Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 63
Tổng truy cập: 1338859
Làm Thế Nào Để Trở Thành Linh Mục..2
Cập nhật : 17-09-2009 |
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH LINH MỤC CHO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM NGÀY NAY?
Trịnh Nhất Định PHẦN 2 XÂY DỰNG ĐIỂM TỰA MỚI CHO ĐỜI SỐNG LINH MỤC. Như mọi người chúng ta đều biết: từ trước tới nay, đời sống linh mục có 2 điểm tựa chính: Điểm tựa 1: Lời Chúa. Lời Chúa vừa là mục đích, vừa là điểm tựa tuyệt đối cho linh mục. Linh mục liên tục học hỏi Lời Chúa, sống Lời Chúa, tuyên xưng Lời Chúa, rao giảng Lời Chúa một cách có hiệu quả. Đối với giáo dân thì Lời Chúa cũng là mục đích và là điểm tựa tuyệt đối, nhưng để rao giảng Lời Chúa thì giáo dân không được đào tạo chuyên sâu như linh mục. Nhờ có Lời Chúa mà linh mục dễ trở nên thánh thiện hơn, rao giảng và chứng tá cho Chúa một cách hữu hiệu hơn, dễ vượt lên trên những thử thách, những lo toan về đời sống cơm áo gạo tiền, thắng được những áp lực, đam mê xấu, những cám dỗ tội lỗi đến từ một thế giới đầy tính thế tục như hiện nay. Mời xem: FP (décret sur la formation des prêtres – Concile oecuménique Vatican II – Editions du Centurion – Paris 1967, trang 445 – 468) MVP (décret sur le ministère et la vie des prêtres – std. trang 393-444, nhất là số 18, tr.436) Điểm tựa 2 : Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Giám Mục và Linh mục đoàn của từng địa phận… Hội Đồng Giám Mục VN và Đức Giám Mục, các linh mục địa phận là những điểm tựa quan trọng, không thể thiếu được cho các linh mục. Các linh mục dòng cũng như triều phải tuyệt đối vâng phục đường lối chung của Hội Đồng Giám Mục VN và đường lối riêng của địa phận mình, dòng tu mình vì đó luôn là điểm tựa vững chắc nhất, khôn ngoan nhất trong tổ chức của Giáo Hội. Điểm tựa mới: giáo dân của Chúa. Tại sao? Giáo dân trong Cựu Ước: Giáo dân trong Tân Ước: Mời xem: Như vậy, trong Cựu Ước và nhất là trong Tân Ước, hàng giáo phẩm và giáo dân đều cộng tác, dựa vào nhau để sống đạo, rao giảng Tin Mừng và ban bí tích. Mời coi Lumen gentium, đoạn 10, câu 4 std. trang 29, đoạn 11- câu 1; đoạn 12 câu 1-3. Nói cách khác, đạo của giáo phẩm và đạo của giáo dân đều duy nhất như nhau vì cùng có nguồn gốc từ Thiên Chúa, từ Chúa Giêsu, nhưng về mặt hành chánh, về tổ chức thì trách nhiệm và quyền hành có khác nhau, vì Hội Thánh cũng là một tổ chức trần gian. Lý thuyết đó được dựa trên những văn kiện, công đồng, Kinh Thánh, vì thế ta thấy dễ chấp nhận sự ủy quyền đó. Nhưng, nếu dựa trên thực tế, dựa trên lịch sử Giáo Hội ở nhiều nước Âu-Mỹ… thì nhiều khi hàng giáo phẩm phạm sai lầm khi lạm dụng quyền “buộc tội” trong việc “cai trị” Dân Chúa vì không biết dựa vào giáo dân, nghe giáo dân… Ví dụ: vụ Ga-li-lê, vụ Copernic bị Giáo Hội lên án năm 1663. Mãi đến năm 1992 Giáo Hội mới thấy mình sai và phục hồi danh dự cho các nhà khoa học đó. Vậy giáo dân giúp linh mục được gì? Thật vậy, ngoài nhiệm vụ là lá chắn che chở cho các linh mục khỏi “tà ma” “quỉ dữ” luôn tìm mọi cách hãm hại linh mục, giáo dân còn có vai trò chiến lược là TƯ VẤN CHO LINH MỤC. Điều đó hợp với sự khôn ngoan tự nhiên và siêu nhiên vì, nếu hơn ai hết, linh mục cần tự vấn lương tâm mình hàng ngày trước Lời Chúa, thì linh mục cũng cần được tư vấn cả trong lãnh vực “cai trị” Dân Chúa nữa. Tự vấn cách nghiêm túc và được tư vấn cách khôn ngoan là yêu cầu không thể thiếu của linh mục, “Người tôi tớ Yahvê” . Trong xứ đạo, cần lập ra Ban tư vấn cho cha sở, cha phó, nên để giáo dân trong giáo xứ đề nghị hay bầu ra và được cha sở, cha phó chấp thuận. Như thế mới đem lại nhiều lợi ích khách quan cho cha sở, cha phó. Điều này rất hợp với Công Đồng Vatican II. Mời xem: décret sur la formation des prêtres, mục số 10, std. trang 458. Ở xứ đạo B. Sàigòn 3, cha sở đã cầu nguyện, suy nghĩ, tham khảo nhiều ý kiến và đã thành lập được Ban tư vấn mục vụ của giáo xứ. Từ đó Cha sở và Ban tư vấn đã chung sức nâng cao đời sống đạo của giáo xứ một cách rõ rệt, như kêu gọi mọi người trong xứ đóng góp để xây dựng nhà giáo lý. Cha đã xung phong đóng góp 100 triệu đồng là số tiền gia đình vừa cho cha, và cha còn đóng góp thêm nhiều đợt cùng với giáo dân nữa. Sổ thu chi rất minh bạch nên giáo dân rất phấn khởi chung tay đóng góp. Vì thế, xứ đạo đó đã xây dựng được không phải một nhà giáo lý mà là một dãy nhà đẹp đẽ khang trang để tổ chức nhiều sinh hoạt cho giáo xứ. Lòng quảng đại hy sinh của cha sở như men làm dậy bột để xứ đạo đó thành công ngoài sự mong đợi. Như thế, cha đã tin vào giáo dân và lấy giáo dân làm gốc, làm điểm tựa, làm mục đích phát triển đời sống đạo cho toàn giáo xứ. Một hình thức khác của việc lấy giáo dân làm gốc, làm điểm tựa, đó là cha sở đi đến nhà thăm giáo dân, tham khảo ý kiến giáo dân. Phương pháp này cũng rất hữu hiệu. Tôi từng chứng kiến một cha sở ở vùng cao, thường khi ăn bữa tối xong là cha khoác áo, chống gậy đi thăm nhà giáo dân. Từ đó, cha nắm được hết những khó khăn vật chất, tinh thần cũng như tiềm năng của giáo dân. Cha đã kêu gọi được những giáo dân có kinh nghiệm, có lòng quảng đại hy sinh cùng cha tổ chức những lớp học giáo lý thần học, và phát triển kinh tế cho giáo xứ, sửa sang nhà thờ đẹp đẽ khang trang, nhà giáo lý, mở công ty, mở nhà nội trú cho học sinh nghèo. Vì thế, xứ đạo ngày càng tin tưởng cha, sống đạo trong tin yêu, đoàn kết, và xứ đạo không ngừng phát triển cả về đạo lẫn về đời. Nói tóm lại, để trở thành linh mục hữu ích cho giáo hội công giáo VN ngày nay, linh mục phải thấm nhuần một nền thần học mục vụ dấn thân (Théologie pastorale engagée…), tiến bộ và mang đậm nét văn hóa Việt. Như thế, trong bài giảng, linh mục mới chỉ ra được cho giáo dân thấy cái cốt yếu của Mặc khải: Thiên Chúa là Tình Yêu thay vì chỉ nêu ra nguyên lý đạo đức học như vẫn thường làm; ngoài ra linh mục còn phải được đào tạo kỹ về hai môn học : môn Giáo dân học và môn lịch sử công giáo VN, để ý thức được vai trò, trách nhiệm, khả năng của giáo dân trong việc đóng góp công sức, tài năng, điểm tựa cho linh mục, cho giáo xứ và giáo hội. Nói cách khác, giáo dân xứng đáng là điểm tựa cho linh mục, vì giáo dân, trên thực tế, có “trăm mắt, trăm tai, trăm tay”, dám nói, dám làm, rất tiến bộ, và nhất là không ngừng biết tự tu luyện, học hỏi về giáo lý thần học, thường xuyên tiếp xúc, tham khảo kinh nghiệm sống đạo trên toàn cầu…trong khi đó một số linh mục ngày nay thiếu căn bản về nhiều mặt, nhất là về giá trị nhân văn, về thần học mới, về kinh nghiệm lấy giáo dân làm điểm tựa, nên đã gây ra nhiều điều đáng tiếc, vv…Mời xem thư của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô 16 gửi các linh mục trong ngày khai trương năm linh mục, Vatican ngày 16/6/2009, trong đó có câu: “Bất hạnh thay, cũng tồn tại những hoàn cảnh, không bao giờ lấy làm tiếc đủ, mà chính Giáo hội phải chịu vì sự bất trung của một số thừa tác viên của mình. Và đối với thế giới, đó là một cái cớ gương mù và khước từ, …vân vân…”(Võ xuân Tiến chuyển ngữ). Đó là chưa kể những linh mục “làm công” (Gioan 10:1-16), những linh mục “tiên tri giả” (Mat.7:15-20; Giê-rê-mi 23:11-15), những linh mục “chăn chiên giả” (Giê-rê-mi 23:1-6) vẫn đôi khi còn xuất hiện đây đó trên đời thường, trên Internet…. Để kết luận bài này, tôi thấy rằng nếu hàng giáo phẩm VN. không đi sâu đi sát với giáo dân, không lấy giáo dân làm gốc, làm điểm tựa thì e rằng sau này giáo dân cũng sẽ xa rời hàng giáo phẩm và chỉ còn sống đạo “vật vờ” như đa số giáo dân ở châu Âu, châu Mỹ hiện nay. Họ sẽ bỏ Nhà thờ, bỏ các linh mục. Họ vẫn còn tin vào Sứ điệp Tình Yêu của Chúa Giê-su, nhưng không còn tin vào những giáo huấn của giáo hội nữa. Họ cho rằng nhiều giáo huấn đã lỗi thời, lạc hậu, phản tiến bộ mà giáo hội không chịu sửa đổi lại. Vì thế, họ cũng không tin vào hàng giáo phẩm nữa và lúc đó thì hàng giáo phẩm cũng sẽ lao đao. Ước mong sao Giáo Hội Công giáo VN sẽ mãi mãi phát triển bền vững đúng với thánh ý Chúa…. Tác giả Trịnh Nhất Định |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam