Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 37
Tổng truy cập: 1338935
Giận mất sức
Ông bà xưa có câu "No mất ngon, giận mất khôn" để nhắc nhở chúng ta về cách ăn nói sao cho đừng mắc sai lầm, bởi lời nói ra không thể thu lại được. Song, đây chỉ là một khía cạnh rất nhỏ của sự giận dữ vì trên thực tế, theo các nhà khoa học, sự giận dữ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí mất cả sinh mạng.
"Giết" dần sức khỏe
Nếu như yêu thương luôn có tác động tích cực đến sức khỏe thì sự giận dữ sẽ "giết" dần sức khỏe. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý sinh học, điều dễ nhận thấy nhất khi giận dữ là huyết áp tăng cao, biểu hiện bằng mặt đỏ bừng, tim đập mạnh, thậm chí có những lời nói, hành động thiếu suy nghĩ… Tuy nhiên, sự "tàn phá" sức khỏe của cơn giận sẽ tăng theo cấp số nhân khi người ta ôm mối "hỏa diệm sơn" từ ngày này đến ngày khác không quên! Kiểu giận bầm gan tím ruột này khiến tổn thương cả lục phủ ngũ tạng.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tính ra rằng, khi vui chúng ta hấp thu khoảng 80-90% chất dinh dưỡng, nhưng khi cơn giận bùng lên thì những thức ăn vào còn có thể trở thành độc tố hủy hoại cơ thể, do nguồn oxy không ưu tiên dành cho hệ tiêu hóa, mà dồn hết lên não (để chống chọi) và tim phổi tăng cường hô hấp, chuẩn bị cho hành động phản kháng…)
Càng lớn tuổi, nguy cơ mất sức khỏe từ các cơn giận càng cao, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng! Bởi, càng lớn tuổi, đi kèm với sự lão hóa (từ 40 – 50 tuổi trở đi, thành mạch máu xơ cứng với tỷ lệ 1–2% mỗi năm) là các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phan – Viện Tim TP. HCM, thì những người có bệnh lý tim mạch (cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, dị dạng mạch máu não, bệnh mạch vành…) sẽ nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đột tử nếu thường xuyên giận dữ.
Không chỉ trong công việc hàng ngày, mà những cơn giận dữ do máu "Hoạn Thư" trong cuộc sống hôn nhân cũng làm đương sự giảm đề kháng, lo lắng, mất ngủ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các tuyến nội tiết khiến cơ thể suy yếu, bệnh tật thừa thế… "xông" lên! Phụ nữ sau khi sinh con đầu lòng, nếu không suông sẻ trong cuộc vượt cạn, cũng như không được quan tâm đúng mức từ người bạn đời cũng dễ rơi vào những cơn khủng hoảng, giận dữ bản thân, chồng và đôi khi cả em bé.
Làm gì khi ôm "cục tức" trong lòng?
Có nhiều cách để giữ gìn sức khỏe khi bị ngọn lửa giận dữ "thiêu đốt". BS Lương Lễ Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp TP.HCM, hướng dẫn: cách thứ nhất: học thiền để khám phá bản thân. Sau khi học thiền bạn sẽ phát hiện ra con người mình mới hẳn, khác với người luôn ôm "cục tức" trong lòng, từ đó tìm được sự thoải mái, an vui trong cuộc sống. Cách thứ hai: khi giận đừng để bụng, hãy tìm một nơi nào đó để… hét thật to. Cần biết, khi giận dữ hoặc ưu phiền một điều gì đó, nếu không được giải tỏa thì khả năng sinh bệnh sẽ cao gấp nhiều lần so với được giải tỏa.
Nếu không thích học thiền và la hét, bạn hãy làm theo lời khuyên của GS. TS Nguyễn Mạnh Phan – BV Thống Nhất TP.HCM: tìm đến những thú vui lành mạnh như chơi thể thao, nghiên cứu một môn khoa học, chơi mô hình, vẽ tranh…
Còn BS Đào Thị Yến Phi – ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM thì đưa ra kinh nghiệm hay để "nuốt giận": "Tốt nhất là không đối diện với đối tượng gây ra cơn giận bằng cách tạm dừng câu chuyện. Sau đó tìm cách giải tỏa cơn giận như nghe nhạc, uống cà phê, "tám" với bạn thân. Đợi khi cả hai cùng "nguội" sẽ trở lại vấn đế gây tranh cãi".
Còn theo nghiên cứu của ĐH Hope, Michigan (Mỹ), tha thứ là hành động rất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu này, hệ tuần hoàn của con nghười sẽ bị căng thẳng nghiêm trọng khi tồn tại suy nghĩ thù hận, nhưng được cải thiện đáng kể khi họ hình dung tới việc tha thứ cho ai đó. Thế nhưng, quên và tha thứ thật chẳng dễ dàng, đó là quá trình mà chúng ta phải học và "ngộ" dần dần.
Những người không giận dữ hoặc ít khi nổi giận, ngoài việc giữ được sức khỏe tốt còn sống lâu và sống có ích. Trong khi đi tìm bí quyết của sự trường thọ, các nhà khoa học phát hiện những người trên 100 tuổi có nhiều cách giữ gìn sức khỏe, nhưng có hai điều mà đa số họ đều tuân thủ là "tâm hồn rộng mở và tình tình hòa nhã, dễ chịu, không hẹp hòi, nóng tính.
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam