Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 94
Tổng truy cập: 1338851
Gia đình cầu nguyện
ĐTC Gioan Phaolô II rất thích câu định nghĩa : “ Gia đình Kitô hữu là Giáo hội tại gia”( Familiaris Consortio61). Hay là “ Giáo hội thu nhỏ” ( Ecclesia domestica) ( Fc 49). Chính định nghĩa gợi hình trên đây đã nói lên bản chất của Gia đình là một cộng đoàn cầu nguyện. Thật vậy, Tông huấn về Gia đình viết : “ Kinh nguyện gia đình có những đăc tính riêng. Đó là kinh nguyện chung : vợ chồng cùng cầu nguyện với nhau. Sự hiệp thông trong kinh nguyện vừa là bí tích Rửa tội và Hôn Phối đã đem lại “ ( FC 59)
Thư chung của Hội Đồng Giám mục Việt Nam năm 1998 cũng khẳng định : “ Việc cầu nguyện trong gia đình và việc kiểm điểm đời sống hằng ngày giúp gia đình yêu thương và sống hiệp nhất”… Vậy các gia đình hãy canh tân việc đọc kinh cầu nguyện, đặc biệt dành thời giờ cho việc lắng nghe và suy niệm Lời Chúa như Thượng Hội Đồng Giám mục về Châu Á nhắc nhở : Lời Chúa cần có chỗ trung tâm trong đời sống chúng ta và phải nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta ( số 7)
Khởi đi từ huấn quyền của Giáo hội, chúng ta cùng tìm hiểu các đề muc sau :
Cần thiết phải cầu nguyện
“ Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn” Như thân xác cần hơi thở thế nào thì người kitô hữu cũng cần cầu nguyện như vậy. Chúa Giêsu đã nói : “ Vì không có Thầy anh em chẳng làm được gì “ ( Ga 15, 5 ) Thế nên, cần cầu nguyện để có ơn Chúa trợ giúp. Đối với gia đình kitô hữu càng phải có thật nhiều ơn Chúa. Qủa vậy, trước cuộc sống bôn ba vất vả, phải vật lộn với cơm áo gạo tiền, phải sinh thành dưỡng dục con cái, phải sống và biểu lộ niềm tin, phải chiến đấu với những trào lưu xấu của thời đại, thì sức mạnh đến từ nơi đâu nếu không phải kín múc từ nơi Thiên Chúa, suối ngồn hồng ân, Chúa phán “ : “ Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho” ( Mt 7, 7)
Một gia đình kitô hữu lành mạnh là một gia đình được xây dựng trên nền tảng đạo đức vũng chắc. Có tất cả mà không có nền tảng ấy thì chỉ là một ngôi nhà xây trên cát. Trái lại, dù có vất vả lao đạo, nhưng được xây dựng trên nền tảng vững chắc thì gia đình ấy sẽ không hề bị lung lay. Nền tảng vững chắc đối với gia đình kitô hữu chính là niềm tin vào Thiên Chúa. Niềm tin ấy phải được diễn tả trước hết trong các kinh nguyện hằng ngày.
Thánh Kinh dạy : ‘ Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” ( Tv 127, 1). Xây dựng một gia đình đầm ấm, hạnh phúc thật không đơn giản chút nào. Chính vì thế rất cần phải cầu xin ơn Chúa mỗi ngày, liên lỉ, suốt cả cuộc đời.
Cầu nguyện là gì ?
Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên tới Chúa, là hướng về Chúa để kết hợp mật thiết với Ngài trong 4 tâm tình : Chúc tụng, cảm tạ, sám hối và cầu xin. Cầu nguyện còn là mói chuyện thân tình với Chúa và nhất là để lắng nghe Chúa nói với mình, nhờ đó mà ta đón nhận được ơn soi sáng và sức mạnh của Người, hầu giải quyết những khó khăn trong mọi cảnh huống cuộc đời, đặc biệt trong những lo toan vất vả của đời sống gia đình. Cầu nguyện sinh nhiều hoa trái nhất là lắng nghe và suy niệm Lời Chúa. Chính lúc đó Chúa Thánh Thần sẽ đích thân soi sáng, dạy dỗ, hướng dẫn chúng ta bước đi trong đường lối Người, vì : “ Lời Chúa là đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi ( Tv 118, 105 )
Cầu nguyện khi nào ?
Sáng thức dậy, mỗi thành viên trong gia đình nên tự cám ơn Chúa đã cho gia đình mình sống thêm một ngày mới. Đồng thời, xin Chúa ban cho một ngày mới được sống trong bình an, hạnh phúc và hứa với Chúa sẽ sống xứng đáng như lòng Chúa mong ước. Nếu hôm ấy có việc gì quan trọng thì xin Chúa ban ơn để công việc được hoàn thành tốt đẹp
Trước khi ăn cơm, nên đọc kinh Lạy Cha để tạ ơn Chúa đã ban cho của ăn. Trong những dịp đặc biệt của gia đình, cha hoặc mẹ có thể xướng một lời nguyện tự phát để tạ ơn Chúa hoặc xin ơn trộ giúp trong những ngày trọng đại.
Cuối ngày, mọi người hãy quây quần đưới bàn thờ giia đình để đọc kinh tối khoảng 15 đến 20 phút. Nên đọc một ít kinh quen thuộc, lần chuỗi Mân Côi, nếu có các em nhỏ thì nên rút lại một ngắm 10 kinh thôi. Đọc một đoạn Kinh Thánh thật ngắn, nhất là Tân ước. Nếu có sách suy niệm về đoạn Kinh Thánh ấy thì tuyệt, bằng không, cha mẹ nên chia sẻ vắn tắt, hướng ẫn mọi người thực hành Lời Chúa. Sau đó, mỗi gười tự phát cầu nguyện cho mình, cho bạn đời, co con cái, cho việc tông đồ… cuối cùng, không thể thiếu việc xét mình và kinh sám hối. Kết thúc sẽ là một bài hát về Chúa, Đức Mẹ, các thánh bổn mạng, tuỳ theo ngày.
Trong những dịp đặc biệt của gia đình như ; ngày sinh nhật, kỉ niệm ngày cưới, ngày giỗ, ngày tân niên, tất niên, lễ bổn mạng… Tất cả những ngày ấy là những lúc thuận tiện để gia đình tạ ơn, khẩn nguyện, diễn tả lòng tin, cậy, mến đối với Cha trên trời.
Cầu nguyện sẽ được gì ?
Có Chúa luôn ngự trong gia đình : “ Các gia đình Kitô hữu có thể áp dụng cho mình một cách đặc biệt những lời hứa hiện diện của Đức Giêsu : “ Quả thật, Ta bảo các con; nếu dưới đất hai người trong các con đồng thanh xin về bất cứ việc gì, thì Cha Ta, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho. Vì đâu có hai, ba người họp lại nhân danh Ta, thì Ta ở đó, giữa họ (FC 59). Gia đình có Chúa là có tất cả. Có Chúa là có an vui, hạnh phúc, mà dẫu có khổ đau, thì đó cũng là ơn ban. Vì chính lúc đó, ta nhận ra ơn Chúa nhiều nhất, ơn biến nước mắt của hôm nay thảnh nụ cười cho ngày mai : “ ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng” ( Tv 125, 5).
Có đời sống tâm linh sâu sắc : Những giây phút cùng nhau cầu nguyện, thật là tuyệt diệu. Làm cho tình vợ chồng cha mẹ con cái nên keo sơn thắm thiết với Chúa. Đây là giây phút mà Lời Chúa thấm nhập tận nơi sâu thẳm của tâm hồn mỗi người, chữa lành mọi vết thương đau. Cũng là giâp phút bên nhau cùng nghỉ ngơi trong Chúa, phó thác mọi sự cho Người và được Người bồi dưỡng lại sức sau một ngày lao nhọc. Mọi bất hoà trong ngày được xóa bỏ, mọi lỗi lầm được thứ tha. Và bình an, hạnh phúc, vui tươi bao phủ trên mái ấm gia đình.
Gợi ý :
Gia đình bạn thường cầu nguyện như thế nào ?
Gia đình bạn gặp những khó khăn nào khi tổ chức cầu nguyện chung ?
Theo ban, cầu nguyện gia đình cách nào sẽ đem lại nhiều ích lợi nhất ?
Suy tư :
Tỷ lệ ly dị hiện nay tại Hoa Kỳ là 50%, cứ hai cặp thì một cặp ly dị.
Những cặp đi thờ phượng Chúa vào ngày Chúa Nhật, tỷ lệ ly dị là 4%
Những cặp vợ chồng cầu nguyện chung hàng ngày, tỷ lệ ly dị là 03%
“ Kẻ trông chờ lòng Chúa yêu thương,
Chúa để mắt trông nom gìn giữ “( Tv 32 )
Thiên Phúc
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam