Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 16
Tổng truy cập: 1343712
Hãy nhìn xem
Hãy nhìn xem
Suy Niệm
Thân xác chúng ta thường mang những vết sẹo, hậu quả của những lần bị trầy trụa, té ngã.
Có những vết sẹo gợi lại cả một vùng kỷ niệm.
Dù vui hay buồn thì cũng là chuyện đã qua. Vết sẹo làm ta kém đẹp, nhưng không làm đau
như xưa.
Khi Chúa Giêsu phục sinh hiện ra thăm các môn đệ, Ngài giúp họ nhận ra Ngài nhờ những
vết sẹo.
Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn. Những vết sẹo nói lên một điều quan
trọng: Thầy chính là Đấng đã bị đóng đinh và đâm thâu; Thầy đã chết nhưng Thầy đã
thắng được cái chết.
Chúng ta ngỡ ngàng khi thấy Chúa phục sinh có sẹo, dù điều đó chẳng đẹp gì.
Ngài không ngượng mà cho các môn đệ xem.
Những cái sẹo sẽ ở mãi với Ngài trên thiên quốc. Chúng gợi lên những kỷ niệm buồn
phiền, thất bại, đớn đau. Nhưng nếu không có chúng thì cũng chẳng có phục sinh.
Chẳng cần phải xóa đi khỏi ký ức cuộc khổ nạn kinh hoàng và cái chết nhục nhã.
Chúng ta cũng lên thiên đàng với các vết sẹo của mình.
Sống ở đời sao tránh khỏi những dập gẫy, thương tích.
Nếu chúng ta đón nhận mọi sự với tình yêu thì mọi sự sẽ trở nên nhịp cầu cứu độ.
Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành. Có những vết thương tưởng
chẳng thể nào thành sẹo.
Chúng ta có dám cho người khác thấy sẹo của mình không?
Cuộc khổ nạn của Thầy đã làm các môn đệ bị thương. Các vết sẹo của Thầy sẽ chữa lành
những vết thương đó.
Hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh. Chính lúc đó ông khám phá thật sâu một Tình
Yêu.
Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại.
Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông.
Ông đâu dám mong Thầy sẽ đích thân hiện đến để thỏa mãn những đòi hỏi quá quắt của
mình. Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân.
Ông ra khỏi được sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập, để bước vào thế giới của lòng tin.
Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy.
Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy, nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên
Chúa của ông.
Tin bao giờ cũng đòi một bước nhảy vọt khỏi cái thấy.
Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu Tôma, nhưng chúng ta vẫn được thấy
Chúa theo những kiểu khác.
Cần tập thấy Chúa để rồi tin.
Có khi phải tập nhìn lại những vết sẹo của mình, của Hội Thánh, của cả thế giới, để rồi tin
rằng Chúa phục sinh vẫn đang có mặt giữa những trăn trở và vấp váp, thất bại và khổ đau.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin”, và phúc cho những ai biết thấy nên tin.
Gợi Ý Chia Sẻ
Đọc lại bài Tin Mừng trên, bạn thấy Chúa Phục Sinh đã tặng cho các môn đệ những món
quà nào?
Chắc các môn đệ khác đã thấy khó chịu trước thái độ của ông Tôma. Tập thể nào cũng có
những Tôma! Thái độ của Chúa Giêsu có giúp bạn giải gỡ những xung đột trong nhóm của
bạn không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa, xin cho con luôn vui tươi.
Dù có phải lo âu và thống khổ, xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình; nhưng
biết nghĩ đến những người quanh con, những người – cũng như con – đang cần một người
bạn.
Nếu như con nên yếu đuối, thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn, thông cảm và
nhân từ hơn.
Nếu bàn tay con run rẩy, thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.
Khi lâm tử, xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật như một lời kinh. Ước chi con
sẽ chết trong khiêm hạ và tín thác, như một lời xin vâng cuối cùng. Và con sẽ về nhà Chúa,
để dự tiệc yêu thương muôn đời. Amen.
. Cuộc sáng tạo mới – Lm Ignatiô Trần Ngà
Ngày thứ nhất của nhân loại cũ
Từ khởi thuỷ, sau khi dựng nên trời đất muôn vật, Thiên Chúa lấy bùn đất dựng nên
Ađam. Mới đầu thân thể ông chỉ là một khối đất bất động, không hề có dấu hiệu của sự
sống.
Thế rồi, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi Ađam (St 2,7), tức thì Ađam bắt đầu mở mắt, cựa
mình và vươn vai chỗi dậy thành một con người đầy sức sống và được trở thành thuỷ tổ
loài người đông đảo trên khắp trái đất.
Đó là ngày thứ nhất của lịch sử loài người, ngày khai sinh nhân loại cũ, khởi đi từ con
người đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng, thông ban sự sống và những phẩm tính cao đẹp
của Ngài.
Tiếc thay, con người tuyệt vời được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài lại lâm vào
vòng sa đoạ, đánh mất phẩm chất cao đẹp mà Thiên Chúa đã phú cho và phải mang lấy án
phạt đời đời nên Thiên Chúa phải thực hiện kế hoạch kiến tạo một nhân loại mới.
Ngày thứ nhất của nhân loại mới
Thế rồi, “vào ngày thứ nhất trong tuần – và cũng là ngày thứ nhất trong lịch sử nhân loại
mới – nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Dothái. Đức Giêsu
đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an!” (Ga 20, 19-22)
Kế đó, như thời khởi thuỷ, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi Ađam để thông truyền sự sống
cho ông, thì nay Chúa Giêsu cũng thổi hơi trên các tông đồ đang co cụm như những xác
không hồn để thông ban Chúa Thánh Thần cho họ: “Người thổi hơi vào các ông và bảo:
“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20, 22)
Thế là từ đây, các tông đồ bắt đầu đón nhận sức sống mới, các ông được hồi sinh, được trở
nên can đảm mạnh mẽ, thoát ra khỏi căn phòng đóng kín như hầm mộ u tối chôn vùi các
ông suốt mấy tuần qua để ra đi khắp các nẻo đường, hô vang Tin Mừng cứu độ.
Đó là ngày thứ nhất trong tuần đồng thời cũng là ngày thứ nhất trong lịch sử của nhân loại
mới.
Ngày thứ nhất trong cuộc đời người môn đệ
Vậy mà cho đến hôm nay, sau hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu khai sinh nhân loại mới, vẫn
còn trong ta sự ương ngạnh của Ađam, muốn sống theo dục vọng của mình bất chấp lời
giáo huấn của Thiên Chúa. Vẫn còn trong ta tính ù lì khiếp nhược của các tông đồ sau biến
cố Thầy Giêsu thụ nạn, tự giam mình trong phòng kín như mộ địa tối tăm. Vẫn còn trong
ta con người ích kỷ chỉ biết sống cho mình, cho gia đình mình mà chưa mở ra với tha nhân
và lối xóm.
Thế nên, hơn lúc nào hết, chúng ta cần Chúa Giêsu hiện đến thổi hơi truyền ban Thần Khí
cho chúng ta như Ngài đã thực hiện cho các tông đồ xưa, để chúng ta được hồi sinh, được
vượt ra khỏi ngục tù do lòng tham lam ích kỷ dựng nên, thoát ra khỏi mộ địa do chính sự
hèn yếu của chúng ta vây bọc.
Và nhờ đó, ngày thứ nhất trong cuộc đời người môn đệ được khai mở trong ta.
. Dấu ấn của đau khổ
Tôi không ngạc nhiên trước lời đòi hỏi của Tôma. Điều làm tôi suy nghĩ trong lúc này đó
là tại sao thân xác phục sinh của Đức Kitô lại còn mang những thương tích, những dấu ấn
của đau khổ?
Tôi cứ nghĩ rằng: sau khi sống lại, thân xác vinh quang của Đức Kitô hẳn không còn vết
tích nào của những cực hình phải chịu.
Bởi vì, sau cuộc thương khó là sự sống lại, sau đau khổ là vinh quang, sau ngày thứ sáu
tuần thánh là sáng Chúa nhật phục sinh. Sự tương phản mãnh liệt đến độ chúng ta tưởng
như có một bước nhảy vọt, cắt đứt và chia lìa giữa hai tình trạng kể trên, như thể sự phục
sinh và vinh quang là phần thưởng cho những đau khổ Ngài đã phải chịu trong suốt cuộc
thương khó, để rồi chúng ta sẽ dần dần quên đi những kỷ niệm bi đát ấy.
Trong cuộc sống chúng ta thấy người ta thường tặng thưởng huân chương cho những kẻ
can đảm cứu vớt người bị chết đuối hạy gặp phải tai ương hoạn nạn. Tấm huân chương
xứng đáng với những hy sinh mà kẻ ấy đã phải gánh chịu. Thế nhưng, đó cũng chỉ là một
qui ước do xã hội đặt ra.
Sự phục sinh của Đức Kitô thì khác. Đó không phải chỉ là một dấu chứng của chiến thắng,
của phần thưởng mà thôi, nhưng còn là một diễn tiến liên tục nơi thân xác Đức Kitô.
Chính Ngài đã cắt nghĩa:
– Như hạt lúa mì rơi xuống đất, có mục nát đi thì mới trổ sinh nhiều bông hạt.
Giữa hạt giống được gieo trồng và bông lúa chín vàng dưới ắng nắng mặt trời có một sự
liên tục trong phát triển. Bông lúa chỉ là kết quả của hạt giống được gieo trồng.
Nơi khác, Ngài cũng nói:
– Như người đàn bà lo âu khi giờ của mình đã đến, nhưng sau đó thì vui mừng vì đã sinh
được một người cho thế gian.
Sự sinh nở chỉ là kết quả của việc thai nghén. Giữa hai sự kiện này luôn có một sự liên tục
trong phát triển.
Cũng thế, Đức Kitô đã bước vào sự chết và sống lại. Chúa nhật phục sinh không phải chỉ
đến sau ngày thứ sáu tuần thánh, mà còn là một sự tiếp nối, một kết quả, một hoa trái.
Chính vì thế, chúng ta hiểu được tại sao Tôma có thể nhìn thấy những dấu ấn của đau khổ,
của cực hình trên thân xác sống lại của Đức Kitô.
Vinh quang xuất phát từ thập giá và những dấu đanh đã không làm xấu đi, trái lại còn làm
đẹp thêm cho thân xác phục sinh của Ngài.
Cũng giống như trên khuôn mặt nhăn nheo của một cụ già. Những nếp nhăn ấy chính là
kết quả những năm tháng dài của cuộc đời với những khổ đau và tang tóc, những hy sinh
và gian khổ, những yêu thương và phục vụ. Những nếp nhăn ấy tạo nên vẻ đẹp của kinh
nghiệm, của già dặn và chín chắn. Và rồi cặp mắt của cụ già sáng lên niềm hy vọng được
gặp lại chính cái nhìn của Thiên Chúa.
Để kết luận, chúng ta hãy suy gẫm lời Chúa đã phán để hiểu được toàn bộ cuộc đời của
Ngài, đó là Con người phải chịu đau khổ, và phải chết đi trước khi được bước vào vinh
quang.
. Tôma
Bài Tin Mừng kể lại câu chuyện Chúa Kitô Phục sinh hiện ra với các môn đệ vào ngày thứ
tám sau khi Chúa sống lại. Vì thế, hôm nay là ngày thứ tám sau lễ Phục sinh, tức là ngày
cuối cùng của tuần bát nhật mừng đại lễ Phục sinh, chúng ta nghe đọc lại câu chuyện này.
Thực vậy, vào buổi chiều chính ngày Chúa nhật Phục sinh, Chúa Kitô đã hiện đến với các
môn đệ đang tụ họp nhau trong căn phòng ăn bữa tiệc ly trước đó ba ngày, Chúa cho họ
xem các thương tích ở tay và cạnh sườn Ngài để chứng thực Ngài đã sống lại. Nhưng hôm
ấy không có mặt ông Tôma. Vì thế, khi nghe các bạn kể lại, ông không tin và khi nào tự
tay kiểm chứng mới tin. Tám ngày sau, tức là Chúa nhật liền sau đó, Chúa Kitô hiện đến
lần nữa và gọi ông Tôma ra kiểm chứng tay và cạnh sườn Ngài. Chúa đáp lại tất cả lời
thách đố của Tôma. Khi ấy, ông cung kính và run sợ nói lên lời tuyên xưng lòng tin: “Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Chúa âu yếm nhìn ông và nói: “Hỡi Tôma, vì đã
thấy Thầy, nên anh tin”. Rồi Chúa đưa mắt nhìn tất cả và nói: “Phúc thay những người
không thấy mà tin”. Qua câu chuyện Tin Mừng kể lại, có người coi ông Tôma như là “bổn
mạng” của những kẻ hoài nghi, cứng lòng, hoặc như là “ông tổ” của phái duy lý, duy thực
nghiệm, chỉ tin những gì nhìn thấy được, sờ mó được. Nói thế quả là quá đáng và bất
công. Nhưng dầu sao trong thái độ của ông Tôma, chúng ta cũng thấy phản ảnh thái độ
hoài nghi và kém lòng tin của nhân loại, của mỗi người chúng ta. Trong đời sống hằng
ngày, chúng ta dễ tin lời người ta nói, dễ tin quảng cáo, tuyên truyền, nhưng trong phạm vi
tôn giáo, chúng ta lại dễ hoài nghi, yêu sách lý lẽ minh bạch và đòi bằng chứng rõ ràng.
Cho nên đừng vội trách ông Tôma, vả lại, thái độ toàn diện của ông rất đáng cho chúng ta
khâm phục. Quả thực, lúc ban đầu, ông Tôma tỏ ra một thái độ cứng lòng, khó tin những
điều các bà đạo đức, các bạn tông đồ kể lại, ông cho là ảo tưởng, không đáng tin. Chúa
nhân từ và nhẫn nại, Ngài vui lòng chờ đợi qua tám ngày rồi mới hiện ra để thỏa mãn
những yêu sách quyết liệt của ông. Nhưng trước bằng chứng quá hiển nhiên ấy, ông phục
xuống và kêu lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Theo cha Larăng, một
học giả Kinh thánh nổi tiếng: đây là lần thứ nhất Chúa Giêsu được gọi bằng danh hiệu
“Thiên Chúa” rõ rệt. Cho nên đây là một tác động đức tin hoàn toàn và quyết liệt sau một
thời gian hoài nghi và từ khước. Tác động đức tin này có giá trị, vì thực sự ông Tôma đã
vượt qua hình dáng bên ngoài để tới thực tại tiềm ẩn. Mắt ông chỉ nhìn thấy con người
Chúa Giêsu, tay ông chỉ sờ tới những vết thương vật chất hữu hình, nhưng ông tuyên xưng
Chúa là Thiên Chúa của ông.
Lúc ấy Chúa phán một câu mà muôn đời sẽ suy niệm và trở nên nguồn an ủi phấn khởi
cho mọi thế hệ về sau: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy
mà tin”. Nói điều ấy Chúa có ý nhằm đến chúng ta và muôn thế hệ sau nữa, là những
người không được đặc ân chiêm ngưỡng dung nhan nhân loại của Chúa, không được đặc
ân nghe tiếng Ngài, đụng chạm tới thân xác thánh thiện của Ngài. Chúng ta tin theo bằng
chứng của các tông đồ và lời giảng dạy của Giáo Hội. Đức tin ở đây không phải là tin theo
một học thuyết, một chân lý viễn vông, nhưng là tin vào một nhân vật lịch sử, sống động:
Chúa Kitô chết và Phục sinh. Quả thực, sự hy sinh lớn lao của Chúa Kitô trên núi Sọ được
Thiên Chúa đáp ứng, đó là Chúa Kitô đã sống lại. Nếu Chúa không sống lại thì tất cả cuộc
khổ nạn của Ngài chỉ là một đường hầm mù mịt, chẳng dẫn đến đâu hết. Thứ Sáu Tuần
Thánh và Chúa nhật Phục sinh là hai mặt của chung một thực tại. Giả sử thiếu một trong
hai biến cố: Chúa chết, Chúa sống lại, thì sự việc thành vô nghĩa. Tất cả những điều trên
đây làm cho chúng ta phấn khởi và tăng thêm niềm xác tín vào mầu nhiệm Phục sinh của
Chúa Kitô. Tuy nhiên, thái độ cứng lòng tin của ông Tôma cũng là điều có lợi cho chúng
ta. Việc ông không tin lúc đầu là một bảo đảm làm cho niềm tin của chúng ta thêm vững
chắc, vì niềm tin Chúa sống lại của chúng ta không chỉ dựa trên những lời nói suông,
nhưng được xây dựng trên đức tin của một người thực tế, bình dân, đã nhìn thấy tận mắt
và sờ tới tận tay vào thân xác sống lại của Chúa. Do đó, cùng với thánh Gơrêgôriô, chúng
ta có thể kết luận: “Ngón tay đa nghi của ông Tôma đã trở nên ông thầy của toàn thể thế
giới; bàn tay đa nghi của ông Tôma đã dạy cho mọi người một sự thật rất chắc chắn, đó là
thân xác Chúa Giêsu Kitô đã Phục sinh”.
Suy Niệm
Thân xác chúng ta thường mang những vết sẹo, hậu quả của những lần bị trầy trụa, té ngã.
Có những vết sẹo gợi lại cả một vùng kỷ niệm.
Dù vui hay buồn thì cũng là chuyện đã qua. Vết sẹo làm ta kém đẹp, nhưng không làm đau
như xưa.
Khi Chúa Giêsu phục sinh hiện ra thăm các môn đệ, Ngài giúp họ nhận ra Ngài nhờ những
vết sẹo.
Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn. Những vết sẹo nói lên một điều quan
trọng: Thầy chính là Đấng đã bị đóng đinh và đâm thâu; Thầy đã chết nhưng Thầy đã
thắng được cái chết.
Chúng ta ngỡ ngàng khi thấy Chúa phục sinh có sẹo, dù điều đó chẳng đẹp gì.
Ngài không ngượng mà cho các môn đệ xem.
Những cái sẹo sẽ ở mãi với Ngài trên thiên quốc. Chúng gợi lên những kỷ niệm buồn
phiền, thất bại, đớn đau. Nhưng nếu không có chúng thì cũng chẳng có phục sinh.
Chẳng cần phải xóa đi khỏi ký ức cuộc khổ nạn kinh hoàng và cái chết nhục nhã.
Chúng ta cũng lên thiên đàng với các vết sẹo của mình.
Sống ở đời sao tránh khỏi những dập gẫy, thương tích.
Nếu chúng ta đón nhận mọi sự với tình yêu thì mọi sự sẽ trở nên nhịp cầu cứu độ.
Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành. Có những vết thương tưởng
chẳng thể nào thành sẹo.
Chúng ta có dám cho người khác thấy sẹo của mình không?
Cuộc khổ nạn của Thầy đã làm các môn đệ bị thương. Các vết sẹo của Thầy sẽ chữa lành
những vết thương đó.
Hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh. Chính lúc đó ông khám phá thật sâu một Tình
Yêu.
Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại.
Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông.
Ông đâu dám mong Thầy sẽ đích thân hiện đến để thỏa mãn những đòi hỏi quá quắt của
mình. Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân.
Ông ra khỏi được sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập, để bước vào thế giới của lòng tin.
Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy.
Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy, nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên
Chúa của ông.
Tin bao giờ cũng đòi một bước nhảy vọt khỏi cái thấy.
Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu Tôma, nhưng chúng ta vẫn được thấy
Chúa theo những kiểu khác.
Cần tập thấy Chúa để rồi tin.
Có khi phải tập nhìn lại những vết sẹo của mình, của Hội Thánh, của cả thế giới, để rồi tin
rằng Chúa phục sinh vẫn đang có mặt giữa những trăn trở và vấp váp, thất bại và khổ đau.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin”, và phúc cho những ai biết thấy nên tin.
Gợi Ý Chia Sẻ
Đọc lại bài Tin Mừng trên, bạn thấy Chúa Phục Sinh đã tặng cho các môn đệ những món
quà nào?
Chắc các môn đệ khác đã thấy khó chịu trước thái độ của ông Tôma. Tập thể nào cũng có
những Tôma! Thái độ của Chúa Giêsu có giúp bạn giải gỡ những xung đột trong nhóm của
bạn không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa, xin cho con luôn vui tươi.
Dù có phải lo âu và thống khổ, xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình; nhưng
biết nghĩ đến những người quanh con, những người – cũng như con – đang cần một người
bạn.
Nếu như con nên yếu đuối, thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn, thông cảm và
nhân từ hơn.
Nếu bàn tay con run rẩy, thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.
Khi lâm tử, xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật như một lời kinh. Ước chi con
sẽ chết trong khiêm hạ và tín thác, như một lời xin vâng cuối cùng. Và con sẽ về nhà Chúa,
để dự tiệc yêu thương muôn đời. Amen.
. Cuộc sáng tạo mới – Lm Ignatiô Trần Ngà
Ngày thứ nhất của nhân loại cũ
Từ khởi thuỷ, sau khi dựng nên trời đất muôn vật, Thiên Chúa lấy bùn đất dựng nên
Ađam. Mới đầu thân thể ông chỉ là một khối đất bất động, không hề có dấu hiệu của sự
sống.
Thế rồi, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi Ađam (St 2,7), tức thì Ađam bắt đầu mở mắt, cựa
mình và vươn vai chỗi dậy thành một con người đầy sức sống và được trở thành thuỷ tổ
loài người đông đảo trên khắp trái đất.
Đó là ngày thứ nhất của lịch sử loài người, ngày khai sinh nhân loại cũ, khởi đi từ con
người đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng, thông ban sự sống và những phẩm tính cao đẹp
của Ngài.
Tiếc thay, con người tuyệt vời được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài lại lâm vào
vòng sa đoạ, đánh mất phẩm chất cao đẹp mà Thiên Chúa đã phú cho và phải mang lấy án
phạt đời đời nên Thiên Chúa phải thực hiện kế hoạch kiến tạo một nhân loại mới.
Ngày thứ nhất của nhân loại mới
Thế rồi, “vào ngày thứ nhất trong tuần – và cũng là ngày thứ nhất trong lịch sử nhân loại
mới – nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Dothái. Đức Giêsu
đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an!” (Ga 20, 19-22)
Kế đó, như thời khởi thuỷ, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi Ađam để thông truyền sự sống
cho ông, thì nay Chúa Giêsu cũng thổi hơi trên các tông đồ đang co cụm như những xác
không hồn để thông ban Chúa Thánh Thần cho họ: “Người thổi hơi vào các ông và bảo:
“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20, 22)
Thế là từ đây, các tông đồ bắt đầu đón nhận sức sống mới, các ông được hồi sinh, được trở
nên can đảm mạnh mẽ, thoát ra khỏi căn phòng đóng kín như hầm mộ u tối chôn vùi các
ông suốt mấy tuần qua để ra đi khắp các nẻo đường, hô vang Tin Mừng cứu độ.
Đó là ngày thứ nhất trong tuần đồng thời cũng là ngày thứ nhất trong lịch sử của nhân loại
mới.
Ngày thứ nhất trong cuộc đời người môn đệ
Vậy mà cho đến hôm nay, sau hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu khai sinh nhân loại mới, vẫn
còn trong ta sự ương ngạnh của Ađam, muốn sống theo dục vọng của mình bất chấp lời
giáo huấn của Thiên Chúa. Vẫn còn trong ta tính ù lì khiếp nhược của các tông đồ sau biến
cố Thầy Giêsu thụ nạn, tự giam mình trong phòng kín như mộ địa tối tăm. Vẫn còn trong
ta con người ích kỷ chỉ biết sống cho mình, cho gia đình mình mà chưa mở ra với tha nhân
và lối xóm.
Thế nên, hơn lúc nào hết, chúng ta cần Chúa Giêsu hiện đến thổi hơi truyền ban Thần Khí
cho chúng ta như Ngài đã thực hiện cho các tông đồ xưa, để chúng ta được hồi sinh, được
vượt ra khỏi ngục tù do lòng tham lam ích kỷ dựng nên, thoát ra khỏi mộ địa do chính sự
hèn yếu của chúng ta vây bọc.
Và nhờ đó, ngày thứ nhất trong cuộc đời người môn đệ được khai mở trong ta.
. Dấu ấn của đau khổ
Tôi không ngạc nhiên trước lời đòi hỏi của Tôma. Điều làm tôi suy nghĩ trong lúc này đó
là tại sao thân xác phục sinh của Đức Kitô lại còn mang những thương tích, những dấu ấn
của đau khổ?
Tôi cứ nghĩ rằng: sau khi sống lại, thân xác vinh quang của Đức Kitô hẳn không còn vết
tích nào của những cực hình phải chịu.
Bởi vì, sau cuộc thương khó là sự sống lại, sau đau khổ là vinh quang, sau ngày thứ sáu
tuần thánh là sáng Chúa nhật phục sinh. Sự tương phản mãnh liệt đến độ chúng ta tưởng
như có một bước nhảy vọt, cắt đứt và chia lìa giữa hai tình trạng kể trên, như thể sự phục
sinh và vinh quang là phần thưởng cho những đau khổ Ngài đã phải chịu trong suốt cuộc
thương khó, để rồi chúng ta sẽ dần dần quên đi những kỷ niệm bi đát ấy.
Trong cuộc sống chúng ta thấy người ta thường tặng thưởng huân chương cho những kẻ
can đảm cứu vớt người bị chết đuối hạy gặp phải tai ương hoạn nạn. Tấm huân chương
xứng đáng với những hy sinh mà kẻ ấy đã phải gánh chịu. Thế nhưng, đó cũng chỉ là một
qui ước do xã hội đặt ra.
Sự phục sinh của Đức Kitô thì khác. Đó không phải chỉ là một dấu chứng của chiến thắng,
của phần thưởng mà thôi, nhưng còn là một diễn tiến liên tục nơi thân xác Đức Kitô.
Chính Ngài đã cắt nghĩa:
– Như hạt lúa mì rơi xuống đất, có mục nát đi thì mới trổ sinh nhiều bông hạt.
Giữa hạt giống được gieo trồng và bông lúa chín vàng dưới ắng nắng mặt trời có một sự
liên tục trong phát triển. Bông lúa chỉ là kết quả của hạt giống được gieo trồng.
Nơi khác, Ngài cũng nói:
– Như người đàn bà lo âu khi giờ của mình đã đến, nhưng sau đó thì vui mừng vì đã sinh
được một người cho thế gian.
Sự sinh nở chỉ là kết quả của việc thai nghén. Giữa hai sự kiện này luôn có một sự liên tục
trong phát triển.
Cũng thế, Đức Kitô đã bước vào sự chết và sống lại. Chúa nhật phục sinh không phải chỉ
đến sau ngày thứ sáu tuần thánh, mà còn là một sự tiếp nối, một kết quả, một hoa trái.
Chính vì thế, chúng ta hiểu được tại sao Tôma có thể nhìn thấy những dấu ấn của đau khổ,
của cực hình trên thân xác sống lại của Đức Kitô.
Vinh quang xuất phát từ thập giá và những dấu đanh đã không làm xấu đi, trái lại còn làm
đẹp thêm cho thân xác phục sinh của Ngài.
Cũng giống như trên khuôn mặt nhăn nheo của một cụ già. Những nếp nhăn ấy chính là
kết quả những năm tháng dài của cuộc đời với những khổ đau và tang tóc, những hy sinh
và gian khổ, những yêu thương và phục vụ. Những nếp nhăn ấy tạo nên vẻ đẹp của kinh
nghiệm, của già dặn và chín chắn. Và rồi cặp mắt của cụ già sáng lên niềm hy vọng được
gặp lại chính cái nhìn của Thiên Chúa.
Để kết luận, chúng ta hãy suy gẫm lời Chúa đã phán để hiểu được toàn bộ cuộc đời của
Ngài, đó là Con người phải chịu đau khổ, và phải chết đi trước khi được bước vào vinh
quang.
. Tôma
Bài Tin Mừng kể lại câu chuyện Chúa Kitô Phục sinh hiện ra với các môn đệ vào ngày thứ
tám sau khi Chúa sống lại. Vì thế, hôm nay là ngày thứ tám sau lễ Phục sinh, tức là ngày
cuối cùng của tuần bát nhật mừng đại lễ Phục sinh, chúng ta nghe đọc lại câu chuyện này.
Thực vậy, vào buổi chiều chính ngày Chúa nhật Phục sinh, Chúa Kitô đã hiện đến với các
môn đệ đang tụ họp nhau trong căn phòng ăn bữa tiệc ly trước đó ba ngày, Chúa cho họ
xem các thương tích ở tay và cạnh sườn Ngài để chứng thực Ngài đã sống lại. Nhưng hôm
ấy không có mặt ông Tôma. Vì thế, khi nghe các bạn kể lại, ông không tin và khi nào tự
tay kiểm chứng mới tin. Tám ngày sau, tức là Chúa nhật liền sau đó, Chúa Kitô hiện đến
lần nữa và gọi ông Tôma ra kiểm chứng tay và cạnh sườn Ngài. Chúa đáp lại tất cả lời
thách đố của Tôma. Khi ấy, ông cung kính và run sợ nói lên lời tuyên xưng lòng tin: “Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Chúa âu yếm nhìn ông và nói: “Hỡi Tôma, vì đã
thấy Thầy, nên anh tin”. Rồi Chúa đưa mắt nhìn tất cả và nói: “Phúc thay những người
không thấy mà tin”. Qua câu chuyện Tin Mừng kể lại, có người coi ông Tôma như là “bổn
mạng” của những kẻ hoài nghi, cứng lòng, hoặc như là “ông tổ” của phái duy lý, duy thực
nghiệm, chỉ tin những gì nhìn thấy được, sờ mó được. Nói thế quả là quá đáng và bất
công. Nhưng dầu sao trong thái độ của ông Tôma, chúng ta cũng thấy phản ảnh thái độ
hoài nghi và kém lòng tin của nhân loại, của mỗi người chúng ta. Trong đời sống hằng
ngày, chúng ta dễ tin lời người ta nói, dễ tin quảng cáo, tuyên truyền, nhưng trong phạm vi
tôn giáo, chúng ta lại dễ hoài nghi, yêu sách lý lẽ minh bạch và đòi bằng chứng rõ ràng.
Cho nên đừng vội trách ông Tôma, vả lại, thái độ toàn diện của ông rất đáng cho chúng ta
khâm phục. Quả thực, lúc ban đầu, ông Tôma tỏ ra một thái độ cứng lòng, khó tin những
điều các bà đạo đức, các bạn tông đồ kể lại, ông cho là ảo tưởng, không đáng tin. Chúa
nhân từ và nhẫn nại, Ngài vui lòng chờ đợi qua tám ngày rồi mới hiện ra để thỏa mãn
những yêu sách quyết liệt của ông. Nhưng trước bằng chứng quá hiển nhiên ấy, ông phục
xuống và kêu lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Theo cha Larăng, một
học giả Kinh thánh nổi tiếng: đây là lần thứ nhất Chúa Giêsu được gọi bằng danh hiệu
“Thiên Chúa” rõ rệt. Cho nên đây là một tác động đức tin hoàn toàn và quyết liệt sau một
thời gian hoài nghi và từ khước. Tác động đức tin này có giá trị, vì thực sự ông Tôma đã
vượt qua hình dáng bên ngoài để tới thực tại tiềm ẩn. Mắt ông chỉ nhìn thấy con người
Chúa Giêsu, tay ông chỉ sờ tới những vết thương vật chất hữu hình, nhưng ông tuyên xưng
Chúa là Thiên Chúa của ông.
Lúc ấy Chúa phán một câu mà muôn đời sẽ suy niệm và trở nên nguồn an ủi phấn khởi
cho mọi thế hệ về sau: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy
mà tin”. Nói điều ấy Chúa có ý nhằm đến chúng ta và muôn thế hệ sau nữa, là những
người không được đặc ân chiêm ngưỡng dung nhan nhân loại của Chúa, không được đặc
ân nghe tiếng Ngài, đụng chạm tới thân xác thánh thiện của Ngài. Chúng ta tin theo bằng
chứng của các tông đồ và lời giảng dạy của Giáo Hội. Đức tin ở đây không phải là tin theo
một học thuyết, một chân lý viễn vông, nhưng là tin vào một nhân vật lịch sử, sống động:
Chúa Kitô chết và Phục sinh. Quả thực, sự hy sinh lớn lao của Chúa Kitô trên núi Sọ được
Thiên Chúa đáp ứng, đó là Chúa Kitô đã sống lại. Nếu Chúa không sống lại thì tất cả cuộc
khổ nạn của Ngài chỉ là một đường hầm mù mịt, chẳng dẫn đến đâu hết. Thứ Sáu Tuần
Thánh và Chúa nhật Phục sinh là hai mặt của chung một thực tại. Giả sử thiếu một trong
hai biến cố: Chúa chết, Chúa sống lại, thì sự việc thành vô nghĩa. Tất cả những điều trên
đây làm cho chúng ta phấn khởi và tăng thêm niềm xác tín vào mầu nhiệm Phục sinh của
Chúa Kitô. Tuy nhiên, thái độ cứng lòng tin của ông Tôma cũng là điều có lợi cho chúng
ta. Việc ông không tin lúc đầu là một bảo đảm làm cho niềm tin của chúng ta thêm vững
chắc, vì niềm tin Chúa sống lại của chúng ta không chỉ dựa trên những lời nói suông,
nhưng được xây dựng trên đức tin của một người thực tế, bình dân, đã nhìn thấy tận mắt
và sờ tới tận tay vào thân xác sống lại của Chúa. Do đó, cùng với thánh Gơrêgôriô, chúng
ta có thể kết luận: “Ngón tay đa nghi của ông Tôma đã trở nên ông thầy của toàn thể thế
giới; bàn tay đa nghi của ông Tôma đã dạy cho mọi người một sự thật rất chắc chắn, đó là
thân xác Chúa Giêsu Kitô đã Phục sinh”.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (26/04/2025) .: Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa (26/04/2025) .: “Tôi nhận ra bạn…” (26/04/2025) .: Vui mừng vì thấy Chúa. (26/04/2025) .: Lỡ hẹn (26/04/2025) .: Sống đức tin. (26/04/2025) .: Lòng thương xót. (26/04/2025) .: Lòng Chúa xót thương (26/04/2025) .: Niềm tin Chúa Phục Sinh (26/04/2025) .: Đức tin là một sự tăng trưởng. (26/04/2025) .: Tần số tình yêu (26/04/2025) .: Đức tin ngọn đuốc cuộc đời (26/04/2025) .: Tôma đa nghi (26/04/2025) .: Gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh. (26/04/2025) .: Con đường tiếp nhận Chúa (26/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam