Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 16
Tổng truy cập: 1343724
Sống đức tin.
Sống đức tin.
Ngày nay, người ta muốn đặt lại tất cả các vấn đề, kể cả vấn đề niềm tin Chúa Kitô Phục
sinh. Bởi thế, chúng ta không cảm thấy khó chịu với tông đồ Tôma, là người đã không
muốn chấp nhận những gì người ta nói, và chống lại những điều được chấp nhận theo sự
lôi cuốn của đám đông. Tôma khăng khăng muốn chính mình kiểm chứng điều mà các
tông đồ khác nói lại là chính họ đã được thấy, được gặp Chúa Kitô Phục sinh. Đúng ra ông
không có lý do chính đáng để nghi ngờ nữa. Khiêm nhường một chút thì chắc hẳn ông đã
dễ dàng chấp nhận rồi. Nhưng như thế thì lại thiệt cho chúng ta, mất một bằng chứng cụ
thể, sống động về Chúa Kitô Phục sinh, và nhất là câu nói bất hủ của Chúa: “Phúc thay
những người không thấy mà tin”.
Đàng khác, khiển trách Tôma kém lòng tin thì Chúa đã khiển trách với thái độ êm dịu và
trìu mến: “Tôma, đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Chúng ta thấy khác hẳn khi Chúa
khiển trách những người Pharisêu hay các tông đồ khác. Như thế, Chúa còn thông cảm
nhiều với Tôma. Tại sao? Vì Chúa thấy những thiếu sót của Tôma: ông không chống đối
để đi đến việc từ chối đức tin, nhưng là khát vọng thấy rõ hơn để tin. Bởi thế, trong thời
đại chúng ta, có phản chứng chăng nữa thì cũng đừng ngạc nhiên và lo lắng, ngược lại,
phải hy vọng, vì đó là thái độ tìm kiếm sâu xa, nó là dấu hiệu của lòng tin hoạt động và tự
do, của những người đang tìm kiếm, nhờ đó mà người ta khám phá ra những giá trị chân
thực. Do sự tìm kiếm này người ta nhận ra được điều chính yếu của Kitô giáo là đức tin.
Điều chính yếu ở đây là tin vào Đức Kitô.
Vậy đức tin là gì? Đức tin là tiếng kêu. Thật vậy, Tin Mừng đã nói lên như thế. Khi Chúa
Giêsu hiện ra đứng trước Tôma, thì ông run sợ và phát ra tiếng kêu này “Lạy Chúa của
con, lạy Thiên Chúa của con”. phải chăng chính những lời bộc phát đó đã diễn tả điều sâu
thẳm nhất nơi tâm hồn người ta? Phải chăng đó là tiếng nói của trái tim, của tâm hồn, khắc
hẳn với sự đắn đo so nghĩ của con người để tìm những lời lẽ hợp tình hợp lý, trước khi
muốn nói lên?
Những nơi khác trong Tin Mừng cũng cho thấy cảnh tương tự, như lời tuyên xưng của
Phêrô. Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “Người ta bảo Thầy là ai?” Thì Phêrô đã trả lời
mà kêu lên: “Thầy là Đức Kiô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và Chúa đã xác định ngay
rằng đó là tiếng kêu đức tin: “Phêrô, con có phúc, vì không phải xác thịt hay máu huyết tỏ
cho con biết điều đó, nhưng là Cha Ta trên trời”.
Cũng vậy, đám đông tụ họp bên Chúa Giêsu sau phép lạ hóa bánh, lúc bấy giờ Chúa nói về
bánh ban sự sống, Ngài làm cho họ chưng hửng khi Ngài quả quyết: “Phải ăn thịt và uống
máu Ngài mới được sự sống đời đời”, nghe Chúa nói thế họ bỏ đi, còn các môn đệ ở lại,
Chúa hỏi: “Anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không?” Một lần nữa, tiếng kêu lại vang lên
và cũng là tiếng kêu của Phêrô: “Chúng con sẽ theo ai, Thầy mới có những lời ban sự sống
đời đời”.
Với Martha, chị của Lagiarô, Chúa đã hỏi bà: “Thầy là sự sống lại và là sự sống, con có tin
điều đó không?” Martha trả lời: “Con tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải
đến trong thế gian”. Đó cũng là một tiếng kêu tuyên xưng đức tin.
Đức tin là một tiếng kêu, nhưng sau đó là gì? Là nhận biết. Đối với một vật nào đó thì
người tìm ra, khám phá được. Nhưng đối với một người thì người nhận biết. Đức tin là
nhận biết một Đấng. Đức tin giống như tia chớp nơi một người chồng đang chờ đợi một
người vợ tương lai mà anh ta đã yêu thương. Và rồi, giữa đám đông, anh đã nhận ra người
anh thương yêu, chỉ có mình nàng thôi. Đấng mà đức tin nhận biết là Đức Giêsu, Con
Thiên Chúa, và chỉ mình Ngài thôi.
Chúng ta tin Chúa Giêsu, chúng ta nhận biết Chúa rồi, chúng ta phải làm gì? Chúng ta
phải sống niềm tin đó. Sống niềm tin có nghĩa là chúng ta phải thể hiện niềm tin ấy trong
đời sống. Đó là cách thẩm định đức tin của chúng ta. Bất cứ du khách nào sau một lần
viếng thăm nước Mỹ, cũng đều có thể rút ra một bài học. Dù muốn dù không, du khách
nào cũng phải thán phục tinh thần làm việc và óc thực dụng của người Mỹ. Người Mỹ
không áp dụng chính sách hay một phát minh mới như một đồ trang sức, mà ngược lại, họ
tìm cách ứng dụng vào đời sống thực tế.
Người Kitô hữu có thể nhìn vào đó để làm bài học cho đức tin của mình. Chúng ta có ứng
dụng đức tin vào đời sống hằng ngày không? Chúng ta tin Thiên Chúa là Đấng quan
phòng và là Cha nhân từ. Niềm tin ấy có được thể hiện bằng một cuộc sống tin tưởng, lạc
quan, phó thác, hân hoan, ngay cả khi gặp gian nan thử thách không? Chúng ta là tín hữu
của Đấng đã sống và đã chết cho tha nhân, và là Đấng dạy chúng ta phải sống yêu thương,
bác ái với mọi người. Niềm tin ấy có được thể hiện bằng những việc làm cụ thể của yêu
thương, quảng đại, quên mình, tha thứ với mọi người không? Chúng ta tin có một cuộc
sống mai hậu, vĩnh cửu, bất diệt. Niềm tin ấy có được thể hiện bằng những hy sinh phấn
đấu không?
Đức tin của chúng ta chỉ đáng tin cậy, chỉ có giá trị khi được thể hiện bằng những việc làm
cụ thể. Giống như cái đèn được đốt lên, cần đặt ở chỗ cao để soi sáng cho mọi người, thì
đức tin của chúng ta cũng cần phải được thắp lên chiếu sáng cho mọi người. Nó cần phải
được đốt lên một cách liên tục trong cuộc sống hằng ngày.
Cuộc sống mỗi ngày với những độc điệu, phiền toái và thử thách của nó, chính là nơi để
chúng ta sống một cách cụ thể niềm tin của chúng ta. Những mối tương quan hằng ngày
với những người chung quanh chính là môi trường để chúng ta diễn đạt niềm tin của
chúng ta. Xin Chúa cho cả cuộc sống của chúng ta trở thành chứng tích của tình yêu Chúa
đối với mọi người. Và xin cho tất cả những ai gặp gỡ chúng ta đều có thể nhận ra được
tình yêu của Chúa.
. Mọi sự đều có thể.
Có câu chuyện kể rằng có một người muốn xin gia nhập trong một đoàn xiếc. Anh nói:
“Tôi sẽ biểu diễn bằng cách trèo lên bậc cao khoảng 50 mét và nhảy xuống một đống mùn
cưa”. Chủ đoàn xiếc nói, “Nghe anh nói thật hấp dẫn. Dầu vậy tôi cũng cần phải coi anh
biểu diễn ra sao đã”. Sau đó, họ làm một dàn nhảy cao cỡ 50 mét, và anh xin việc bắt đầu
biểu diễn. Khi anh ta từ trong đống mùn cưa ngoi ra, thân xác say sứt, mặt mày méo mó
thì ông chủ đoàn xiếc nói với anh ta rằng, “Thật là tuyệt. Tôi nhận anh vào đoàn xiếc.
Chúng tôi sẽ trả anh 250 Đô La một tuần”. Anh ta lắc đầu nói, “Cám ơn, nhưng tôi không
muốn”. Ông chủ nâng tiền lương lên dần từ 250 tới 500 và 1000 đô la một tuần. Thế
nhưng anh kia vẫn không chịu. Ông chủ không hiểu nổi nên nói, “Sao anh kỳ vậy? Anh
cần việc mà!” Anh ta trả lời, “Tôi đau lắm… Tôi không bao giờ dám nữa đâu!” Anh
thanh niên này có ước vọng tốt nhưng khi gặp điều khó, anh ta không dám dấn thân. Anh
ta bỏ lỡ cơ hội cho một tương lai tốt.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, các môn đệ thân yêu của Chúa Giêsu tụ họp cách bí mật
trong phòng kín, vì họ sợ rằng những người giết Chúa cũng sẽ tìm kiếm và giết họ như
vậy. Thế rồi Đức Kitô Phục Sinh đã hiện ra với họ và ban cho họ sự bình an của Ngài.
Thánh Gioan đã nói: “Các môn đệ đã vui mừng khi nhìn thấy Ngài”. Nhưng sau đó khi họ
nói với Tôma (Tôma là người không có mặt khi Chúa Giêsu hiện ra) là “chúng tôi đã nhìn
thấy Chúa”, ông trả lời: “Trừ phi tôi nhìn thấy bàn tay của Ngài và những lỗ đinh, xỏ ngón
tay tôi vào những lỗ đinh đó, và thọc tay tôi vào cạnh sườn Ngài, thì tôi không bao giờ tin
điều ấy” (Ga 20,25). Tám ngày sau đó, Đức Kitô Phục Sinh lại hiện ra với các tông đồ, và
lần này dĩ nhiên có Tôma đang ở với họ và chính mắt ông đã nhìn thấy Chúa; bởi đó ông
chỉ còn biết thưa: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu đã nói với Tôma:
“Con tin vì đã nhìn thấy Thầy, nhưng phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28-
29).
Tin luôn đòi có sự dám liều, có sự dấn thân. Khi niềm tin của ta là vô điều kiện, chúng ta
biết rằng mọi cái đều có thể là nguyên nhân cho sự việc xảy ra. Cũng như Tôma, chúng ta
thường thấy rằng rất khó quay lại với Chúa khi có quá nhiều sự đòi buộc chúng ta. Tin vô
điều kiện vào Chúa, dạy cho chúng ta biết là Ngài có sự đòi buộc mà chúng ta không thể
ngờ được. Đó là điều kiện để đi theo một người mà người đó lại là một người mà chúng ta
luôn luôn không thể biết và làm chúng ta ngạc nhiên.
“Mọi sự đều có thể cho những kẻ tin”, chính Chúa Giêsu đã nói điều ấy với đám đông dân
chúng đã chứng kiến những phép lạ Người làm. Mọi sự đều có thể cho những ai tự đặt
mình dưới chân Chúa cách vô điều kiện như trẻ nhỏ tin vào cha mẹ em. Mọi sự đều có thể
xảy ra cho những ai sẵn sàng chấp nhận hy sinh đời sống mình vào Quyền Năng Phục
Sinh của Chúa.
Trong những giới hạn khả năng của riêng bạn mà bạn muốn trở nên con người và nhận ra
toàn diện bản chất con người của mình như Chúa muốn, thì xin bạn hãy nhớ rằng chẳng có
gì có thể xảy ra được nếu như bạn không làm một sự thay đổi và “trở nên như trẻ nhỏ”.
Nhưng khi bạn làm sự thay đổi đó thì bạn trở nên con người vĩ đại. Khi bạn quyết định
thay đổi con người mình thì mọi sự đều có thể xảy ra!
Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng nếu chúng ta muốn cảm nghiệm một cuộc sống hạnh
phúc mà Ngài đã làm cho chúng ta qua đời sống, sự chết và phục sinh của Ngài thì chúng
ta phải trở về với Thiên Chúa là Cha chúng ta. Chúng ta phải trở về với Cha trên trời trong
cùng một tâm hồn của trẻ thơ hoàn toàn phó thác vô điều kiện trong tay cha mẹ trần gian
của bé.
Mọi cái đều có thể cho những ai mở rộng đôi mắt và thưa cùng Chúa, “Xin hãy làm cho
con được ngạc nhiên!”
. SLC – Đức tin.
Trong sinh hoạt bình thường, đôi khi chúng ta có dịp gửi đến cho nhau những quà tặng.
Chẳng hạn như ngày cưới, ngày sinh nhật… Thế nhưng, có những quà tặng chẳng mang
lại một ý nghĩa nào cả, hay ít nữa một sự tiện dụng nào đó. Người tặng cũng chỉ tặng cho
xong bổn phận, cho xong món nợ. Còn người nhận thì cũng miễn cưỡng vui vẻ lúc bấy giờ,
còn sau đó thì xếp quà tặng vào một xó góc tăm tối, bụi bậm và có lẽ chẳng bao giờ ngó
ngàng tới.
Phải chăng đó cũng chính là hình ảnh đức tin của nhiều người trong chúng ta. Một thứ quà
tặng mà chúng ta không phải vất vả mua sắm. Một thứ đơn thuốc đã được ghi sẵn: phải
làm cái này và phải tránh cái kia. Một thứ đồ vật đã lỗi thời, bị phế thải và không còn dùng
vào việc chi, thoảng hoặc họ mới ngó ngàng tới, như người ta vốn mỉa mai diễn tả:
– Một năm họ tới nhà thờ ba lần để rửa tội, để kết hôn và để vĩnh viễn ra đi. Một tuần nếu
có đi lễ ngày Chúa nhật, thì cũng chỉ đứng tận đàng xa, tít ngoài sân cho qua lần chiếu lệ.
Trong suốt thời gian còn lại, đức tin được xếp vào một xó góc tăm tối, hay một ngăn tủ
khóa kín.
Với chúng ta thì khác, đức tin không phải là một quà tặng bất đắc dĩ, không phải là những
hình thức bề ngoài, cũng không phải là một cái gì đã chết. Nhưng đức tin chính là sự sống.
Bởi đó thánh Gioan đã viết:
– Sự chiến thắng trên thế gian là đức tin của chúng ta.
Kinh nghiệm trong những trại giam cho chúng ta thấy: những người có được một nền giáo
dục tôn giáo vững chắc mới dễ dàng tránh được những hành vi dã man và độc ác. Đồng
thời dựa vào những bản thống kê, thì số người Công giáo tự tử chỉ là một con số nhỏ nhoi
khiêm tốn. Nếu đức tin không phải là sức mạnh thì làm sao người Công giáo có đủ khả
năng chịu đựng.
Đức tin chính là sự sống. Thân xác của chúng ta, chẳng hạn, là một vật sống động. Ở đó
có máu huyết lưu thông, để không ngừng phát triển, không ngừng lớn lên và đổi mới.
Ngày rửa tội, đức tin được gieo trồng trong tâm hồn chúng ta, nó cần phải nẩy mầm, lớn
lên, đâm bông và kết trái. Điều đó có nghĩa là Đức Kitô sống trong tôi và tôi sống trong
Đức Kitô. Toàn thể con người tôi được ơn sủng thấm nhập, được gìn giữ trong tình yêu
của Ngài. Được trở nên cao cả với địa vị là con cái Ngài. Được vượt trên trần thế để tiến
vào quê hương nước trời.
Như một mầm non phải được chăm sóc thì mới có thể phát triển, bằng không nó sẽ bị thui
chột. Đức tin của chúng ta cũng vậy. Nó phải được chăm sóc, được nuôi dưỡng bằng
việc đọc và suy gẫm lời Chúa cũng như các sách đạo đức, nhờ đó tìm thấy những tiêu
chuẩn hướng dẫn cho hành động.
Tiếp đến bằng việc cầu nguyện. Chúng ta sẽ không thể nào có được một đức tin trưởng
thành mà không cầu nguyện. Cầu nguyện ở đây không phải chỉ là đọc một số kinh dọn
sẵn, nhưng là thực sự tâm tình và kết hiệp với Chúa.
Nếu chúng ta chỉ sống đạo ở cái mức tối thiểu: dự lễ một tuần một lần, xưng tội rước lễ thì
một năm một lần, thì chúng ta không hy vọng gì thắng nổi thế gian. Cứ như thế, đức tin
dần dần thui chột để rồi chỉ còn lại một bộ xương cách trí, một tín đồ hữu danh vô thực mà
thôi.
Và tới một lúc nào đó, chúng ta sẽ dễ dàng bán Chúa vì một lợi lộc nhỏ nhoi, sẽ dễ dàng
chối Chúa chỉ vì một lý do không đâu mà thôi.
Ngày nay, người ta muốn đặt lại tất cả các vấn đề, kể cả vấn đề niềm tin Chúa Kitô Phục
sinh. Bởi thế, chúng ta không cảm thấy khó chịu với tông đồ Tôma, là người đã không
muốn chấp nhận những gì người ta nói, và chống lại những điều được chấp nhận theo sự
lôi cuốn của đám đông. Tôma khăng khăng muốn chính mình kiểm chứng điều mà các
tông đồ khác nói lại là chính họ đã được thấy, được gặp Chúa Kitô Phục sinh. Đúng ra ông
không có lý do chính đáng để nghi ngờ nữa. Khiêm nhường một chút thì chắc hẳn ông đã
dễ dàng chấp nhận rồi. Nhưng như thế thì lại thiệt cho chúng ta, mất một bằng chứng cụ
thể, sống động về Chúa Kitô Phục sinh, và nhất là câu nói bất hủ của Chúa: “Phúc thay
những người không thấy mà tin”.
Đàng khác, khiển trách Tôma kém lòng tin thì Chúa đã khiển trách với thái độ êm dịu và
trìu mến: “Tôma, đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Chúng ta thấy khác hẳn khi Chúa
khiển trách những người Pharisêu hay các tông đồ khác. Như thế, Chúa còn thông cảm
nhiều với Tôma. Tại sao? Vì Chúa thấy những thiếu sót của Tôma: ông không chống đối
để đi đến việc từ chối đức tin, nhưng là khát vọng thấy rõ hơn để tin. Bởi thế, trong thời
đại chúng ta, có phản chứng chăng nữa thì cũng đừng ngạc nhiên và lo lắng, ngược lại,
phải hy vọng, vì đó là thái độ tìm kiếm sâu xa, nó là dấu hiệu của lòng tin hoạt động và tự
do, của những người đang tìm kiếm, nhờ đó mà người ta khám phá ra những giá trị chân
thực. Do sự tìm kiếm này người ta nhận ra được điều chính yếu của Kitô giáo là đức tin.
Điều chính yếu ở đây là tin vào Đức Kitô.
Vậy đức tin là gì? Đức tin là tiếng kêu. Thật vậy, Tin Mừng đã nói lên như thế. Khi Chúa
Giêsu hiện ra đứng trước Tôma, thì ông run sợ và phát ra tiếng kêu này “Lạy Chúa của
con, lạy Thiên Chúa của con”. phải chăng chính những lời bộc phát đó đã diễn tả điều sâu
thẳm nhất nơi tâm hồn người ta? Phải chăng đó là tiếng nói của trái tim, của tâm hồn, khắc
hẳn với sự đắn đo so nghĩ của con người để tìm những lời lẽ hợp tình hợp lý, trước khi
muốn nói lên?
Những nơi khác trong Tin Mừng cũng cho thấy cảnh tương tự, như lời tuyên xưng của
Phêrô. Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “Người ta bảo Thầy là ai?” Thì Phêrô đã trả lời
mà kêu lên: “Thầy là Đức Kiô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và Chúa đã xác định ngay
rằng đó là tiếng kêu đức tin: “Phêrô, con có phúc, vì không phải xác thịt hay máu huyết tỏ
cho con biết điều đó, nhưng là Cha Ta trên trời”.
Cũng vậy, đám đông tụ họp bên Chúa Giêsu sau phép lạ hóa bánh, lúc bấy giờ Chúa nói về
bánh ban sự sống, Ngài làm cho họ chưng hửng khi Ngài quả quyết: “Phải ăn thịt và uống
máu Ngài mới được sự sống đời đời”, nghe Chúa nói thế họ bỏ đi, còn các môn đệ ở lại,
Chúa hỏi: “Anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không?” Một lần nữa, tiếng kêu lại vang lên
và cũng là tiếng kêu của Phêrô: “Chúng con sẽ theo ai, Thầy mới có những lời ban sự sống
đời đời”.
Với Martha, chị của Lagiarô, Chúa đã hỏi bà: “Thầy là sự sống lại và là sự sống, con có tin
điều đó không?” Martha trả lời: “Con tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải
đến trong thế gian”. Đó cũng là một tiếng kêu tuyên xưng đức tin.
Đức tin là một tiếng kêu, nhưng sau đó là gì? Là nhận biết. Đối với một vật nào đó thì
người tìm ra, khám phá được. Nhưng đối với một người thì người nhận biết. Đức tin là
nhận biết một Đấng. Đức tin giống như tia chớp nơi một người chồng đang chờ đợi một
người vợ tương lai mà anh ta đã yêu thương. Và rồi, giữa đám đông, anh đã nhận ra người
anh thương yêu, chỉ có mình nàng thôi. Đấng mà đức tin nhận biết là Đức Giêsu, Con
Thiên Chúa, và chỉ mình Ngài thôi.
Chúng ta tin Chúa Giêsu, chúng ta nhận biết Chúa rồi, chúng ta phải làm gì? Chúng ta
phải sống niềm tin đó. Sống niềm tin có nghĩa là chúng ta phải thể hiện niềm tin ấy trong
đời sống. Đó là cách thẩm định đức tin của chúng ta. Bất cứ du khách nào sau một lần
viếng thăm nước Mỹ, cũng đều có thể rút ra một bài học. Dù muốn dù không, du khách
nào cũng phải thán phục tinh thần làm việc và óc thực dụng của người Mỹ. Người Mỹ
không áp dụng chính sách hay một phát minh mới như một đồ trang sức, mà ngược lại, họ
tìm cách ứng dụng vào đời sống thực tế.
Người Kitô hữu có thể nhìn vào đó để làm bài học cho đức tin của mình. Chúng ta có ứng
dụng đức tin vào đời sống hằng ngày không? Chúng ta tin Thiên Chúa là Đấng quan
phòng và là Cha nhân từ. Niềm tin ấy có được thể hiện bằng một cuộc sống tin tưởng, lạc
quan, phó thác, hân hoan, ngay cả khi gặp gian nan thử thách không? Chúng ta là tín hữu
của Đấng đã sống và đã chết cho tha nhân, và là Đấng dạy chúng ta phải sống yêu thương,
bác ái với mọi người. Niềm tin ấy có được thể hiện bằng những việc làm cụ thể của yêu
thương, quảng đại, quên mình, tha thứ với mọi người không? Chúng ta tin có một cuộc
sống mai hậu, vĩnh cửu, bất diệt. Niềm tin ấy có được thể hiện bằng những hy sinh phấn
đấu không?
Đức tin của chúng ta chỉ đáng tin cậy, chỉ có giá trị khi được thể hiện bằng những việc làm
cụ thể. Giống như cái đèn được đốt lên, cần đặt ở chỗ cao để soi sáng cho mọi người, thì
đức tin của chúng ta cũng cần phải được thắp lên chiếu sáng cho mọi người. Nó cần phải
được đốt lên một cách liên tục trong cuộc sống hằng ngày.
Cuộc sống mỗi ngày với những độc điệu, phiền toái và thử thách của nó, chính là nơi để
chúng ta sống một cách cụ thể niềm tin của chúng ta. Những mối tương quan hằng ngày
với những người chung quanh chính là môi trường để chúng ta diễn đạt niềm tin của
chúng ta. Xin Chúa cho cả cuộc sống của chúng ta trở thành chứng tích của tình yêu Chúa
đối với mọi người. Và xin cho tất cả những ai gặp gỡ chúng ta đều có thể nhận ra được
tình yêu của Chúa.
. Mọi sự đều có thể.
Có câu chuyện kể rằng có một người muốn xin gia nhập trong một đoàn xiếc. Anh nói:
“Tôi sẽ biểu diễn bằng cách trèo lên bậc cao khoảng 50 mét và nhảy xuống một đống mùn
cưa”. Chủ đoàn xiếc nói, “Nghe anh nói thật hấp dẫn. Dầu vậy tôi cũng cần phải coi anh
biểu diễn ra sao đã”. Sau đó, họ làm một dàn nhảy cao cỡ 50 mét, và anh xin việc bắt đầu
biểu diễn. Khi anh ta từ trong đống mùn cưa ngoi ra, thân xác say sứt, mặt mày méo mó
thì ông chủ đoàn xiếc nói với anh ta rằng, “Thật là tuyệt. Tôi nhận anh vào đoàn xiếc.
Chúng tôi sẽ trả anh 250 Đô La một tuần”. Anh ta lắc đầu nói, “Cám ơn, nhưng tôi không
muốn”. Ông chủ nâng tiền lương lên dần từ 250 tới 500 và 1000 đô la một tuần. Thế
nhưng anh kia vẫn không chịu. Ông chủ không hiểu nổi nên nói, “Sao anh kỳ vậy? Anh
cần việc mà!” Anh ta trả lời, “Tôi đau lắm… Tôi không bao giờ dám nữa đâu!” Anh
thanh niên này có ước vọng tốt nhưng khi gặp điều khó, anh ta không dám dấn thân. Anh
ta bỏ lỡ cơ hội cho một tương lai tốt.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, các môn đệ thân yêu của Chúa Giêsu tụ họp cách bí mật
trong phòng kín, vì họ sợ rằng những người giết Chúa cũng sẽ tìm kiếm và giết họ như
vậy. Thế rồi Đức Kitô Phục Sinh đã hiện ra với họ và ban cho họ sự bình an của Ngài.
Thánh Gioan đã nói: “Các môn đệ đã vui mừng khi nhìn thấy Ngài”. Nhưng sau đó khi họ
nói với Tôma (Tôma là người không có mặt khi Chúa Giêsu hiện ra) là “chúng tôi đã nhìn
thấy Chúa”, ông trả lời: “Trừ phi tôi nhìn thấy bàn tay của Ngài và những lỗ đinh, xỏ ngón
tay tôi vào những lỗ đinh đó, và thọc tay tôi vào cạnh sườn Ngài, thì tôi không bao giờ tin
điều ấy” (Ga 20,25). Tám ngày sau đó, Đức Kitô Phục Sinh lại hiện ra với các tông đồ, và
lần này dĩ nhiên có Tôma đang ở với họ và chính mắt ông đã nhìn thấy Chúa; bởi đó ông
chỉ còn biết thưa: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu đã nói với Tôma:
“Con tin vì đã nhìn thấy Thầy, nhưng phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28-
29).
Tin luôn đòi có sự dám liều, có sự dấn thân. Khi niềm tin của ta là vô điều kiện, chúng ta
biết rằng mọi cái đều có thể là nguyên nhân cho sự việc xảy ra. Cũng như Tôma, chúng ta
thường thấy rằng rất khó quay lại với Chúa khi có quá nhiều sự đòi buộc chúng ta. Tin vô
điều kiện vào Chúa, dạy cho chúng ta biết là Ngài có sự đòi buộc mà chúng ta không thể
ngờ được. Đó là điều kiện để đi theo một người mà người đó lại là một người mà chúng ta
luôn luôn không thể biết và làm chúng ta ngạc nhiên.
“Mọi sự đều có thể cho những kẻ tin”, chính Chúa Giêsu đã nói điều ấy với đám đông dân
chúng đã chứng kiến những phép lạ Người làm. Mọi sự đều có thể cho những ai tự đặt
mình dưới chân Chúa cách vô điều kiện như trẻ nhỏ tin vào cha mẹ em. Mọi sự đều có thể
xảy ra cho những ai sẵn sàng chấp nhận hy sinh đời sống mình vào Quyền Năng Phục
Sinh của Chúa.
Trong những giới hạn khả năng của riêng bạn mà bạn muốn trở nên con người và nhận ra
toàn diện bản chất con người của mình như Chúa muốn, thì xin bạn hãy nhớ rằng chẳng có
gì có thể xảy ra được nếu như bạn không làm một sự thay đổi và “trở nên như trẻ nhỏ”.
Nhưng khi bạn làm sự thay đổi đó thì bạn trở nên con người vĩ đại. Khi bạn quyết định
thay đổi con người mình thì mọi sự đều có thể xảy ra!
Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng nếu chúng ta muốn cảm nghiệm một cuộc sống hạnh
phúc mà Ngài đã làm cho chúng ta qua đời sống, sự chết và phục sinh của Ngài thì chúng
ta phải trở về với Thiên Chúa là Cha chúng ta. Chúng ta phải trở về với Cha trên trời trong
cùng một tâm hồn của trẻ thơ hoàn toàn phó thác vô điều kiện trong tay cha mẹ trần gian
của bé.
Mọi cái đều có thể cho những ai mở rộng đôi mắt và thưa cùng Chúa, “Xin hãy làm cho
con được ngạc nhiên!”
. SLC – Đức tin.
Trong sinh hoạt bình thường, đôi khi chúng ta có dịp gửi đến cho nhau những quà tặng.
Chẳng hạn như ngày cưới, ngày sinh nhật… Thế nhưng, có những quà tặng chẳng mang
lại một ý nghĩa nào cả, hay ít nữa một sự tiện dụng nào đó. Người tặng cũng chỉ tặng cho
xong bổn phận, cho xong món nợ. Còn người nhận thì cũng miễn cưỡng vui vẻ lúc bấy giờ,
còn sau đó thì xếp quà tặng vào một xó góc tăm tối, bụi bậm và có lẽ chẳng bao giờ ngó
ngàng tới.
Phải chăng đó cũng chính là hình ảnh đức tin của nhiều người trong chúng ta. Một thứ quà
tặng mà chúng ta không phải vất vả mua sắm. Một thứ đơn thuốc đã được ghi sẵn: phải
làm cái này và phải tránh cái kia. Một thứ đồ vật đã lỗi thời, bị phế thải và không còn dùng
vào việc chi, thoảng hoặc họ mới ngó ngàng tới, như người ta vốn mỉa mai diễn tả:
– Một năm họ tới nhà thờ ba lần để rửa tội, để kết hôn và để vĩnh viễn ra đi. Một tuần nếu
có đi lễ ngày Chúa nhật, thì cũng chỉ đứng tận đàng xa, tít ngoài sân cho qua lần chiếu lệ.
Trong suốt thời gian còn lại, đức tin được xếp vào một xó góc tăm tối, hay một ngăn tủ
khóa kín.
Với chúng ta thì khác, đức tin không phải là một quà tặng bất đắc dĩ, không phải là những
hình thức bề ngoài, cũng không phải là một cái gì đã chết. Nhưng đức tin chính là sự sống.
Bởi đó thánh Gioan đã viết:
– Sự chiến thắng trên thế gian là đức tin của chúng ta.
Kinh nghiệm trong những trại giam cho chúng ta thấy: những người có được một nền giáo
dục tôn giáo vững chắc mới dễ dàng tránh được những hành vi dã man và độc ác. Đồng
thời dựa vào những bản thống kê, thì số người Công giáo tự tử chỉ là một con số nhỏ nhoi
khiêm tốn. Nếu đức tin không phải là sức mạnh thì làm sao người Công giáo có đủ khả
năng chịu đựng.
Đức tin chính là sự sống. Thân xác của chúng ta, chẳng hạn, là một vật sống động. Ở đó
có máu huyết lưu thông, để không ngừng phát triển, không ngừng lớn lên và đổi mới.
Ngày rửa tội, đức tin được gieo trồng trong tâm hồn chúng ta, nó cần phải nẩy mầm, lớn
lên, đâm bông và kết trái. Điều đó có nghĩa là Đức Kitô sống trong tôi và tôi sống trong
Đức Kitô. Toàn thể con người tôi được ơn sủng thấm nhập, được gìn giữ trong tình yêu
của Ngài. Được trở nên cao cả với địa vị là con cái Ngài. Được vượt trên trần thế để tiến
vào quê hương nước trời.
Như một mầm non phải được chăm sóc thì mới có thể phát triển, bằng không nó sẽ bị thui
chột. Đức tin của chúng ta cũng vậy. Nó phải được chăm sóc, được nuôi dưỡng bằng
việc đọc và suy gẫm lời Chúa cũng như các sách đạo đức, nhờ đó tìm thấy những tiêu
chuẩn hướng dẫn cho hành động.
Tiếp đến bằng việc cầu nguyện. Chúng ta sẽ không thể nào có được một đức tin trưởng
thành mà không cầu nguyện. Cầu nguyện ở đây không phải chỉ là đọc một số kinh dọn
sẵn, nhưng là thực sự tâm tình và kết hiệp với Chúa.
Nếu chúng ta chỉ sống đạo ở cái mức tối thiểu: dự lễ một tuần một lần, xưng tội rước lễ thì
một năm một lần, thì chúng ta không hy vọng gì thắng nổi thế gian. Cứ như thế, đức tin
dần dần thui chột để rồi chỉ còn lại một bộ xương cách trí, một tín đồ hữu danh vô thực mà
thôi.
Và tới một lúc nào đó, chúng ta sẽ dễ dàng bán Chúa vì một lợi lộc nhỏ nhoi, sẽ dễ dàng
chối Chúa chỉ vì một lý do không đâu mà thôi.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (26/04/2025) .: Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa (26/04/2025) .: Hãy nhìn xem (26/04/2025) .: “Tôi nhận ra bạn…” (26/04/2025) .: Vui mừng vì thấy Chúa. (26/04/2025) .: Lỡ hẹn (26/04/2025) .: Lòng thương xót. (26/04/2025) .: Lòng Chúa xót thương (26/04/2025) .: Niềm tin Chúa Phục Sinh (26/04/2025) .: Đức tin là một sự tăng trưởng. (26/04/2025) .: Tần số tình yêu (26/04/2025) .: Đức tin ngọn đuốc cuộc đời (26/04/2025) .: Tôma đa nghi (26/04/2025) .: Gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh. (26/04/2025) .: Con đường tiếp nhận Chúa (26/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam