Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 49

Tổng truy cập: 1338493

Nhiệm tích Giải tội

Cập nhật : 22-04-2009
 
NHIỆM TÍCH GIẢI TỘI

(SACRAMENT OF PENANCE)

1. Nhiệm tích Giải tội

2. Đức thống hối

3. Hiệu quả của thống hối

4. Thành phần của phép xá giải

5 Quyền thừa tác viên

 

Chương 1

Nhiệm Tích Giải Tội

 

Tiết 1

Hiện Hữu

 

Nhiều mậu thuyết phủ nhận quyền tha tội của Giáo hội những chân lý như sau:

  1. Giáo Hội có thực quyền tha các tội sau phép Rửa tội
  2. Phương dược tha đó là một nhiệm tích
  3. Nhiệm vụ tha không phải chỉ là một thừa tác vụ tuyên bố tha tội, nhưng là một quyền tài phán thực sự.
  4. Giáo Hội có quyền tha mọi tội dù nặng nhẹ do quyền khoá mở.

 

Kết luận 1:

Trong Giáo Hội, Chúa Kitô không những ban cho các tông đồ, mà cả cho những người kế vị các ngài quyền tha các tội phạm sau phép Rửa tội. Thuộc đức tin

Kinh thánh

Mt 16,19 "Thầy ban cho các con chìa khóa..."

Mt 18,18 "Bất cứ điều gì các con..."

Jn 20,21 "Như Cha đã sai Thầy..."

 

Kết luận 2:

Phương dược tha tội là một Nhiệm tích thực sự tách biệt với rửa tội  và trường tồn trong Giáo hội.

Kết luận 3:

Quyền tha tội bằng Nhiệm tích Giải tội là quyền tài phán thực sự. Thuộc đức tin

Kết luận 4:

Quyền tha tội phổ cập tới mọi tội, không tội nào không được tha do quyền tài phán

 

Tiết 2

Chất liệu và mô thức

 

Chất liệu xa: mọi tội phạm sau rửa tội ,

Chất liệu gần: 3 hành vi: hối, thú, đền

 

Lý chứng thần học:

Chất liệu  là cái được thánh hóa do ngôn từ đọc lên, và khi đã được thánh hóa thì làm nên hiệu quả Nhiệm tích. Mà những hành vi của hối nhân (hối, thú đền) được thánh hóa bởi ngôn từ mô thức . Vậy...

3 hành vi này có lý do từ nội khởi, nghĩa là phải phát xuất từ nội tâm.

Mô thức Phép Giải tội :

"Cha tha tội cho con, nhân..." Lời này không những nói lên tính cách biểu thị, mà còn theo thực tại nữa, vì Nhiệm tích Tân luật không những biểu thị, mà còn làm nên cái nó biểu thị.

 

Chương ba

Hiệu quả thống hối

 

1. Tha các tội trọng

Giáo lý Công giáo :

Thuộc đức tin. Thống hối như là Nhiệm tích hoặc như là nhân đức xóa bỏ được mọi tội đã phạm

 

Luận chứng thần học :

Nếu thống hối không xóa được mọi tội, thì hoặc con người không thể thống hối , hoặc thống hối không thể hủy được tội. mà cả 2 điều đó đều không đúng. Vậy...

Giáo lý Công giáo :

Thuộc đức tin. Thống hối cần đến nỗi, không tội nào được tha nếu không thống hối.

 

Luận chứng thần học :

Tội trọng vì xúc phạm đến Chúa nên được tha cùng một cách xúc phạm.. Mà xúc phạm chỉ được tha do thống hối (tức thay đổi ý muốn từ bên trong, ghét bỏ thụ tạo mà quay về với Chúa). Vậy... 

Giáo lý Công giáo :

Thuộc đức tin. Khi đã tha tội trọng, cũng tha hình phạt đời đời ,nhưng không tha hình phạt tạm.

Đây  là  giáo lý nền tảng của việc đền tội, ân xá, luyện tội.     

 

Luận chứng thần học :

Tội trọng có 2 yếu tố:

- xa lìa Chúa

- quay về với thụ tạo mà nó coi như sự thiện.

Hình phạt thì cân xứng với 2 yếu tố trên. Mà khi ta thống hối  thì ơn Chúa ban xuống xóa bỏ hình phạt đời đời, nhưng vẫn còn phải chịu hình phạt tạm, vì lí do ta quay về cách vô trật tự với thụ tạo chóng qua mà ta coi như sự thiện tuyệt đối.

Giáo lý Công giáo :

Thống hối thật là ái hối, tha tội trọng cả trước khi lãnh Nhiệm tích hữu hiệu.

 

Luận chứng thần học :

Ái hối là ăn năn ghét tội dốc lòng chừa vì mến Chúa . Mà Chúa không thể không yêu, không tha cho kẻ yêu Ngài . Vậy...

 

2. Tha các tội nhẹ

Tội nhẹ là sự vô trật tự, hướng chiều về sự thiện mau qua nhưng không xa lìa Thiên Chúa, vẫn duy trì được thường sủng, đức mến, nhưng mất nhiệt tâm (Thánh Toma Aquino).

Kết luận :

Để tội nhẹ được tha ngoài nhiệm tích, cần phải có lòng hối hận buồn sầu trong lòng (virtualis), nhưng không đòi buồn phiền mô thức (formalis).

Trong phép Giải tội thì đòi ghét tội theo mô thức (kinh ăn năn tội).

 

Tiết 4

Thống hối phục hồi các nhân đức và công nghiệp.

 

- Thống hối giúp phục hồi các đức đối thần,

- đức đồng trinh (không kể materia),

- phục hồi các đức tập luyện,

- phục hồi ơn làm con Chúa .

 

Chương 4

Các thành phần của Phép Giải tội

1. Hối hận,

2. Xưng thú,

3. Đền bù

 

Tiết 1

Hối hận

 

Hối hận là đau đớn vì tội, kèm theo quyết định xưng thú và đền bù (Thánh Toma).

- Ái hối: hối hận hoàn toàn, thống hối đau đớn vì mến Chúa .

- Úy hối: hối hận bất toàn, thống hối vì  mình sợ hỏa ngục, vì mất sự sống đời đời .

Các thánh trên Thiên đàng không thể hối, vì đang tràn đầy vui mừng, không thể đau khổ,

Các linh hồn luyện ngục có hối nhưng không có công,

Các linh hồn hỏa ngục không thể hối, vì thiếu ơn Chúa .

 

Hiệu quả:

Nếu thống hối vì lòng mến Chúa mãnh liệt hoàn hảo, thì mọi hình phạt (đời đời và tạm thời) đều được tha.

 

Tiết 2

Xưng thú

 

Thuộc đức tin.

1. chất liệu xưng thú là một phần của Phép Giải tội D 914

2. Do quyền Chúa lập, đòi phải xưng thú D916

3. Phải xưng tất cả và từng tội trọng, dù kín ẩn và phải xưng cả hoàn cảnh thay đổi loại tội D. 917 (lí do là để linh mục có thể ra hình phạt cân xứng)

 

Vấn nạn:

Có được nhờ trung gian hay viết thư xưng tội không?

Nguyên tắc theo thánh Tôma: " Trong Phép Rửa tội chất liệu để rửa là nước, trong Phép Giải tội chất liệu tỏ ra là lời".

Mô thức Giải tội phải liên kết với chất liệu, tức sự xưng- tha, bằng sự liên kết  duy nhất theo tinh thần. Mà xưng nhờ trung gian hay xưng bằng thư, xưng với một linh mục khiếm diện qua thư, qua điện thoại, qua internet...thì thiếu liên kết tinh thần, thiếu tính cách tòa án, có cơ bị lộ ấn tòa, nên không được.

 

Tiết 3

Đền bù (satisfactio)

 

Là tự nguyện chịu hình phạt tạm thời để đền bù những tội lỗi, nhục mạ xúc phạm đến Chúa .

 

Giáo lý Công giáo:

1. Đền tội là một thành phần thực sự và như là chất thể của Nhiệm tích Giải tội

2. Không được bỏ việc đền tội, hay chỉ để tùy ý hối nhân, nhưng phải truyền làm những việc đền tội sinh ơn cứu rỗi, tùy phẩm chất của tội lỗi và hợp khả năng của hối nhân D 905.

3. Ngoài việc đền tội theo Nhiệm tích, còn có việc đền tội tự ra cho mình, hoặc chịu những hình khổ Chúa để xẩy ra cho mình.

4. Có 3 việc đền tội đặc biệt là 1/ bố thí (người), 2/ chay tịnh (mình) , và 3/ cầu nguyện (Chúa ).

5. Điều cần để đền tội, lập công là phải có ơn nghĩa Chúa.

Các việc làm ngoài đức mến, đều không có sức đền tội theo nghĩa đen: "Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến,  thì cũng chẳng ích gì cho tôi". (1 Cr 13,3)

 

Vấn nạn:

Đền tội hộ người được không?

Trong Nhiệm tích Giải tội thì không đền tội hộ ai được, vì đền tội là thuốc chữa bệnh, nên bệnh ai người ấy uống.

Ngoài Nhiệm tích Giải tội, đền tội hộ thì được. Trong mầu nhiệm các thánh thông công, ta đền tội cho các linh hồn luyện ngục.

Luận chứng thần học :

Là phần thân thể Chúa Kitô, phải đoàn kết, phải giúp nhau (1Cr 12,12)

 

 

Chương 5

Thừa tác viên Phép Giải tội

 

Kết luận 1:

Thừa tác viên Phép Giải tội chỉ là linh mục . defide.

Chứng minh: 

Nhiệm tích Giải tội ban ân sủng vào nhiệm thể Chúa , và ân sủng phát xuất từ chính Chúa nên người ban Nhiệm tích Giải tội phải có quyền trên chính thân Chúa . Mà chỉ có linh mục có quyền ấy. Vậy...

Kết luận 2:

Điều thuộc khẩn thiết tính của Nhiệm tích này là thừa tác viên phải có chức và phải có năng quyền.

Chứng minh: 

Tháo mở hay cầm buộc đòi phải có quyền truyền khiến. Mà quyền này chỉ hợp với người có quyền tài phán. Vậy...

 

Thừa tác viên buộc giữ ấn tòa (sigillum confessionis)

- do luật tự nhiên: ai cũng phải giữ bí mật ủy cho mình,

- do luật Chúa : khẩn thiết của Nhiệm tích đòi các tội xưng thú kín phải được giữ kín.

Không bao giờ được tiết lộ tội đã xưng,

Dù để cứu quốc,... giữ mãi mãi đến chết.

Không nói gì động đến tòa Giải tội ...dù kể chuyện vui.

 

Tiết 2

Khóa mở bằng ân xá

 

Ân xá là sự tha thứ hình phạt tạm phải chịu trước mặt Chúa  về các tội đã được xóa bỏ trong Phép Giải tội  cho kẻ sống và cứu trợ cho kẻ đã chết, trong Luyện ngục, theo tín điều các thánh thông công .

Kết luận :

Defide. Giáo hội có quyền ban ân xá.

 

 

home Mục lục Lưu trữ