Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 87
Tổng truy cập: 1338854
Lý Tưởng Và Sự Thật
Cập nhật : 20-08-2009 |
96. Lý Tưởng Và Sự Thật Quí vị và các bạn thân mến! Cách đây 40 năm, trong một bài diễn văn đọc trước tòa án tại Nam Phi, một luật sư trẻ tuổi tên là Nelson Mandela đã phát biểu một cách dõng dạc như sau: "Tôi đã chiến đấu chống lại những người thực dân da trắng. Tôi đã chiến đấu chống lại những người thống trị da đen. Tôi đã ôm ấp lý tưởng của một xã hội dân chủ và tự do trong đó tất cả mọi người đều chung sống hài hòa với nhau và có cùng những cơ hội đồng đều. Ðó là một lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống chết cho và muốn thấy được thực hiện. Nhưng thưa ngài, nếu cần đó cũng là lý tưởng mà tôi cũng sẽ sẵn sàng chết cho". Theo các nhân chứng có mặt trong phiên tòa hôm đó, ông Nelson Mandela đã nói hơn bốn tiếng đồng hồ. Trong lời nói cuối cùng trên đây, vị luật sư trẻ tuổi đã bỏ kính ra, nhìn thẳng vào mắt của từng người, sau đó ông ngồi xuống. Trong gần một phút đồng hồ sau đó, cả tòa án chìm ngập trong thinh lặng. Người ta nghe được tiếng thổn thức của một số người. Người ta cũng đọc được sự xúc động ngay trên gương mặt của viên chánh án vốn là người luôn tỏ ra lạnh lùng. Những lời nói có sức thuyết phục và đánh động là những lời nói của lý tưởng và sự thật. Bài diễn văn ngắn nhất nhưng nổi tiếng nhất thế giới hẳn phải là bài diễn văn không quá ba phút đồng hồ mà tổng thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ đã đọc tại nghĩa trang: "Các Chiến Sĩ Bỏ Mình Vì Tổ Quốc". Ông nói như sau: "Cách đây bảy năm, cha ông chúng ta đã xây dựng tại Lục Ðịa này một Quốc Gia mới, được cưu mang trong tự do và quyết tâm thực hiện lý tưởng ấy, tất cả mọi người đều được tạo dựng bình đẳng". Một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất của thế kỷ XX hẳn phải là bài diễn văn của Cố Mục Sư Martin Luther King, người đã bị sát hại năm 1968 vì tranh đấu cho quyền bình đẳng của người da đen tại Hoa Kỳ. Phát biểu nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Tổng Thống Lincoln tuyên bố giải phóng người nô lệ da đen tại Hoa Kỳ, Cố Mục Sư Martin Luther King đã nói như sau: "Hãy để cho tự do được reo vang trên những ngọn đồi của Bang New Hampshire, hãy để cho tự do reo vang từ vùng đồi của Bang Pennsylvania, hãy để cho tự do reo vang từ những đỉnh đồi của Bang California". Nhưng đáng chú ý và đánh động nhất vẫn là những lời sau đây: "Tôi có một giấc mơ, tôi mơ rằng một ngày nào đó mọi thung lũng đều được bạt đi, những nơi cong queo sẽ được làm cho bằng phẵng, và những chỗ ngoằn ngoèo sẽ được kéo cho ngay thẳng". Quí vị và các bạn thân mến, Tổng thống Lincoln đã bị sát hại vì lý tưởng dân chủ và bình đẳng. Cố mục sư Martin Luther King cũng đồng một số phận. Tổng thống Nelson Mandela đã phải trải qua 27 năm tù vì tranh đấu cho tự do và bình đẳng. Những con người này không chỉ có những lời nói thuyết phục, họ còn nói bằng chính mạng sống của mình. Cuộc sống, lời nói, những đau khổ và cái chết của họ gợi lại cho chúng ta số phận của các ngôn sứ trong Cựu Ước. Trong nhiều mức độ khác nhau, nhưng bị sát hại vẫn là phần số chung của các ngôn sứ của Chúa. Chúa Giêsu đã xác nhận điều đó khi Ngài nói cách đối xử tệ bạc mà cha ông người Do Thái đã dành cho các tiên tri. Nơi vị tiên tri cuối cùng của Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả cũng bị bách hại, tù đày và sát hại vì dám nói lên sự thật, là nét nổi bật hơn cả trong dung mạo tiên tri. "Tự do tôn giáo hay là chết", hoặc "tự do dân chủ hay là chết". Những người dám trương cao những khẩu hiệu như thế trong một chế độ độc tài chối bỏ tất cả những quyền tự do cơ bản con người hẳn cũng chỉ thực thi sứ mệnh ngôn sứ mà thôi. Nói như Nelson Mandela: "Ðó là một lý tưởng mà nếu cần tôi sẵn sàng chết cho". Thật ra, đó không chỉ là một lý tưởng, mà còn là một đòi hỏi của ơn gọi ngôn sứ. Sống cho sự thật, sẵn sàng chết cho sự thật. Không uốn cong lưỡi để cầu thân nịnh bợ, không thỏa hiệp để được chút đặc ân hay dễ dãi, không dối trá để cho xuôi thuận công việc. Muốn sống đúng như thế cũng là một cái chết dai dẳng nhọc nhằn. Lạy Chúa, xin ban sức mạnh để nâng đỡ tất cả những ai đang sống chết cho sự thật trong đất nước chúng con. Giữa những đau thương và nước mắt, xin cho họ cảm nhận được niềm vui vì được chính Chúa làm sản nghiệp.
|
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam