Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 71

Tổng truy cập: 1338331

NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH

NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH – Trích Logos C

Vào năm 1984 một Bộ phim đã làm cho cả thế giới phải Bàng hoàng. Đó là Bộ phim “Những Cánh Đồng Chết” (The Killings Fields) do đạo diễn Roland Joffe người Anh thực hiện. Bộ phim đã đoạt 3 giải Oscar và nhiều giải thưởng khác.

Bộ phim “Những Cánh Đồng Chết” tái hiện lại một cách trung thực nạn diệt chủng của Khơ-Me Đỏ tại Campuchia cách đây gần 30 năm (1975).

Khi Khơ-Me Đỏ tràn vào thủ đô Phnôm Pênh, đất nước “Chùa Tháp” Bắt đầu trải qua cơn ác mộng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại : hàng triệu người đã Bị sát hại trên “những cánh đồng chết” – địa ngục trần gian.

Dân chúng trong đó có nhiều nhà trí thức : kỹ sư, giáo sư, Bác sỹ đã Bị lùa ra những cánh đồng và Bị giết một cách rất dã man dưới tay những “đồ tể” của chế độ Pôn Pốt.

Kết quả là chỉ lên cầm quyền trong vòng 4 năm (1975 – 1979), chế độ Khơ-Me Đỏ đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu người (trên tổng số 7 triệu dân lúc ấy) trên những cánh đồng rải rác khắp Campuchia.

Năm 1998, Pôn Pốt – thủ lĩnh của Khơ – Me Đỏ đã chết trong rừng sâu gần Biên giới Thái Lan, kết thúc một giai đoạn đẫm máu trong lịch sử Campuchia.

“Những cánh đồng chết” năm xưa giờ đây là những cánh đồng lúa xanh hiền hòa. Cây cối mọc tươi tốt Báo hiệu những ngày tháng thanh Bình. Một quá khứ đau thương đã lùi vào dĩ vãng, một đất nước lụi tàn được hồi sinh.

Hôm nay, Ngày Lễ Phục Sinh, Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết và cũng đang làm hồi sinh “những tâm hồn chết” để cùng Ngài Bước vào ánh sáng vinh quang.

Tin Mừng thánh Gioan kể lại ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm và Bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ không thấy xác Chúa đâu. Bà liền chạy về Báo tin cho các tông đồ. Thánh Phêrô và Gioan chạy ra mồ Chúa để xem thì cũng thấy như vậy. Thánh Gioan “đã thấy và đã tin”.

Có một điều đáng nói là cả Ba nhân vật trong Tin Mừng đều đã “chạy” trên đường diễn tả một trạng thái đầy hối hả, được thúc đẩy Bởi sự phấn khởi trước Biến cố Chúa sống lại. Maria Mađalêna chạy về Báo tin cho các tông đồ, Phêrô và Gioan chạy ra mồ để chứng kiến ngôi mộ trống. Có thể gọi họ là những “sứ giả” rất hăng hái trên con đường khám phá và loan Báo Tin Mừng Chúa Kitô Phục Sinh. Họ xứng đáng được ca ngợi : “Đẹp thay Bước chân những sứ giả loan Báo Tin Mừng” (Isaia).

Trên cuộc hành trình thương khó của Chúa họ đã từng là những môn đệ nhát đảm với những Bước chân run rẩy sợ hãi, thậm chí là “những Bước chân chạy trốn”.

Sau Bữa Tiệc Ly, Thánh Phêrô đã đi theo Thầy Bằng những Bước chân rụt rè từ đàng xa, không dám đến gần Thầy. Vì sự hèn nhát, Phêrô đã chối Thầy Ba lần.

Còn các môn đệ khác đã Bỏ chạy khi Thầy mình Bị Bắt. Giuđa đã Bước vào đêm tối của lòng tham lam để rồi lê Bước đến vực thẳm của nỗi tuyệt vọng.

Nhưng trên con đường khổ giá của Chúa Giêsu, Bên cạnh Bước chân xiêu té của Chúa, Bên cạnh những đôi giày hung Bạo của những người lính giày đạp lên thân xác của Chúa, Bên cạnh những Bước chân rầm rập của dân chúng, vẫn còn những Bước chân trung kiên đi theo Chúa. Nhất là Bước chân của những người phụ nữ : những Bước chân âm thầm của Mẹ Maria, những Bước chân tuy run rẩy nhưng can đảm của những người phụ nữ đi theo Chúa : không những trên đường thập giá đến đỉnh núi sọ mà còn đến tận mồ Chúa.

Cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở chân thập giá hay tại ngôi mộ được đóng kín Bằng tảng đá, nhưng cuộc hành trình ấy vẫn nối dài với mầu nhiệm Phục Sinh. Những Bước chân của các tông đồ không chỉ dừng lại ở cái chết của Thầy mình, nhưng tiếp tục cất Bước vào con đường Phục Sinh, vẫn tiếp tục lên đường trên cuộc hành trình rao giảng Đức Kitô sống lại.

Những đôi chân nặng trĩu nỗi thất vọng, chán chường của các tông đồ khi Chúa chết được thay thế Bằng những đôi chân can đảm, với những Bước chân hối hả lên đường loan Báo Tin Mừng Phục Sinh. Không phải những tông đồ là những người đầu tiên loan Báo Tin Mừng Chúa sống lại, mà lại là những người phụ nữ. Họ đã đi Bước trước với những đôi chân yếu đuối nhưng mạnh mẽ can trường, những Bước chân vội vã đi tới không e ngại.

Điều đó nhắc cho Hội Thánh hôm nay nhớ rằng : những Bước chân loan Báo Tin Mừng không thể chậm trễ trong thế giới hôm nay. Bước chân loan Báo Tin Mừng không thể đi sau thời đại đang có những “Bước nhảy vọt” về khoa học kỹ thuật.

Những Bước chân loan Báo Tin Mừng không thể Bị cầm giữ, trói chặt trong sự ích kỷ ươn lười, nhưng phải luôn đi tới đầy can trường. Những Bước chân loan Báo Tin Mừng có thể Bị vấp ngã trên đường nhưng vẫn là những Bước chân reo vui trên cuộc hành trình rao giảng Đức Kitô Phục Sinh cho mọi người.

Hôm nay, Maria Mađalêna đi tìm kiếm Chúa nơi ngôi mộ thanh vắng. Bà là người đầu tiên gặp được Chúa Phục Sinh. Dĩ nhiên, Bà không đi tìm Chúa sống lại, nhưng đi tìm Chúa đã chết với lòng thương nhớ. Bà đi tìm sự chết và đã gặp sự sống. Chúa đã thưởng công cho lòng yêu mến của Bà dành cho Ngài.

Cuộc đời chúng ta có nhiều thử thách và đau khổ. Chúng ta hãy đón nhận thập giá để gặp gỡ Chúa Phục Sinh.

Bên cạnh chúng ta cũng có nhiều người đau khổ và cô đơn đang mang dung mạo của Chúa Giêsu tử nạn, chúng ta hãy đi ra khỏi con người ích kỷ của mình để đem Tin Mừng Phục Sinh đến cho họ và chúng ta sẽ gặp được khuôn mặt vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh.

CHÚA NHẬT PHỤC SINH- NĂM C

CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT RỒI– LmAntôn Nguyễn Văn Độ

Ngày thứ nhất trong tuần, ngày mà nước mắt chưa vơi, tình người chưa cạn. Maria Mađalêna, người đàn bà rất thật đàn bà, mạnh mẽ phi thường. Lúc các môn đệ, giới mày râu vai u thị bắp, có những vị được mệnh danh là con cái sấm sét, đang ẩn đâu đấy sau khi thầy bị bắt, bị giết và an táng trong mồ, thì Maria Mađalêna vẫn can đảm dõi bước theo Thầy trong hành trình Thương Khó, tận mắt thấy cảnh Thầy bị đánh đòn vai mang thập giá, can đảm hơn bà còn đứng dưới chân Thánh giá, chôn cất Thầy, nay lại ra viếng mồ Thầy khi trời còn chưa sáng như Gioan thuật lại trong Tin Mừng hôm nay: “Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối” (Ga 20, 1). Lúc tranh tối tranh sáng, người ta thường hay sợ thế lực nào đó, Maria đã chứng tỏ bản lĩnh của mình.

Bà tới mộ, ô kìa, chuyện gì đã xảy ra vậy? Sao tảng đá lấp cửa mồ lại lăn ra, xác Thầy tôi đâu? Cho dù can đảm, nhưng vốn bà vẫn là phái yếu, liễu yếu đào tơ, cần tìm người trợ giúp, hiển nhiên phải là các ông rồi. Bà liền tức tốc quay về tìm Simon Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, với hy vọng mấy ông sẽ tìm ra thủ phạm, bà nói với các ông rằng: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu?” (Ga 20, 2). Chúng ta cứ tưởng tượng xem, khi hay tin, tâm trạng các ông như thế nào lúc “cả hai cùng chạy, nhưng một ông chạy nhanh hơn, tới mộ trước cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong”(x. Ga 20, 4). Tại sao ông lại không vào trong? Ông không vào là vì ông tôn trọng Phêrô là đầu của nhóm. Ông thấy và ông  tin Người phải sống lại từ cõi chết, đúng như lời Kinh Thánh.

Chúa đã sống lại thật rồi! Allêluia! Allêluia! Allêluia! Chúng ta có tin không?

Hôm nay Giáo hội mừng Chúa sống lại với niềm vui khôn tả. Chúa Giêsu sống lại là một thực tế của lịch sử mà những người phụ nữ thánh thiện, các tông và môn đệ chứng thực, họ đã nhìn thấy và nhất là đã đụng chạm vào Chúa Giêsu Phục sinh. Lời của Phêrô là bằng chứng: “Chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng ” (Cv 10, 37-41).

Chính Phaolô, người Do thái nhiệt thành cũng quả quyết: “Vì tiên vàn mọi sự, tôi đã truyền lại cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã chịu lấy: là Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã sống lại, ngày thứ ba, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã hiện ra cho Kêpha, đoạn cho nhóm Mười hai. Rồi Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em một lần, trong số đó phần đông hiện nay cũng còn sống, nhưng cũng có người đã yên nghỉ. Rồi Ngài đã hiện ra cho Giacôbê; đoạn cho các tông đồ hết thảy.  Cuối hết Ngài đã hiện ra cho cả tôi nữa, không khác một đứa con ranh” (1 Cr 15, 3-8; Ga 20, 1-29); Mt 28, 9-10). Những người dân ngoại và Do thái cũng là những chứng nhân rất đặc biệt!

Bài Ca Tiếp Liên chúng ta hát trong ngày hôm nay nhắc lại biến cố lịch sử quan trọng này. Maria Madalêna đã thực sự gặp các thiên thần làm chứng tỏ tường, thấy y phục và khăn liệm của Đức Kitô Phục Sinh. Với hồng ân đức tin, đến lượt chúng ta phải công bố tin mừng Chúa phục sinh (x. Ca Tiếp Liên lễ Phục Sinh).

Mừng lễ Chúa Kitô Phục sinh là dịp để người kitô chúng ta vui mừng hân hoan và tràn trề niềm hy vọng vào một tương lai huy hoàng sáng lạng trong nước Thiên Chúa sau khi đã hoàn tất cuộc đời lữ thứ trần gian. Chúa Kitô Phục sinh khải hoàn, đó là niềm tin và lẽ sống của người Kitô. Hôm nay chúng ta hân hoan vui mừng với tinh thần mà thánh Phaolô nói: “Vì Chiên Vượt Qua của ta, là Đức Kitô, đã chịu sát tế. Cho nên ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ, và men gian tà, ác độc, nhưng là với Bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật” (1Cr 5,7-8). Từ nay chúng ta quả quyết mà không sợ sai lầm rằng, cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng nữa, bởi vì ngày chúng ta chịu phép rửa tội, “nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới” (Rm 6, 4). Ước mong niềm tin vào Đấng Phục sinh luôn đem đến cho Giáo hội, cho thế giới và mọi người trên trái đất này sự bình an, ơn hiệp nhất để cùng hướng về mục đích đệ nhất của kiếp người là được hưởng sự sống vĩnh hằng trong ngày sau hết.

Sau khi hân hoan mừng Chúa Phục Sinh. Giáo hội muốn nhắn gửi mỗi người chúng ta rằng: hãy lên đường, để sự hiện diện của ta là lời chứng rao giảng hùng hồn về Đức Kitô đã chết đi, loan tin Người đã sống lại, trong vinh quang mai Người lại đến đón chúng ta, những người tin vào Đức Kitô lên trời về với Chúa Cha. Vì quê hương chúng ta là quê Trời, nước chúng ta là Nước Trời. Thánh Phao lô khuyên chúng ta “hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3, 3).

Chúa sống lại thật rồi, Allêluia! Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đén muôn đời muôn thuở. Allêluia!

home Mục lục Lưu trữ