Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 41

Tổng truy cập: 1338941

Gia đình cộng đoàn yêu thương

GIA ĐÌNH, CỘNG ĐOÀN YÊU THƯƠNG

Gia đình là cộng đoàn gồm những người yêu thương nhau tha thiết và thân thiết, họ đón nhận nhau trong niềm vui vẻ, hân hoan va øsung sướng, họ luôn luôn cần nhau và sống gần nhau, xa nhau là nhớ, gần nhau là mừng. Vợ chồng yêu nhau chân thành làm sao có thể xa nhau, cha mẹ thực tình yêu thương con cái làm sao có the åkhông chăm sóc con về mọi mặt, con cái kính mến cha mẹ làm sao có thể rời mẹ cha? hằng ngày lo sống tốt đẹp, làm vui lòng cha mẹ

Gia đình công giáo qua hôn nhân bí tích diễn tả tình yêu phong phú đầy tràn giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội.

Hôn nhân tự nhiên giữa Ađam – Eva, lúc còn sống tình nghĩa với Chúa và thuận thảo với nhau gia dình thật êm đềm, ấm cúng, hạnh phúc, họ sống vì nhau, cho nhau, phục vụ lẫn nhau, chỉ làm mọi điều tốt đẹp cho nhau. Nhưng khi con người cãi lời Thiên Chúa, chối bỏ tình yêu của Người, tội lỗi chi phối con người thì mọi sự xáo trộn, đau khổ phủ lấp gia đình : vợ chồng đổ lỗi cho nhau, tố cáo lẫn nhau, anh em ghen ghét nhau đến độ giết nhau; Cain đánh chết Abel. Gia đình đánh mất hiệp nhất, yêu thương, hạnh phúc.

Trong cựu ước, các ngôn sứ (Hôsê, Giêrêmia, Êgiêkiel) thường mượn hình ảnh hôn nhân để diễn tả mối liên kết giữa Thiên Chúa và dân Ngài (TMVHĐGMVN 2008 số 6). Tình thương yêu Chúa dành cho dân riêng được diễn tả sống động và cụ thể qua tình yêu vợ chồng đối với nhau. Khi dân bỏ Chúa tôn thờ ngẫu tượng bị coi là mãi dâm, khi dân bất trung với Chúa bị coi là ngoại tình, và khi dân không tuân hành thánh ý Chúa bị coi là chối bỏ tình yêu Thiên Chúa. Thực tế dân riêng có phản bội, bất trung, bất tín, Chúa vẫn trung tín, tình yêu Chúa vẫn bền bỉ mãi gắn bó với dân, đây là kiểu mẫu cho mọi tình yêu trung tín giữa vợ chồng (viết theo FC 12). Trong thư gửi tín hữu Eâphêsô, Thánh Phaolô lấy mối tình chung thuỷ, hiến dâng, phục vụ của Chúa Kitô và hội thánh làm mẫu mực cho cuộc sống yêu thương giữa vợ chồng (EP 5, 21-33)

Khi vợ chồng công giáo lãnh nhận bí tích hôn phối họ đang rập khuôn đúc mẫu theo giao ước hôn nhân giữa Chúa Giêsu và hội thánh, giao ước mới và vĩnh cữu đầy sự sống, tình yêu, ân sủng.

Tình yêu quảng đại: Vâng theo thánh ý Chúa Cha, Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa đã từ bỏ mọi sự vinh quang của trời cao để mặc lấy bản tính nhân loại trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, và Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta. Ngài cũng đòi hỏi hiền thê của Ngài là hội thánh từ bỏ mọi sự, vâng theo ý Ngài vác thánh giá hằng ngày theo Ngài. Vợ chồng quảng đại cho nhau hết, cho cả bản thân, sẳn sàng đi trên một hướng mới để chỉ sống cho nhau, cha mẹ hoàn toàn cống hiến đời mình cho con cái, con cái hoàn toàn sống cho cha mẹ, vì cha mẹ, làm nở mày, nở mặt, làm hãnh diện cho cha mẹ. Cho di mà không tính toán.

Tình yêu hy sinh: Ba năm rong ruổi dặm trường trên khắp xứ Do thái để rao giảngTin Mừng cứu độ, thi ân giáng phúc cho mọi người, để qui tụ mọi kẻ tin theo Người, Chúa Giêsu đã cống hiến sức lực, mọi cơ hội để hội thánh nhận biết Chúa, tin vào Chúa, bước theo Chúa, kết hiệp với Chúa, cộng tác với Chúa. Chúa hy sinh cho hội thánh, hội thánh hy sinh cho Chúa. Càng hy sinh càng chứng tỏ tình yêu tha thiết. Vợ chồng công giáo cũng phải hy sinh cho nhau. Cha mẹ hy sinh cho con cái, con cái hy sinh cho cha mẹ. tình yêu hy sinh được thể hiện qua việc từ bỏ ý riêng, tận tâm phục vụ nhau trong đời sống hằng ngày, biết ý nhau, làm theo ý nhau để thăng tiến nhau, tình yêu hy sinh của gia đình sẽ được kết hiệp với tình yêu hy sinh của Chúa Giêsu và hội thánh trong thánh lễ hằng ngày dâng trên bàn thờ.

Tình yêu hiến mạng: Đức Giêsu đã khẳng định bằng lời nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13), Người đã thể hiện bằng việc làm cụ thể chết trênThập giá. Vâng theo ý Chúa Cha, Chúa Giêsu đã dẫn đoàn môn đệ, hạt nhân của hội thánh lên Giêrusalem, Người đã phó mình cho những kẻ bắt Người, hành hạ đánh đập Người, kết án Người, đóng đinh Người trên Thập giá giữa hai tên trộm cướp. Người chết vì yêu, chết để chứng minh tình yêu bao la dành cho nhân loại. Từ cạnh sườn bị đâm thâu trúng tim máu cùng nước chảy ra phát sinh hội thánh, hiền thê của người. Chính trong cái chết đẫm máu của mình, Chúa Giêsu đã thanh tẩy, thánh hiến và điểm trang hội thánh thành người nữ thánh thiện, tinh tuyền, không tỳ ố xứng đáng với Người. Tình yêu cạn kiệt đổ hết giọt máu và nước cuối cùng chính là giao ước mới và vĩnh cữu biểu tượng cho tình yêu hy sinh, hiến mạng sống giữa chồng và vợ. Ngày vợ chồng kết hôn, Chúa Cha đổ tràn Thánh Thần xuống trên họ. Thánh Thần tình yêu sẽ ban cho họ một trái tim mới, trái tim ấy giúp vợ chồng, cha mẹ con cái biết yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương hội thánh.

Để cho gia đình sống hạnh phúc và nhân loại được sống trong hạnh phúc thật, Chúa Giêsu đã ban một điều răng mới: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Chỉ sống trong yêu thương chúng ta mới hưởng được niềm vui trọn vẹn (Ga 15,9-11).

CHÓP ĐỈNH CỦA TÌNH YÊU

Sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người được hoàn tất vĩnh viễn nơi Đức Giêsu Kitô, vị hôn phu yêu thương và hiến mình làm Đấng cứu độ nhân loại bằng cách kết hiệp nhân loại với Người như chính thân mình Người.

Người mặc khải sự thật nguyên thuỷ của hôn nhân, sự thật của “thuở ban đầu” và khi giải phóng con người khỏi tâm hồn chai đá, Người làm cho con người có khả năng thực hiện sự thật này trọn vẹn.

Mặc khải này đạt đến sự viên mãn dứt khoát của nó trong việc trao ban tình yêu mà Ngôi Lời Thiên Chúa ban cho loài người khi mặc lấy bản tính nhân loại và trong việc hy sinh mà Đức Giêsu Kitô đã hiến mình trên thập giá cho hiền thê của Người là Hội Thánh. Sự hy sinh ấy biểu lộ trọn vẹn ý định mà Thiên Chúa đã ghi khắc vào trong nhân tính của người nam và người nữ từ khi tạo dựng nên họ (x. Tông huấn Familiaris Consortio của ĐGH Gioan- Phaolô II, số 13).

Con người là hình ảnh của Thiên Chúa tình yêu. Nói như thế không có nghĩa là con người khi được sinh ra là đã có tình yêu trọn hảo giống như tình yêu của Thiên Chúa, mà là con người có khả năng yêu giống như Chúa yêu.

Thiên Chúa không ban cho con người một tình yêu như là một kết quả bất biến mà là một vốn quý, để con người tận dụng và phát triển nó hầu mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho người. Như chúng ta thấy tình yêu cần được vun trồng, chăm sóc, bảo vệ. Tình yêu có thể lớn lên, cũng có thể mất đi.

Khi tạo nên con người, Thiên Chúa đã muốn con người sống trong gia đình, sống thành tập thể, để từ môi trường đó, con người học biết yêu, để tình yêu của con người dần dần đạt tới mức viên mãn.

Khi mới được sinh ra, đứa bé chỉ biết yêu bản thân mình, nó đòi người khác phải phục vụ mình. Lớn hơn một chút, nó được dạy biết yêu cha mẹ ông bà, anh chị em, sau đó nó học biết yêu bạn bè, yêu đồng bào, yêu quê hương…..nhưng tình yêu chỉ đạt tới mức hoàn mỹ khi nó biết yêu một người và quyết tâm gắn bó suốt đời với người “ấy”.

Yêu bản thân, yêu cha mẹ, yêu gia đình, bạn bè, quê hương…đó mới chỉ là những bài học, tình yêu đó chưa thật sự hoàn thiện bởi nó còn bị ảnh hưởng một chút gì đó mang tính bổn phận, vụ lợi. Nơi tình yêu hôn nhân, người ta không còn nghĩ đến mình nữa mà nghĩ đến người khác, sống và chết cho người khác, chỉ mong tìm hạnh phúc cho người mình yêu chứ không tìm cho bản thân mình.

Đây mới thật sự là chóp đỉnh, là sự viên mãn của tình yêu vì để có được nó, con người phải đánh đổi tất cả: bản thân, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, nghề nghiệp, đồng bào, quê hương…để gắn bó suốt đời không chia lìa với một người, dù có đi đến tận chân trời góc bể, dù có thể phải khổ đau, túng thiếu, dù có thể bị chê cười, hất hủi, dù có thể bị bội phản…chỉ mong có một điều là mang lại hạnh phúc cho người mình yêu. Tình yêu cũng chỉ có thế là cùng !

Chúa Cha yêu thương Chúa Con đến nỗi trao ban tất cả, những gì của Cha đều là của con. Chúa Con yêu loài người đến nỗi bỏ cõi trời, xuống trần gian, mặc lấy thân xác loài người, đón lấy thân phận con người, để thật sự sống như một con người, để đồng cam cộng khổ, để chấp nhận bị hiểu lầm, chống đối, bị hành hạ, bị phản bội….rồi chết đi cho con người. Tất cả là vì cái gì ? Chỉ vì yêu mà thôi. Và đây cũng chính là hành động cuối cùng của Chúa để mặc khải về tình yêu.

Các con hãy yêu thương nhau như thầy yêu thương các con. Hôn nhân bí tích (đơn hôn và vĩnh hôn) là hình ảnh đẹp nhất và rõ nét nhất hoạ lại tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại, bởi chỉ ở nơi đó chúng ta mới thấy đầy đủ các yếu tố trao hiến và đón nhận hoàn toàn và vô vị lợi, ở đó người ta mới thật sự sống và chết cho nhau. Sống chung, sống thử…chỉ là những phương thế đi tìm khoái lạc, thoải mái, tiện lợi….mỗi người còn nghĩ đến tự lợi thì làm sao người ta có thể tự hiến tất cả, đón nhận tất cả, trao ban tất cả cho người mình yêu ? tình yêu đó sao phản ánh được tình yêu Thiên Chúa ?

Ước gì những ai đang và sẽ sống trong tình yêu hôn nhân biết sống sao cho hình ảnh ấy luôn phản ánh trung thực giao ước giữa Thiên Chúa với loài người nơi Đức Kitô và Hội Thánh của Người.

home Mục lục Lưu trữ