Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 30
Tổng truy cập: 1338879
Gia đình mái trường đầu tiên của Con Thiên Chúa nhập thể
Cập nhật : 01-02-2009 |
GIA ĐÌNH MÁI TRƯỜNG ĐẦU TIÊN CỦA CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ 1. Tết Nguyên Đán là Lễ Hội Gia Đình Việt Nam. Ai nấy về quê Ăn Tết. Nói đến quê nhà là nhắc tới nơi mình chào đời, nơi cha mẹ, anh chị em, dòng họ mình sinh sống: có quê nội quê ngoại. Con người, từ khi sinh ra, đã có những liên hệ với gia đình, với họ hàng, liên hệ thân thiết không thể thiếu, bởi vì con người phải sống thành xã hội, sống trong xã hội, và xã hội đầu tiên là gia đình, là nơi vun trồng tình ruột thịt, nghĩa xóm làng. Chính là vì Thiên Chúa muốn con người sống có nhau. 2. Thiên Chúa đã tạo thành con người giống hình ảnh của Chúa. Ba Ngôi Thiên Chúa hợp nhất với nhau như thế nào, thì Chúa cũng muốn con người liên kết với nhau, một cách tương tự, bằng tình huynh đệ (Nt, số 1878), biết trao đổi với nhau, phục vụ lẫn nhau, đối thoại với nhau (Nt số 1879). Nhờ đó con người biểu hiện hình ảnh của Thiên Chúa, theo ơn gọi của mình (Giáo lý của HTCG, số 1877). Tiếc thay ! Hình ảnh nầy đã bị tội nguyên tổ làm biến dạng (Giáo lý của HTCG, số 1701): nguyên tổ nhân loại đã ăn trái cấm (tức là đã không tuân lệnh Chúa), nên phải thiệt mất tình nghĩa với Chúa, rồi cũng gây ra bất hòa với nhau. 3. Thiên Chúa vốn yêu thương con người, yêu thương hình ảnh của mình, nên chẳng những không loại bỏ, mà còn muốn phục hồi vẻ đẹp nguyên thủy của hình ảnh Ngài, Con Một của Thiên Chúa, Hình Ảnh Tuyệt Diệu của Chúa Cha, sinh xuống trong gia đình của Thánh Giuse tại Nadarét, làm con của Đức Maria, đã nên gương cho mọi người con trong các gia đình: Gương ngoan đạo “Cha mẹ không biết rằng con phải làm công việc của Cha con sao?” (Luca 2,49); Gương vâng lời “Sau đó, Người cùng với cha mẹ trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài”(Luca 2,51). Con Ngoan thì đẹp lòng Chúa và làm cho cha mẹ hạnh phúc. Thánh Luca viết về Hài Nhi Giêsu, sau khi được Thánh Giuse và Mẹ Maria đưa lên Đền Thờ để làm lễ tiến dâng cho Chúa: “Khi đã xong mọi sự theo Luật Chúa, hai Ông Bà trở về Galilêa, đến Nadarét, là thành của Ông Bà, Còn Hài Nhi Giêsu càng lớn lên, càng thêm dũng mạnh, tràn đầy khôn ngoan và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Luca 2,39) Chắc chắn Thánh Giuse và Mẹ Maria đã phải lo lắng, khó nhọc nhiều, như khi lạc mất Trẻ Giêsu lúc Người lên mười hai tuổi, trong chuyến đi dự lễ tại Jerusalem (Luca 2,41-48), cũng như giữa đêm khuya, hai Oâng Bà phải đưa Hài Nhi Giêsu trốn sang Ai Cập cho khỏi âm mưu sát hại của Hêrôđê (Mt 2,14). Các ngài đã nêu gương cho những người làm cha mẹ trong gia đình, là đón nhận Thánh ý Chúa, yêu thương và chăm sóc con cái, cũng như biết hy sinh cho nhau. Như thế, tại Nadarét, Con Thiên Chúa làm người đã mở ra con đường sống hiệp thông, sống hạnh phúc cho các gia đình, trước tiên là đón nhận và giáo dục con cái, như hồng ân Chúa ban, kế đến là trung thành yêu thương và giúp đỡ nhau. I. THƯ MỤC VỤ số 5 Khi sinh xuống trần gian, Đức Giêsu đã sống trong một gia đình. Người có một quê hương, có cha có mẹ và hàng xóm láng giềng. Những người đồng hương biết rõ Người là “con bác thợ mộc“ và “mẹ Người là bà Maria“ (Mt 13,55). Thánh Giuse và Đức Maria đã nuôi dưỡng và giáo dục Hài Nhi Giêsu ngay từ lúc chào đời. Chính trong khung cảnh gia đình, Đức Giêsu đã học những bài học căn bản về đời sống đức tin và văn hóa. Về phần Đức Giêsu, “Người tuân phục hai ông bà” (Lc 3,51). Có thể nói, lối giáo dục của Thánh Giuse và Đức Maria đã góp phần làm phong phú lời giảng dạy của vị Ngôn sứ thành Nadarét sau này. Người đã vận dụng những ca dao tục ngữ, những hình ảnh bình dân của nền văn hóa địa phương để rao giảng Nước Trời. Như thế, gia đình Nadarét cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục. Thánh Gia thất chính là mẫu gương cho các gia đình, nhất là những người làm cha mẹ, trong mọi nền văn hóa và môi trường xã hội. II. DẪN GIẢI
III. CHUYỆN MINH HOẠ NGƯỠNG MỘ Một bà mẹ hạnh phúc đã kể về bố của mình bằng những lời đầy kính trọng thân thương như sau: Chỉ có hai người đàn ông có thể khiến tôi mềm lòng. Đó là bố và ông xã của tôi. Chồng tôi bây giờ cũng giống như bố tôi ngày xưa, cũng quan tâm, chăm sóc con nhiều như thế. Nếu cứ mãi như thế này, có lẽ con gái tôi sẽ là đứa trẻ hạnh phúc vì ngoài bố ra, nó còn có một người mẹ luôn tâm niệm sẽ đối xử với con, như mình đã từng được đối xử . Quỳnh Giao (Trích www.lamchame.com) “Con có cha như nhà có nóc”. Người cha như trụ cột của gia đình. Tuy nhiên, trong sự quan phòng yêu thương, Thiên Chúa muốn cho gia đình có cả cha lẫn mẹ để góp phần nuôi dạy con cái theo chức năng của mình. Những ai kém may mắn không còn cha, người mẹ phải gánh cả hai vai: vừa làm cha, vừa làm me; vừa cương nghị, vừa mềm dẻọ. Và mong muốn lớn nhất của cha mẹ đối với con cái - cũng như cách báo hiếu tốt nhất của mỗi người con - là “nên người”, là sống đúng phẩm giá đạo đức của một con người có tình, có lý dựa trên nền tảng đạo đức. IV. DIỄN GIẢI “Khi sinh xuống trần gian, Đức Giêsu đã sống trong một gia đình. Người có một quê hương, có cha mẹ và hàng xóm, láng giềng” (Thư Mục Vụ số 5). Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình: Thánh Gia. Ngài muốn có một tổ ấm, một mái gia đình, có cha, có mẹ. Chấp nhận làm người là chấp nhận được sinh ra bởi một gia đình, là thuộc về một gia đình. Là một người con, Đức Giêsu cũng đã nhận được ơn sinh thành, ơn dưỡng dục và đã “nên người” như một người con hiếu thảo đền đáp công ơn cha mẹ. Con Thiên Chúa được sinh ra bởi một bà mẹ là Đức Trinh Nữ Maria. Từ đó hình thành mối quan hệ ruột thịt giữa mẹ và con mà mỗi con người không thể thiếu, nếu không muốn có một đời sống quân bình, nhất là về mặt tình cảm. Như bao bà mẹ khác, Đức Maria cũng đã trải qua vô vàn hy sinh, lo lắng, quên mình, để Đức Giêsu được lớn lên, thành người. Đó chính là ơn sinh thành! Đó cũng chính là quà tặng tuyệt vời của tình mẫu tử mà Đức Giêsu đón nhận từ bà mẹ nhân loại của mình. Qua Đức Giêsu, Con Một của mình, Thiên Chúa Tạo Thành cũng tặng ban cho mỗi người chúng ta sự sống vĩnh cửu: “Ta đến để con người được sống, và được sống dồi dào” (Ga 10,10). Chính vì sự sống tự nhiên và sự sống vĩnh cửu đều là những hồng ân mà Thiên Chúa ban cho mỗi người, nên theo Kinh Thánh, Thiên Chúa vừa là Cha mà cũng vừa là Mẹ. Được có mặt trên đời là hạnh phúc lớn nhất của con người, chúng ta biết ơn cha mẹ đã ban cho chúng ta cuộc sống dương thế và Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu, qua việc cố gắng sống sao cho nên người. Đó chính là cách thể hiện lòng biết ơn cách tốt đẹp nhất! Lớn lên trong bầu không khí gia đình – chiếc nôi đầu tiên, trường học đầu tiên, đón tiếp và định hình nhân cách cho mọi trẻ thơ – Đức Giêsu được Đức Maria và Thánh Giuse cầm tay chỉ dạy những kiến thức thức cơ bản làm người về mặt lý trí, tình cảm và đạo đức. Dưới sự đùm bọc, che chở của hai ông bà, Đức Giêsu đã được trang bị hành trang cần thiết cho cuộc đời rao giảng công khai sau ba mươi năm được cha mẹ nuôi dạy. Và đó chính là mục đích của công cuộc giáo dục gia đình là làm sao để con trẻ lớn lên tự mình quyết định lấy vận mạng cuộc đời của chính mình, dựa trên nền giáo dục đã được hấp thụ. Thật vậy, chúng ta chỉ có thể tự đi một mình (tự lập) sau khi đã từng bước đi theo cha mẹ về phương diện thể lý cũng như tinh thần. Gia đình là mái trường đầu tiên và tối cần thiết giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm và xã hội. Đây là công việc mà các cha mẹ phải tốn nhiều công sức, vất vả cho con cái. Đó chính là ơn dưỡng dục! Chính Thiên Chúa cũng đã kiên nhẫn, qua suốt chiều dài Cựu Ước, dùng miệng các ngôn sứ để huấn luyện Dân mà Ngài đã tuyển chọn và vẫn còn tiếp tục trong thời Tân Ước: “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa – mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa” (1Ga 3,1). Với lòng trìu mến yêu thương, Chúa Cha đã cầm tay dắt chúng ta vào gia đình của Chúa. Qua Phép Rửa Tội, Người biến chúng ta thành con cái, những kẻ đồng thừa kế với Đức Kitô. Và nhờ ân sủng các Bí tích chúng ta được thông dự vào sự sống của Chúa, sự sống đời đời. Trọng trách của bậc cha mẹ là truyền lại cho con cái - qua lời day bảo và gương sáng - di sản quý báu là những giá trị căn bản làm tiêu chuẩn giúp định hướng cho con trẻ sau nầy như: tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa, sống các Giới Răn, yêu thương tha nhân, làm lành-lánh dữ, tôn trọng công lý và sự thật, phục vụ và chia sẻ. Chính Đức Giêsu – qua lối sống và lời giảng dạy – cho thấy Người đã thừa hưởng nơi cha mẹ trần thế của mình lòng yêu mến Lề Luật, gắn bó với Đền Thờ và thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Ngài còn học nơi các ngài tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, phục vụ quên mình, chuyên cần làm việc và ân cần đối với mọi người… Nhờ Đức Kitô, Chúa Cha đã ban cho chúng ta muôn vàn ân phúc cho cuộc sống: ”Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn nầy đến ơn khác…Ân Sủng và sự thật thì nhờ Đức Giêsu Kitô mà có” (Ga 1,16-17). Sứ điệp căn bản của Tin Mừng: ”Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34), không chỉ là một giới răn, một lệnh truyền, nhưng còn là di sản quý giá được Thiên Chúa Ba Ngôi truyền đạt lại cho chúng ta, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Qua cuộc đời dương thế của Đức Giêsu, Ngài đã sống và đã chết như một người con hiếu thảo với Chúa Cha: “Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự” (Phil. 2, 8) .Ngài cũng đã “nên người” đáng kính trọng và đáng yêu mến trước mặt mọi người. Đó chính là cách báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục tuyệt hảo dành cho Đức Maria và Thánh Giuse, cha mẹ Ngài. Là con cái, mỗi người chúng ta cố gắng báo đền công ơn cha mẹ bằng cách sống sao cho “nên người” hữu ích cho mình và cho người. Là con Chúa, chúng ta sống Tin Mừng Yêu Thương mà Chúa Cha ban cho chúng ta qua Đức Giêsu Kitô và cố gắng trở thành những chứng nhân thông truyền tình thương ấy cho mọi người. Được như thế, Thiên Chúa cũng như cha mẹ sẽ mãn nguyện và hãnh diện về chúng ta, như lời của Tổâng Thống thứ 26 của Hoa Kỳ, Theodore Roosevelt: “ Không có một thành công nào khác trong cuộc đời – cho dù là được làm tổng thống, được giàu có, được vào đại học, viết một quyển sách, hay làm bất cứ điều gì – có thể so sánh với sự thành công của một người đàn ông hay đàn bà khi họ cảm nhận rằng mình đã làm tròn trách nhiệm khi thấy con cháu lớn lên và thành người. Họ cho rằng mình thật có phước”. Xin cho chúng con biết sống nên người để đáp đền công khó của mẹ cha. Amen KIỂM ĐIỂM
V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN Kêu mời: Anh chị em thân mến,
Kết thúc: Lạy Chúa, Chúa ban Con Chúa sinh ra làm người ngay trong gia đình Thánh Gia Thất. Xin Chúa cũng ban Con Chúa và Thánh Thần Chúa sống trong gia đình chúng con, để mọi gia đình trở thành nơi phát triển sự sống của Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen. VI. ÁP DỤNG THỰC HÀNH THÁNH GIA “DẠY” CON-THIÊN-CHÚA-LÀM-NGƯỜI. Sách Sáng Thế chương 1 câu 26 nói: Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta…” Nhưng Thiên Chúa khi ấy có hình dáng như thế nào để Người dựng nên con người theo hình ảnh Người? Theo các nhà thần học thì Thiên Chúa đã lấy hình mẫu là chính Đức Giêsu Kitô là hình ảnh để Thiên Chúa dựng nên con người. Như vậy, Thiên Chúa vẫn luôn là hình ảnh còn con người là hoạ ảnh của Thiên Chúa. Nhưng khi thực hiện sứ mạng cứu chuộc con người, Đức Giêsu Kitô đã phải chọn cho mình một người cha, một người mẹ, một gia đình,… để có thể trở thành một con người thực sự bằng xương bằng thịt. Nếu Thiên Chúa đã trở thành con người trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria thì chính trong môi trường gia đình Nagiareth mà Thiên Chúa có thể học cách làm người. Để được sinh ra thành một con người thực sự Thiên Chúa cần một người mẹ, để lớn lên và thành người Thiên Chúa cần một mái ấm gia đình. Đức Maria không chỉ là người cưu mang Chúa Kitô mà còn là một người mẹ chân chính đã cùng với Thánh Giuse làm cho gia đình Nagiareth trở thành một tổ ấm để nơi đó Con Thiên Chúa thành người. Ngôi lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1, 14) một cách thực sự,ï nên việc phát triển tự nhiên của Người cũng diễn tiến tự nhiên như mọi người. Người cần có một mái gia đình để chấp nhận và chào đón Người, đồng hành với Người, yêu thương và cộng tác với Người trong việc phát triển mọi chiều kích nhân bản để một cách nào đó Người có thể trở thành “ngôi vị” con người. Có thể nói vai trò giáo dục của gia đình được kéo dài suốt cuộc sống của Chúa Giêsu từ khi chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá, nhưng đọc trong Tin Mừng Luca (Lc 2,48-52) ta có thể thấy một cách nổi bật nhất vai trò này của gia đình trong đời sống của Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu được cha mẹ Người dẫn lên đền thờ lúc 12 tuổi, Người đã được “dạy” cho biết phải tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, được “dạy” cho biết tôn thờ Thiên Chúa, được “dạy” cho biết phải thực thi thánh ý Thiên Chúa là tột đỉnh trong cuộc đời của mình. Trong các sách Tin mừng bàng bạc những dụ ngôn và có thể nói được, dụ ngôn là những nét son nổi bật nhất trong những lời dạy của Chúa Giêsu, nó vừa gần gũi, vừa tầm với người nghe nhưng lại diễn tả những nét cao vời của mầu nhiệm Thiên Chúa. Nhưng những dụ ngôn đó Chúa Giêsu đã học từ nơi đâu nếu không phải là ở gia đình, lòng bao dung, sự quan tâm đến người nghèo khó được triển nở nơi đâu nếu không phải là tại gia đình Nagiareth… Trong bộ phim “Đức Maria người nữ tuyệt vời”, đạo diễn đã diễn tả được khía cạnh này nơi gia đình Nagiareth, Đức Maria khi ru con, chăm sóc cho con đã kể lại cho con mình những câu chuyện, những tinh tuý của tiền nhân để rồi sao này chính Chúa Giêsu đã áp dụng nó vào trong giáo huấn của mình. Chính từ bên trong gia đình Chúa Giêsu đã học cách vâng phục lề luật và gắn bó với nền văn hoá của dân tộc, chính từ nơi gia đình mà Chúa Giêsu học được phải dành chỗ quan trọng nhất cho ý định của Thiên Chúa, và luôn để tâm lo lắng việc của Chúa. Con Thiên Chúa có thể bắt đầu cuộc sống mà không cần phải có gia đình khi chọn cho mình một người mẹ đồng trinh, nhưng nếu không có một mái gia đình thì Người không thể lớn lên và trưởng thành như một con người quân bình. Có thể nói, một trinh nữ đã cưu mang Thiên Chúa, một người cha nuôi đã gìn giữ, bảo vệ gia đình Nagiareth và một gia đình đã “dạy” cho Người làm con người. |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam