Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 30

Tổng truy cập: 1338896

Sống đạo

SỐNG ĐẠO

 

BỐ THÍ

Hội thánh dạy mùa chay phải ăn chay đã đành, sao còn thêm việc bố thí nữa?

Xưa giữ chay 40 ngày. Dĩ nhiên giảm chi phí thì giữ lại được một ít tiền. Hội thánh muốn ta dùng số tiền đó bố thí cho người nghèo, làm tăng giá trị của chay tịnh. Chay tịnh là chế ngự tính xấu, còn bố thí thì trực tiếp chế ngự tính ham tiền.

Chúng ta hãy nhờ Phúc Âm, suy niệm về bố thí, để việc bố thí nầy tốt hơn, hoàn hảo hơn. Hình ảnh nhà phú hộ, đối với Lazarô hiểu là khinh người nghèo, không thèm bố thí. Nhà tu trên đường Samaria không giúp người bị cướp đó là trốn trách nhiệm.

Không bố thí thì đáng trách, đáng phạt nhưng bố thí để giữ luật, để khoe mình, để tự phụ như Pharisêu thì chưa hẳn là bố thí. Khả quan hơn, bố thí như Giakêu theo ơn Chúa soi sáng, bố thí để đền tội, để sửa lại những bất công… thì kể được là bố thí tốt. Nhưng nếu bố thí vì ích kỷ, lợi cho mình, thí cho người, để Chúa ban cho mình nhiều hơn, thì bố thí kém phần cao đẹp.

Trong tiếng bố thí, thì tiếng thí hàm chứa ý nghĩa: người đón nhận phải là người nghèo hèn kém phẩm giá. Nói phân chia, chia xẻ thì đúng hơn (chia xẻ là xẻ cái gì cần cho đời mình, giúp cho anh em). Vì tài sản là của Chúa ban, tôi làm chủ, đúng hơn phải nói tôi chỉ là quản lý, nắm quyền sử dụng, sếp đặt nhưng không có quyền chỉ sử dụng riêng cho mình, lường đảo để lợi cho mình như nhà quản lý gian giảo trong Phúc Âm.

Phải sử dụng theo ý Chúa. Không những chúng ta phải chia sẻ tài sản mà còn phải tôn trọng những người đón nhận. Vì trong bài học về ngày phán xét chúng ta nhận thấy Chúa kể những người nghèo khó, đói khát là hiện thân của Chúa. Đức tin đòi chúng ta phải biết tôn trọng.

Vậy qua Mùa Chay,trong thực tế chúng ta có (bố thí) chia xẻ những gì chúng ta cò để giúp đỡ anh em không? Trong việc chia xẻ, giúp đỡ, tâm tình chúng ta như thế nào? Vì bị ép buộc, hay vì tự cao, tự phụ, vì ích kỷ (mình cho một ít… Chúa cho lại gấp bội)

Chúng ta nên nhớ (bố thí) chia xẻ là một bổn phận Chúa muốn chúng ta thực hiện với anh em nghèo mà cũng là hiện thân của Chúa.
Chia sớt và tôn trọng !

LỄ VƯỢT QUA TỪ HIỆN SINH ĐẾN THƯỜNG SINH

Lễ Phục sinh cũng gọi được là Lễ Vượt Qua, vì muốn diễn tả lại cuộc Xuất Hành của dân Do thái từ cuộc sống nô lệ (sống như chết) đến đất hứa, sống tự do, sống hạnh phúc.

Và cũng biểu lộ đời sống của Chúa Kitô Vượt qua cái chết của cuộc sống thế tạm để tiến vào cuộc sống vinh quang vĩnh cửu.

Phần chúng ta là con cái Chúa, sau khi rửa tội trong chúng ta có hai nguồn sống: Hiện sinh và Thường sinh. Chúng ta cũng cần phải vượt qua, phải chết cái hiện sinh, vì hiện sinh dẫn đến cái chết tuyệt diệt.

Tửu, sắc, tài, khí, tứ đỗ tường, ăn uống thoả thích, hưởng lạc tính dục, chạy theo tiền của, đam mê danh vọng quyền thế… không làm cho con người được hoàn toàn thoả mãn mà lại đưa con người vào vòng nô lệ, vào trạng thái buồn khổ, bệnh hoạn… (tứ đỗ tường = bồn bức tường bao vây) rồi đến cái chết tiêu diệt.

Nhược hữu thế nhơn khiêu đắc xuất. Nếu có người nhảy khỏi thì đó là phương diện của thần tiên, đạt được cuộc sống bất tử.

Đàn áp, chế ngự những đam mê dục vọng của hiện sinh, là thắng được cái chết của hiện sinh thế tạm, thì mới bảo vệ tăng trưởng Thường sinh.

Tứ đỗ tường nó không xấu mà lại là nhu cầu kể được là khẩn thiết cho hiện sinh. Cần phải biết dùng, biết lợi dụng. Cần ăn uống để sống, Chúa ban cho tính dục để ham trách nhiệm thương nhau, sinh con và nuôi dạy chúng. Tiền tài vẫn cần cho cuộc sống (sống xã hội hiện tại). Nhân phẩm, khí phách: phải giữ giá trị mới được anh em tôn trọng và mới phần nào làm chủ vũ trụ.

Dùng tất cả những gì của hiện sinh, cả lý trí không để nó lệch lạc mà toàn thể đều hướng về Chúa, tuân theo ý Chúa, cùng nhìn một hướng với Chúa, đó là kết hợp với Chúa.

Kết hợp với Chúa là thông phần sự sống với Chúa chính là Thường sinh.
Thường sinh vinh hiển !

TÔN SÙNG MẸ MARIA

Chuyện về Ông Carrel, một bác sĩ nổi tiếng, nhờ ơn Đức Mẹ, qua những phép lạ của Người, đã có được niềm tin như sau:

Ngày nọ tình cờ gặp chuyến tàu hoả chở binh đến Lộ Đức, Bs Carrel tháp tùng đi theo, ước vọng quan sát tình hình và những biến cố lạ xảy ra tại đó. Ông đã mất đức tin, không giữ đạo.

Bs Carrel tự giới thiệu với bác sĩ trưởng đoàn chuyên trách săn sóc bệnh nhân tỏ ý mong được cộng tác. Bác sĩ trưởng đoàn rất mừng và ngỏ ý với ông Carrel: chúng tôi có dư người lo cho bệnh nhân, nhưng có một bệnh nhân lao phổi trầm trọng, lại phù thủng, kể như gần chết nhờ bác sĩ chăm nom riêng biệt.

Bs Carrel nhận lời và đến chẩn mạch, ông nhận định bệnh nhân gần chết rồi mà còn chở đến đấy làm gì! Dẫu vậy, bệnh nhân đã đến Lộ Đức và ngày hôm sau, người ta vẫn chở bệnh nhân đến sân trước hang đá Đức Mẹ. Bác sĩ Carrel vẫn theo dõi và ngồi trên băng ở bìa sân, trong lòng bật lên ý nghĩ: Bệnh nhân này mà khỏi bệnh thì tôi tin có Chúa.

Bệnh nhân quá yếu, thở hơi lên, không còn khả năng uống nước nhưng người giúp bệnh đã lấy khăn nhúng nước suối rồi đem lau bụng cho bệnh nhân.

Thì đây! Hiện trạng phi thường đáng kinh ngạc: Bụng người bệnh từ từ xẹp xuống. Ông Carrel ngỡ ngàng và cảm động, vội vàng đến quan sát. Phù thủng không còn mà hình như hiện trạng lao phổi cũng không còn. Ông bảo đưa bệnh nhân về nơi kiểm tra.

Bệnh nhân trong giây phút gần chết lại được khoẻ mạnh lại, được khỏi bệnh … Ơn Chúa đã đánh gục bác sĩ Carrel như đã đánh ngã thánh Phaolô trên con đường Đamas. Ông đã tìm lại được đức tin và giữ đạo thánh.

Sống ở Pháp khó vì thời đại Tam điểm nắm quyền chính. Ông sang Mỹ, ở đó ông nghiên cứu và khám phá và đưa ra nhiều sáng kiến rất lợi ích cho y học. Tiếng tăm ông vang động khắp nợi.

Phép lạ Lộ Đức chữa được bệnh thể xác mà cũng chữa được bệnh tâm hồn.

_______________________________

Tháng Năm, Hội thánh muốn khuyến khích, thúc đẩy tín hữu tôn sùng Đức Mẹ.

Tôn sùng là kính mến, ham thích. Để mời chúng ta tôn sùng thì Hội thánh nêu lên những Tước hiệu: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội Thánh và cũng là Mẹ chúng ta. Những tước hiệu cao siêu thì thường gợi chúng ta tôn kính.

Nhưng tánh cách tôn sùng, thường do cảm tính, do mến mộ, chúng ta có thể tưởng nghĩ: Tôn sùng Mẹ Maria, vì Chúa đã trối cho Gioan: Nầy là Mẹ con. Gioan thay thế chúng ta, trối cho Gioan là trối cho nhân loại, cho cả chúng ta. Chúa tình yêu đã trối lại, lẽ nào chúng ta không nhiệt tình đem Mẹ Maria vào đời sống chúng ta, để được nghe dạy bảo, hướng dẫn săn sóc nữa.

Mẹ Maria là con người đầu tiên được hưởng ơn cứu chuộc trước khi Chúa thực hiện việc cứu chuộc, để Mẹ Maria nên trung gian mọi ơn nhờ công trình cứu chuộc. Nhờ Mẹ đã được hưởng mọi anh huệ do công trình cứu chuộc.

Mẹ Maria, không chỉ có danh hiệu là Mẹ mà vẫn có tâm tình, và luôn tỏ tình làm Mẹ đối với chúng ta. Lẽ nào không tôn sùng Mẹ? Có thần thánh nào đã được những đặc điểm tôn sùng như Mẹ Maria.

Chúng ta thường nhìn ngắm hành vi gương mẫu của Mẹ. Hành vi của Mẹ là biểu hiện đức tính của Chúa Kitô, còn Chúa Con là hình ảnh của Chúa Cha. Đức tính của Chúa Cha, Chúa Con thì cao siêu chúng ta có thể khiếp sợ, còn nhìn Mẹ thì dễ noi gương hơn.

Mẹ lại cũng có cảm tình có thể nuông chiều chúng ta, ngay những nhu cầu không khẩn thiết, cả nhu cầu thể xác, nhờ Mẹ Maria mà Chúa ban cho chúng ta (như câu chuyện ở tiệc cưới cana, và nhiều ân huệ khỏi bịnh tật ở Lộ Đức….). Nhõng nhẽo với Mẹ thì dễ hơn, còn Chúa thì nghiêm chỉnh, nhõng nhẽo với Chúa xem ra không dễ, có khi bị rầy nữa.

Việc tôn sùng Mẹ Maria phổ biến khắp nơi, gần như hầu hết các tín hữu đều tôn sùng. Điểm cốt yếu phải chú tâm là tôn sùng chính đáng, không lệch lạc thì việc tôn sùng mới đạt lợi ích thật, và cũng làm vui lòng Mẹ.

 
 
Nguồn : gxnl

home Mục lục Lưu trữ