Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 64
Tổng truy cập: 1338857
Làm bạn với con không dễ
Thời gian gần đây, nhiều ông bố, bà mẹ thực sự hoảng hốt khi thấy con mình trút hết nỗi lòng qua hộp thư "Điều em muốn nói" được thực hiện ở các trường tiểu học tại TP.HCM. Có những em cho biết mình ngập trong lo lắng, tuyệt vọng vì cha uống rượu, một số em thì rất buồn, chỉ muốn... chết vì điểm kém, có em chỉ ước mơ đơn giản là được sà vào lòng bố thật lâu... Vì sao con sẵn sàng chia sẻ với "người ngoài" mà không thể thổ lộ với bố mẹ - những người thân nhất? Dưới đây là chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Linh Trang - giảng viên Trường Cán bộ TP.HCM
Trẻ không thể bộc bạch với cha mẹ là do có một khoảng cách rất lớn giữa cha mẹ và con cái. Rất nhiều phụ huynh biết rằng, để rút ngắn khoảng cách với con, để được con chia sẻ thì phải làm bạn với con. Thế nhưng, mọi việc thật không đơn giản chút nào, vì các ông bố, bà mẹ rất dễ trở thành một người bạn... khó chịu và xét nét.
Tôi quen một người mẹ trẻ đang cố gắng làm bạn với con. Đứa con gái bốn tuổi đi học mẫu giáo về, có chuyện gì cũng say sưa kể cho mẹ nghe. Người mẹ cố gắng nghe tất cả chuyện bé kể, nhưng thay vì nghe như một người bạn, chị lại vội định hướng, giáo huấn "sao con lại thế, con phải thế này, con sai rồi, lần sau con không được như thế nữa...". Dần dần, bé "né” kể chuyện cho mẹ nghe và ít tâm sự với mẹ hơn.
Một buổi chiều, trên đường đi làm về, trong dòng người chen chúc vì kẹt xe, tôi vô tình nghe được câu chuyện giữa hai mẹ con. Cậu bé chia sẻ với mẹ: "Hôm qua lớp con có nhiều bạn trốn học". Bà
mẹ vẫn im lặng, tỏ vẻ mỏi mệt và lơ đễnh nhìn đèn đỏ. Cậu bé tiếp: "Nhưng con không trốn, được thầy giáo khen...". Người mẹ vẫn không hề quan tâm đến lời nói của con, tỏ vẻ rằng đó là chuyện "không đâu". Sau đó, cậu bé im lặng hẳn.
Nếu bảo người mẹ đó không quan tâm đến con, có lẽ chị sẽ phản ứng: "Tôi chăm bẵm từng miếng ăn, giấc ngủ, đưa đón con. Chiều cao, cân nặng con tôi vượt chuẩn, con được học ở trường điểm...". Thế nhưng, người mẹ đó đâu biết rằng, điều mà cậu con trai kia cần nhất thì lại không được đáp ứng: sự lắng nghe, chia sẻ của mẹ. Nếu tình trạng vừa kể kéo dài, chắc chắn, cậu bé sẽ "câm như hến" với mẹ nhưng đến trường thì có thể "bắn liên thanh" với bạn bè.
Vì sao cha mẹ lại ít gần gũi con cái? Có lẽ phần lớn là do sự ích kỷ của người lớn. Một cậu trai đi học về, muốn sà vào lòng bố, liền bị bố đẩy ra với lý do "cho bố đọc báo". Thử hỏi, bố đọc báo để làm gì? Để biết thông tin thế giới, thông tin trong nước, để biết chuyện của "người ta"? Trong khi con, người thân của mình, thì người bố không có thời gian để quan tâm.
Cũng có người bố không đủ kiên nhẫn ngồi chơi với con hết ván cờ cá ngựa, vì sao? Vì người bố đó chẳng tìm thấy sự thích thú ở trò đó. Trong khi đứa con rất hào hứng được chơi với bố. Lúc đó, rõ ràng người bố đã vì bản thân, đã không thể hy sinh một chút sở thích cá nhân để ngồi chơi với con lâu hơn. Một người bạn thực thụ của con đâu phải như thế? Tôi từng chứng kiến một ông bố trẻ, dù cả ngày đi làm mệt nhọc như bao ông bố khác nhưng về nhà là chơi với con say sưa. Anh còn sưu tầm những câu chuyện vui thích hợp với lứa tuổi của con để kể cho bé nghe.
Rất nhiều phụ huynh tìm đến các trung tâm tư vấn tâm lý và giải thích rằng, họ không có đủ thời gian để quan tâm nhiều đến con cái. Thực tế, gia đình nào cũng bận rộn với việc mưu sinh. Vấn đề là họ "tranh thủ” như thế nào. Một người mẹ có thể tâm tình với cô con gái nhỏ lúc cùng nhau xem phim, cùng nhau nấu bếp, tưới cây hoặc cùng nhau dọn dẹp nhà cửa dịp cuối tuần. Tạo được không khí vui vẻ, thoải mái và luôn là "đồng minh" của con thì có chuyện gì con cũng chia sẻ.
Thời nay, nhiều gia đình còn lập blog để các thành viên trao đổi với nhau, cũng có gia đình nói chuyện với nhau qua chat, email... dù ở chung nhà. Những phương tiện này có thể giúp các thành viên thổ lộ những điều khó nói, nhưng nếu lạm dụng thì hoàn toàn không tốt. Bởi nếu gặp nhau trực tiếp sẽ phát sinh và kết nối tình cảm hơn nhiều.
Tóm lại, rút ngắn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái là việc cần được quan tâm, vì không thể "tự nhiên" mà có.
Trần Triều (ghi)
Theo báo Phụ Nữ
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam