Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 38
Tổng truy cập: 1338867
Giúp con định hướng nghề nghiệp
Tất cả cha mẹ đều cho rằng mình luôn hết lòng yêu thương con cái, và mong muốn điều tốt nhất cho chúng. Thế nhưng, trong thực tế ngày nay, không ít trẻ bị trầm cảm, stress hay bỏ nhà ra đi vì áp lực học tập, nhất là khi phải theo học các ngành mà mình không có năng khiếu.
Phía cha mẹ thì cho rằng điều mình muốn cho con là tốt nhất, đúng nhất. Thậm chí không ít cha mẹ đã phải hy sinh nhiều để con mình đi học trường quốc tế hay du học. Nhưng không phải tất cả đều thành công. Khi con thất bại, cả đôi bên đều đau khổ.
Điều ta muốn là hạnh phúc
Thật ra, trong thâm sâu của mỗi người, điều chúng ta muốn là hạnh phúc và đối với mỗi người, hạnh phúc rất khác nhau. Tưởng rằng không hài lòng nhưng chị Xuân, công nhân vệ sinh môi trường rất thỏa mãn với công việc và cuộc sống của mình. Chị vui khi thấy mình làm cho người khác vui và mỗi khi được khen thưởng chị lại cảm thấy tự tin hơn. Trong khi đó, tưởng rằng cuộc sống tràn trề niềm vui nhưng bà Lan, vợ một doanh nhân thành đạt luôn lo âu vì người chồng có tật "bay bướm". Tiền tài, quyền lực, chức vụ không hẳn là yếu tố đem lại hạnh phúc.
Triết gia Pháp Jean Jacques Rousseaux định nghĩa, hạnh phúc là "làm được điều mình muốn và vừa sức mình".
Các nhà triệu phú thế giới cũng có lời khuyên tương tự.
Warren Buffet - tỷ phú người Mỹ khuyên giới trẻ: "Đừng làm những gì người ta nói. Hãy lắng nghe họ. Nhưng hãy làm những điều mà bạn cảm thấy hài lòng".
Tỷ phú Bill Gates đến thăm Việt Nam cách đây vài năm, khi được hỏi: "Ông khuyên giới trẻ Việt Nam điều gì?", đã trả lời: "Hãy làm công việc mà bạn ưa thích".
Đây không chỉ là lời khuyên từ một số kinh nghiệm bản thân mà đã có những đúc kết khoa học từ nhiều công trình nghiên cứu tâm lý về nghề nghiệp. Từ một trong những quyển sách này, tôi đọc được câu chuyện như sau:
John là con của một doanh nhân giàu có. Người cha muốn John tiếp tục quản lý doanh nghiệp gia đình thay ông sau này, nhưng John lại yêu thích nghệ thuật. Ông bèn nói xiên, nói xéo là John "chẳng làm được tích sự gì”. Tức khắc, John đi học quản trị kinh doanh, tốt nghiệp loại xuất sắc và quản lý khá thành công doanh nghiệp gia đình. Sau vài năm John bị trầm cảm, không rõ nguyên nhân. Khi John đi khám bệnh với nhà tâm lý trị liệu, phải một thời gian dài, sau nhiều cuộc trao đổi, nhà tâm lý mới phát hiện rằng, anh đang làm một nghề trái tay. Anh bỏ nghề kinh doanh và trở lại với sở thích là hội họa và hết bệnh. John may mắn có được một tuổi già hạnh phúc.
Sự thỏa mãn trong lao động
Niềm vui hay sự thỏa mãn trong lao động là một khái niệm tâm lý quan trọng. Chính nó giữ nhân viên với cơ quan, xí nghiệp chứ không chỉ lương bổng, quyền lợi.
Nó còn ảnh hưởng đến hạnh phúc cả một đời người. Theo Chopra - một bác sĩ Mỹ gốc Ấn, chuyên gia về tuổi già, có năm yếu tố kéo dài sự trẻ trung:
1) Mối quan hệ hài hòa với người thân.
2) Sự thỏa mãn trong công việc.
3) Cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống.
4) Tránh được sự trầm cảm.
5) Sự điều độ trong nếp sống và lao động hằng ngày.
Ta chỉ có niềm vui với công việc khi hoàn thành nó tốt. Ta chỉ làm tốt khi có năng khiếu phù hợp. Sáng tạo ra được một công trình hay sản phẩm tốt sẽ giúp ta thêm tự tin, hãnh diện và muốn làm tốt hơn nữa. Điều quan trọng là mỗi cá nhân hài lòng với công việc mình đang làm.
Một cặp vợ chồng là chuyên gia tâm lý người nước ngoài đến dạy học ở TP.HCM. Chúng tôi bàn đủ thứ chuyện ở tầm vĩ mô, đột nhiên họ nhắc đến đứa con trai duy nhất đang là công nhân, tốt nghiệp cao đẳng công nghệ thông tin. Ngạc nhiên, tôi hỏi: "Sao anh chị là tiến sĩ mà cháu mới tốt nghiệp cao đẳng?". Họ trả lời: "Chúng tôi muốn để con tự do lựa chọn, miễn sao cháu cảm thấy thoải mái. Cháu muốn sớm có nghề nuôi thân, nhưng hè này cháu quyết định học liên thông lên đại học". Nếu là người VN, chắc ông bà sẽ xấu hổ lắm, vì "con phải hơn cha thì nhà mới có phước"!
Định hướng con theo mong muốn của mình: sai!
Ngày nay, chủ nghĩa thực dụng bao trùm. Người ta cạnh tranh nhau không những trong công việc mà còn trong lối sống tiêu dùng, nên nguyên tắc là phải có thật nhiều tiền mới được coi là thành đạt. Giá trị sống duy vật chất đang chi phối chúng ta, nếu chúng ta không có những lựa chọn lành mạnh hơn.
Do đó, ta cứ nghĩ có nhiều tiền là tốt và làm giàu là điều tốt nhất cho con chúng ta. Nhưng như đã nói, cha mẹ không thể thay con cái để mưu tìm hạnh phúc cho chính nó, vì mỗi người có quan niệm riêng về hạnh phúc.
Vấn đề còn quá mới ở VN nên ta rất lúng túng và lo âu. Nhưng ngày nay ở các nước công nghiệp, chuyện con cái tự chọn nghề là bình thường. Ngược lại, mới là bất bình thường.
Tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở VN còn quá mới. Trẻ tiếp cận ngày càng nhiều với các giá trị sống ở phương Tây. Chúng muốn độc lập, tự do, tự lực. Cha mẹ thì quá lo âu trước những vụ "xé rào" của giới trẻ hiện nay; lại mong muốn cho con thành công trong học hành, giàu có theo kiểu mình mong ước. Do đó, nhiều mâu thuẫn xảy ra trong quan hệ cha mẹ con cái.
Khi nền kinh tế xã hội mới đi lên, giới trẻ phương Tây cũng muốn tự mình định hướng tương lai của chính mình. Cha mẹ họ cũng hết sức lo lắng như cha mẹ VN bây giờ. Họ sợ con không thành công, hư hỏng. Chịu không nổi áp lực của cha mẹ, nhiều trẻ ra riêng, tìm việc làm để tự nuôi thân.
Nhưng ngày nay, chuyện trẻ vừa mới lớn đã đi tìm việc làm, sống xa cha mẹ là hoàn toàn bình thường. Trẻ còn chọn một nghề khác cha mẹ để tự khẳng định.
Ở nước ta, tôi đã gặp những bạn trẻ đã 18 -19 tuổi mà không biết mình muốn gì, có năng khiếu gì. Đó là do lối giáo dục gia đình quá thụ động và thói quen để cha mẹ quyết định mọi thứ cho mình.
Bên cạnh đó, giáo dục nhà trường lại thiên về kiểu nhồi nhét kiến thức mà thiếu rèn luyện kỹ năng, không quan tâm đúng mức đến định hướng nghề nghiệp. Tâm lý xã hội thì còn chuộng thói hư danh, chạy theo bằng cấp... Tất cả đã góp phần làm cho không ít học sinh khi đến tuổi trưởng thành vẫn ngơ ngác trước cuộc sống.
Nguyễn Thị Oanh
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam