Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 70

Tổng truy cập: 1339095

Khen chê đúng lúc đúng liều

KHEN CHÊ ĐÚNG LÚC ĐÚNG LIỀU

Trong giáo dục con cái, khen, chê - nhất là chê, không đúng mực, có thể để lại hệ quả tiêu cực sâu sắc.

Khen chê đúng lúc, đúng liều

Trong giáo dục con cái, khen, chê - nhất là chê, không đúng mực, có thể để lại hệ quả tiêu cực sâu sắc.

Khen chê đúng lúc, đúng liều  

Trong giáo dục con cái, khen, chê - nhất là chê, không đúng mực, có thể để lại hệ quả tiêu cực sâu sắc.

Chê thế nào để mang tính xây dựng? 

Tí và Tèo được cô giáo cho vẽ tranh. Hai em đều háo hức mong cha đến đón để khoe. Hai bức tranh trẻ con nguệch ngoạc như nhau. Cha của Tý vui mừng khen con: "Tranh đẹp quá, về nhà cha treo lên tường cho mọi người xem". Còn cha của Tèo thì càu nhàu: "Sao con không xé bỏ đi, đem rác về nhà làm chi?". Ta có thể đoán rằng Tý rất phấn khởi và thêm tự tin, còn Tèo chắc thất vọng vì nghĩ mình chẳng làm được cái gì cho ra trò.

Khen - chê rất quan trọng đối với trẻ, vì "khái niệm hay hình ảnh về bản thân (self image)" hình thành từ những gì người thân nhìn nhận và đánh giá về chúng. Đứa trẻ luôn bị chê từ từ xác tín rằng mình chẳng ra gì. Hình ảnh về bản thân tiêu cực, không ý thức về giá trị của mình, trẻ có xu hướng sống tiêu cực, sa vào các tệ nạn, đi bụi đời, thậm chí tự tử.

Không ít cha mẹ vô tình, hoặc không kìm chế được cảm xúc, hay mắng chửi con vô tội vạ (mày chẳng ra gì, mày thật hư...) mà không biết rằng, điều này gây tổn thương rất lớn cho trẻ và ảnh hưởng đến chúng suốt đời. Có những bậc cha mẹ lại quan niệm: phải chê thì con mới phấn đấu nhưng họ lại không biết rằng, chê phải đúng việc. Đó chính là nhận xét về hành động một cách khách quan mà không phê phán gay gắt hay xúc phạm con người.

Ví dụ: "Tối qua con mở TV quá lớn, ba má ngủ không được" thay vì "con hư quá, ích kỷ quá, chỉ biết nghĩ tới mình".

Chê đúng lúc và chỉ nhắc điều vừa xảy ra thay vì "ngâm" một thời gian dài như án treo, khiến người phạm lỗi phập phồng lo âu.

Không giận cá chém thớt. Con phạm một lỗi nhẹ nhưng đang bực ông chồng, chị Hoa lại trút hết sự bực bội của mình lên đầu con.

Không quơ đũa cả nắm. Nhắc nhở đứa con ham chơi về trễ, chị Lan nói: "Mày giống y cha mày!".

Tránh bạo hành bằng lời nói mà hậu quả về mặt tinh thần lắm khi còn nặng nề hơn cả đánh đập.

Không chê để xả bực bội, để trả đũa, hoặc hạ thấp người khác để đưa mình lên.  

Khen thế nào để làm mát lòng người? Khen phải thật lòng, đúng với thực tế. Khen để động viên, giúp đóng góp vào sự hình thành của những nhân cách tích cực.

Đừng vì vô tình mà những lời nói của chúng ta trở thành những viên đạn ghim chặt vào tâm khảm trẻ. 

Nguyễn Thị Oanh

home Mục lục Lưu trữ