Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 67
Tổng truy cập: 1338632
Sứ điệp truyền giáo năm 2005
SỨ ÐIỆP TRUYỀN GIÁO 2005
Ngày thế giới Truyền Giáo 23.10.2005
"Truyền giáo: Bánh bẻ ra cho sự sống trần gian"
Anh chị em thân mến,
1. Trong năm Thánh Thể này, Chúa Nhật Truyền Giáo giúp chúng ra hiểu rõ hơn ý nghĩa “tạ ơn” của đời mình khi chúng ta sống lại cảm xúc tại Phòng Trên, lúc Chúa Giêsu hiến mình cho thế giới, vào ngày áp lễ Vượt Qua của Người: “ trong đêm bị trao nộp, Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và nói, ‘ Này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì anh em. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.” (1 Co 11, 23 – 24)
Trong Tông Thư “ Mane Nobiscum Domine” gần đây, tôi đã mời gọi anh chị em chiêm ngắm Chúa Giêsu trong “ hành vi bẻ bánh” tự hiến cho toàn thể nhân loại. Theo gương Người, chúng ta cũng được kêu gọi dâng hiến đời mình cho các anh chị em chúng ta, đặc biệt những người túng thiếu nhất. Bí Tích Thánh Thể mang “ dấu hiệu phổ quát” và, một cách bí tích, báo trước thời gian khi “ mọi người cùng tham dự vào một bản tính nhân loại, được tái sinh trong Chúa Kitô qua Chúa Thánh Thần đểø khi chiêm ngắm vinh quang Thiên Chúa, sẽ đồng thanh cất tiếng: ‘ Cha chúng ta’” ( Ad Gentes 7 ). Như thế, khi giúp chúng ta hiểu ý nghĩa sâu xa hơn của việc truyền giáo, Bí Tích Thánh Thể cũng giúp mỗi tín hữu, cách riêng nhà truyền giáo, trở nên “ bánh bẻ ra cho sự sống trần gian.”
Nhân loại cần Chúa Kitô, “bánh bẻ ra”
2. Trong thời đại chúng hiện nay, xã hội con người xuất hiện như bị bao phủ bởi các bóng đen, bị chấn động bởi các biến cố bi thảm và bị xáo động bởi những thảm hoạ tự nhiên. Tuy nhiên, cũng như “ trong đêm bị trao nộp” (Co 11, 23), thì hôm nay Chúa Giêsu cũng “bẻ bánh” (x. Mt 26, 26) cho chúng ta qua việc cử hành Thánh Thể và tự hiến cho chúng ta dưới dấu chỉ bí tích tình yêu Người dành cho toàn thể nhân loại. Đây là lí do tại sao tôi nhấn mạnh rằng “ Thánh Thể không chỉ là sự biểu hiện tình hiệp thông trong đời sống Giáo Hội mà còn là kế hoạch của tình liên đới cho toàn thể nhân loại ” (Mane Nobiscum Domine, 27); đó cũng là “bánh bởi trời” ban sự sống đời đời (x. Gio 6, 33) và mở cửa tâm hồn con người hướng về một niềm hi vọng lớn lao.
Hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể là chính Đấng Cứu Độ, đã chạnh lòng cảm thương khi Người nhìn thấy những đám đông thiếu thốn, “ bởi vì họ lầm than vất vưởng như đàn chiên không người chăn dắt” (Mt 9, 36 ), Người lại tiếp tục , qua các thế kỉ, tỏ lộ lòng thương xót đối với một nhân loại nghèo nàn và đau khổ. Và nhân danh Người, các mục tử và các nhà truyền giáo đã đi đến những nẻo đường mới lạ để đem “bánh” cứu độ cho mọi người. Họ đươcï thôi thúc vì biết rằng những khát vọng thẳm sâu trong tâm hồn con người chỉ có thể được thoả mãn khi kết hợp với Chúa Kitô, là “ tâm điểm không chỉ của lịch sử Giáo Hội mà còn của lịch sử nhân loại” (x. Ep 1, 10; Col 1, 15 – 20) (Mane Nobiscum Domine, 6 ). Chỉ Chúa Giêsu mới có thể làm thoả mãn cái đói yêu thương và cái khát công lí của nhân loại; Chỉ có Người mới có thể làm cho mỗi người được chia sẻ sự sống đời đời: “ Tôi là bánh hằng sống từ trời; ai ăn bánh này sẽ sôùng đời đời”. ( Gio 6, 15)
Giáo Hội là một với Chúa Kitô trở nên “ Bánh Bẻ ra”
3. Khi cử hành Thánh Thể, đặc biệt vào ngày Chúa Nhật, Ngày của Chúa, Cộng Đoàn Giáo Hội, qua ánh sáng đức tin, cảm nghiệm được giá trị của cuộc họp mặt với Chúa Kitô Phục Sinh và ý thức hơn bao giờ rằng Hi Tế Thánh Thể là cho “ muôn người” (Mt 26, 28). Chúng ta được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Chúa chịu đóng đinh và phục sinh, không thể giữ chặt “ơn huệ” này cho riêng mình; trái lại chúng ta phải chia sẻ ra. Lòng say mến Chúa Kitô dẫn tới việc can đảm tuyên xưng Người; việc tuyên xưng, đòi hỏi làm chứng, trở nên một lễ dâng cao cả vì tình yêu Thiên Chúa và nhân loại. Bí Tích Thánh Thể dẫn chúng ta trở nên những người loan báo Tin Mừng quảng đại, tích cực dấn thân vào việc xây dựng một thế giới công bình và huynh đệ hơn.
Tôi thành tâm hi vọng Năm Thánh Thể sẽ thúc đẩy mỗi cộng đoàn Kitô đáp trả với “ sự quan tâm huynh đệ tới một số trong nhiều hình thái của sự nghèo đói đang lộ hiện trong thế giới chúng ta” (Mane Nobiscum Domine, 28 ), bởi vì “ qua tình tương thân tương ái, và nhất là qua việc quan tâm đến những người đang túng thiếu, chúng ta sẽ được nhận biết như là những môn đệ đích thực của Chúa Kitô (x. Gio 13, 35; Mt 25, 31 - 46). Đây là tiêu chuẩn định giá tính xác thực việc cử hành Thánh Thể của chúng ta” (Mane Nobiscum Domine, 28).
Những nhà truyền giáo, “bánh bẻ ra” cho sự sống trần gian
4. Hôm nay đây Chúa Kitô cũng thúc giục các môn đệ của Người: “ Chính anh em hãy cho họ ăn” (Mt 14, 16). Nhân danh Người, các nhà truyền giáo trên khắp thế giới loan báo và làm chứng cho Tin Mừng. Qua những nỗ lực của họ, lời của Đấng Cứu Thế lại được vang lên: “ Tôi là bánh hằng sống; ai đến với tôi sẽ không hề phải đói; ai tin tôi sẽ chẳng phải khát bao giờ” (Gio 6, 35); họ cũng trở nên “bánh bẻ ra” cho anh chị em của mình, một số phải hi sinh cả mạng sống. Biết bao nhà truyền giáo đã tử đạo trong thời đại chúng ta! Ước mong gương sáng của các ngài lôi cuốn nhiều bạn trẻ nam nữ bước theo con đường của lòng trung tín anh dũng đối với Chúa Kitô! Giáo Hội cần nhiều người nam nữ sẵn lòng tận hiến cho sự nghiệp vẻ vang của Tin Mừng.
Chúa Nhật Truyền Giáo là một cơ hội để gia tăng nhận thức của chúng ta về nhu cầu bức thiết phải tham gia vào sứ mệnh truyền giáo do các Cộng Đoàn địa phương và nhiều tổ chức Giáo Hội đang thực hiện, đặc biệt các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo và những Học Viện Truyền Giáo. Việc truyền giáo cần sự nâng đỡ không chỉ bằng lời cầu nguyện và hi sinh nhưng còn bằng đóng góp vật chất cụ thể. Nhân dịp này, một lần nữa tôi muốn nhắc đến sự phục vụ thật quý giá của Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, và xin anh chị em nâng đỡ họ các quảng đại trong sự hợp tác về tinh thần lẫn vật chất.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, giúp chúng ta sống lại cảm nghiệm của Phòng Trên, để các Cộng Đoàn Giáo Hội trở nên “ Công Giáo” đích thật; Đó là những Cộng Đoàn mà “ linh đạo truyền giáo” là “ sự kết hợp mật thiết với Chúa Kitô” (Redemptoris Missio, 88) sẽ gắn bó chặt chẽ với “linh đạo Thánh Thể” mà Mẹ Maria, “ người phụ nữ của Thánh Thể” là một mẫu gương tuyệt hảo (Ecclesia de Eucharistia, 53). Mọi Cộng Đoàn hãy luôn hướng mở theo tiếng nói của Chúa Thánh Thần, và hướng đến các nhu cầu của nhân loại, còn những Cộng Đoàn tín hữu, mà cách riêng những nhà truyền giáo, đừng do dự hi sinh làm “bánh bẻ ra cho sự sống trần gian.”
Tôi ban Phép lành Toà Thánh cho tất cả mọi người!
Từ Vatican , ngày 22 Tháng Hai, năm 2005,
Lễ Lập Tông Toà Thánh Phêrô.
GIOAN-PAHOLO II
Nguồn : gxnl |
Ngày thế giới Truyền Giáo 23.10.2005
"Truyền giáo: Bánh bẻ ra cho sự sống trần gian"
Anh chị em thân mến,
1. Trong năm Thánh Thể này, Chúa Nhật Truyền Giáo giúp chúng ra hiểu rõ hơn ý nghĩa “tạ ơn” của đời mình khi chúng ta sống lại cảm xúc tại Phòng Trên, lúc Chúa Giêsu hiến mình cho thế giới, vào ngày áp lễ Vượt Qua của Người: “ trong đêm bị trao nộp, Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và nói, ‘ Này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì anh em. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.” (1 Co 11, 23 – 24)
Trong Tông Thư “ Mane Nobiscum Domine” gần đây, tôi đã mời gọi anh chị em chiêm ngắm Chúa Giêsu trong “ hành vi bẻ bánh” tự hiến cho toàn thể nhân loại. Theo gương Người, chúng ta cũng được kêu gọi dâng hiến đời mình cho các anh chị em chúng ta, đặc biệt những người túng thiếu nhất. Bí Tích Thánh Thể mang “ dấu hiệu phổ quát” và, một cách bí tích, báo trước thời gian khi “ mọi người cùng tham dự vào một bản tính nhân loại, được tái sinh trong Chúa Kitô qua Chúa Thánh Thần đểø khi chiêm ngắm vinh quang Thiên Chúa, sẽ đồng thanh cất tiếng: ‘ Cha chúng ta’” ( Ad Gentes 7 ). Như thế, khi giúp chúng ta hiểu ý nghĩa sâu xa hơn của việc truyền giáo, Bí Tích Thánh Thể cũng giúp mỗi tín hữu, cách riêng nhà truyền giáo, trở nên “ bánh bẻ ra cho sự sống trần gian.”
Nhân loại cần Chúa Kitô, “bánh bẻ ra”
2. Trong thời đại chúng hiện nay, xã hội con người xuất hiện như bị bao phủ bởi các bóng đen, bị chấn động bởi các biến cố bi thảm và bị xáo động bởi những thảm hoạ tự nhiên. Tuy nhiên, cũng như “ trong đêm bị trao nộp” (Co 11, 23), thì hôm nay Chúa Giêsu cũng “bẻ bánh” (x. Mt 26, 26) cho chúng ta qua việc cử hành Thánh Thể và tự hiến cho chúng ta dưới dấu chỉ bí tích tình yêu Người dành cho toàn thể nhân loại. Đây là lí do tại sao tôi nhấn mạnh rằng “ Thánh Thể không chỉ là sự biểu hiện tình hiệp thông trong đời sống Giáo Hội mà còn là kế hoạch của tình liên đới cho toàn thể nhân loại ” (Mane Nobiscum Domine, 27); đó cũng là “bánh bởi trời” ban sự sống đời đời (x. Gio 6, 33) và mở cửa tâm hồn con người hướng về một niềm hi vọng lớn lao.
Hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể là chính Đấng Cứu Độ, đã chạnh lòng cảm thương khi Người nhìn thấy những đám đông thiếu thốn, “ bởi vì họ lầm than vất vưởng như đàn chiên không người chăn dắt” (Mt 9, 36 ), Người lại tiếp tục , qua các thế kỉ, tỏ lộ lòng thương xót đối với một nhân loại nghèo nàn và đau khổ. Và nhân danh Người, các mục tử và các nhà truyền giáo đã đi đến những nẻo đường mới lạ để đem “bánh” cứu độ cho mọi người. Họ đươcï thôi thúc vì biết rằng những khát vọng thẳm sâu trong tâm hồn con người chỉ có thể được thoả mãn khi kết hợp với Chúa Kitô, là “ tâm điểm không chỉ của lịch sử Giáo Hội mà còn của lịch sử nhân loại” (x. Ep 1, 10; Col 1, 15 – 20) (Mane Nobiscum Domine, 6 ). Chỉ Chúa Giêsu mới có thể làm thoả mãn cái đói yêu thương và cái khát công lí của nhân loại; Chỉ có Người mới có thể làm cho mỗi người được chia sẻ sự sống đời đời: “ Tôi là bánh hằng sống từ trời; ai ăn bánh này sẽ sôùng đời đời”. ( Gio 6, 15)
Giáo Hội là một với Chúa Kitô trở nên “ Bánh Bẻ ra”
3. Khi cử hành Thánh Thể, đặc biệt vào ngày Chúa Nhật, Ngày của Chúa, Cộng Đoàn Giáo Hội, qua ánh sáng đức tin, cảm nghiệm được giá trị của cuộc họp mặt với Chúa Kitô Phục Sinh và ý thức hơn bao giờ rằng Hi Tế Thánh Thể là cho “ muôn người” (Mt 26, 28). Chúng ta được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Chúa chịu đóng đinh và phục sinh, không thể giữ chặt “ơn huệ” này cho riêng mình; trái lại chúng ta phải chia sẻ ra. Lòng say mến Chúa Kitô dẫn tới việc can đảm tuyên xưng Người; việc tuyên xưng, đòi hỏi làm chứng, trở nên một lễ dâng cao cả vì tình yêu Thiên Chúa và nhân loại. Bí Tích Thánh Thể dẫn chúng ta trở nên những người loan báo Tin Mừng quảng đại, tích cực dấn thân vào việc xây dựng một thế giới công bình và huynh đệ hơn.
Tôi thành tâm hi vọng Năm Thánh Thể sẽ thúc đẩy mỗi cộng đoàn Kitô đáp trả với “ sự quan tâm huynh đệ tới một số trong nhiều hình thái của sự nghèo đói đang lộ hiện trong thế giới chúng ta” (Mane Nobiscum Domine, 28 ), bởi vì “ qua tình tương thân tương ái, và nhất là qua việc quan tâm đến những người đang túng thiếu, chúng ta sẽ được nhận biết như là những môn đệ đích thực của Chúa Kitô (x. Gio 13, 35; Mt 25, 31 - 46). Đây là tiêu chuẩn định giá tính xác thực việc cử hành Thánh Thể của chúng ta” (Mane Nobiscum Domine, 28).
Những nhà truyền giáo, “bánh bẻ ra” cho sự sống trần gian
4. Hôm nay đây Chúa Kitô cũng thúc giục các môn đệ của Người: “ Chính anh em hãy cho họ ăn” (Mt 14, 16). Nhân danh Người, các nhà truyền giáo trên khắp thế giới loan báo và làm chứng cho Tin Mừng. Qua những nỗ lực của họ, lời của Đấng Cứu Thế lại được vang lên: “ Tôi là bánh hằng sống; ai đến với tôi sẽ không hề phải đói; ai tin tôi sẽ chẳng phải khát bao giờ” (Gio 6, 35); họ cũng trở nên “bánh bẻ ra” cho anh chị em của mình, một số phải hi sinh cả mạng sống. Biết bao nhà truyền giáo đã tử đạo trong thời đại chúng ta! Ước mong gương sáng của các ngài lôi cuốn nhiều bạn trẻ nam nữ bước theo con đường của lòng trung tín anh dũng đối với Chúa Kitô! Giáo Hội cần nhiều người nam nữ sẵn lòng tận hiến cho sự nghiệp vẻ vang của Tin Mừng.
Chúa Nhật Truyền Giáo là một cơ hội để gia tăng nhận thức của chúng ta về nhu cầu bức thiết phải tham gia vào sứ mệnh truyền giáo do các Cộng Đoàn địa phương và nhiều tổ chức Giáo Hội đang thực hiện, đặc biệt các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo và những Học Viện Truyền Giáo. Việc truyền giáo cần sự nâng đỡ không chỉ bằng lời cầu nguyện và hi sinh nhưng còn bằng đóng góp vật chất cụ thể. Nhân dịp này, một lần nữa tôi muốn nhắc đến sự phục vụ thật quý giá của Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, và xin anh chị em nâng đỡ họ các quảng đại trong sự hợp tác về tinh thần lẫn vật chất.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, giúp chúng ta sống lại cảm nghiệm của Phòng Trên, để các Cộng Đoàn Giáo Hội trở nên “ Công Giáo” đích thật; Đó là những Cộng Đoàn mà “ linh đạo truyền giáo” là “ sự kết hợp mật thiết với Chúa Kitô” (Redemptoris Missio, 88) sẽ gắn bó chặt chẽ với “linh đạo Thánh Thể” mà Mẹ Maria, “ người phụ nữ của Thánh Thể” là một mẫu gương tuyệt hảo (Ecclesia de Eucharistia, 53). Mọi Cộng Đoàn hãy luôn hướng mở theo tiếng nói của Chúa Thánh Thần, và hướng đến các nhu cầu của nhân loại, còn những Cộng Đoàn tín hữu, mà cách riêng những nhà truyền giáo, đừng do dự hi sinh làm “bánh bẻ ra cho sự sống trần gian.”
Tôi ban Phép lành Toà Thánh cho tất cả mọi người!
Từ Vatican , ngày 22 Tháng Hai, năm 2005,
Lễ Lập Tông Toà Thánh Phêrô.
GIOAN-PAHOLO II
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam