Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 21
Tổng truy cập: 1343731
Lòng thương xót.
Lòng thương xót.
Trong cuốn “A Forgiving God In An Unforgiving World”, “Một Thiên Chúa Tha Thứ
Trong Một Thế Giới Không Tha Thứ”, của Ron Lee Davis, kể lại câu chuyện về một linh
mục người Phi Luật Tân như sau:
Vị linh mục là một người rất yêu mến Thiên Chúa, nhưng ông luôn luôn bị ám ảnh bởi một
tội bí ẩn đã phạm nhiều năm trước đây. Ngài đã ăn năn sám hối, nhưng vẫn không cảm
thấy bình an vì chưa cảm nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa. Trong giáo xứ của ngài
có một người phụ nữ có lòng yêu mến Thiên Chúa rất sâu xa và tuyên bố là được ơn biết
những điều Chúa Giêsu muốn nói với bà. Riêng vị linh mục lại không tin điều này. Để thử
thách bà, ngài nói: “Lần sau bà nói chuyện với Chúa Giêsu, tôi muốn hỏi Ngài xem tội
của tôi đã phạm trong thời gian còn học ở chủng viện là tội gì”. Người phụ nữ đã đồng ý.
Vài ngày sau đó, vị linh mục hỏi bà, “Này bà, bà đã gặp Chúa Giêsu trong giấc mơ
chưa?” Bà trả lời, “Rồi”, “Vậy bà có hỏi Ngài tôi đã phạm tội gì trong chủng viện
không?” ngài hỏi. “Có chứ”. “Vậy thì Ngài nói gì?” Người phụ nữ mỉm cười và nói,
“Một điều rất thú vị mà tôi chưa bao giờ nghe Ngài nói khi tôi hỏi Ngài rằng cha đã phạm
tội gì, Ngài chăm chú nhìn tôi và nói, “Ta chẳng còn nhớ nữa!”
Thật vậy, khi hiện ra Chúa Giêsu đã không hề nhắc tới các việc ba lần Phêrô chối Ngài, sự
đào ngũ của các tông đồ ở vườn Giệtsimani, sự nghi ngờ của Tôma. Ngài đã tha thứ tất cả!
Đây là điều an ủi lớn cho chúng ta.
Tuy nhiên, Ngài đã đòi hỏi chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau: “Thật vậy, nếu anh em
tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh
em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”.
Ngày 13.5.1881, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bị bắn bởi Mehmet Ali Agca. Trong
khi còn đang nằm trong phòng cấp cứu, ngài nói, “Tôi cầu nguyện cho người anh em đã
bắn tôi, và tôi thành thật tha thứ cho anh ta”. Vào ngày 27.12.1983, ngài đã đến nhà tù
thăm anh, nói chuyện và ôm anh.
Bà Barbara Reynolds trước đây là một ký giả của tờ nhật báo USA Today. Khi còn bé đã
bị lạm dụng tình dục bởi một người trong họ hàng. Đến tuổi trưởng thành, bà gặp lại
người đàn ông đó và đối chất với ông về sự kiện loạn luân. Bà đã chia sẻ như sau: “Khi
tôi đối chất với người họ hàng, kẻ đã lạm dụng tình dục lúc tôi còn nhỏ. Một cách kỳ lạ,
ông ta đã không nhận ra sự đau khổ của tôi. Ông đã không năn nỉ xin tha thứ. Ông chỉ
nhìn chằm chặp vào tôi với những ánh mắt trống rỗng và chán chường, rồi nói, “Tôi như
thế đó!” Do vậy tôi có thể làm gì được? Bắn ông ta hả? Thưa kiện? Tránh mặt? Đến lúc
đó ông ta vẫn không hiểu. Có lẽ ông sẽ không bao giờ hiểu. Bởi vậy, tôi chỉ có thể làm
được hai điều. Trước hết, tôi bỏ đi, và không bao giờ nói chuyện với ông ta nữa. Thứ đến,
tôi đã tha thứ cho ông “.
Bà Reynolds kể rằng sau nhiều năm đi đến các nhà phân tích tâm lý học, sự tha thứ vẫn là
phương thuốc trị liệu tốt nhất. Chúng ta tha thứ cho người khác không phải chỉ vì ích lợi
linh hồn của người đã làm điều sai trái cho chúng ta, nhưng còn vì ích lợi tinh thần của
chính chúng ta. Tuy vậy, sự tha thứ không phải dễ!
Cô Corrie Ten Boom đã diễn tả sự tha thứ giống như buông tay ra khỏi sợi dây chuông.
Bạn có bao giờ nhìn thấy một ngôi thánh đường với tháp chuông cao vút chưa? Để nghe
được tiếng chuông kêu, bạn phải kéo thật mạnh một lúc. Ngay khi tiếng chuông đã bắt đầu
vang lên, chỉ cần giật nhẹ tay theo đà chuyển động. Bao lâu bạn tiếp tục kéo, chuông cứ
vang. Cô Corrie đã so sánh rằng sự tha thứ chính là buông tay ra khỏi sợi dây chuông.
Đơn giản là như vậy!
Khi bạn làm như thế, tiếng chuông vẫn cứ tiếp tục vang, vì sự chuyển động vẫn còn làm
việc. Tuy nhiên, nếu bạn buông tay ra khỏi sợi dây, tiếng chuông sẽ bắt đầu chậm lại, rồi
dần dần ngưng hẳn. Giống như vậy, khi bạn quyết định tha thứ, những cảm giác không tha
thứ xưa kia có lẽ vẫn còn tiếp tục, vì chúng vẫn còn nhiều chuyển động. Nhưng nếu bạn
quyết định tha thứ, cái tinh thần không tha thứ kia sẽ bắt đầu chậm lại và dần dần im bặt.
Sự tha thứ không phải là một cảm giác, nhưng là một hành động. Đó là buông tay ra khỏi
sợi dây oán thù.
. Tin.
Trong thành Giêrusalem, ai nấy đều rõ: Ông Giêsu, người làng Nagiaret, đã chết. Thế
nhưng, việc Ngài đột ngột sống lại đã gây nên nhiều thái độ khác nhau: Tin và không tin,
chấp nhận và chống đối. Chúng ta cùng nhau phân tích thái độ của Tôma, vì nó rất gần gũi
với chúng ta, cũng như soi sáng cho chúng ta tin vào Đức Kitô Phục sinh hơn.
Trước hết tin là phải chấp nhận có một thế giới khác vượt ngoài tầm tay và suy tưởng của
chúng ta. Trong thời đại khoa học này, chúng ta dễ bị cám dỗ, chỉ tin vào những gì thấy
được và hợp lý mà thôi.
Chính vì thế một bác sĩ giải phẫu đã tuyên bố:
– Tôi đã mổ nhiều người nhưng chẳng thấy linh hồn ở đâu.
Hay như một phi hành gia sau lần bay quanh mặt trăng ba vòng cũng tuyên bố:
– Tôi đã lên thật cao mà chẳng thấy Chúa nào ở trên trời cả.
Tôma cũng đòi phải thọc chính tay mình vào cạnh sườn Chúa thì ông mới tin. Thường tình
con người vẫn muốn coi mình là trung tâm điểm và bắt Thiên Chúa phải thế này thế nọ thì
chúng ta mới tin.
Tiếp đến, tin vào Chúa Phục sinh đòi chúng ta phải dám liều. Hai người yêu nhau dù có
tâm sự tính toán kỹ với nhau, nhưng rồi cuối cùng cũng vẫn phải dám liều. Biết ngày mai
sẽ ra như thế nào. Nếu chắc chắn thì còn thề thốt làm chi.
Chẳng bao giờ con người có thể hiểu hết về Thiên Chúa cũng như về thế giới bên kia. Tin
đây là tin Đấng đã chết mà nay sống lại, đồng thời Ngài đã hứa ban cho chúng ta đời sống
vĩnh cửu sau khi chết.
Cũng như Tôma, chúng ta chỉ được nghe nói lại. Ngài là Đấng vô hình và dường như luôn
vắng bóng và im tiếng, dù Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta. Tin như vậy không phải là dám
liều, dán trao cả cuộc đời và con người chúng ta vào tay Đấng vô hình đó sao. Với Tôma,
tin Ngài sống lại có nghĩa là phải tiếp tục từ bỏ những dự định riêng tư để bước theo Ngài.
Sau cùng, tin đòi phải chiến đấu. Đức tin không đem lại sự yên ổn. Sở dĩ như vậy vì đức
tin đòi phải phá hủy con người cũ trong chúng ta. Bởi đó chúng ta phải chiến đấu với
chính mình. Con người vẫn có khuynh hướng ôm chắc lấy những gì có sẵn, không muốn
đánh mất thế giới họ đã tạo ra như của cải, mạng sống.
Tin vào Chúa Phục sinh là hướng cả cuộc sống về đời sau Chúa hứa. Do đó, đức tin đòi
chúng ta phải đặt lại giá trị tất cả những gì chúng ta đang có hay sẽ kiếm được, ngay cả
đến mạng sống. Nhiều khi đức tin còn đòi chúng ta phải có thái độ dửng dưng và từ bỏ,
nếu của cải, mạng sống ngăn cản Tin Mừng. Nếu không chiến đấu với những khuynh
hướng đi xuống như vậy, chúng ta sẽ bị kéo ghì và ở lại mãi trong thế giới vật chất…
Hơn nữa, đó cũng chính là não trạng chung của những người chung quanh. Họ sẽ trấn an
để chúng ta sống như thể chẳng có Tin Mừng Phục sinh. Sống ngược với não trạng trần
thế ấy đòi chúng ta phải có một ý chí phấn đấu và mạnh mẽ. Đáp lại, Tin Mừng thường
làm chúng ta có cảm giác lạc lõng và bơ vơ, không giống ai và bị thiệt thòi ở đời này.
Sống đức tin và đón nhận niềm vui của Đấng đã sống lại là điều khó khăn, chúng ta luôn
bị cám dỗ đặt lại vấn đề đức tin, linh hồn, đời sau, giống như người Do Thái ngày xưa
luôn muốn trở lại với kiếp nô lệ nhưng no nê, bảo đảm, và bàn tay khỏi lo lắng và đòi hỏi.
Hãy vững niềm tin vì Chúa đã sống lại, Ngài ở với chúng ta luôn mãi.
Trong cuốn “A Forgiving God In An Unforgiving World”, “Một Thiên Chúa Tha Thứ
Trong Một Thế Giới Không Tha Thứ”, của Ron Lee Davis, kể lại câu chuyện về một linh
mục người Phi Luật Tân như sau:
Vị linh mục là một người rất yêu mến Thiên Chúa, nhưng ông luôn luôn bị ám ảnh bởi một
tội bí ẩn đã phạm nhiều năm trước đây. Ngài đã ăn năn sám hối, nhưng vẫn không cảm
thấy bình an vì chưa cảm nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa. Trong giáo xứ của ngài
có một người phụ nữ có lòng yêu mến Thiên Chúa rất sâu xa và tuyên bố là được ơn biết
những điều Chúa Giêsu muốn nói với bà. Riêng vị linh mục lại không tin điều này. Để thử
thách bà, ngài nói: “Lần sau bà nói chuyện với Chúa Giêsu, tôi muốn hỏi Ngài xem tội
của tôi đã phạm trong thời gian còn học ở chủng viện là tội gì”. Người phụ nữ đã đồng ý.
Vài ngày sau đó, vị linh mục hỏi bà, “Này bà, bà đã gặp Chúa Giêsu trong giấc mơ
chưa?” Bà trả lời, “Rồi”, “Vậy bà có hỏi Ngài tôi đã phạm tội gì trong chủng viện
không?” ngài hỏi. “Có chứ”. “Vậy thì Ngài nói gì?” Người phụ nữ mỉm cười và nói,
“Một điều rất thú vị mà tôi chưa bao giờ nghe Ngài nói khi tôi hỏi Ngài rằng cha đã phạm
tội gì, Ngài chăm chú nhìn tôi và nói, “Ta chẳng còn nhớ nữa!”
Thật vậy, khi hiện ra Chúa Giêsu đã không hề nhắc tới các việc ba lần Phêrô chối Ngài, sự
đào ngũ của các tông đồ ở vườn Giệtsimani, sự nghi ngờ của Tôma. Ngài đã tha thứ tất cả!
Đây là điều an ủi lớn cho chúng ta.
Tuy nhiên, Ngài đã đòi hỏi chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau: “Thật vậy, nếu anh em
tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh
em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”.
Ngày 13.5.1881, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bị bắn bởi Mehmet Ali Agca. Trong
khi còn đang nằm trong phòng cấp cứu, ngài nói, “Tôi cầu nguyện cho người anh em đã
bắn tôi, và tôi thành thật tha thứ cho anh ta”. Vào ngày 27.12.1983, ngài đã đến nhà tù
thăm anh, nói chuyện và ôm anh.
Bà Barbara Reynolds trước đây là một ký giả của tờ nhật báo USA Today. Khi còn bé đã
bị lạm dụng tình dục bởi một người trong họ hàng. Đến tuổi trưởng thành, bà gặp lại
người đàn ông đó và đối chất với ông về sự kiện loạn luân. Bà đã chia sẻ như sau: “Khi
tôi đối chất với người họ hàng, kẻ đã lạm dụng tình dục lúc tôi còn nhỏ. Một cách kỳ lạ,
ông ta đã không nhận ra sự đau khổ của tôi. Ông đã không năn nỉ xin tha thứ. Ông chỉ
nhìn chằm chặp vào tôi với những ánh mắt trống rỗng và chán chường, rồi nói, “Tôi như
thế đó!” Do vậy tôi có thể làm gì được? Bắn ông ta hả? Thưa kiện? Tránh mặt? Đến lúc
đó ông ta vẫn không hiểu. Có lẽ ông sẽ không bao giờ hiểu. Bởi vậy, tôi chỉ có thể làm
được hai điều. Trước hết, tôi bỏ đi, và không bao giờ nói chuyện với ông ta nữa. Thứ đến,
tôi đã tha thứ cho ông “.
Bà Reynolds kể rằng sau nhiều năm đi đến các nhà phân tích tâm lý học, sự tha thứ vẫn là
phương thuốc trị liệu tốt nhất. Chúng ta tha thứ cho người khác không phải chỉ vì ích lợi
linh hồn của người đã làm điều sai trái cho chúng ta, nhưng còn vì ích lợi tinh thần của
chính chúng ta. Tuy vậy, sự tha thứ không phải dễ!
Cô Corrie Ten Boom đã diễn tả sự tha thứ giống như buông tay ra khỏi sợi dây chuông.
Bạn có bao giờ nhìn thấy một ngôi thánh đường với tháp chuông cao vút chưa? Để nghe
được tiếng chuông kêu, bạn phải kéo thật mạnh một lúc. Ngay khi tiếng chuông đã bắt đầu
vang lên, chỉ cần giật nhẹ tay theo đà chuyển động. Bao lâu bạn tiếp tục kéo, chuông cứ
vang. Cô Corrie đã so sánh rằng sự tha thứ chính là buông tay ra khỏi sợi dây chuông.
Đơn giản là như vậy!
Khi bạn làm như thế, tiếng chuông vẫn cứ tiếp tục vang, vì sự chuyển động vẫn còn làm
việc. Tuy nhiên, nếu bạn buông tay ra khỏi sợi dây, tiếng chuông sẽ bắt đầu chậm lại, rồi
dần dần ngưng hẳn. Giống như vậy, khi bạn quyết định tha thứ, những cảm giác không tha
thứ xưa kia có lẽ vẫn còn tiếp tục, vì chúng vẫn còn nhiều chuyển động. Nhưng nếu bạn
quyết định tha thứ, cái tinh thần không tha thứ kia sẽ bắt đầu chậm lại và dần dần im bặt.
Sự tha thứ không phải là một cảm giác, nhưng là một hành động. Đó là buông tay ra khỏi
sợi dây oán thù.
. Tin.
Trong thành Giêrusalem, ai nấy đều rõ: Ông Giêsu, người làng Nagiaret, đã chết. Thế
nhưng, việc Ngài đột ngột sống lại đã gây nên nhiều thái độ khác nhau: Tin và không tin,
chấp nhận và chống đối. Chúng ta cùng nhau phân tích thái độ của Tôma, vì nó rất gần gũi
với chúng ta, cũng như soi sáng cho chúng ta tin vào Đức Kitô Phục sinh hơn.
Trước hết tin là phải chấp nhận có một thế giới khác vượt ngoài tầm tay và suy tưởng của
chúng ta. Trong thời đại khoa học này, chúng ta dễ bị cám dỗ, chỉ tin vào những gì thấy
được và hợp lý mà thôi.
Chính vì thế một bác sĩ giải phẫu đã tuyên bố:
– Tôi đã mổ nhiều người nhưng chẳng thấy linh hồn ở đâu.
Hay như một phi hành gia sau lần bay quanh mặt trăng ba vòng cũng tuyên bố:
– Tôi đã lên thật cao mà chẳng thấy Chúa nào ở trên trời cả.
Tôma cũng đòi phải thọc chính tay mình vào cạnh sườn Chúa thì ông mới tin. Thường tình
con người vẫn muốn coi mình là trung tâm điểm và bắt Thiên Chúa phải thế này thế nọ thì
chúng ta mới tin.
Tiếp đến, tin vào Chúa Phục sinh đòi chúng ta phải dám liều. Hai người yêu nhau dù có
tâm sự tính toán kỹ với nhau, nhưng rồi cuối cùng cũng vẫn phải dám liều. Biết ngày mai
sẽ ra như thế nào. Nếu chắc chắn thì còn thề thốt làm chi.
Chẳng bao giờ con người có thể hiểu hết về Thiên Chúa cũng như về thế giới bên kia. Tin
đây là tin Đấng đã chết mà nay sống lại, đồng thời Ngài đã hứa ban cho chúng ta đời sống
vĩnh cửu sau khi chết.
Cũng như Tôma, chúng ta chỉ được nghe nói lại. Ngài là Đấng vô hình và dường như luôn
vắng bóng và im tiếng, dù Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta. Tin như vậy không phải là dám
liều, dán trao cả cuộc đời và con người chúng ta vào tay Đấng vô hình đó sao. Với Tôma,
tin Ngài sống lại có nghĩa là phải tiếp tục từ bỏ những dự định riêng tư để bước theo Ngài.
Sau cùng, tin đòi phải chiến đấu. Đức tin không đem lại sự yên ổn. Sở dĩ như vậy vì đức
tin đòi phải phá hủy con người cũ trong chúng ta. Bởi đó chúng ta phải chiến đấu với
chính mình. Con người vẫn có khuynh hướng ôm chắc lấy những gì có sẵn, không muốn
đánh mất thế giới họ đã tạo ra như của cải, mạng sống.
Tin vào Chúa Phục sinh là hướng cả cuộc sống về đời sau Chúa hứa. Do đó, đức tin đòi
chúng ta phải đặt lại giá trị tất cả những gì chúng ta đang có hay sẽ kiếm được, ngay cả
đến mạng sống. Nhiều khi đức tin còn đòi chúng ta phải có thái độ dửng dưng và từ bỏ,
nếu của cải, mạng sống ngăn cản Tin Mừng. Nếu không chiến đấu với những khuynh
hướng đi xuống như vậy, chúng ta sẽ bị kéo ghì và ở lại mãi trong thế giới vật chất…
Hơn nữa, đó cũng chính là não trạng chung của những người chung quanh. Họ sẽ trấn an
để chúng ta sống như thể chẳng có Tin Mừng Phục sinh. Sống ngược với não trạng trần
thế ấy đòi chúng ta phải có một ý chí phấn đấu và mạnh mẽ. Đáp lại, Tin Mừng thường
làm chúng ta có cảm giác lạc lõng và bơ vơ, không giống ai và bị thiệt thòi ở đời này.
Sống đức tin và đón nhận niềm vui của Đấng đã sống lại là điều khó khăn, chúng ta luôn
bị cám dỗ đặt lại vấn đề đức tin, linh hồn, đời sau, giống như người Do Thái ngày xưa
luôn muốn trở lại với kiếp nô lệ nhưng no nê, bảo đảm, và bàn tay khỏi lo lắng và đòi hỏi.
Hãy vững niềm tin vì Chúa đã sống lại, Ngài ở với chúng ta luôn mãi.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (26/04/2025) .: Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa (26/04/2025) .: Hãy nhìn xem (26/04/2025) .: “Tôi nhận ra bạn…” (26/04/2025) .: Vui mừng vì thấy Chúa. (26/04/2025) .: Lỡ hẹn (26/04/2025) .: Sống đức tin. (26/04/2025) .: Lòng Chúa xót thương (26/04/2025) .: Niềm tin Chúa Phục Sinh (26/04/2025) .: Đức tin là một sự tăng trưởng. (26/04/2025) .: Tần số tình yêu (26/04/2025) .: Đức tin ngọn đuốc cuộc đời (26/04/2025) .: Tôma đa nghi (26/04/2025) .: Gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh. (26/04/2025) .: Con đường tiếp nhận Chúa (26/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam