Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 37
Tổng truy cập: 1339202
Những ông chồng “vắt cổ chày ra nước”
Chồng ơi có biết? - Những ông chồng “vắt cổ chày ra nước”
Thuý Hằng (27 tuổi, TP HCM) chia sẻ, 5 năm trước cô từng sống như trong địa ngục khi rơi vào đại gia đình... hà tiện.
Nhà có toilet nhưng chỉ được đi buổi ban ngày, còn tối đến thì phải... ra vườn để khỏi tốn nước, tốn điện mà lại... tưới được cây. Chuyện thật như hài, nhưng đó quả là cách sinh hoạt "tiết kiệm và hữu ích" ở nhà Luân. Nhập gia tùy tục, một cô dâu mới cưới như Hằng hồi ấy, chỉ còn cách học sống chung với lũ.
Một tháng sau ngày cưới, Luân làm Hằng choáng váng khi ngồi ngâm cứu tờ hoá đơn tiền điện thoại để tra cứu, xem cuộc gọi di dộng nào là của vợ và... mời vợ thanh toán cuộc đó. Luân giải thích, gia đình anh từ trước tới nay có thói quen phân minh trong mọi lĩnh vực, trừ ngày bé chưa kiếm ra tiền thì bố mẹ nuôi, còn lớn lên, ai làm bao nhiêu người ấy tự hưởng, tiền ăn, tiền điện, nước... dùng chung thì phải đóng góp, chẳng ai nhờ ai, kể cả vợ chồng cũng vậy thôi.
Thế nên không như những người đàn bà khác, được là tay hòm tay chìa khóa, giữ tiền hộ chồng, Hằng chẳng bao giờ biết Luân kiếm được bao nhiêu, thậm chí cứ đến tháng là cô phải đóng đủ tiền ăn, tiền sinh hoạt của mình cho Luân, để anh đóng cho bố mẹ mình.
Đến lúc Hằng mang bầu, nghén ngẩm đủ thứ, Luân cũng chỉ năm thỉnh mười thoảng mới chủ động bồi dưỡng cho vợ được hộp sữa, bát phở. Còn đâu, thèm khát gì là Hằng phải tự móc tiền túi ra đưa chồng... mua hộ. Có tháng, chi phí vượt trội, Hằng "cháy túi" đành "vay" tạm chồng. Tháng sau, vừa đến kì lĩnh lương là Luân không quên nhắc khéo vợ giả ngay.
Đau khổ nhất là tới kì Hằng "vượt cạn", những tưởng sinh ra được thằng cu bụ bẫm, xinh xắn thì Luân sẽ mừng vui, chẳng tính toán gì. Nào ngờ, vừa hết cữ chẳng bao lâu, Luân chìa ra cho vợ một danh sách dài các khoản tiền từ ngày Hằng đẻ đến giờ với hàm ý muốn "cưa đôi" chi phí, bởi "con âu cũng là con chung!".
Đến lúc này, Hằng không thể chịu đựng hơn nữa. Vài tháng sau, cô quyết định ly hôn và nhận quyền nuôi con. Nay cô chia sẻ, tuy nuôi con một mình vất vả nhưng ít nhất điều đó còn khiến cô không bị stress.
Trong hoàn cảnh tương tự, mang tiếng là chồng làm kĩ sư xây dựng, kiếm tiền như rác, Thu Huyền (22 tuổi, Giảng Võ, Hà Nội) vẫn phải sống trong kham khổ, bần hàn.
Ngay sau đêm tân hôn, Hải đã làm Huyền "thấm buồn" khi 5h sáng, anh khua vợ dậy với lí do: "Dậy sớm đi em cho quen, sau này còn phải đi chợ. Mà đi chợ tầm này thức ăn mới rẻ!". Huyền định ậm ừ cho qua, song Hải rắn mặt, bắt cô thức bằng được, cho kịp phiên "chợ rẻ" mới thôi.
Sống thêm với Hải, Huyền càng sốc khi thấy anh chi li tính toán đến từng... cuộn giấy vệ sinh. Anh bảo, trước đây, lúc sống một mình, có khi 2-3 tháng anh chỉ mất có 1 cuộn giấy.
Chuyện ăn uống cũng "thê thảm" chẳng kém. Trong bữa cơm, những món đạm với protein như thịt, cá, trứng... chỉ được phép "điểm vào" cho đẹp mâm, bởi Hải luôn có một triết lí muôn thuở dạy vợ: "Ăn thịt nhiều không tốt, cứ cơm với rau nhiều là vừa lành vừa chắc dạ". Mỗi lần Huyền đi chợ, mua gì, hết bao nhiêu là phải ghi rõ ràng vào một cuốn sổ nhỏ, tối về trình báo lại cho Hải biết. Hôm nào mua đắt, mua rẻ, Hải góp ý liền.
Có lần, bố mẹ đẻ đến chơi rồi ở lại dùng cơm, Huyền "vung tay" mua cả con gà ta mời các cụ. Nào ngờ, cô bị chồng lên lớp suốt buổi tối. Hải chì chiết vợ là người phụ nữ hoang phí, không biết làm biết ăn, nếu khéo léo ra thì chỉ cần mua 1-2 cái cánh gà công nghiệp, rồi rang mặn lên là ngon và thừa thãi, sang trọng lắm rồi. Hôm ấy, Huyền ức đến ứa nước mắt vì tủi nhục.
Lấy người chồng hà tiện như vậy, ăn uống, vệ sinh còn khổ chứ đừng nói tới chuyện vui chơi, giải trí. Có lẽ món ăn tinh thần duy nhất của Huyền bây giờ là cái tivi... không truyền hình cáp. Hải bảo: "Truyền hình trung ương giờ 5-7 loại kênh, phát sa sả từ sáng đến đêm xem chẳng hết thì cần gì lắp cáp?".
Lần gần đây nhất, có buổi họp lớp cấp ba. Mặc dù chung lớp, chung bạn bè, nhưng vì tiếc tiền, Hải cũng chỉ đóng một xuất và bảo Huyền ở nhà trông nhà, để một mình anh đi đại diện thôi. Sợ vợ lèo nhèo, Hải còn bồi thêm một câu làm Huyền thêm ấm ức: "Em chưa công ăn việc làm, không bằng bạn bằng bè, đi chỉ thêm buồn thôi!".
Huyền thú thực, cuộc sống vợ chồng son với cô cũng chẳng có ý nghĩa gì. Huyền tâm sự rằng, đang cố gắng tìm cho được một công việc để tự nuôi thân cho đỡ tủi nhục.
Theo Hoàng Nhi - Zing
Bài liên quan - chuyên đề Chồng ơi có biết?
Bài liên quan - chuyên đề Chồng ơi có biết?
1.Chồng ơi có biết? - Chồng ơi em... chán!!!
21.Chồng ơi có biết? - Chồng có tính ích kỷ
22.Chồng ơi có biết? - Những ông chồng "vắt cổ chày ra nước"
2.Chồng ơi có biết? - Nỗi lòng người vợ nuôi con chồng
3.Chồng ơi có biết? - Khi vợ làm sếp
4.Chồng ơi có biết? - Khóc cười chuyện chồng "xấu xí"
5.Chồng ơi có biết? - Nỗi lòng osin tại gia
1.Hãy là người Việt Nam - Những tin nhắn SMS "đẳng cấp"
11.Hãy là người Việt Nam - Bốn thói xấu của người Việt đương đại
Thuý Hằng (27 tuổi, TP HCM) chia sẻ, 5 năm trước cô từng sống như trong địa ngục khi rơi vào đại gia đình... hà tiện.
Nhà có toilet nhưng chỉ được đi buổi ban ngày, còn tối đến thì phải... ra vườn để khỏi tốn nước, tốn điện mà lại... tưới được cây. Chuyện thật như hài, nhưng đó quả là cách sinh hoạt "tiết kiệm và hữu ích" ở nhà Luân. Nhập gia tùy tục, một cô dâu mới cưới như Hằng hồi ấy, chỉ còn cách học sống chung với lũ.
Một tháng sau ngày cưới, Luân làm Hằng choáng váng khi ngồi ngâm cứu tờ hoá đơn tiền điện thoại để tra cứu, xem cuộc gọi di dộng nào là của vợ và... mời vợ thanh toán cuộc đó. Luân giải thích, gia đình anh từ trước tới nay có thói quen phân minh trong mọi lĩnh vực, trừ ngày bé chưa kiếm ra tiền thì bố mẹ nuôi, còn lớn lên, ai làm bao nhiêu người ấy tự hưởng, tiền ăn, tiền điện, nước... dùng chung thì phải đóng góp, chẳng ai nhờ ai, kể cả vợ chồng cũng vậy thôi.
Thế nên không như những người đàn bà khác, được là tay hòm tay chìa khóa, giữ tiền hộ chồng, Hằng chẳng bao giờ biết Luân kiếm được bao nhiêu, thậm chí cứ đến tháng là cô phải đóng đủ tiền ăn, tiền sinh hoạt của mình cho Luân, để anh đóng cho bố mẹ mình.
Đến lúc Hằng mang bầu, nghén ngẩm đủ thứ, Luân cũng chỉ năm thỉnh mười thoảng mới chủ động bồi dưỡng cho vợ được hộp sữa, bát phở. Còn đâu, thèm khát gì là Hằng phải tự móc tiền túi ra đưa chồng... mua hộ. Có tháng, chi phí vượt trội, Hằng "cháy túi" đành "vay" tạm chồng. Tháng sau, vừa đến kì lĩnh lương là Luân không quên nhắc khéo vợ giả ngay.
Đau khổ nhất là tới kì Hằng "vượt cạn", những tưởng sinh ra được thằng cu bụ bẫm, xinh xắn thì Luân sẽ mừng vui, chẳng tính toán gì. Nào ngờ, vừa hết cữ chẳng bao lâu, Luân chìa ra cho vợ một danh sách dài các khoản tiền từ ngày Hằng đẻ đến giờ với hàm ý muốn "cưa đôi" chi phí, bởi "con âu cũng là con chung!".
Đến lúc này, Hằng không thể chịu đựng hơn nữa. Vài tháng sau, cô quyết định ly hôn và nhận quyền nuôi con. Nay cô chia sẻ, tuy nuôi con một mình vất vả nhưng ít nhất điều đó còn khiến cô không bị stress.
Trong hoàn cảnh tương tự, mang tiếng là chồng làm kĩ sư xây dựng, kiếm tiền như rác, Thu Huyền (22 tuổi, Giảng Võ, Hà Nội) vẫn phải sống trong kham khổ, bần hàn.
Ngay sau đêm tân hôn, Hải đã làm Huyền "thấm buồn" khi 5h sáng, anh khua vợ dậy với lí do: "Dậy sớm đi em cho quen, sau này còn phải đi chợ. Mà đi chợ tầm này thức ăn mới rẻ!". Huyền định ậm ừ cho qua, song Hải rắn mặt, bắt cô thức bằng được, cho kịp phiên "chợ rẻ" mới thôi.
Sống thêm với Hải, Huyền càng sốc khi thấy anh chi li tính toán đến từng... cuộn giấy vệ sinh. Anh bảo, trước đây, lúc sống một mình, có khi 2-3 tháng anh chỉ mất có 1 cuộn giấy.
Chuyện ăn uống cũng "thê thảm" chẳng kém. Trong bữa cơm, những món đạm với protein như thịt, cá, trứng... chỉ được phép "điểm vào" cho đẹp mâm, bởi Hải luôn có một triết lí muôn thuở dạy vợ: "Ăn thịt nhiều không tốt, cứ cơm với rau nhiều là vừa lành vừa chắc dạ". Mỗi lần Huyền đi chợ, mua gì, hết bao nhiêu là phải ghi rõ ràng vào một cuốn sổ nhỏ, tối về trình báo lại cho Hải biết. Hôm nào mua đắt, mua rẻ, Hải góp ý liền.
Có lần, bố mẹ đẻ đến chơi rồi ở lại dùng cơm, Huyền "vung tay" mua cả con gà ta mời các cụ. Nào ngờ, cô bị chồng lên lớp suốt buổi tối. Hải chì chiết vợ là người phụ nữ hoang phí, không biết làm biết ăn, nếu khéo léo ra thì chỉ cần mua 1-2 cái cánh gà công nghiệp, rồi rang mặn lên là ngon và thừa thãi, sang trọng lắm rồi. Hôm ấy, Huyền ức đến ứa nước mắt vì tủi nhục.
Lấy người chồng hà tiện như vậy, ăn uống, vệ sinh còn khổ chứ đừng nói tới chuyện vui chơi, giải trí. Có lẽ món ăn tinh thần duy nhất của Huyền bây giờ là cái tivi... không truyền hình cáp. Hải bảo: "Truyền hình trung ương giờ 5-7 loại kênh, phát sa sả từ sáng đến đêm xem chẳng hết thì cần gì lắp cáp?".
Lần gần đây nhất, có buổi họp lớp cấp ba. Mặc dù chung lớp, chung bạn bè, nhưng vì tiếc tiền, Hải cũng chỉ đóng một xuất và bảo Huyền ở nhà trông nhà, để một mình anh đi đại diện thôi. Sợ vợ lèo nhèo, Hải còn bồi thêm một câu làm Huyền thêm ấm ức: "Em chưa công ăn việc làm, không bằng bạn bằng bè, đi chỉ thêm buồn thôi!".
Huyền thú thực, cuộc sống vợ chồng son với cô cũng chẳng có ý nghĩa gì. Huyền tâm sự rằng, đang cố gắng tìm cho được một công việc để tự nuôi thân cho đỡ tủi nhục.
Theo Hoàng Nhi - Zing
Bài liên quan - chuyên đề Chồng ơi có biết?
Bài liên quan - chuyên đề Chồng ơi có biết?
1.Chồng ơi có biết? - Chồng ơi em... chán!!!
21.Chồng ơi có biết? - Chồng có tính ích kỷ
22.Chồng ơi có biết? - Những ông chồng "vắt cổ chày ra nước"
2.Chồng ơi có biết? - Nỗi lòng người vợ nuôi con chồng
3.Chồng ơi có biết? - Khi vợ làm sếp
4.Chồng ơi có biết? - Khóc cười chuyện chồng "xấu xí"
5.Chồng ơi có biết? - Nỗi lòng osin tại gia
1.Hãy là người Việt Nam - Những tin nhắn SMS "đẳng cấp"
11.Hãy là người Việt Nam - Bốn thói xấu của người Việt đương đại
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam