Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 66
Tổng truy cập: 1338312
MẶT TRỜI HÉ MỌC
- MẶT TRỜI HÉ MỌC
Suy Niệm
Để hiểu sâu mầu nhiệm Vượt qua, chúng ta cần dừng lại thật lâu bên mộ Chúa. Một ngôi mộ mới, chưa chôn cất ai (x. Ga 19, 41). Ngôi mộ này của ông Giô-xép, người trong Thượng Hội Đồng, và cũng là một môn đệ âm thầm của Đức Giêsu. Ông đã đến xin xác và tẩm liệm Thầy cẩn thận.
Hãy đến thăm mộ và ngày thứ bảy, không có ai. Ngôi mộ nằm im lìm như trăm ngàn ngôi mộ khác. Một tảng đá to ngạo nghễ che cửa mồ.
Kẻ thù Chúa hả hê vui sướng vì đã nhổ được một cái gai. Tử thần đắc ý vỗ tay reo vì Đấng là Sự Sống đã bị nuốt chửng.
Xác Đức Giêsu nằm trong mộ, tối tăm, như hạt lúa ủ trong lòng đất. Có ai nghe được tiếng hạt giống cựa mình? Có ai thấy được một mầm non đang nhú?
Đêm dài quá! Ba phụ nữ chỉ mong cho chóng sáng. Họ thấp thỏm không ngủ được, chỉ nghĩ đến ngôi mộ, với xác của Thầy nằm đó.
Và khi loé lên những tia nắng đầu tiên của mặt trời, thì cả ba đã sẵn sàng ra thăm mộ, với dầu thơm vừa mua được để ướp xác.
Khi đi đường, họ chỉ có một nỗi bận tâm: “Ai sẽ lăn giùm tảng đá ra cho chúng ta?” Tảng đá to thật là một trở ngại. Nhưng lạ thay, khi đến nơi, các bà thấy tảng đá được lăn ra một bên rồi, và xác của Thầy cũng không còn ở chỗ cũ. Sứ thần Chúa loan báo Tin Mừng: Đấng bị đóng đinh đã chỗi dậy rồi, Ngài hẹn gặp lại các môn đệ tại Galilê.
Từ ngôi mộ, từ tối tăm, chết chóc, rữa nát, sự sống đã bật dậy, làm bàng hoàng sửng sốt.
Không cần phải lăn tảng đá. Không cần phải xức dầu thơm.
Cửa mộ đã mở toang, vì ngôi mộ không thể chứa được Đấng đang sống, Đấng đang đến để nối lại một cái hẹn.
Vẫn có những ngôi mộ trong đời ta.
Những ngôi mộ chôn vùi bao ước mơ, hy vọng, bao điều chúng ta yêu mến và ấp ủ. Chúng như dấu hiệu của những đổ vỡ, đớn đau. Ta có chờ gì nơi đó, hay chỉ biết tiếc nuối?
Chỉ sự phục sinh của Đức Kitô mới làm ta tin rằng chẳng có mất mát, khổ đau, thất bại nào lại không thể làm ta lớn lên và cứng cáp.
Ước gì giữa nước mắt, ta cảm nghiệm được niềm vui, dám chôn đi điều phải chôn, mất đi điều phải mất.
Gợi Ý Chia Sẻ
Có những tảng đá chắn ngang, khiến đời tôi như ngôi mộ khép kín. Hiện nay có điều gì khiến bạn cảm thấy bị nghẽn lối, đi vào ngõ cụt? Tin Mừng Phục Sinh có giúp bạn ra khỏi không?
Đức Giêsu chỉ phục sinh sau khi đã chết và được mai táng. Bạn thấy mình có những điều cần phải chôn, cần phải quên, cần phải từ bỏ không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
Xin ban cho con sự sống của Chúa, sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.
Xin ban cho con bình an của Chúa, bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.
Xin ban cho con niềm vui của Chúa, niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.
Xin ban cho con hy vọng của Chúa, hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.
Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.
(Suy niệm của Dã Quỳ)
Nào ta hãy mừng vui. Chúa đã sống lại thật rồi, Alleluia. Chúa đã chiến thắng tử thần, Alleluia. Hôm nay, chúng ta hân hoan mừng Lễ Chúa Phục Sinh. Niềm vui mừng này cần được trải dài trong suốt cuộc đời mỗi người Kitô hữu. Tin Mừng Phục Sinh sẽ là Tin loan trên môi miệng và trong cuộc sống của chúng ta. Đó chính là niềm tin vào Chúa Sống Lại không chỉ kiểm chứng qua ngôi mộ trống hay những lần Chúa hiện ra mà qua chính lời nói, hành động của Gioan, Phêrô, của các Tông đồ khác và của chúng ta.
Qua Tin Mừng, chúng ta đã biết trước khi Chúa bị bắt, hành hình và sau khi Chúa chết, các Tông đồ đã sợ hãi, thất vọng, buồn rầu và dường như đó là dấu chấm hết. Cả bầu trời của các ông như đêm đen! Các ông như cũng quên luôn những lời Chúa dặn dò trong các lần tiên báo về cuộc Thương Khó: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều…bị giết chết và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy.”(Lc 9, 22) Thế nhưng, giờ đây niềm tin vào Chúa Phục Sinh đã bừng dậy trong Phêrô và Gioan. Những gì các ông thấy là tảng đã đã lăn ra khỏi cửa mồ, là ngôi mộ trống, khăn liệm và băng vải xếp ngăn nắp. Mặc dù các ông chưa gặp Chúa nhưng dấu chỉ này đã khơi lên trong trí các ông lời Kinh Thánh và chính Lời Chúa đã tiên báo. Tâm hồn các ông sáng lên niềm vui và hy vọng. Niềm tin Phục sinh đã cho các ông sống lại với Chúa. Tất cả sức sống mới của Chúa tuôn tràn trong các ông. Sự can đảm ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh trong hăng say của các ông đã minh chứng cho sự Phục sinh vinh hiển của Chúa.(x Cv 2, 14) Từ nay, cuộc đời của các ông chỉ còn sống và chết cho Chúa Kitô Phục Sinh bởi vì các ông “Đã thấy và đã tin” vào Đấng đã chết và sống lại vì các ông.
Hôm nay, theo bước các Tông đồ, cuộc sống của người Kitô hữu chúng ta cũng là một cuộc dấn thân cho Niềm tin Phục Sinh. Nếu không tin vào Chúa Giêsu Kitô đã Sống Lại, chúng ta không còn phải là Kitô hữu. Niềm tin mà chúng ta tuyên xưng trong Thánh Lễ: “Lạy Chúa Giêsu, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, chúng con tuyên xưng Chúa đã sống lại và chúng con chờ đợi Chúa sẽ đến trong vinh quang.” cũng sẽ là niềm tin mà chúng ta cần sống cách thiết thực trong cuộc sống hằng ngày:
+ Chúa Phục Sinh mời gọi chúng ta sống vui tươi, hy vọng cho dù những khó khăn vẫn còn đó nhưng Chúa luôn đồng hành với chúng ta, Người hiện diện với chúng ta trong mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh của cuộc sống chúng ta. Và Người mong chúng ta biết đem niềm vui Phục Sinh đến với những ai đang buồn sầu, đem hy vọng cho những ai đang chán nản mất cậy trông.
+ Chúa Phục Sinh cũng muốn chúng ta nhận ra Chúa hiện diện trong từng anh chị em, nơi những người thân trong chính gia đình mình, nơi người bạn đồng nghiệp, nơi người bán hàng…trong những người ta gặp gỡ trên đường và nhất là trong những người nghèo khổ, đói rách bị gạt ra lề xã hội…Và Chúa mong chúng ta thể hiện bài học yêu thương phục vụ mà cả đời Người đã sống, đã dạy chúng ta, nhất là buổi học cuối cùng Người đã tha thiết nhắn nhủ “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau”(Ga 13, 35) và “…anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”(Ga 13, 14-15) Khi ta sống yêu thương phục vụ anh em, ta cũng sẽ nhận ra Chúa Phục Sinh trong chính khuôn mặt và đời sống của mình.
+ Chúa Phục Sinh mong chúng ta sống bình an. Niềm tin vào Chúa Phục Sinh và sự hiện diện của Chúa sẽ là niềm bình an đích thực trong chính chúng ta và sẽ được tỏa lan trong môi trường ta sống. Sau khi Sống Lại, Chúa không nhắc đến những gì là quá khứ như đau khổ, bị hành hạ, sỉ nhục…và Chúa cũng chẳng trách môn đệ hờ hững, kém tin… hay đã bỏ rơi, chối Chúa. Nhưng những gì Người nói và ban cho các ông luôn chỉ là “Bình an cho anh em!” (Ga 20, 19.21) Chúa biết rõ chúng ta yếu hèn, mong manh và hay lo lắng. Chúa biết điều chúng ta cần hơn cả là sự Bình An của chính Chúa. Đặt trọn niềm tin tưởng vào Chúa, chúng ta sẽ bình an. Khi bình an, tin tưởng, chúng ta sẽ sống hết tình hết mình vì Chúa và cho anh em.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã dùng Thánh Giá và sự Phục Sinh của Chúa để giải thoát chúng con, xin cứu độ chúng con. Xin ban thêm đức tin cho chúng con và mãi đồng hành cùng chúng con để chúng con biết hăng say sống và loan truyền Tin Mừng Phục Sinh. Amen.
SỐNG THIỆN VÀ YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI NHẬN RA CHÚA PHỤC SINH HẰNG NGÀY
Cả bốn Tin Mừng đều ghi nhận biến cố Chúa phục sinh xảy ra vào hôm sau ngày Sabát, tức ngày thứ nhất trong tuần. Thánh Gio-an hôm nay kể: “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến”. Tại sao bà ta “chạy”, mà không đi vì chị thấy ngôi mộ mở và trống hoang! Bà hốt hoảng, thêm vào đó bà chưa gặp Đức Giêsu. Bà chưa tin Chúa phục sinh nên, bà chạy nhanh đi báo tin cho các môn đệ. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”. “Bấy giờ, Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin”.
Rõ ràng khi thuật lại cảnh Phêrô đến thăm mộ, tác giả Luca nói rõ ràng rằng ông ta chỉ chứng kiến, nhưng trở về nhà rất đỗi ngạc nhiên, không hiểu gì hết” (Lc 24, 12). Còn Gioan hôm nay nói Phêrô thấy mọi sự trước mắt, và thấy cũng như thấy, không hiểu điều gì đang xảy ra. Gioan kể tiếp còn người môn đệ kia: “ông đã thấy và đã tin”. Môn đệ kia là ai? Ông đã thấy những gì và tin ai? Người môn đệ kia đó là Gioan, ông đã chứng kiến cũng một sự việc như Phêrô, nhưng Phêrô không thấy và chưa tin, ngược lại ông thì thấy và tin. Và Thánh Gioan viết người môn đệ kia, cũng có ý nói với mỗi người chúng ta hãy đặt mình trước ngôi mộ trống ấy để thấy và tin Chúa đã sống lại. Vậy hôm nay, để thấy và tin Chúa đã phục sinh, chúng ta cần phải có đôi mắt của đức tin và con mắt của yêu thương. Vì yêu thương mà Gioan đã chạy nhanh hơn! Vì yêu ông là người đầu tiên đã tin Chúa phục sinh trước Phêrô và sau này trên bờ hồ Galilê đã nhận ra Đức Giêsu phục sinh trước Phêrô (Ga 21, 7).
Quả thế, Gioan đã yêu thương Chúa Giêsu và biết rằng Chúa cũng rất yêu thương ông. Tình yêu của ông được biểu lộ trong những giờ phút sau hết của Chúa Giêsu: Ông đã theo chân Chúa trên con đường thập giá cho đến phút cuối cùng và trở về nhà với Mẹ Maria sau khi đã chôn cất Chúa. Kinh nghiệm cho thấy khi thương ai, chúng ta luôn nghĩ đến người ấy, luôn cảm thấy sự hiện diện của người ấy trong cuộc đời mình, cho dù phải xa nhau về thể lý hay đã qua đời. Cho nên, khi còn sống, chúng ta trao nhau hình ảnh chân dung như một vật kỷ niệm để luôn nhớ người mình thương đang ở với mình. Còn khi qua đời thì thờ di ảnh nửa người, vì sao phải thờ nửa người mà không phải chân dung, vì ông bà dạy: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, chỉ cần nhìn mặt là nguyên cả người mình thương đang ở bên mình đồng hành với mình và nhớ lại từng lời nói, hành động của người mình yêu dù đã khuất nhưng vẫn còn ở bên ta. Với cái nhìn đó, Gioan đã dễ dàng nhận ra sự kiện Chúa đã sống lại: Ông đã thấy những hành động xếp khăn vải và kiểu cách xếp của Ngài khi xưa và ông đã tin. Những lo lắng trần gian như bà Mađalêna cứ mãi đi tìm xác chết nơi kể sống. Những suy tư lý luận của Phêrô chẳng đưa tới đâu, chỉ có tình yêu của Gioan mới dẫn ông mau chóng tin rằng Chúa Giêsu phục sinh đang hiện diện nơi đây.
Trong hành trình đức tin, chúng ta chỉ có thể cảm thấy sự hiện diện của Chúa phục sinh và chỉ có thể hiểu được mọi biến cố trong cuộc đời mình, nếu chúng ta noi gương Gioan, để cho lòng trí mình luôn tiến triển trên con đường tình yêu của Chúa. Vì chưng, Đức Giêsu sống lại là để đem lại cho chúng ta sự sống mới, và trở nên những con người mới mỗi ngày, như thánh Phaolô trong bài đọc 2 nói: “Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8, 11).
Vậy, để có một đời sống mới, một tinh thần mới, để trở nên con người mới, với một sức mạnh mới, chúng ta cần phải quyết tâm từ bỏ con người cũ là con người ích kỷ, tội lỗi, thói vô cảm và dững dưng trước nỗi khổ của tha nhân, để mặc lấy con người mới là con người sống thánh thiện, vị tha và yêu thương tha nhân. Vì vậy, trong Sứ điệp Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Một khi luật của Thiên Chúa, luật yêu thương, bị loại bỏ, thì luật mạnh được yếu thua sẽ thắng thế. Tội lỗi tiềm ẩn trong lòng con người (x. Mc 7, 20-23) mang hình dạng của thói tham lam và tìm kiếm an nhàn cách vô độ, thiếu quan tâm đến thiện ích của người khác và thậm chí của chính mình. Nó dẫn đến việc bóc lột thiên nhiên, cả con người lẫn môi trường, do sự thèm muốn vô độ vốn coi mọi ham muốn như một quyền và chẳng sớm thì muộn sẽ hủy diệt tất cả những gì nằm trong tầm tay của nó”. Cho nên, chỉ khi chúng ta sống thiện và yêu thương tha nhân, chúng ta nhận ra Chúa phục sinh luôn ở trong ta, làm cho ta mỗi ngày trở nên giống Chúa trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Có như thế, việc sống lại của Đức Giêsu mới thật sự ích lợi cho đời sống Kitô hữu của ta. Vì vậy, Thánh Phaolô trong bài đọc đã dạy chúng ta rằng: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang” (Cl 3, 1-4).
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, đã bao năm qua, chúng con mừng lễ Chúa phục sinh chỉ như kỷ niệm, một biến cố hoàn toàn quá khứ, chẳng ăn nhập gì tới đời sống cụ thể của chúng con. Vì thế, đã bao năm, chúng con chẳng có gì thay đổi. Nhưng năm nay, chúng con quyết tâm trở nên một con người mới, một con người sống thiện và thương yêu hết mọi người để được Chúa phục sinh ở lại trong chúng con hằng ngày. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025) .: CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI RỒI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam