Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 38
Tổng truy cập: 1338867
Niềm Tin Và Cuộc Sống
Cập nhật : 20-04-2012 |
Kính chào Cha,
Con là một con chiên của Thiên Chúa. Cũng như bao bạn trẻ khác, cuộc sống của con cũng gặp phải nhiều khó khăn và thử thách, đôi lúc con cảm thấy tâm hồn mình lạc lõng và mất dần niềm tin vào Ngài.
Tối hôm nay con lên mạng, vô tình đọc được một mẩu chuyện chất vấn về đức tin của con người. Sau khi đọc nó, con mới nhận ra rằng mình thật sự vẫn chưa vững tin. Con không biết Cha đã đọc qua hay chưa, nên con xin phép gửi đến Cha với hy vọng đây sẽ là một câu chuyện hữu ích trong một buổi giảng lễ Chúa Nhật nào đó, cho những ai đang tin vào chúa sẽ củng cố thêm niềm tin của mình, và cho những ai đang đánh mất niềm tin như con sẽ tìm thấy lại được tình yêu Thiên Chúa trong tâm hồn họ.
Kính chúc Cha luôn tràn đầy hồng ân Thiên Chúa!
Con Chiên,
Nguyễn Quốc Lâm
------------------------------------------------------------
Nếu các bạn là người Thiên Chúa Giáo, các bạn nên đọc mẫu chuyện này, tin mình đi.
Giáo sư: Con trai là một người theo đạo Thiên Chúa Giáo đúng không?
Sinh viên: Dạ đúng thưa Giáo sư. Giáo sư: Vậy con có tin vào Chúa không? Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa Giáo sư. Giáo sư: Chúa tốt lành chứ? Sinh viên: Chắc chắn là như vậy. Giáo sư: Chúa có tất cả quyền lực không? Sinh viên: Dạ có! Giáo sư: Anh trai tôi chết vì ung thư mặc dù anh ấy đã cầu nguyện với Chúa chữa lành cho anh ấy rất nhiều. Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã cố gắng giúp đỡ người khác khi họ đau ốm. Nhưng Chúa thì không. Vậy cậu nói xem Chúa tốt lành như thế nào? (Sinh viên im lặng) Giáo sư: Cậu không thể trả lời phải không? Vậy chúng ta lại bắt đầu với câu hỏi: Chúa tốt lành không? Sinh viên: Dạ có Giáo sư: Quỷ Satan có tốt lành không? Sinh viên: Không Giáo sư: Vậy quỷ Satan là đến từ đâu? Sinh viên: Dạ, từ … Chúa mà ra… Giáo sư: Đúng rồi. Con trai nói cho ta biết, tội ác có tồn tại trên thế giới này không? Sinh viên: Dạ có Giáo sư: Tội ác ở khắp mọi nơi phải không? Và Chúa tạo nên tất cả mọi thứ, đúng không? Sinh viên: Đúng! Giáo sư: Vậy ai tạo ra tội ác? (Sinh viên không trả lời) Giáo sư: Vậy còn bệnh tật? Sự đồi bại? Lòng thù hận? Sự xấu xa? Tất cả những thứ kinh khủng đó vẫn tồn tại trên thế giới chứ? Sinh viên: Dạ đúng, thưa Giáo sư. Giáo sư: Vậy ai tạo nên chúng? (Sinh viên không trả lời) Giáo sư: Khoa học nói rằng chúng ta có 5 giác quan để nhận định và quan sát thế giới xung quanh ta. Hãy nói cho ta biết, con đã từng thấy Chúa chưa? Sinh viên: Dạ chưa. Giáo sư: Nói cho ta biết, cậu đã từng nghe Chúa nói chưa? Sinh viên: Chưa, thưa Giáo sư! Giáo sư: Cậu đã từng cảm nhận thấy Chúa, nếm được mùi vị của Chúa, ngửi được Chúa chưa? Cậu đã từng bao giờ nhận thức được bằng tất cả giác quan nào về Chúa chưa? Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư. Con e là chưa cảm nhận được giác quan nào cả. Giáo sư: Vậy cậu còn tin vào Chúa không? Sinh viên: Dạ có! Giáo sư: Theo kinh nghiệm, những thử nghiệm, những phương pháp chứng minh khác, khoa học nói rằng Chúa không hề tồn tại. Con nói về điều này thế nào, con trai? Sinh viên: Không là gì cả. Tôi chỉ có niềm tin. Giáo sư: Đúng rồi, đức tin. Và đó là vấn đề mà Khoa học gặp phải Sinh viên: Thưa giáo sư, có tồn tại một thứ gọi là “nóng” không? Giáo sư: Có! Sinh viên: Và có tồn tại thứ gọi là “lạnh” không? Giáo sư: Có! Sinh viên: Không có, thưa giáo sư. Nó không hề có. (Giảng đường bỗng trở nên im lặng với câu trả lời bất ngờ của cậu sinh viên) Sinh viên: Thưa Giáo sư, giáo sư có thể có rất nhiều thứ gọi là nóng, và còn có thể nóng hơn, siêu nóng, cực kì nóng, nhiệt độ nóng trắng. Nhưng chúng ta không có bất cứ gì gọi là lạnh. Chúng ta có thể đạt đến nhiệt độ dưới 0 đến -458 độ, nhưng chúng ta không thể đạt đến mức thấp hơn con số đó. Không có bất cứ thứ gì gọi là lạnh. Lạnh là một từ ngữ chúng ta dùng để mô tả sự vắng mặt của nóng. Chúng ta không thể đo lường được lạnh. Nóng là một loại năng lượng. Lạnh không phải là mặt trái của nóng, thưa giáo sư, chỉ là sự vắng mặt của nóng mà thôi. (Giảng đường im lặng với những giải thích của cậu sinh viên) Sinh viên: Còn về bóng tối thì sao thưa Giáo sư? Có thứ gì để gọi là “bóng tối” không? Giáo sư: Có. Đêm tối là gì, nếu nó không phải là bóng tối? Sinh viên: Giáo sư lại sai nữa rồi. Bóng tối là sự thiếu vắng của một thứ khác. Giáo sư có thể có được ánh sáng yếu, ánh sáng trung bình, ánh sánh mạnh, ánh sáng chớp. Nhưng nếu có ánh sáng một cách thường xuyên, Giáo sư sẽ chẳng có cái gì để gọi là “bóng tối” đúng không? Trong thực tế không có bóng tối. Nếu có, Giáo sư có thể làm cho bóng tối trở nên tối hơn không thưa Giáo sư? Giáo sư: Vậy vấn đề mà con đang muốn đề cập ở đây là gì, chàng thanh niên trẻ tuổi? Sinh viên: Thưa Giáo sư, điều mà tôi muốn nói ở đây là tiền đề triết học của Giáo sư có chỗ rạn nứt. Giáo sư: Rạn nứt? Cậu có thể giải thích rõ hơn không? Sinh viên: Thưa Giáo sư, Giáo sư đang giải thích trên tiền đề của sự đối ngẫu 2 mặt. Giáo sư chỉ rõ rằng có cuộc sống và có cái chết, có Chúa tốt và có Chúa xấu. Giáo sư đang nhìn vào khái niệm về Chúa chỉ như một tập hữu hạn, chỉ bằng một cái gì đó có thể đo lường được. Thưa Giáo sư, Khoa học thậm chí không thề giải thích về một cách thức con người suy nghĩ như thế nào. Có thể là dùng những tín hiệu và xung điện và từ ngữ gì đó, nhưng chúng ta không bao giờ thấy được, nhưng bằng cách nào đấy chúng ta vẫn cũng có thể hiểu được người khác. Nếu chúng ta xem xét về cái chết là đối lập với sự sống, nghĩa là đang phớt lờ đi sự thật rằng cái chết không thể tồn tại như một thứ gì đó mà tồn tại hữu hình. Sự chết không phải là đối lập với sự sống, chỉ là sự vắng mặt của sự sống. Điều này giải thích rằng: bệnh tật, tội ác, tất cả những thứ kinh khủng trên thế giới này đều không tồn tại, mà là vì chúng ta đang thiếu vắng đi 1 thứ, đó là tình yêu của một đấng tối cao nào đó. Bây giờ Giáo sư hãy nói cho tôi biết, Giáo sư có dạy cho sinh viên của mình rằng họ tiến hóa như bây giờ từ loài khỉ không? Giáo sư: Nếu như cậu đang đề cập về quá trình tiến hóa tự nhiên thì dĩ nhiên là có. Sinh viên: Đã bao giờ Giáo sư quan sát được quá trình tiến hóa bằng mắt thường chưa Giáo sư? (Giáo sư lắc đầu và cười, bắt đầu nhận ra rằng vấn đề của cuộc tranh luận đang đi về đâu) Sinh viên: Bởi vì không ai có thể quan sát được quá trình tiến hóa trong công việc và càng không thể chứng minh rẳng quá trình này là một quá trình đang diễn ra. Vì thế, thưa Giáo sư, có phải giáo sư không dạy bằng quan điểm cá nhân của giáo sư đúng không? Giáo sư là một nhà khoa học hay chỉ là một người thuyết giáo suông dạy đời? (Lớp học bỗng trở nên ồn ào) Sinh viên: Có ai trong lớp học này đã từng nhìn thấy được bộ não của Giáo sư chưa? (Lớp học ồ lên những tiếng cười lớn) Sinh viên: Có ai đó đã từng nghe về bộ não của Giáo sư, cảm nhận được bộ não đó, chạm đươc nó, hoặc ngửi được nó chưa? Không ai có mặt ở đây đã làm điều đó cả. Vì thế, theo như quy luật được thiết lập bởi kinh nghiệm, sự thử nghiệm, các phương pháp chứng minh, Khoa học nói rằng Giáo sư không có bộ não. Vậy chỉ bằng lòng kính trọng, thì làm sao chúng tôi có thể tin tưởng những gì Giáo sư dạy được, thưa Giáo sư? (Căn phòng im lặng. Giáo sư nhìn chằm vào cậu sinh viên, không đoán được cậu ấy đang nghĩ gì) Giáo sư: Tôi nghĩ là cậu hãy cứ để những thứ đó cho niềm tin, cậu con trai ạ! Sinh viên: Đúng là thế đấy, thưa Giáo sư… chính xác! Sự kết nối giữa con người và Chúa đó là NIỀM TIN. Tất cả những điều đó giữ cho mọi thứ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục còn đó và phát triển. Mình tin là bạn đã cảm nhận được cuộc đối thoại trên đây theo một cách thú vị. Và nếu đúng như vậy, chắc chắn bạn cũng muốn bạn bè và đồng nghiệp của mình sẽ đọc được mẩu chuyện này đúng không? Hãy gửi thông điệp này đến họ để giúp họ có thêm ĐỨC TIN mạnh mẽ hơn. Nhân tiện, cậu sinh viên trong câu chuyện trên đây chính là Albert Einstein – Nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại! |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam