Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 59
Tổng truy cập: 1338860
Giữ đạo là sống thánh
GIỮ ĐẠO, SỐNG ĐẠO LÀ SỐNG THÁNH Tiếng thánh có thể hiểu là tình trạng trọn lành. Nho giáo phân biệt: có những ông Hiền, có thể hiểu là bực quân tử (con vua); còn thiên tử là con trời, thay trời thống trị thần dân. Quân tử lại giúp thiên tử điều chỉnh xã hội cho thuận hòa, an bình, thịnh đạt… nhưng đến điểm “hảo” thì không đạt được. Vì thế, Khổng Tử đã tuyên bố “Thánh, ngã bất cảm” (Tôi không dám làm thánh. Chữ thánh trong Nho giáo có phần hẹp hòi!) Còn chúng ta, tín hữu tôn thờ Chúa thì hiểu thánh như thế nào? Thánh là tình trạng tuyệt thiện, tuyệt hảo, về mọi phương diện. Hiểu như thế thì ngoài Thiên Chúa, ngoài Ông Trời thì không có vị nào, đấng nào có thể có được. Kinh Thánh vẫn ca tụng Chúa là Thánh (Santus), là tuyệt thánh (Sanstissimus) Chúa ba lần thánh (Santus, Santus, Santus). Vậy có thể nói tín hữu là người Thánh được không? Chúng ta có thể ngờ vực, nhưng thánh Phaolô trong nhiều thơ của Ngài đã gọi các tín hữu thời đó là những người thánh. Sao bạo gan thế? Thánh Phaolô vẫn có những những lý do vững chắc, chúng ta cố gắng tìm hiểu. Cho dù chúng ta chưa là tín hữu Công Giáo, nhưng do cảm nghĩ tự nhiên, gần như chung cho nhân loại, chúng ta nhìn nhận: trời sinh, trời dưỡng – sống, thác, nhờ trời. Trời sinh nghĩa là Thiên Chúa tạo sinh: Thiên Chúa tạo dựng con người từ hư vô, từ không có chi hết. Chúa vì thương ban cho con người được có cái có, cái có này gồm những cái có trước trong vũ trụ: cái có vô tri, cái có sống lớn lên cái có cảm giác. Riêng cho con người chúng ta lại thêm vào đó cái có hiểu biết và thương yêu. Chúa tạo dựng con người gồm mọi yếu tố của vạn vật để con người nhờ có lý trí và tình yêu…hướng vạn vật về cùng Chúa. Vật thọ tạo phải quy hướng về Đấng Tạo Dựng, với lòng tùy thuộc, vâng phục. Như thế chưa đủ, vì Chúa là tình yêu, vì yêu mà tạo dựng nên, nhắc con người lên bực làm con Chúa, ban cho có cái hiểu biết, cái thương yêu giống như hiểu biết, thương yêu của Chúa và do đo, cho con người được kết hợp với Chúa. Vì thế, giữ đạo, sống đạo, là loại bỏ những chi không đúng ý Chúa, để thể hiện những chi giống Chúa, sống như đồng hóa với Chúa. Chúa thánh thì con cái Chúa cũng thánh. Kết hợp với Chúa càng thắm thiết, thì mức độ thánh của con người càng siêu đẳng. NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẠC VỀ ĐỜI SỐNG THÁNH Trong Hội thánh từ sơ khởi, có tôn sùng nhiều vị thánh như Mẹ Maria, thánh Giuse, các thánh tông đồ, các thánh tử đạo… vì tâm trạng tín hữu mến phục và xác tín các ngài là thánh. Về sau, để tránh những cảm tình có thể lầm lạc của con người, thì Hội thánh cho được tuyên thánh một vị nào, thường phải điều tra (tìm biết rõ) đời sống, hành vi, đức hạnh, công trình, giáo huấn… tất cả đều tốt, tốt hơn bình thường, đức hạnh cao siêu anh dũng, để nêu gương cho giáo hữu. Do đó, mà giáo hữu nghĩ: người giữ đạo thông thường không thể là thánh. Thánh phải cao siêu hơn, đức hạnh phi thường, kinh nguyện thường xuyên, ăn chay, đánh tội, thức khuya dậy sớm, công trình từ thiện bao quát, thành lập những hội dòng lợi ích cho nhân loại. Đúng ra đọc kinh, ăn chay, hãm mình… là những phương tiện giúp cho nên thánh. Còn chính việc đọc kinh, ăn chay… không phải là tình trạng thánh. Cũng có thể lạm dụng những phương tiện giúp nên thánh như: Đọc kinh ngoài miệng thôi thì không có giá trị; đọc kinh để xin ơn: xin ơn thi đậu, xin ơn làm ăn khá… không thể là đường nên thánh. Ăn chay, đánh tội, thức khuya, dậy sớm…Ma quỷ không ăn, không ngủ, ngày đêm chịu khổ nhưng chúng có thánh đâu… Ăn chay để được vợ, ăn chay để hơn người… thì đâu có thánh. Thức khuya, dậy sớm để làm cho ra tiền, để nghiên cứu học hỏi hơn người đâu có giúp cho nên thánh. Nhưng khổ nổi cách chung, chúng ta không nhận định, suy niệm rõ về sống đạo là sống thánh. Cứ nghĩ sống thánh là phải đọc kinh nhiều, sống phi thường khắc khổ như nhà khổ tu, phải thực hiện những công trình siêu việt. Chúng ta quên Chúa dựng nên chúng ta làm con Chúa, hoàn toàn tùy thuộc Chúa, cùng nhìn một hướng mà mến yêu kết hợp, dường như nên một với Chúa, gọi được là đồng hóa phần nào với Chúa. Chúa Thánh – ba lần Thánh – thì chúng ta cũng phải thánh. |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam