợ chồng quảng đại đón nhận con cái như những ân huệ lớn lao và tuyệt vời của hôn nhân. Nhiều nhóm thiện nguyện dấn thân giúp đỡ những người đang gặp những hòan cảnh đặc biệt khó khăn. Những hiệp hội quốc gia và quốc tế, các y bác sĩ cùng họat động để nhanh chóng cứu trợ những người dân bị thiên tai, dịch tể hay chiến tranh. Nhiều phong trào đấu tranh bảo vệ sự sống con người và một số đông vô kể những con người giàu lòng quảng đại, sẵn sàng đón tiếp và giúp đỡ những người họan nạn túng thiếu, những trẻ mồ côi, những người già neo đơn, những cô gái lầm lỡ...1. Tuy nhiên, cũng phải khách quan mà nhìn nhận rằng nền văn hóa của chúng ta ngày nay không thiếu những bóng tối bao trùm và có những ảnh hưởng tai hại đến chính sự sống và phẩm giá con người. Nền văn hóa của chúng ta hôm nay, có những nhóm người, với con số đáng kể, đang có những xu hướng nghiêng chiều về việc giảm nhẹ và bao dung đối với những vi phạm nghiêm trọng đến sự sống con người, đến phẩm giá con người như chủ trương tự do quan hệ nam nữ, tự do yêu thương, tự do ngừa thai, phá thai, làm chết người êm dịu, ngược đãi hoặc giết chết những bào thai hoặc trẻ sơ sinh dị tật, tự do tự tử... Những xu hướng này đang thịnh hành và đang có chiều hướng gia tăng. Đó chính là nền văn hóa trong đó chúng ta đang sống. Vàng thau lẫn lộn, tốt cũng có mà xấu cũng có. Nền văn hóa đó đang tác động và ảnh hưởng đến từng cá nhân, và đặc biệt đang ảnh hưởng đến những con người trẻ hôm nay. Vấn đề là làm sao giúp cho mọi người phân biệt được tốt xấu, điều nên làm và điều không nên làm. Đây là một công việc quả là không dễ dàng gì. Người có trách nhiệm trình bày những chân lý đích thực cho con người hôm nay và cho các bạn trẻ hôm nay phải là người đã được đào luyện kỹ lưỡng, có khả năng và có cả những cảm nghiệm đức tin sâu xa để có thể chia sẻ cho người khác những gì mình đã xác tín một cách mạnh mẽ và chắc chắn, mới có thể thuyết phục và giúp cho người khác hiểu được, cảm nhận được niềm tin và nền luân lý Kitô giáo. Bởi lẽ, đối với con người ngày nay, với kiến thức ngày một cao hơn, cần phải có một lối trình bày, không chỉ những vấn đề về luân lý, nhưng tòan bộ nội dung đức tin Kitô giáo, rõ ràng và có hệ thống, với một nội dung chặt chẽ mạch lạc. Con người ngày nay, đặc biệt là các bạn trẻ hôm nay không thể chấp nhận một cách trình bày những chân lý đức tin, những tín điều, những luật lệ, những đòi hỏi luân lý có tính áp đặt, hoặc bắt người ta phải tin, phải giữ mà không giải thích được một cách hợp lý và rành rẽ tại sao. Để có thể trình bày thần học luân lý cho con người hôm nay, chúng ta cần phải hiểu biết qua xem con người ngày nay mong mỏi những gì.
|
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam