Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 17
Tổng truy cập: 1343714
Gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh.
Gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh.
(Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
Trong suốt tuần Bát Nhật, từ đêm vọng Phục sinh tới hôm nay, Chúa nhật 2 Phục sinh, các
bài đọc đã trình bày cho ta nhiều lần Đức Kitô phục sinh hiện ra. Từ những lần thấy Đức
Kitô phục sinh hiện ra ấy, các môn đệ đã có những cảm nghiệm sau đây:
1. Cảm nghiệm đầu tiên là, Đức Kitô đồng hành với họ trên mọi nẻo đường.
Đức Kitô phục sinh không còn bị giới hạn trong không gian. Người có thể cùng lúc xuất
hiện ở nhiều nơi khác nhau. Ngươì xuất hiện trong vườn, gần mồ chôn Người. Người xuất
hiện bên bờ hồ, nơi các môn đệ đang chài lưới. Người xuất hiện ở làng Emmau, cách
Giêrusalem một quãng đường dài. Người xuất hiện trong phòng đóng kín cửa, nơi các môn
đệ tụ họp. Sau này, Người còn xuất hiện ở mãi tận Damas, bên nước Syrira, nơi Phaolô
lùng bắt người theo đạo. Không gian xa xôi không làm chậm bước Ngài. Không gian khép
kín không ngăn được bước Ngài. Đức Kitô phục sinh ra khỏi mồ có mặt trên mọi nẻo
đường của cuộc sống.
Đức Kitô phục sinh cũng không bị giới hạn trong thời gian. Người xuất hiện với Maria khi
trời còn đẫm sương khuya. Người xuất hiện bên bờ hồ với các môn đệ khi bình minh vừa
ló rạng. Người xuất hiện trong phòng tiệc ly ngay giữa ban ngày. Người xuất hiện ở
Emmau khi trời sụp tối. Trong mọi lúc của cuộc đời, Đức Kitô luôn có mặt. Không có thời
gian nào Người không ở bên ta.
Đức Kitô phục sinh không còn bị giới hạn, trong một cảnh ngộ cuộc sống nhất định. Trong
vườn, Người xuất hiện như người làm vườn.. Bên những người chài lưới, Người xuất hiện
như một bạn chài chuyên nghiệp, rành rẽ đường đi của đàn cá. Trên đường Emmau, Người
xuất hiện như một khách hành hương, đồng hành với hai linh hồn buồn bã, e ngại đường
xa. Người xuất hiện để khích lệ các môn đệ đang lo buồn sợ hãi. Người xuất hiện để soi
chiếu niềm nghi ngờ tăm tối của Tôma.
. Cảm nghiệm thứ hai là, Đức Kitô phục sinh khơi dây niềm bình an, tin tưởng.
Biết các môn đệ đang buồn sầu, bối rối, bấn loạn sau cái chết của Thầy, Đức Kitô phục
sinh mỗi lần hiện ra, đều chúc các ông: “Bình an cho các con”. Người còn thổi hơi vào các
ông và nói: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Cử chỉ thổi hơi nhắc cho ta nhớ lại việc sáng tạo. Khi ấy vũ trụ còn là một khối hỗn mang,
vô định hình. Rồi Thần Linh Chúa bay là là trên mặt nước. Nhờ đó mọi vật dần dần có
hình hài vóc dáng, đi vào trật tự, ổn định.
Sau cuộc khổ nạn của Đức Kitô, tâm hồn các môn đệ cũng tan nát như một khối hỗn
mang, vô định hình. Đức Kitô thổi hơi ban Thánh Thần trong một tạo dựng mới, đem lại
trật tự ổn định, uốn nắn các môn đệ thành những con người mới, tràn đầy bình an của
Chúa Thánh Thần. Sau khi gặp Đức Kitô phục sinh, Maria buồn bã trở nên vui tươi, hai
môn đệ Emmau u sầu tuyệt vọng trở nên phấn khởi, các môn đệ chài lưới mệt mỏi rã rời
được hồi phục sức lực, các môn đệ sợ sệt bối rối ẩn núp trong phòng được bình an, Tôma
nghi nan bối rối được vững niềm tin mến. Đức Kitô phục sinh chính là niềm bình an cho
các ông.
. Cảm nghiệm thứ ba, cũng là cảm nghiệm quan trọng nhất, Đức Giêsu phục sinh
làm cho cuộc đời có ý nghĩa.
Sau khi Đức Kitô bị hành hình, cả một bầu trời sụp đổ. Các môn đệ tuyệt vọng. Họ sống
trong lo sợ, buồn bã, chán chường. Không, họ không còn sống nữa vì cuộc đời đối với họ
chẳng còn ý nghĩa gì. Họ như đã chết với Thầy. Chỉ còn nỗi lo sợ, nỗi buồn, niềm tuyệt
vọng sống trong họ thôi. Đức Kitô là linh hồn của họ. Linh hồn đã ra đi. Xác sống sao
được.
Khi Đức Kitô phục sinh trở lại, những xác chết bỗng hồi sinh, những bộ xương khô bỗng
chỗi dậy, mặc lấy da thịt, trở lại kiếp người, những trái tim nguội lạnh trở lại nhịp đập, ánh
mắt nụ cười lại rạng rỡ tươi vui, vì cuộc sống từ nay có một linh hồn, cuộc sống từ nay có
một ý nghĩa.
. Cảm nghiệm cuối cùng là, Đức Kitô phục sinh sai họ đi loan báo Tin Mừng Phục
sinh.
Đức Giêsu Phục sinh đã biến đổi toàn bộ cuộc đời các môn đệ. Đức Kitô phục sinh là Tin
Mừng lớn lao trọng đại đem lại ý nghĩa cho cuộc đời. Nên các môn đệ không thể không
loan báo Tin Mừng lớn lao đó. Maria lập tức chạy về loan tin cho các môn đệ, mời Phêrô
và Gioan đến xem ngôi mộ trống. Hai môn đệ Emmau lập tức trở về Giêrusalem bât chấp
trời đã tối đen. Phêrô chạy bay ra mồ dù còn sáng sớm và còn bị nỗi sợ người Do Thái ám
ảnh. Và sau này, Phaolô, sau khi ngã ngựa, đã trở thành một người loan báo Tin Mừng
không biết mệt mỏi.
Hôm nay chính Đức Kitô Phục Sinh nói với các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng
sai các con”.
Tất cả những người đã thấy Đức Giêsu Phục Sinh đều trở thành những sứ giả loan báo Tin
Mừng Phục Sinh. Tất cả các môn đệ đều đã lấy máu mình mà làm chứng cho lời rao giảng.
Vì Đức Kitô phục sinh là một Tin Mừng không thể không chia sẻ. Vì lệnh sai đi của Đức
Kitô là một lệnh truyền không thể chống cưỡng. Như Thánh Phaolô sau này đã nói: “Khốn
cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.
Hôm nay Đức Giêsu Phục Sinh cũng đang hiện diện bên ta. Người luôn ở bên ta trong mọi
thời gian. Từ buổi bình minh khi ta mới chào đời cho đến lúc mặt trời chói lọi của tuổi
thanh niên. Từ lúc xế chiều của đời xế bóng cho đến lúc bóng đêm tuổi già phủ xuống đời
ta.
Người vẫn ở bên ta trong mọi không gian: trong nhà thờ, nơi trường học, ở sở làm, nơi giải
trí, trong gia đình, trong chòm xóm.
Người vẫn ở bên ta trong mọi cảnh ngộ vui buồn của cuộc đời. Người ở bên em bé mồ côi
đang khóc đòi vú me. Người ở bên em học sinh đang miệt mài đèn sách. Người ở bên cô
thiếu nữ đau buồn vì bị tình phụ. Người ở bên chàng thanh niên lạc hướng giữa ngã ba
đường. Người ở bên ngững cuộc đời bế tắc không lối thoát.
Chỉ cần quay đầu, dừng bước là gặp được Người. Hãy khao khát đón chờ Người. Hãy tỉnh
thức lắng nghe tiếng bước chân Người. Bước chân Người rất nhẹ nhàng, không ồn ào.
Đừng bỏ lỡ cơ hội gặp Người.
Gặp được Người, lòng ta sẽ bình an, linh hồn ta sẽ hồi sinh, cuộc đời ta sẽ sống, sống
mãnh liệt, sống phong phú, sống dồi dào.
Lạy Đức Kitô Phục Sinh, con đang chìm trong cái chết dần mòn. Xin hãy đến và cho con
được Phục Sinh với Người.
. Lạy Chúa Là Thiên Chúa Con
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Trong tạp chí Guidepots, bác sĩ Scott Harrison, một chuyên viên phẫu thuật bàn tay có
viết rằng: lần nào giải phẫu ông cũng đều kêu lên vào một lúc nào đó: “Lạy Chúa là
Thiên Chúa của con!”. Ông có thói quen lạ lùng nầy từ hồi ông còn ở Việt Nam. Một đêm
nọ, vừa mới rời trường Y, ông được kêu đi gắp một viên đạn bị kẹt trong tay một người
lính. Đã vậy, ông còn phải giải phẫu dưới ánh sáng của ngọn đèn pin. Cuộc giải phẫu ấy
khiến ông cảm xúc sâu xa đến nỗi sau khi cuộc chiến kết thúc, ông đã quyết định đi chuyên
ngành giải phẫu bàn tay. Nhờ đi sâu vào lãnh vực chuyên môn nầy, ông đã thẩm định
được cách sâu sắc cơn đau khủng khiếp do một vật gây ra, chẳng hạn như một viên đạn,
khi vật ấy xuyên thủng lớp xương, lớp gân và những sợi dây thần kinh nơi bàn tay con
người. Nhà phẫu thuật ấy kể rằng ông thường giật thót người mỗi lần nghĩ đến cơn đau
kinh khiếp Chúa Giêsu phải chịu khi đôi tay Ngài bị đóng đinh vào thập giá.
Khi chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay, ông nói rằng theo ông, tiếng kêu “lạy Chúa là Thiên
Chúa của con” của Thánh Tôma không chỉ là một lời tuyên xưng đức tin, mà còn là tiếng
kêu đầy rung động khi vị tông đồ nhìn thấy dấu vết của đôi bàn tay bị xé toạc ra của Chúa
Giêsu. Chỉ đến lúc đó, Tôma mới hoàn toàn nhận thức được cơn đau đớn Chúa Giêsu đã
phải chịu trên thập giá. Theo nhận định của nhà phẫu thuật, khám phá nầy hầu như vượt
quá mức chịu đựng của Tôma. Và ông đã kết thúc bản văn đầy cảm động đó với lời chứng
sau đây: “Mỗi lần giải phẫu mà nhìn phía dưới làn da của bàn tay con người, tôi luôn nhớ
tới Chúa Kitô đã hy sinh đôi tay toàn hảo của Ngài cho tôi, và cũng như Tôma, tôi thốt
lên: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”.
Thưa anh chị em,
Câu chuyện trên làm nổi bật một điểm thuộc về đức tin mà chúng ta rất thường hay quên.
Đó là mỗi người chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với Chúa Giêsu qua đức tin. Không phải
vì cha mẹ, họ hàng, bạn hữu chúng ta tin nên chúng ta tin theo. Đức tin của họ giúp ích
cho chúng ta rất nhiều, nhưng chỉ như thế mà thôi thì chưa đù. Chúng ta phải tực tiếp xúc
trực tiếp bằng đức tin với Chúa Giêsu giống như nhà phẫu thuật trong câu chuyện hoặc
giống như Thánh Tôma trong Tin Mừng hôm nay. Ông nghĩ mình có quyền được xem
thấy Chúa sống lại tí là như các anh em khác. Các tông đồ kia lúc đầu cũng chẳng ai tin
Chúa đã sống lại. Các ông chỉ tin sau khi được tiếp cận với Chúa Giêsu, được sờ đến thân
xác Ngài, được ăn uống với Ngài. Vì thế, Tôma thấy mình thiệt thòi và thua kém. Cho nên
ông cương quyết không chịu tin lời anh em kể lại và ông đòi phải được sờ vào những dấu
đinh ở tay Ngài.
Ông Robert Cleath, một tác giả viết sách đã trở lại với đức tin khi ông suy niệm về sự biến
đổi kỳ diệu đã đến với các môn đệ Chúa Giêsu vào dịp lễ Phục Sinh. Trước biến cố nầy,
họ là đám người thất vọng thảm bại, thế mà sau biến cố nầy, họ đã được biến đỏi kỳ diệu
và còn có năng lực làm phép lạ nữa. Ông nói: “Không có cách giải thích nào hữu lý về sự
biến đổi của họ hơn là sự giải thích của chính họ: đó là vì họ đã nhìn thấy Chúa Giêsu
hiện đang sống”.
Blaise Pascal, nhà thiên tài toán học, được hấp dẫn đến với đức tin khi ông suy niệm về sự
kiện không có sự đe dọa giết chóc nào có thể ngăn cản các môn đệ Chúa Giêsu nói thật to
cho thế giới biết rằng Chúa đã sống lại. Pascal nói ông tin chắc chắn vào kẻ nào dám sẵn
sàng chịu “chém đầu” vì lời rao giảng của mình.
Trong cuốn sách mang tựa đề “Ngang qua thung lũng sông Kwai”, Ernest Gordon đã kể
lại câu chuyện đám tù binh hai ngàn tù binh đã bị chết vì bệnh tật và vì bị đối xử tàn tệ.
Thế nhưng, họ được lôi cuốn đến với đức tin qua cảm nghiệm riêng tư về quyền năng
Chúa Giêsu đang hoạt động trong cuộc sống của họ. Chúng ta hãy nhớ lại đám tù binh nầy
từng lao động đầu trần chân đất dưới cơn nóng cháy da miền nhiệt đới. Trong chỉ vài tuần
lễ, từ những người đàn ông lực lưỡng, họ đã biến thành những bộ xương biết đi. Tinh thần
họ bị xuống đến mức tệ nhất. Người ta lo sợ sắp có điều gì xảy ra. Thế nhưng vào ngay
thời điểm ấy, hai tù nhân đã đứng lên tổ chức đám tù còn lại thành những nhóm tìm hiểu
Kinh Thánh. Nhờ suy tư tìm hiểu Kinh Thánh, các tù nhân đã học biết rằng Chúa Giêsu
Phục Sinh đang ở giữa họ. Họ chỉ việc tiếp xúc với Ngài. Và sau khi tiếp xúc với Ngài,
đám tù đã được biến đổi kỳ diệu trong cuộc sống từng người. Chính cảm nghiệm thiêng
liêng nầy khiến họ quỳ gối xuống thưa Chúa Giêsu “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta cũng phải biểu lộ niềm tin trực tiếp vào Chúa Giêsu như thế. Chúng ta cũng phải
tìm được lý do riêng tư thôi thúc chúng ta quỳ gối xuống thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa
là Thiên Chúa của con!”. Dĩ nhiên chúng ta không thể leo lên cỗ máy thời gian bay ngược
dòng lịch sử cách đây hơn 2000 năm để dự lễ Phục Sinh đầu tiên. Chúng ta cũng không
thể đặt ngón tay vào lỗ đinh nơi tay Chúa Giêsu giống như Thánh Tôma. Vậy thì chúng ta
có thể làm gì?
Chúng ta có thể làm như đám tù nhân ở bờ sông Kwai. Chúng ta có thể tin vào Tin Mừng,
có thể tiếp xúc với Chúa Giêsu bằng đức tin, có thể tự cảm nghiệm được Chúa Giêsu Phục
sinh đang ngự giữa chúng ta: Ngài sẵn sàng giúp đỡ chúng ta như Ngài từng giúp đỡ đám
tù binh nọ. Đây là lời mời gọi mà Tin Mừng hôm nay dành cho chúng ta. Đây là lời mời
gọi Chúa Giêsu ngỏ với chúng ta như Ngài nói với Thánh Tôma: “Tôma, vì con đã thấy
nên con mới tin, nhưng phúc cho kẻ nào không thấy mà tin”.
Thưa anh chị em,
Khi Chúa Giêsu nói với Thánh Tôma: “Phúc cho ai không thấy mà tin” là Ngài đang ngỏ
lời với chính chúng ta cũng như với triệu triệu Kitô hữu trong suốt dòng lịch sử. Phúc cho
chúng ta nếu chúng ta tin vào Tin Mừng. Phúc cho chúng ta nếu chúng ta tiếp xúc với
Chúa Giêsu bằng đức tin. Thật vậy, phúc cho chúng ta, vì cũng như các tù binh nọ, chúng
ta sẽ khám phá được Chúa Giêsu đã sống lại và hiện đang sống ngay lúc nầy đây giữa
chúng ta và luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta.
Cuối cùng, đức tin còn phải được nuôi dưỡng bằng những dấu hiệu, dấu chỉ. Không có các
bí tích, không có Thánh Thể, chúng ta sẽ tìm đâu ra cơ hội để gặp thấy sự hiện diện của
Đức Kitô Phục Sinh? Một khi đức tin của chúng ta đã được các dấu hiệu, các bí tích nầy
thức tỉnh rồi, thì mọi sự sẽ có thể trở thành dấu hiệu về sự hiện diện của Chúa Kitô: các
biến cố, các hoàn cảnh, tha nhân… Mỗi giây phút đưa chúng ta đến với một cuộc gặp gỡ
và chúng ta lại có thể tuyên
(Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)
Trong suốt tuần Bát Nhật, từ đêm vọng Phục sinh tới hôm nay, Chúa nhật 2 Phục sinh, các
bài đọc đã trình bày cho ta nhiều lần Đức Kitô phục sinh hiện ra. Từ những lần thấy Đức
Kitô phục sinh hiện ra ấy, các môn đệ đã có những cảm nghiệm sau đây:
1. Cảm nghiệm đầu tiên là, Đức Kitô đồng hành với họ trên mọi nẻo đường.
Đức Kitô phục sinh không còn bị giới hạn trong không gian. Người có thể cùng lúc xuất
hiện ở nhiều nơi khác nhau. Ngươì xuất hiện trong vườn, gần mồ chôn Người. Người xuất
hiện bên bờ hồ, nơi các môn đệ đang chài lưới. Người xuất hiện ở làng Emmau, cách
Giêrusalem một quãng đường dài. Người xuất hiện trong phòng đóng kín cửa, nơi các môn
đệ tụ họp. Sau này, Người còn xuất hiện ở mãi tận Damas, bên nước Syrira, nơi Phaolô
lùng bắt người theo đạo. Không gian xa xôi không làm chậm bước Ngài. Không gian khép
kín không ngăn được bước Ngài. Đức Kitô phục sinh ra khỏi mồ có mặt trên mọi nẻo
đường của cuộc sống.
Đức Kitô phục sinh cũng không bị giới hạn trong thời gian. Người xuất hiện với Maria khi
trời còn đẫm sương khuya. Người xuất hiện bên bờ hồ với các môn đệ khi bình minh vừa
ló rạng. Người xuất hiện trong phòng tiệc ly ngay giữa ban ngày. Người xuất hiện ở
Emmau khi trời sụp tối. Trong mọi lúc của cuộc đời, Đức Kitô luôn có mặt. Không có thời
gian nào Người không ở bên ta.
Đức Kitô phục sinh không còn bị giới hạn, trong một cảnh ngộ cuộc sống nhất định. Trong
vườn, Người xuất hiện như người làm vườn.. Bên những người chài lưới, Người xuất hiện
như một bạn chài chuyên nghiệp, rành rẽ đường đi của đàn cá. Trên đường Emmau, Người
xuất hiện như một khách hành hương, đồng hành với hai linh hồn buồn bã, e ngại đường
xa. Người xuất hiện để khích lệ các môn đệ đang lo buồn sợ hãi. Người xuất hiện để soi
chiếu niềm nghi ngờ tăm tối của Tôma.
. Cảm nghiệm thứ hai là, Đức Kitô phục sinh khơi dây niềm bình an, tin tưởng.
Biết các môn đệ đang buồn sầu, bối rối, bấn loạn sau cái chết của Thầy, Đức Kitô phục
sinh mỗi lần hiện ra, đều chúc các ông: “Bình an cho các con”. Người còn thổi hơi vào các
ông và nói: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Cử chỉ thổi hơi nhắc cho ta nhớ lại việc sáng tạo. Khi ấy vũ trụ còn là một khối hỗn mang,
vô định hình. Rồi Thần Linh Chúa bay là là trên mặt nước. Nhờ đó mọi vật dần dần có
hình hài vóc dáng, đi vào trật tự, ổn định.
Sau cuộc khổ nạn của Đức Kitô, tâm hồn các môn đệ cũng tan nát như một khối hỗn
mang, vô định hình. Đức Kitô thổi hơi ban Thánh Thần trong một tạo dựng mới, đem lại
trật tự ổn định, uốn nắn các môn đệ thành những con người mới, tràn đầy bình an của
Chúa Thánh Thần. Sau khi gặp Đức Kitô phục sinh, Maria buồn bã trở nên vui tươi, hai
môn đệ Emmau u sầu tuyệt vọng trở nên phấn khởi, các môn đệ chài lưới mệt mỏi rã rời
được hồi phục sức lực, các môn đệ sợ sệt bối rối ẩn núp trong phòng được bình an, Tôma
nghi nan bối rối được vững niềm tin mến. Đức Kitô phục sinh chính là niềm bình an cho
các ông.
. Cảm nghiệm thứ ba, cũng là cảm nghiệm quan trọng nhất, Đức Giêsu phục sinh
làm cho cuộc đời có ý nghĩa.
Sau khi Đức Kitô bị hành hình, cả một bầu trời sụp đổ. Các môn đệ tuyệt vọng. Họ sống
trong lo sợ, buồn bã, chán chường. Không, họ không còn sống nữa vì cuộc đời đối với họ
chẳng còn ý nghĩa gì. Họ như đã chết với Thầy. Chỉ còn nỗi lo sợ, nỗi buồn, niềm tuyệt
vọng sống trong họ thôi. Đức Kitô là linh hồn của họ. Linh hồn đã ra đi. Xác sống sao
được.
Khi Đức Kitô phục sinh trở lại, những xác chết bỗng hồi sinh, những bộ xương khô bỗng
chỗi dậy, mặc lấy da thịt, trở lại kiếp người, những trái tim nguội lạnh trở lại nhịp đập, ánh
mắt nụ cười lại rạng rỡ tươi vui, vì cuộc sống từ nay có một linh hồn, cuộc sống từ nay có
một ý nghĩa.
. Cảm nghiệm cuối cùng là, Đức Kitô phục sinh sai họ đi loan báo Tin Mừng Phục
sinh.
Đức Giêsu Phục sinh đã biến đổi toàn bộ cuộc đời các môn đệ. Đức Kitô phục sinh là Tin
Mừng lớn lao trọng đại đem lại ý nghĩa cho cuộc đời. Nên các môn đệ không thể không
loan báo Tin Mừng lớn lao đó. Maria lập tức chạy về loan tin cho các môn đệ, mời Phêrô
và Gioan đến xem ngôi mộ trống. Hai môn đệ Emmau lập tức trở về Giêrusalem bât chấp
trời đã tối đen. Phêrô chạy bay ra mồ dù còn sáng sớm và còn bị nỗi sợ người Do Thái ám
ảnh. Và sau này, Phaolô, sau khi ngã ngựa, đã trở thành một người loan báo Tin Mừng
không biết mệt mỏi.
Hôm nay chính Đức Kitô Phục Sinh nói với các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng
sai các con”.
Tất cả những người đã thấy Đức Giêsu Phục Sinh đều trở thành những sứ giả loan báo Tin
Mừng Phục Sinh. Tất cả các môn đệ đều đã lấy máu mình mà làm chứng cho lời rao giảng.
Vì Đức Kitô phục sinh là một Tin Mừng không thể không chia sẻ. Vì lệnh sai đi của Đức
Kitô là một lệnh truyền không thể chống cưỡng. Như Thánh Phaolô sau này đã nói: “Khốn
cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.
Hôm nay Đức Giêsu Phục Sinh cũng đang hiện diện bên ta. Người luôn ở bên ta trong mọi
thời gian. Từ buổi bình minh khi ta mới chào đời cho đến lúc mặt trời chói lọi của tuổi
thanh niên. Từ lúc xế chiều của đời xế bóng cho đến lúc bóng đêm tuổi già phủ xuống đời
ta.
Người vẫn ở bên ta trong mọi không gian: trong nhà thờ, nơi trường học, ở sở làm, nơi giải
trí, trong gia đình, trong chòm xóm.
Người vẫn ở bên ta trong mọi cảnh ngộ vui buồn của cuộc đời. Người ở bên em bé mồ côi
đang khóc đòi vú me. Người ở bên em học sinh đang miệt mài đèn sách. Người ở bên cô
thiếu nữ đau buồn vì bị tình phụ. Người ở bên chàng thanh niên lạc hướng giữa ngã ba
đường. Người ở bên ngững cuộc đời bế tắc không lối thoát.
Chỉ cần quay đầu, dừng bước là gặp được Người. Hãy khao khát đón chờ Người. Hãy tỉnh
thức lắng nghe tiếng bước chân Người. Bước chân Người rất nhẹ nhàng, không ồn ào.
Đừng bỏ lỡ cơ hội gặp Người.
Gặp được Người, lòng ta sẽ bình an, linh hồn ta sẽ hồi sinh, cuộc đời ta sẽ sống, sống
mãnh liệt, sống phong phú, sống dồi dào.
Lạy Đức Kitô Phục Sinh, con đang chìm trong cái chết dần mòn. Xin hãy đến và cho con
được Phục Sinh với Người.
. Lạy Chúa Là Thiên Chúa Con
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Trong tạp chí Guidepots, bác sĩ Scott Harrison, một chuyên viên phẫu thuật bàn tay có
viết rằng: lần nào giải phẫu ông cũng đều kêu lên vào một lúc nào đó: “Lạy Chúa là
Thiên Chúa của con!”. Ông có thói quen lạ lùng nầy từ hồi ông còn ở Việt Nam. Một đêm
nọ, vừa mới rời trường Y, ông được kêu đi gắp một viên đạn bị kẹt trong tay một người
lính. Đã vậy, ông còn phải giải phẫu dưới ánh sáng của ngọn đèn pin. Cuộc giải phẫu ấy
khiến ông cảm xúc sâu xa đến nỗi sau khi cuộc chiến kết thúc, ông đã quyết định đi chuyên
ngành giải phẫu bàn tay. Nhờ đi sâu vào lãnh vực chuyên môn nầy, ông đã thẩm định
được cách sâu sắc cơn đau khủng khiếp do một vật gây ra, chẳng hạn như một viên đạn,
khi vật ấy xuyên thủng lớp xương, lớp gân và những sợi dây thần kinh nơi bàn tay con
người. Nhà phẫu thuật ấy kể rằng ông thường giật thót người mỗi lần nghĩ đến cơn đau
kinh khiếp Chúa Giêsu phải chịu khi đôi tay Ngài bị đóng đinh vào thập giá.
Khi chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay, ông nói rằng theo ông, tiếng kêu “lạy Chúa là Thiên
Chúa của con” của Thánh Tôma không chỉ là một lời tuyên xưng đức tin, mà còn là tiếng
kêu đầy rung động khi vị tông đồ nhìn thấy dấu vết của đôi bàn tay bị xé toạc ra của Chúa
Giêsu. Chỉ đến lúc đó, Tôma mới hoàn toàn nhận thức được cơn đau đớn Chúa Giêsu đã
phải chịu trên thập giá. Theo nhận định của nhà phẫu thuật, khám phá nầy hầu như vượt
quá mức chịu đựng của Tôma. Và ông đã kết thúc bản văn đầy cảm động đó với lời chứng
sau đây: “Mỗi lần giải phẫu mà nhìn phía dưới làn da của bàn tay con người, tôi luôn nhớ
tới Chúa Kitô đã hy sinh đôi tay toàn hảo của Ngài cho tôi, và cũng như Tôma, tôi thốt
lên: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”.
Thưa anh chị em,
Câu chuyện trên làm nổi bật một điểm thuộc về đức tin mà chúng ta rất thường hay quên.
Đó là mỗi người chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với Chúa Giêsu qua đức tin. Không phải
vì cha mẹ, họ hàng, bạn hữu chúng ta tin nên chúng ta tin theo. Đức tin của họ giúp ích
cho chúng ta rất nhiều, nhưng chỉ như thế mà thôi thì chưa đù. Chúng ta phải tực tiếp xúc
trực tiếp bằng đức tin với Chúa Giêsu giống như nhà phẫu thuật trong câu chuyện hoặc
giống như Thánh Tôma trong Tin Mừng hôm nay. Ông nghĩ mình có quyền được xem
thấy Chúa sống lại tí là như các anh em khác. Các tông đồ kia lúc đầu cũng chẳng ai tin
Chúa đã sống lại. Các ông chỉ tin sau khi được tiếp cận với Chúa Giêsu, được sờ đến thân
xác Ngài, được ăn uống với Ngài. Vì thế, Tôma thấy mình thiệt thòi và thua kém. Cho nên
ông cương quyết không chịu tin lời anh em kể lại và ông đòi phải được sờ vào những dấu
đinh ở tay Ngài.
Ông Robert Cleath, một tác giả viết sách đã trở lại với đức tin khi ông suy niệm về sự biến
đổi kỳ diệu đã đến với các môn đệ Chúa Giêsu vào dịp lễ Phục Sinh. Trước biến cố nầy,
họ là đám người thất vọng thảm bại, thế mà sau biến cố nầy, họ đã được biến đỏi kỳ diệu
và còn có năng lực làm phép lạ nữa. Ông nói: “Không có cách giải thích nào hữu lý về sự
biến đổi của họ hơn là sự giải thích của chính họ: đó là vì họ đã nhìn thấy Chúa Giêsu
hiện đang sống”.
Blaise Pascal, nhà thiên tài toán học, được hấp dẫn đến với đức tin khi ông suy niệm về sự
kiện không có sự đe dọa giết chóc nào có thể ngăn cản các môn đệ Chúa Giêsu nói thật to
cho thế giới biết rằng Chúa đã sống lại. Pascal nói ông tin chắc chắn vào kẻ nào dám sẵn
sàng chịu “chém đầu” vì lời rao giảng của mình.
Trong cuốn sách mang tựa đề “Ngang qua thung lũng sông Kwai”, Ernest Gordon đã kể
lại câu chuyện đám tù binh hai ngàn tù binh đã bị chết vì bệnh tật và vì bị đối xử tàn tệ.
Thế nhưng, họ được lôi cuốn đến với đức tin qua cảm nghiệm riêng tư về quyền năng
Chúa Giêsu đang hoạt động trong cuộc sống của họ. Chúng ta hãy nhớ lại đám tù binh nầy
từng lao động đầu trần chân đất dưới cơn nóng cháy da miền nhiệt đới. Trong chỉ vài tuần
lễ, từ những người đàn ông lực lưỡng, họ đã biến thành những bộ xương biết đi. Tinh thần
họ bị xuống đến mức tệ nhất. Người ta lo sợ sắp có điều gì xảy ra. Thế nhưng vào ngay
thời điểm ấy, hai tù nhân đã đứng lên tổ chức đám tù còn lại thành những nhóm tìm hiểu
Kinh Thánh. Nhờ suy tư tìm hiểu Kinh Thánh, các tù nhân đã học biết rằng Chúa Giêsu
Phục Sinh đang ở giữa họ. Họ chỉ việc tiếp xúc với Ngài. Và sau khi tiếp xúc với Ngài,
đám tù đã được biến đổi kỳ diệu trong cuộc sống từng người. Chính cảm nghiệm thiêng
liêng nầy khiến họ quỳ gối xuống thưa Chúa Giêsu “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta cũng phải biểu lộ niềm tin trực tiếp vào Chúa Giêsu như thế. Chúng ta cũng phải
tìm được lý do riêng tư thôi thúc chúng ta quỳ gối xuống thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa
là Thiên Chúa của con!”. Dĩ nhiên chúng ta không thể leo lên cỗ máy thời gian bay ngược
dòng lịch sử cách đây hơn 2000 năm để dự lễ Phục Sinh đầu tiên. Chúng ta cũng không
thể đặt ngón tay vào lỗ đinh nơi tay Chúa Giêsu giống như Thánh Tôma. Vậy thì chúng ta
có thể làm gì?
Chúng ta có thể làm như đám tù nhân ở bờ sông Kwai. Chúng ta có thể tin vào Tin Mừng,
có thể tiếp xúc với Chúa Giêsu bằng đức tin, có thể tự cảm nghiệm được Chúa Giêsu Phục
sinh đang ngự giữa chúng ta: Ngài sẵn sàng giúp đỡ chúng ta như Ngài từng giúp đỡ đám
tù binh nọ. Đây là lời mời gọi mà Tin Mừng hôm nay dành cho chúng ta. Đây là lời mời
gọi Chúa Giêsu ngỏ với chúng ta như Ngài nói với Thánh Tôma: “Tôma, vì con đã thấy
nên con mới tin, nhưng phúc cho kẻ nào không thấy mà tin”.
Thưa anh chị em,
Khi Chúa Giêsu nói với Thánh Tôma: “Phúc cho ai không thấy mà tin” là Ngài đang ngỏ
lời với chính chúng ta cũng như với triệu triệu Kitô hữu trong suốt dòng lịch sử. Phúc cho
chúng ta nếu chúng ta tin vào Tin Mừng. Phúc cho chúng ta nếu chúng ta tiếp xúc với
Chúa Giêsu bằng đức tin. Thật vậy, phúc cho chúng ta, vì cũng như các tù binh nọ, chúng
ta sẽ khám phá được Chúa Giêsu đã sống lại và hiện đang sống ngay lúc nầy đây giữa
chúng ta và luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta.
Cuối cùng, đức tin còn phải được nuôi dưỡng bằng những dấu hiệu, dấu chỉ. Không có các
bí tích, không có Thánh Thể, chúng ta sẽ tìm đâu ra cơ hội để gặp thấy sự hiện diện của
Đức Kitô Phục Sinh? Một khi đức tin của chúng ta đã được các dấu hiệu, các bí tích nầy
thức tỉnh rồi, thì mọi sự sẽ có thể trở thành dấu hiệu về sự hiện diện của Chúa Kitô: các
biến cố, các hoàn cảnh, tha nhân… Mỗi giây phút đưa chúng ta đến với một cuộc gặp gỡ
và chúng ta lại có thể tuyên
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (26/04/2025) .: Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa (26/04/2025) .: Hãy nhìn xem (26/04/2025) .: “Tôi nhận ra bạn…” (26/04/2025) .: Vui mừng vì thấy Chúa. (26/04/2025) .: Lỡ hẹn (26/04/2025) .: Sống đức tin. (26/04/2025) .: Lòng thương xót. (26/04/2025) .: Lòng Chúa xót thương (26/04/2025) .: Niềm tin Chúa Phục Sinh (26/04/2025) .: Đức tin là một sự tăng trưởng. (26/04/2025) .: Tần số tình yêu (26/04/2025) .: Đức tin ngọn đuốc cuộc đời (26/04/2025) .: Tôma đa nghi (26/04/2025) .: Con đường tiếp nhận Chúa (26/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam