Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 28
Tổng truy cập: 1338911
Sứ điệp truyền giáo năm 2001
SỨ ÐIỆP TRUYỀN GIÁO 2001
Ngày Thế Giới Truyền Giáo 21.10.2001
"Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng" (Tv 89 [88], 2).
Anh chị em thân mến!
1. Chúng ta đã cử hành với một niềm vui thâm sâu Đại Năm Thánh cứu chuộc, thời gian ân sủng cho khắp Giáo Hội. Lòng thương xót Chúa, mà tất cả người tín hữu kinh nghiệm, kêu mời chúng ta "ra khơi," bằng cách ghi nhớ quá khứ với lòng biết ơn, bằng cách sống say mê thời hiện tại và bằng cách khai mở đến tương lai với niềm hy vọng. Xác tín rằng "Chúa Giêsu vẫn là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi" (Dt 13:8) (x. Tông thư Novo millennio ineunte, n.1). Dự phóng này về tương lai, được niềm hy vọng soi sáng, phải là nền tảng hành động của toàn thể Giáo Hội trong ngàn năm mới. Đó là sứ điệp mà tôi ao ước gởi tới mỗi tín hữu nhân dịp Ngày Thế Giới Truyền Giáo sẽ cử hành ngày 21 tháng Mười tới đây.
Thật vậy đây là thời gian phải nhìn ra trước, ngước mắt hướng về dung nhan Chúa Giêsu (x. Dt 12:2). Thần Khí kêu gọi chúng ta"hướng về tương lai đang chờ đợi chúng ta" (Novo millennio ineunte, n. 3), chứng minh và tuyên xưng Chúa Kitô bằng cách tạ ơn "vì những việc lạ lùng" Chúa đã thực hiện nơi chúng ta. "Tình thương Chúa đời đời con ca tụng" (Tv 89:2)" (ibid. n. 2). Nhân Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm ngoái, Tôi đã muốn nhắc lại sự dấn thân truyền giáo xuất phát từ việc say sưa chiêm ngắm Chúa Giêsu. Người Kitô hữu nào đã chiêm ngắm Chúa Giêsu, không thể không cảm thấy bị lôi cuốn bởi ánh sáng của Người (Vita consecrata, n. 14) mà dấn thân minh chứng niềm tin của mình vào Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc duy nhất của loài người.
2. Việc chiêm ngắm gương mặt Chúa cũng gợi ý các môn đệ "chiêm ngắm" gương mặt của các người nam và nữ ngày nay: thât vậy Chúa đồng hoá mình "với các anh em nhỏ nhất của Người" (x. Mt 25,40,45). Việc chiêm ngắm Chúa Giêsu, "người truyền giáo đầu tiên và vĩ đại nhất" (Evangelii nuntiandi, n.7), biến chúng ta thành những nhà rao giảng Tin Mừng. Việc chiêm ngắm đó cho chúng ta biết được ý muốn của Người là ban sự sống đời đời cho những kẻ Chúa Cha đã trao phó cho Người (x. Ga 17:2). Thiên Chúa muốn rằng "tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý" (1 Tm 2:4), và Chúa Giêsu biết rằng thánh ý Chúa Cha là muốn Người cũng rao giảng Nước Chúa cho các thành khác: "Tôi được sai đi cốt để làm việc đó" (Lc 4:43 ).
Kết quả của việc chiêm ngắm các "anh em nhỏ nhất" là nhận thấy rằng tất cả mọi người, mặc dầu cách mầu nhiệm, đều tìm kiếm Chúa bởi vì đã được Chúa dựng nên và được Chúa yêu. Đó là điều mà các môn đệ đầu tiên khám phá ra: "Mọi người đang tìm Thầy đấy" (Mc 1: 37 ). Và các người Hy Lạp, thay mặt các thế hệ tương lai, van xin "Chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu" (Ga 12:21 ). Phải, Chúa Kitô là ánh sáng thật soi sáng mọi người đến trong thế gian này (x. Ga 1:9): mọi người tìm kiếm Người "cách dò dẫm" (Cv 17:27 ), bị thúc đẩy bởi một sự hấp dẫn bên trong mà họ không biết nguồn gốc. Nguồn gốc đó giấu kín trong tim Chúa, nơi rung động một ý muốn cứu rỗi phổ quát. Chúa dạy chúng ta minh chứng và loan truyền điều đó. Để đạt được mục đích này, Chúa bao bọc chúng ta, như trong ngày hiện xuống mới, bằng lửa của Thần khí Người, bằng tình yêu và sự hiện diện của Người: "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28:20).
3. Thái độ mà Chúa đòi hỏi tất cả mọi Kitô hữu, là nhìn tới trước với niềm tin và hy vọng, thái độ đó cũng là hoa quả của Năm thánh. Chúa ban cho chúng ta vinh dự là tín nhiệm chúng ta và thương xót gọi chúng ta đến phục vụ Người (1 Tm 1:12 ,13).
Đây không phải là một sự kêu gọi dành riêng cho một số người, nhưng là một sự kêu gọi vọng tới mọi người, tới mỗi người trong hoàn cảnh sống riêng của mình. Trong Tông thư Novo millennio ineunte, tôi đã viết về vấn đề này: "Sự say mê này không thể không khơi động trong Giáo Hội một tinh thần truyền giáo mới, tinh thần này không chỉ dành riêng cho một nhóm người "chuyên viên," nhưng phải ràng buộc trách nhiệm của tất cả thành phần Dân Chúa. Ai đã thực sự gặp gỡ Đức Kitô, không thể giữ Người lại cho riêng mình, kẻ ấy phải loan báo Người. Phải có một sự hăng say tông đồ mới, những cộng đồng và những tổ chức Kitô giáo phải sống tính hăng say đó như một cam kết hằng ngày. [ ] Đề nghị của Chúa Kitô phải được tất cả nhận lãnh với sự tín cẩn. Người ta sẽ nói với những kẻ trưởng thành, với các gia đình, với các người trẻ, với các trẻ em, mà không bao giờ giấu giếm những yêu sách căn bản nhất của sứ điệp Tin Mừng, nhưng phải đi trước những yêu sách của mỗi người trong những gì liên hệ đến tính nhạy cảm và ngôn ngữ, theo gương thánh Phaolô khẳng định: "Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người" (1 Cr 9:22) (n.40).
Cách riêng, sự kêu gọi truyền giáo có tính cấp bách đặc biệt nếu chúng ta nhìn xem phần lớn nhân loại chưa biết hay không nhìn nhận Chúa Kitô. Phải, thưa anh chị em thân mến, sứ vụ truyền giáo ngày nay quan trọng hơn bao giờ. Tôi ghi nhớ trong tim tôi gương mặt của nhân loại mà tôi có thể chiêm ngưỡng trong các cuộc hành hương của tôi: chính dung nhan Chúa Kitô phản ảnh trong gương mặt những người nghèo và những người đau khổ, dung nhan Chúa Kitô sáng chói trong những hạng người sống như "con chiên không kẻ chăn" (Mc 6:34). Tất cả người nam và tất cả người nữ đều có quyền được dạy cho biết "nhiều điều" (ibid.).
Trước sự minh nhiên của tính mỏng giòn và bất lực của chúng ta, con người bị cám dỗ giải tán họ, đó cũng là cơn cám dỗ của người tông đồ. Ngược lại, chính lúc đó khi nhìn ngắm gương mặt của Đấng Đáng Yêu, mỗi người phải nghe lại lời Chúa Giêsu: "Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn" (Mt 14:16 ; Mc 6:37 ). Như vậy cùng một lúc người ta kinh nghiệm sự yếu kém của con người và ân sủng của Chúa. Ý thức về sự mỏng giòn tất yếu, đánh dấu chúng ta cách thâm sâu, chúng ta cảm thấy nhu cầu cảm tạ ơn Chúa vì những gì người đã thực hiện qua chúng ta và vì những gì người sẽ thực hiện qua ân sủng của Người.
4. Trong dịp này, làm sao mà không nhắc tới tất cả các vị thừa sai, các linh mục, các tu sĩ nữ, các tu sĩ nam và các giáo dân, những người đã lấy sứ vụ truyền giáo và sứ vụ sự sống làm lẽ sống cho mình? Qua cách sống này, họ cao rao "ân sủng của Chúa không cùng" (Tv 89). Thường cái "không cùng này" đi tới chỗ đổ máu: nhiều người đã là những "nhân chứng đức tin" trong thế kỷ qua! Cũng chính nhờ họ hiến mình cách quảng đại mà Nước Chúa đã có thể mở rộng. Chúng ta biết ơn và cầu nguyện cho họ. Gương lành của họ là một kích thích và là một sự nâng đỡ cho tất cả mọi người tín hữu để họ nên can đảm vì thấy mình "được bao quanh bằng ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây" (Dt 12:1), những kẻ, qua sự sống và lời nói của mình đã và đang làm cho Tin Mừng vang dội trên tất cả các lục địa.
Phải, thưa các anh chị em thân mến, chúng ta không thể làm thinh bởi chúng ta đã thấy và đã nghe (x. Cv, 20). Chúng ta đã thấy công trình của Thần Khí và vinh quang của Thiên Chúa hiển hiện trong sự yếu đuối (x. 2 Cr 12; 1 Cr 1). Ngày nay cũng vậy, một số đông người nam và nữ, qua sự tận tụy và hy sinh của họ, cho chúng ta thấy dấu chỉ hùng hồn tình yêu của Chúa. Nhờ họ, chúng ta đã nhận lãnh đức tin và chúng ta được thúc đẩy, tới phiên mình, làm những kẻ tuyên cáo và những chứng nhân của Mầu Nhiệm.
5. Sự truyền giáo là "việc loan báo vui tươi về một ân huệ hiến cho tất cả và phải được đề nghị cho tất cả, nhưng tôn trọng hết sức sự tự do của mỗi người: ân huệ mạc khải của Thiên Chúa-Tình yêu, Đấng "đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người" (Ga 3:16) [ ] Như vậy Giáo Hội không thể lẫn tránh sinh hoạt truyền giáo đối với các dân tộc, và điều không kém quan trọng là nhiệm vụ đầu tiên của sứ vụ truyền giáo là loan báo rằng chính trong Chúa Kitô, "là Đàng, là sự Thật, là sự Sống" (Ga 14:6) mà con người được ơn cứu độ" (Novo Millennio inunte, 56). Đó là một sự mời gọi gởi tới mọi người, đó là một sự kêu gọi khẩn thiết phải được đáp ứng cách mau lẹ và quảng đại. Phải đi tới đó! Phải lên đường, không để trể, như Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu; như các mục tử thức dậy với tiếng gọi đầu tiên của Thiên thần; như bà Maria Mađalêna khi thấy Chúa Giêsu Phục sinh. "Đầu ngàn năm mới này, bước đi của chúng ta phải lanh lẹ khi đi lại những con đường thế giới Chúa Kitô Phục Sinh hẹn gặp chúng ta tại phòng Tiệc Ly, ở đó, buổi chiều "ngày thứ nhất trong tuần" (Ga 20:19), người hiện ra trước mặt các môn đệ để "thở hơi" trên các ông , ban hồng ân sống động Thần Khí và đẩy các ông vào trong cuộc mạo hiểm vĩ đại rao giảng Tin Mừng" (x. ibid. n. 58).
6. Các anh chị em thân mến ! Sứ vụ đòi hỏi phải cầu nguyện và dấn thân cụ thể. Việc truyền bá vi diệu Tin Mừng (diffusion capillaire de l Evangile) bao hàm nhiều sự cần thiết. Năm nay, chúng ta mừng kỷ niệm thứ 75 việc thành lập Ngày Truyền giáo do Đức Piô XI, ngài đã chấp nhận thỉnh nguyện của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo "thiết lập "một ngày cầu nguyện và cổ động cho các xứ truyền giáo," ngày đó phải cử hành cùng một ngày trong tất cả các giáo phận, giáo xứ, những Cơ chế thuộc thế giới công giáo và có mục đích xin tiền đóng góp nhỏ mọn cho các Hội Truyền Giáo" (Thánh bộ Nghi Lễ: Thiết lập Ngày Thế Giới Truyền Giáo, 14/04/1926; AAS 19 (1927), p. 23 et sq). Từ đó, Ngày Truyền Giáo tạo ra một dịp đặc biệt để nhắc Dân Chúa lưu tâm tới hiệu lực vĩnh viễn của uỷ nhiệm truyền giáo, bởi vì "việc truyền giáo liên quan tới tất cả mọi người Kitô hữu, tất cả các giáo phận, và tất cả các giáo xứ, tất cả các cơ chế và tất cả những hiệp hội giáo hội" (Thông điệp Redemptoris missio, n.2). Đồng thời đây là một dip tiện để nhắc lại rằng "các Hội Truyền Giáo không những xin giúp đỡ, mà còn xin chia sẻ với việc loan báo truyền giáo và đức bác ái với người nghèo. Tất cả những gì chúng ta đã lãnh nhận từ Thiên Chúa- sự sống cũng như những của cải... không phải là cho chúng ta" (Thông điệp Redemptioris missio, n.81). Ngày này có tầm quan trọng trong đời sống Giáo Hội, "bởi vì nó dạy phải cho làm sao: trong khi cử hành Thánh Thể, nghĩa là như của lễ dâng lên Thiên Chúa, và cho tất cả các Hội Truyền Giáo trên thế giới" (ibid.) Mong sao cho việc kỷ niệm này là một dịp thuận lợi để suy tư về sự cần thiết của một cố gắng chung quan trọng hơn, hầu cổ võ tinh thần truyền giáo và cung cấp những trợ giúp vật chất mà các nhà thừa sai cần tới.
7. Trong bài giảng Thánh Lễ bế mạc Năm Thánh 2000, Tôi đã nói: "Phải bắt đầu lại từ Chúa Kitô" với lòng hăng say của ngày lễ Hiện Xuống, với một sự nhiệt tình đổi mới. Bắt đầu lại từ Người trước hết bằng những cố gắng nên thánh hằng ngày, chuyên lo cầu nguyện và lắng nghe tiếng Người. Bắt đầu lại từ Người cũng để minh chứng về Tình Yêu của Người" (n. 8).
Do đó:
Hãy bắt đầu lại từ Chúa Kitô, anh chị em là người đã gặp lòng thương xót của Chúa
Hãy bắt đầu lại từ Chúa Kitô, anh chị em là người đã tha thứ và nhận lãnh ơn tha thứ.
Hãy bắt đầu lại từ Chuá Kitô, anh chị em là người biết sự đau đớn và đau khổ.
Hãy bắt đầu lại từ Chúa Kitô, anh chị em là người đã bị cám dỗ sống nguội lạnh: năm ân sủng là một thời gian vô tận.
Hãy bắt đầu lại từ Chúa Kitô. hỡi Giáo Hội của ngàn năm mới.
Hãy cất tiếng hát và hãy bước đi! (x.Những Nghi thức kết thúc Thánh lễ Chúa Hiển Linh 2001).
Xin Đức Maria, Mẹ Giáo Hội, Ngôi Sao Phúc Âm hoá, đồng hành với chúng ta trên con đường này như Mẹ đã ở bên các môn đệ trong ngày lễ Hiện xuống. Chúng ta hướng về Mẹ, lòng đầy tin tưởng, ngõ hầu, nhờ lời Mẹ cầu bàu, Chúa ban cho chúng ta ơn bền đỗ với sự cam kết truyền giáo của chúng ta, một cam kết liên quan tới toàn thể Cộng đồng Giáo Hội.
Với những tâm tình này, tôi chúc lành cho tất cả anh chị em.
Điện Vatican, ngày 03.06.2001
Lễ Hiện Xuống
+ ĐGH Gioan Phaolô II
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam