Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 29
Tổng truy cập: 1338900
Gia đình là trường giáo dục tình hiệp thông
Cập nhật : 01-05-2009 |
GIA ĐÌNH LÀ TRƯỜNG GIÁO DỤC TÌNH HIỆP THÔNG
"Gia đình, được thiết lập do tình yêu và được sinh động cũng do tình yêu, là cộng đồng các ngôi vị: đôi bạn nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng. Bổn phận đầu tiên của gia đình là trung thành sống thực tại của sự hiệp thông..." (Tông huấn Gia Đình, số 18). Mối hiệp thông này được củng cố và phát triển nhờ tình tương thân tương ái và nhờ sự nâng đỡ lẫn nhau trong đời sống nhân bản cũng như đời sống đức tin. Quả vậy, nếu mọi thành viên trong gia đình sống thuận hòa và đùm bọc lẫn nhau, gia đình sẽ trở nên ấm cúng. Tình hiệp thông giữa các thành viên trong một gia đình sẽ góp phần củng cố gia đình nhân loại và gia đình Thiên Chúa, tức là Giáo Hội. II. DẪN GIẢI Gia đình đúng, tốt thì không chỉ do tính dục mà phải do tình yêu chân thật. Tình yêu tốt thì đòi các thành phần trong gia đình phải sống hiệp thông. Hiệp thông là sống nâng đỡ giúp nhau thăng tiến nhân bản và đức tin. Gia đình hiệp thông tốt thì có thể ảnh tạo ảnh hưởng, hay nói mạnh hơn, cộng tác vào công trình thiện hảo hoá gia đình nhân loại và Hội Thánh. III. CHUYỆN MINH HỌA KHÔNG GIẬN KHÔNG ĐƯỢC Hôm qua khi anh rầy con và dằn mạnh chén cơm xuống bàn, em làm ra vẻ như không quan tâm. Thật ra em thấy hết và em hiểu nguyên nhân cơn bực bội của anh. Anh bực bội vì đã hơn 19 giờ, anh nhiều lần kêu đói bụng mà em vẫn thản nhiên. Vâng, em cố tình làm thế để anh hiểu rằng khi em vất vả vì công việc ở cơ quan, vì chuyện nhà cửa, con cái, thì anh không có quyền nằm ườn trên ghế đọc báo hay xem tivi và ra lệnh. Không phải vô cớ mà em “giở chứng“ như thế. Ngày nghỉ hàng tuần của em là ngày thứ bảy. Sau một tuần làm việc mệt nhọc, ngày hôm đó em chỉ muốn được ở nhà nghỉ ngơi, nhưng em vẫn vắt óc nghĩ ra một món gì đó để đãi chồng con và hì hục cả buổi sáng để đi chợ, nấu nướng. Vậy mà, mười lần, thì có đến chín lần, khi em vừa nấu nướng xong, thì anh lại gọi điện thoại bảo em đi đón con và ăn cơm trước, vì anh phải ăn trưa với cô Kim Yến; ăn xế với cô Kim Oanh; tiệc tùng chia tay với cô Ngân Hà hoặc có lúc chẳng ăn uống tiệc tùng, mà đơn giản chỉ là cô Yến Nhi có chuyện buồn phiền, cần anh nán lại để trút bầu tâm sự...Bữa cơn em chăm chút là thế, rốt cuộc khi dọn lên chỉ có ba mẹ con nhìn nhau, ráng ăn cho xong bữa. Nồi cơm hôm sau phải hấp đi hấp lại, thức ăn phải hâm tới, hâm lui cho đến khi đổ bỏ. Nhiều lần như vậy, em bổng nghĩ, hóa ra mình vất vả như thế chẳng để làm gì cả! Thế thì từ nay, anh thích ăn cơm, thì nấu cơm; thích ăn phở thì nấu phở; thích ăn mì gói thì có sẵn thịt thà, rau củ trong tủ lạnh. Em sẽ để cho anh được tự do cho đến khi nào anh thấy gia đình, vợ con cần thiết hơn cô Yến, cô Oanh, cô Hà nào đó... ÁI NHƯ (Báo Người Lao Động, Thứ hai 27.04.2009) Người ta nói “cà phê nhứt nóng, nhì trong“. Phải giữ cho nóng và phải chọn loại thuần khiết thì mới ngon. Tình nghĩa vợ chồng cũng vậy. Đâu phải hễ cưới nhau về là coi như mọi chuyện đã yên bề, trăm năm vẫn vậy. Chồng của mình, vợ của mình, mất đâu nữa mà lo! Cần phải hâm nóng, vun đắp từng ngày. Quan tâm, thông cảm, chăm sóc đến nhau, ngay trong những chuyện thường ngày nhất, để tình yêu vợ chồng ngày một thắm thiết hơn. IV. DIỄN GIẢI Theo Tông Huấn Gia Đình, đời sống hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa chính là kiểu mẫu cho đời sống gia đình nhân loại: “Thiên Chúa là Tình yêu và nơi chính mình Ngài, Ngài đang sống mầu nhiệm hiệp thông yêu thương giữa các ngôi vị. Khi tạo dựng nhân tính của người nam và người nữ theo hình ảnh Ngài và liên lỉ bảo toàn cho nhân tính ấy được hiện hữu, Thiên Chúa ghi khắc vào đó ơn gọi cũng như cả khả năng và trách nhiệm tương ứng, mời gọi con người sống yêu thương và hiệp thông. Tình yêu là ơn gọi căn bản và bẩm sinh của mọi người“ (Tông Huấn Familiaris Consortio, 11). Đức Giêsu cho chúng ta biết Gia đình Ngài có Ba Vị hay Ba Ngôi riêng biệt nhau gồm: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Ba Ngôi yêu thương nhau vô cùng và thông hiệp nhau trong tình yêu bền chặt đến nổi Ba Ngôi không còn là Ba mà nên Một Chúa. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Thầy với Chúa Cha là một" (Ga 10,30), vì thế "Ai thấy Thầy, là thấy Chúa Cha" (Ga 14,9), và “Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra“ (Kinh Tin Kính). Chúa Cha yêu Chúa Con đến nổi không có gì mà không ban cho Chúa Con: “Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy“ (Ga 16,15). Những gì Chúa Con nhận được từ tình yêu của Chúa Cha, thì Người dâng lại cho Cha tất cả: con người và trọn cả ý muốn của mình: “Lương thực của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy“ (Ga 4,34). Chúa Thánh Thần phát sinh từ tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con. Ngài là một Ngôi Vị thực sự, khác hẳn với Chúa Cha và Chúa Con; Chúa Cha và Chúa Con ban cho Ngài mọi điều mình có. Như vậy, Ba Ngôi đều là Thiên Chúa, dù tách biệt nhau và đều có cùng bản tính Thiên Chúa, cựïc thánh, toàn năng, đầy yêu thương và khôn ngoan vô cùng. Nhưng Ba Ngôi chỉ là Một Thiên Chúa: có cùng một lý trí và ý chí vô biên, cùng một sự tốt lành, thánh thiện và quyền năng. Chính tình yêu đã liên kết Ba Ngôi nên một với nhau, và cũng chính tình yêu chi phối mọi hoạt động của Ba Ngôi, nên Hội Thánh dạy rằng dù có Ba Ngôi, nhưng chỉ có Một Chúa. Gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa, do tình yêu gắn kết nên Một, đã được Thiên Chúa lấy làm mẫu cho gia đình nhân loại mà Ngài tạo thành: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người, có nam, có nữ“ (St 1,27). Ngài rút xương sườn của Ađam để tạo nên Evà, khiến cho Ađam khi nhìn người bạn đời của mình phải thốt lên: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi...Bởi đó người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt“ (St 2, 23-24). Thiên Chúa, vì yêu thương, đã dựng nên đôi vợ chồng đầu tiên, gồm một người nam và một người nữ và kết hợp cả hai nên một. Đồng thời, khi dựng nên họ giống hình ảnh của chính mình, Thiên Chúa cũng ban cho họ khả năng yêu thương: chồng yêu thương vợ và nên một với vợ mình. Tình yêu ấy phát sinh hoa trái là con cái, cùng chung một huyết nhục với cha mẹ và được cha mẹ yêu thương. Như vậy, gia đình nhân loại họa lại hình ảnh gia đình hiệp thông yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi, bởi vì, vợ-chồng-con cái, tuy khác biệt nhau nhưng không còn là ba, mà là một. “Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài, giống như họa ảnh của Ngài. Khi vì yêu thương mà kêu gọi con người bước vào cuộc sống, Ngài cũng đồng thời mời gọi họ sống cho tình yêu” (Tông Huấn Familiaris Consortio, n. 11) Thiên Chúa cũng dựng nên gia đình Hội Thánh, theo hình mẫu của Gia Đình Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ Phép Rửa Tội, mọi tín hữu đều được thông hiệp làm một với Chúa Kitô và với nhau. Như vậy, Phép Rửa Tội gắn kết tất cả mọi tín hữu nên một trong Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô là Hội Thánh của Người. Đồng thời qua việc rước mình và Máu thánh Chúa, chúng ta nên đồng huyết nhục với Chúa Kitô và nên một với nhau. Chất keo gắn kết gia đình Hội Thánh trong tình hiệp thông yêu thương là tình yêu: yêu Chúa và yêu người. Có yêu thương, mới có hiệp nhất nên một với nhau. Sống hiệp thông chính là chia sẻ, trao ban. Yêu thương là chia xẻ. Là xẻ cái của mình, con người mình, trái tim mình mà chia cho người bạn hôn phối của mình. Yêu nhiều, chia xẻ nhiều. Yêu ít, chia xẻ ít. Yêu trọn vẹn thì cho hết cả cuộc đời mình. Yêu như Chúa yêu: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một Mình cho thế gian“ (Ga 3,16). Yêu cho đến chết như Chúa Giêsu (x. Ga 15,3). Để chỉ khát khao gắn bó vợ chồng cho đến bên kia cái chết, dân gian cũng thường nói: “Đồng tịch, đồng sàn, đồng quan, đồng quách“. (Đây là lời nguyền của người vợ quyết sống chung thủy với chồng: “Sống đồng tịch đồng sàn, chết đồng quan, đồng quách“. Khi sống thì cùng chung một chiếc chiếu, một cái giường; khi chết thì cùng nằm trong một cái quan tài. Đồng: cùng, giống nhau. Quan: cái áo quan để liệm xác người chết. Quách: cái quách để bọc áo quan- nhà giàu mới dùng- nên có thành ngữ: trong quan, ngoài quách – Tự Điển Cao Đài). Cần học sống vì người, cho người...mà trước hết là những người thân cận nhất của mình: vợ chồng, con cái... Trong cuộc sống lứa đôi, gia đình nào cũng có mong ước bình dị mà căn bản nhất là tương đồng và tâm đắc với nhau, nếu không được trong tất cả mọi lãnh vực, thì ít nữa là trong một vài khía cạnh nào đó, sao cho gia đình được gắn bó bền chặt. Thế nhưng, thực tế cho thấy, sau một thời gian chung sống, một số gia đình cảm thấy khó hợp với nhau, sinh ra bất hòa cãi vã...đôi khi đi đến chổ quyết liệt không thể chung sống với nhau. Cần ý thức rằng chuyện vợ chồng khác tính, khác ý với nhau là chuyện bình thường; bởi vì mỗi người đều mang tính khí khác nhau và được giáo dục theo những môi trường gia đình khác nhau. Hãy xem những dị biệt đó như là cơ hội để trường thành, như chất liệu để bổ sung những thiếu sót của nhau. Và nhất là hãy tin rằng nếu biết đón nhận nhau “như mỗi người là chính họ“, vợ chồng vẫn có thể sống chung hạnh phúc với nhau cho đến ngày đầu bạc răng long. Một gia đình êm ấm, hòa thuận yêu thương, chia xẻ sẽ trở thành tấm gương quý giá cho con cái: “Khi trở nên cha mẹ, cha mẹ cũng lãnh nhận nơi Thiên Chúa một quà tặng, đó là một trách nhiệm mới. Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái thành dấu chỉ hữu hình cho chúng nhận ra được chính tình yêu của Thiên Chúa là “nguồn mọi tình phụ tử trên trời dưới đất“ (Tông Huấn Familiaris Consortio, 14). (Tổng hợp từ: catholic.org.tw; vatican.va; topchretien.com; africhange.com; famillechretienne.fr và những tài liệu khác) Xin cho các cha mẹ biết thương nhau, vun đắp đời sống gia đình, để con cái nhờ được lớn lên trong cảnh đầm ấm gia đình, cũng biết yêu thương người khác. KIỂM ĐIỂM Có nhận thấy hôn nhân không phải chỉ do tính dục mà phải có tình yêu chân thật thì hôn nhân mới tốt, mới bền. Có nhận định không? Hôn nhân yêu nhau, trao đổi cho nhau: vừa cho vừa nhận, làm cho cả hai đầy đủ hơn, đi đến chỗ hiệp nhất nên như một. Chúng ta có hiểu những điều này không? Cha mẹ có nhận thấy mình có nhiệm vụ tạo sinh, nuôi dạy con cái không? Nhiệm vụ nầy phần nào thay cho chính Chúa, chớ không tự nhiên đến trong đời người, như đói phải ăn thôi…. Chúng ta nghĩ thế nào? Phận làm con có biết hiếu thảo, vâng lời là nhiệm vụ không? V. LỜI NGUYỆN CHUNG Kêu mời: Anh chị em thân mến, Người ta thắc mắc về Chúa Giêsu: “Ông này chẳng phải là con bác thợ Giuse sao?”. Chúng ta cầu nguyện cho Hội Thánh, nhờ các việc lành, việc bác ái xã hội, mà làm cho danh Chúa được cả sáng. Người cha nói: “Con phải mừng vì em con đây đã chết nay sống lại”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi gia đình Kitô-hữu, biết giáo dục tình hiệp thông, giáo dục tình yêu thương và giáo dục lễ độ cho nhau. Chúa phán với Đức Mẹ: “Này là con của bà”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi gia đình Kitô-hữu, biết nhờ Mẹ Maria mà sống hiệp thông với nhau, trong mọi hoàn cảnh vui buồn của cuộc sống trần gian. Chúa phán với Gioan: “Này là mẹ của con”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi gia đình trong họ đạo chúng ta, luôn hiệp thông trong sức sống của Chúa Thánh Thần, để giúp đỡ nhau sống đạo, để liên kết với nhau trong Chúa Kitô. Kết thúc: Lạy Chúa, Chúa dựng nên loài người giống hình ảnh Chúa Ba Ngôi, sống và dạy sống hiệp thông. Xin ban Thánh Thần liên kết chúng con lại trong tình yêu Chúa, hầu mai sau được hưởng hạnh phúc muôn đời. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen. VI. ÁP DỤNG THỰC HÀNH TỔ ẤM YÊU THƯƠNG Người ta thường định nghĩa gia đình là nơi quy tụ những người cùng sống chung trong một mái nhà, có liên hệ với nhau bằng sợi dây yêu thương tạo nên sự nồng ấm. Vì thế, gia đình còn được gọi là tổ ấm. Chính quan niệm này cho thấy được sự liên hệ mật thiết với nhau của những người trong gia đình, giữa cha mẹ với nhau, cha mẹ với con cái, và giữa anh chị em với nhau. Nhờ sự liên hệ mật thiết này mà những thành viên trong gia đình được thăng tiến và tiến lên trên con đường đi về niềm hạnh phúc đích thực là Thiên Chúa. Công đồng Vaticanô II khẳng định: Gia đình chính là mái trường đầu tiên dạy cho chúng ta những bài học làm người. Chính trong mái trường đầu tiên này, cha mẹ là những nhà giáo dục dạy con cái những bài học đầu tiên để thành người. Tuy nhiên, sự liên hệ này không phải luôn luôn lúc nào cũng tốt đẹp do sự không hiểu nhau giữa các thế hệ trong gia đình, cha mẹ không hiểu con cái cho rằng cho cái thái quá, nhưng ngược lại con cái nhìn về cha mẹ như những người cổ lỗ, khép kín. Trên bình diện cá nhân, đôi khi sống trong gia đình làm cho người ta thấy có một sự ràng buộc nào đó, một sự khó chịu nào đó do phải va chạm với nhau giữa những thành viên trong gia đình. Thế nhưng, khi phải xa rời gia đình người ta luôn hướng về nó như những hình ảnh đẹp nhất, thân thương nhất, êm ả nhất mà không ở nơi đâu con người có được cảm nhận yêu thương này. Trong bầu khí gia đình, người ta được dạy cho biết sống yêu thương, sự chỉ dạy này không chỉ được thực hiện bằng lời nói nhưng bằng chính cách sống yêu thương của cha mẹ, sự yêu thương gần gũi… và cũng trong gia đình người ta được hưởng một nền giáo dục nhân bản, đặc biệt trong gia đình Kitô hữu người ta còn được một nền giáo dục Kitô giáo vững chắc, chẳng những thành người mà còn trở thành những người con Chúa. Câu chuyện về người mẹ của Mạnh Tử đã ba lần thay đổi chỗ ở, cũng như giáo dục ông như thế nào để ông trở nên một nhà hiền triết lỗi lạc cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục trong đời sống gia đình. Gia đình chính là điểm tựa vững chắc và là chốn về ấm áp, bình yên của mỗi người, trong gia đình người ta thấy được sự yêu thương nhau, nâng đỡ nhau. Trong một xã hội đầy nhưng lộc lừa toan tính thì gia đình lại càng là nơi nương tựa bình yên cho con người, cho dù bên ngoài có ra sao, có nhào nặn ta thế nào thì gia đình vẫn giang tay rộng ấm ôm ấp những người con tìm về bến đỗ bình yên. Trong gia đình người ta được học sự hiệp thông yêu thương nâng đỡ nhau. Người xưa có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” cho thấy rằng, sự giáo dục trong gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ trên chính xã hội và trên bình diện tôn giáo là Giáo hội. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình trở nên yếu tố căn bản để xây dựng xã hội và Giáo Hội, gia đình có tốt thì đào luyện được những con người tốt, những con người tốt tạo nên một xã hội tốt. Nhưng phải làm sao để trở nên những gia đình tốt? Thiết tưởng một trong những yếu tố trọng yếu tạo nên một gia đình tốt đó chính là sự yêu thương. Sống trong một gia đình yêu thương người ta mới sống thương yêu được và thật bất hạnh thay khi con người có được tất cả mà không có yêu thương. Hằng ngày trên báo chí ta thấy nhan nhãn những con người như thế. Vì vậy trong gia đình người ta hấp thụ được nền tảng của sự hiệp thông với nhau trong xã hội. Với chúng ta là những gia đình Kitô hữu, gia đình còn là nơi chúng ta học biết sống hiệp thông với Chúa. Trong những gia đình Kitô hữu, việc đọc kinh sáng tối chung với nhau, cầu nguyện chung với nhau, cùng nhau tôn thờ Chúa là một phương thế thật tốt dạy cho con cái học biết về Chúa, tập làm quen với Chúa và triển nở đức tin mỗi ngày một hơn. Niềm tin vào Thiên Chúa trong gia đình là một chỗ vựa vững chắc cho niềm tin của từng cá nhân và chính niềm tin này giúp cho từng cá nhân cảm nhận được sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cuộc sống mình. Gia đình, hai tiếng thật nồng ấm, thật yêu thương là nơi con người được giáo dục cho tình hiệp thông: với nhau, với xã hội – Giáo hội và với Chúa. Tình yêu thương trong gia đình là mối dây thiêng liêng liên kết con người lại với nhau và nhờ đó con người vươn lên tới chính Thiên Chúa là nguồn mạch tình yêu. Xin Chúa cho mỗi gia đình chúng ta luôn biết sống hiệp thông để được hiệp thông trong Chúa. |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam