Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 55
Tổng truy cập: 1339173
Linh Mục Ngày Nay Khác
Cập nhật : 17-09-2009 |
LINH MỤC NGÀY NAY KHÁC (Bài giảng trong lễ Tạ Ơn của Tân Linh Mục) Thật không ai có thể ngờ rằng vùng đất Xuân Sơn, xưa kia là nơi rừng rậm và được Cách mạng chọn làm căn cứ địa trước giải phóng, nay đã trở thành hai giáo xứ mẹ con Xuân Sơn và Sơn Bình sầm uất với con số cả chục ngàn người. Sự sầm uất, sức sống của nơi này được biểu lộ cách đặc biệt trong việc cung cấp cho Giáo Hội nhiều ơn gọi tu sĩ và linh mục, trong đó riêng dòng Phanxicô đã được 6 linh mục và hiện còn một số tu sĩ đang tu học trong những cơ sở huấn luyện khác nhau của dòng. Nhắc lại những điều này là để chúng ta tôn vinh tình thương, sự khôn ngoan và thánh ý cao sâu của Thiên Chúa, và hết lòng cảm tạ Người. Đặc biệt chúng ta cảm tạ Người đã ban thêm cho Giáo Hội, cho Dòng Phanxicô, cho giáo xứ chúng ta đây thêm một linh mục mới nữa là Cha Giuse Hoài. Để chia sẻ một đôi điều về chức vụ Linh Mục, tôi xin tóm tắt mấy ý chính của các bài Lời Chúa vừa nghe. * Bài sách ngôn sứ Isaia (Gr 1,4-9) nhắc nhở cho những ai được Chúa kêu gọi làm công việc của Người, rằng đó là một hồng ân nhưng không của Chúa; không phải vì con người có gì xứng đáng mà Chúa phải chọn họ. Vì vậy, dù sứ vụ được trao phó có khó khăn vượt quá sức mình bao nhiêu đi nữa, thì cũng không phải sợ, miễn là biết tin tưởng và phó thác hoàn toàn cho Chúa như một công cụ ngoan ngoãn và trung thành. * Bài đọc II (1Tm 4,12-16) là những lời khuyên răn của Thánh Phaolô gởi người môn đệ Timôthê. Những lời khuyên răn này liên quan tới một trường hợp cụ thể. Đó là: ông Timôthê được Thánh Phaolô cử làm đại diện của ngài thăm viếng Hội Thánh, mặc dù Timôthê còn trẻ. Mà chúng ta biết, các cộng đoàn Kitô giáo (cũng như Do-thái) thường cắt đặt những người cao tuổi làm lãnh đạo (gọi là những kỳ mục hay những trưởng lão). Vì thế để giữ được uy tín, thánh tông đồ khuyên người môn đệ mình trước hết phải có những đức tính nhân bản cần thiết, ngài nói: “Anh phải nên gương mẫu cho các tín hữu về lời ăn tiếng nói, về cách cư xử, phải thận trọng trong cách ăn nết ở và trong lời giảng dạy.” Điểm thứ hai Thánh Phaolô nhấn mạnh là: phải làm gương sáng về đức tin chân thành và sự hiểu biết sâu rộng về Kinh Thánh (x.2 Tm 3,15), nhờ chuyên cần học tập và dạy dỗ (coi đó như nhiệm vụ chính yếu), đó sẽ là thế mạnh của người lãnh đạo cộng đoàn. Được như thế, sẽ không sợ bị ai coi thường mình vì tuổi trẻ. (Nhiều linh mục trẻ chúng ta ngày nay, trái lại, thường bị cám dỗ nôn nóng muốn tự khẳng định mình bằng mọi cách thay vì cứ đơn sơ khiêm nhường nhưng tận tình làm các bổn phận của mình, và “hữu xã tự nhiên hương”, -nên họ dễ thất bại). * Cuối cùng, bài Phúc Âm (Mt 20,25-28) nhắc lại lời dạy của Chúa Giêsu cho nhóm mười hai tông đồ đang tranh dành nhau về chức quyền thứ bậc cao thấp giữa họ, rằng ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em; ai muốn làm lớn giữa anh em, phải làm người phục vụ, và phục vụ đến mức hiến dâng mạng sống mình, như chính Chúa đã nêu gương. Áp dụng cho đời sống linh mục, những lời này nhắc linh mục phải sống khiêm nhường, không ham hố chức quyền địa vị, và nêu cao tinh thần phục vụ theo gương Chúa Kitô. Điều này hẳn không dễ khi đời sống linh mục thường được coi như một địa vị trong xã hội. Những bài Lời Chúa trên đây chưa nói hết tất cả về đời sống người lãnh đạo cộng đoàn nhưng cũng tóm tắt được một số điều rất thiết yếu. - Cách thứ nhất coi đây là một lời phê phán. “Khác xưa” theo họ, là không bằng xưa kia, là kém hơn về đạo đức, về nghèo khó, về tác phong chẳng hạn. Lời phê bình chưa biết đúng hay sai, nhưng đàng nào nó cũng vẫn có ích cho các linh mục chúng tôi. - Theo cách hiểu thứ hai thì lời nói trên không phải là ngụ ý khen hay chê, mà chỉ là một ghi nhận bình thường. Không nhiều thì ít, cái gì cũng phải khác đi theo từng thời, nhất là trong thời đại ta đầy những thay đổi không ngừng và mau chóng trên mọi mặt. Linh mục cũng là người con của thời đại mình, của xã hội mình, nền văn hoá dân tộc mình. Họ không thể không chịu ảnh hưởng của môi trường sống đó. Tác phong một linh mục thời dân chủ dân quyền, chẳng hạn, tất phải khác thời quân chủ phong kiến. Cũng vậy, tác phong, lối sống linh mục theo tinh thần Công Đồng Vaticanô II không thể y nguyên như thời trước công đồng… Chính công đồng đã đưa ra chủ trương canh tân và thích nghi Gíao Hội và đề ra nguyên tắc cho công cuộc đổi mới và thích nghi này như sau: - một đàng trở về nguồn, quay lại với những giá trị muôn thuở của Tin Mừng và mẫu mực duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, mà vì thời gian quá xa cách người ta có thể lãng quên hoặc coi thường. - đàng khác thay đổi hoặc thích nghi cho phù hợp với thế giới và con người hiện đại trong những gì có thể được, như: cách thức hiện diện của Giáo Hội với thế giới hôm nay, cách rao giảng, cách làm việc, cách tổ chức, quản trị, cách cư xử với giáo dân, hay các nghi lễ phụng tự, các luật lệ của Giáo Hội, v.v. Làm như thế là nhằm đưa sứ điệp cứu độ đến với con người và thời đại một cách dễ dàng và hữu hiệu hơn. Đó là cách thức Giáo Hội tự trẻ trung hoá, hiện đại hoá Vậy có những điều cốt yếu và trường tồn, và những điều có thể thay đổi và thậm chí cần phải đổi thay trong đời sống Giáo Hội nói chung và đời sống Linh Mục nói riêng. “Linh mục ngày nay khác” là lẽ đương nhiên vì đời sống linh mục cũng phải canh tân thích nghi, nhưng thích nghi không phải là để giảm bớt những yếu tố thiết yếu trường tồn của đời sống ấy hoặc làm cho nó dễ chịu hơn, nhưng để làm cho nó nổi rõ hơn trong hoàn cảnh sống mới. Dù muốn thích nghi tới đâu, muốn tiên tiến, hiện đại, “mô-đẹc” tới đâu đi nữa thì người linh mục bao giờ cũng phải là hiện thân của Đức Kitô Đầu và Mục tử nhân lành, phải có tinh thần cầu nguyện, tinh thần nghèo khó, tinh thần phục vụ, tinh thần truyền giáo…và đặc biệt là bác ái mục vụ--đức bác ái thể hiện trong nhiệm vụ mục vụ của người linh mục. Linh mục ngày nay có khác xưa đến mấy cũng không thể có mẫu mực nào khác hơn là Chúa Giêsu Kitô. Anh chị em thấy xã hội Việt Nam ta thay đổi từng ngày, không phải chỉ ở thành thị mà ngay ở thôn quê. Nhất là từ khoảng cuối năm 2006, sau khi VN hội nhập hoàn toàn vào thế giới, sự thay đổi đang tăng tốc. Chúng ta cũng đã bắt đầu thấy sự hội nhập đem lại nhiều lợi ích đồng thời với nhiều tiêu cực và nguy cơ cho các gia đình, cho xã hội và ngay cả Giáo Hội nữa. Bài học kinh nghiệm của các nước phát triển cao là càng phát triển về vật chất, càng phồn vinh và hiện đại, đời sống tinh thần và đạo đức càng sa sút. Nhiệm vụ của linh mục trong bối cảnh đó chắc chắn sẽ nặng nề hơn và phức tạp hơn. Vì thế, để dẫn dắt đoàn chiên, người linh mục cần phải vừa thức thời, kịp thời vừa vững vàng và có bản lĩnh thiêng liêng, và muốn thế có khi phải ngược thời bởi vì có biết bao nhiêu điều trong nền văn hoá vật chất và hưởng thụ ngày nay đi ngược với những giá trị chúng ta theo đuổi. Đây là điều tôi muốn chia sẻ với tân linh mục của chúng ta cũng là học trò của tôi và anh em cùng dòng. Nhiều anh chị em ở đây còn biết Cha Nguyễn Gia Thịnh, người sáng lập và cai quản giáo xứ Xuân Sơn trước đây đã sống như thế nào trong những năm khó khó khăn thiếu thốn kể từ khi mới được phép đến tạm trú ở đây năm 1981. Cùng với vài anh em tu sĩ trẻ, ngài vừa lo việc mục vụ, xây dựng giáo xứ, vừa tham gia làm nhiều loại công việc tay chân, như trồng tỉa, mở nhà máy xay xát lúa, mì, làm tinh bột mì và khoai chuối, ép mía nấu đường, trồng dâu nuôi tằm. Có lần đến thăm ngài, tôi thấy ngài đang canh máy xay, đầu đội cái mũ vải chụp xuống tai, tay cầm cuốn sách, mình mẩy từ trên xuống dưới phủ đầy bụi trắng tinh. Tôi cho rằng ngài là một linh mục có khả năng thích nghi rất giỏi với mọi hoàn cảnh và là người rất ham học. Tôi nhắc tới Cha Thịnh hôm nay đây vì biết rằng ngài đã nâng đỡ Cha Hoài rất nhiều từ khi cha còn là một cậu học sinh theo gia đình đến định cư ở Xuân Sơn năm 1986. Hai năm sau, cha đã nhận cậu học sinh Hoài vào tìm hiểu ơn gọi dòng và giúp đỡ học cho xong cấp trung học mà trước đó bốn năm, vì hoàn cảnh, cậu đã bỏ dở dang khi gia đình còn ở miền tây. Nhắc tới Cha Thịnh, tôi cũng muốn khuyên tân linh mục là người con của cha, tiếp tục học hỏi nơi ngài tính đơn sơ, cởi mở, ham học, lạc quan và dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Tôi cũng xin được nói vài lời về bà cố của tân linh mục. Bà cố năm nay đã 80 tuổi. Một bà mẹ 80 tuổi còn được thấy đứa con út mình làm linh mục và hôm nay dâng lễ cầu nguyện cách riêng cho mình và gia đình, thật là một điều hiếm có. Lời cầu nguyện, sự hy sinh và của lễ của bà cố đã được Chúa chấp nhận. Bà thật là có phúc. Hạnh phúc này chắc chắn sẽ làm cho bà sống thọ thêm nhiều năm nữa. Hôm nay, chúng ta có nhiều lý do để cảm tạ Chúa, và vui mừng hãnh diện về vị Tân Linh Mục quý mến của chúng ta. Nhưng anh chị em biết nhiệm vụ linh mục rất nặng nề, các đòi hỏi của chức vụ linh mục rất gắt gao. Xin anh chị em tiếp tục nâng đỡ ngài bằng lời cầu nguyện để ngài càng ngày càng trở nên một linh mục xứng đáng như lòng Chúa mong ước (x.Gr 3,15). Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam