Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 33
Tổng truy cập: 1343701
Đức tin ngọn đuốc cuộc đời
Đức tin ngọn đuốc cuộc đời – Cố Lm Hồng Phúc
Ngày Chúa nhật là “ngày của Thiên Chúa”, là một lễ Phục Sinh.
Viết đoạn Phúc Âm này sau 60 năm sự kiện xảy ra, Thánh Gioan Tông đồ cảm thấy như
còn thật mới mẻ sống động, một biến cố mà mình là nhân chứng.
Câu chuyện muốn nói lên rằng Chúa Giêsu sống lại chính là Đấng trước đây, nhưng cũng
khác trước đây. Gioan đã nhìn thấy Ngài bị đâm thấu cạnh sườn trên Thập giá (19,34) thì
hôm nay, Ngài tỏ cho thấy vết thương nơi tay và cạnh sườn. Chính là Ngài, nhưng Ngài đã
đi vào một cõi sống mới, không lệ thuộc không gian và thời gian. Ngài đem đến sự bình an
và vui mừng. Chúa đã sống lại.
Chúa đã hoàn tất công cuộc cứu chuộc bằng sự chết và sự sống lại của Ngài. Hôm nay,
Ngài đến để trao cho các ông sứ mạng phổ cập ơn cứu rỗi đó. “Như Cha đã sai Thầy, Thầy
cũng sai chúng con”. Sứ mạng biệt sai phát xuất từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngài thổi hơi và
phán: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Một trong mục đích của cuộc biệt sai là ban ơn
tha thứ: “Các con tha tội ai thì tội kẻ ấy được tha; các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị
cầm lại”.
Ơn tha tội được bảo đảm bằng sự chết và sống lại của Chúa Giêsu, qua Chúa Giêsu và nhờ
Chúa Giêsu, nhưng cũng qua trung gian của Giáo hội: tha cho ai, cầm buộc ai, kẻ ấy được
tha hay bị cầm buộc. Thật là một quyền năng lớn lao và vĩ đại.
Sự kiện xảy ra chiều Phục Sinh.
Nhưng hôm ấy, trong nhóm môn đệ, thiếu mặt Tôma, một người không phải là dễ bảo.
Người ta thường dùng giác quan để tiếp xúc với ngoại giới, mắt thấy, tai nghe, tay sờ
đụng. Người ta dùng lý trí để lý luận, kiểm chứng. Nhưng người ta cũng có thể dựa trên
niềm tin để tăng phần kiến thức.
Khi nghe các bạn cho biết họ đã nhìn thấy Thầy vì Thầy đã sống lại, Tôma không tin. Là
người thực tế ông muốn được kiểm chứng bằng giác quan, mắt thấy tai nghe, tay sờ đụng,
ông mới tin.
Tám ngày sau, Chúa Giêsu lại hiện ra với các môn đệ, có Tôma ở với các ông. Chúa Giêsu
cho Tôma và qua Tôma cho chúng ta, một bài học về Đức Tin. TIN không phải là nhìn
thấy, sờ đụng, mà là dựa trên chứng từ những kẻ đã “thấy” và “chiêm gưỡng” vinh quang
của Chúa. Niềm tin vào mầu nhiệm sống lại của chúng ta dựa trên chứng tích của các
Tông đồ và của Giáo hội. Trong bài giảng đầu tiên, Phêrô tuyên bố: “Đức Giêsu, Thiên
Chúa đã cho sống lại; chúng tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy” (Cv 2, 32).
Đó là căn bản nhưng cũng là phần thưởng của Đức Tin: “Phúc cho những ai đã không thấy
mà tin”, và nhờ đó chúng ta được sống nhờ danh Ngài.
Hồi ấy, dân chúng đồn thổi và kéo nhau đi xem một phép lạ Phép Thánh Thể. Có người
mời Vua Thánh Louis (1214-1270) cùng đi xem. Thánh nhân từ chối vì “không muốn mất
phần thưởng về Đức Tin”.
Chúng ta hãy cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta ơn Đức Tin và hãy gìn giữ, bám víu lấy
Đức Tin, ngọn đuốc soi sáng ta trên cuộc đời đen tối.
Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con.
. Chúa có mắt không – Lm Phêrô Bùi Quang Tuấn
Cách đây khoảng 104 năm, vào Chúa nhật thứ nhất sau lễ Phục sinh, tức Chúa nhật
Quasimodo, chiếc tàu Titanic đã chìm xuống lòng biển Đại tây dương mang theo trên một
ngàn sinh mạng. Rất nhiều chi tiết liên quan đến con tàu định mệnh đã được báo chí đăng
tải, nhưng có một chi tiết rất đáng chú ý: ngay phần hông tàu phía dưới mặt nước là dòng
chữ “No God, no Pope” (Không Thiên Chúa, không Giáo hoàng).
Dường như khi khoa học kỹ thuật càng phát triển con người càng đánh mất niềm tin vào
Thượng đế. Lắm kẻ dám nói: không có Thiên Chúa, vì họ có thấy đâu. Họ chỉ tin khi nào
khoa học chứng minh điều đó. Nói cách khác, họ muốn tiếp cận với Thiên Chúa qua
phương pháp khoa học thực nghiệm, nghĩa là bằng thấy, sờ, lý luận, phân tích, và xác
minh.
Những đòi hỏi như thế đâu phải chỉ mới xuất hiện sau những tiến bộ vượt bậc của khoa
học hôm nay. Đúng ra nó đã xuất hiện cách đây hai ngàn năm rồi. Khi mà người ta đòi
phải thấy được Chúa nhãn tiền, sờ được Ngài, thọc tay vào lỗ đinh, xác quyết tường tận
Đấng đã chết trên thập giá mà nay sống lại. Đó không phải là một niềm tin đòi được xét
nghiệm bằng khoa học à?
Nhưng đức tin đâu có nằm trong phạm trù khoa học. Khoa học chỉ nghiên cứu các dữ kiện,
định luật và nguyên nhân thuộc phạm vi vật chất. Ngoài đó nó không có chỗ đứng. Nói
như thế không có nghĩa là khoa học chẳng dính dáng gì đến niềm tin và niềm tin không
cần đến khoa học. Trái lại nếu thành tâm sử dụng thì khoa học vẫn là một phương thế rất
tốt giúp con người khám phá sâu rộng sự hiện hữu của Thiên Chúa. Còn càng tự mãn trong
khoa học người ta sẽ càng rời xa chân lý tuyệt đối.
Chuyện kể về một bác học người Pháp muốn làm một cuộc nghiên cứu trong sa mạc. Ông
chọn mấy người Ả rập làm hướng dẫn viên. Một buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn, một
người trong nhóm dẫn đường trải tấm thảm xuống cát và ngồi lên đó trong dáng điệu trầm
tư. Thấy thế nhà bác học buộc miệng hỏi:
– “Ngươi làm gì thế?”
– “Dạ, tôi cầu nguyện,” người kia trả lời.
– “Cầu nguyện à, thời buổi này mà còn cầu nguyện à, vậy ra ngươi còn tin có Thiên
Chúa? Mà ngươi đã thấy Chúa chưa,” Nhà bác học như muốn bắt bẻ.
– “Dạ chưa.”
– “Vậy ngươi nghe Chúa nói chưa?”
– “Dạ chưa.”
– “Vậy ngươi đã sờ chạm được Chúa chưa?”
– “Dạ chưa,” người hướng dẫn khiêm tốn trả lời.
– “Nếu thế thì ngươi là một tên điên khi tin vào một Thiên Chúa mà chưa bao giờ thấy,
không bao giờ nghe, và cũng chẳng bao giờ đụng đến.”
Thế rồi mọi người đi ngủ. Sáng hôm sau, trước lúc hừng đông, nhà thông thái vừa bước ra
khỏi lều đã vội kêu lên:
– “Ồ, tối hôm qua có một con lạc đà đi qua nơi này!”
Người hướng dẫn viên trợn mắt kinh ngạc:
– “Vậy chứ Ngài thấy con lạc đà đó đi qua đây à?”
– “Không,” nhà thông thái tự đắc trả lời.
– “Vậy chứ Ngài đụng phải nó à?”
– “Không.”
– “Vậy chứ ngài nghe nó kêu à?”
– “Không.”
Người hướng dẫn reo lên:
– “Thế thì ngài là kẻ điên khi tin có một con lạc đà mà ngài không thấy, không nghe, và
không đụng đến.”
Nhà thông thái đáp lại:
– “Nhưng ta biết được qua những dấu chân còn trên cát của nó kia kìa.”
Ngay lúc đó mặt trời mọc lên, toả muôn tia sáng rực rỡ lung linh. Người hướng dẫn viên
liền chỉ tay về phía mặt trời và nói: “Thế thì tôi cũng nhìn vào cái dấu vết kia để thấy rằng
có một Thiên Chúa đang đi qua cuộc đời.”
Không ít người đã dùng những khám phá của khoa học để tuyên bố không có Thiên Chúa,
chỉ có con người là chúa vũ trụ, và niềm tin thượng đế đang bị khoa học bóp chết. Thế
nhưng, cùng lúc đó lại có rất nhiều người, qua khoa học, nhìn thấy thế giới này sao có
nhiều điều bí ẩn, kỳ lạ, siêu vời mà tài sức con người chỉ mới vén mở được một phần rất
bé. Từ đó họ càng nhận rõ dung mạo của một Đấng siêu vượt trên vũ trụ, khoa học, và tất
cả-Đấng mà người Kitô hữu tin là nguyên lý siêu đẳng đã tạo nên trời đất bao la.
Thế nhưng cũng không ít người đặt vấn đề: nếu Thiên Chúa hiện hữu thì Thiên Chúa
không phải là một Đấng yêu thương, vì nếu yêu thương, cớ sao Ngài lại để cho thế giới
gặp nhiều bất hạnh khổ đau? Tại sao Thiên Chúa không can thiệp, loại trừ những tác oai
tác quái của nó?
Nói như thế thì chẳng khác chi tự dưng phủ nhận và khước từ sự sống. Vì có sự sống nào
phát sinh mà không có sự đau đớn. Có chồi non nào mọc lên mà nhánh cây hay hạt giống
đã không phải chịu nứt toác thân mình.
Nhưng điều cần nói không phải là cứ trước những gian nan trắc trở khổ đau của cuộc đời
mà cho là không có Thiên Chúa, hay Thiên Chúa độc ác, bất lực, không biết yêu thương.
Song điểm đáng ghi nhận chính là: người càng tin tưởng Thiên Chúa càng có sức mạnh để
mang vác gánh nặng của cuộc đời; những ai mà tâm càng thành lòng càng trong thì càng
dễ cảm nghiệm và tin tưởng vào Chúa hơn, cho dù gánh khổ của cuộc đời không vơi đi
chút nào và cảnh chướng tai gai mắt vẫn còn đó.
Tôi vẫn thích nhắc đến câu chuyện “Chúa Có Mắt Không” khi nói về những sự ngang trái
trong đời: Một buổi sáng đẹp trời nọ, một thầy dòng bước ra vườn cây, vừa dạo cảnh thiên
nhiên vừa cầu nguyện. Đứng trước hàng cây chôm chôm, nhìn những chùm trái nho nhỏ
xinh xinh, bên cạnh đó là gốc bí với những hàng quả thật lớn bám trên những chiếc dây
leo mỏng manh, bất chợt thầy nghĩ: “Chẳng biết Chúa có mắt không! Tại sao những trái
chôm chôm bé tí teo kia lại mọc trên những cành cây cứng cáp chắc chắn, còn mấy trái bí
khổng lồ như thế này lại bám vào những dây leo tí tẹo? Chẳng hợp tình hợp lý chút nào.
Tại sao thứ mình thích thì lại nhỏ xíu, còn thứ không thích thì cứ to ơi là to?”
Trưa đó, sau lúc dạo và gặp phải ngày thời tiết nóng nực, thầy nằm hóng mát dưới một gốc
cây và thiu thiu ngủ lúc nào không hay. Một làn gió thoảng qua. Cành lá rung động. Chợt
một trái chôm chôm khô rơi trúng đầu thầy. Giật mình bật dậy. Rồi như vừa tỉnh khỏi cơn
mộng thầy quì xuống cầu nguyện: “Ôi lạy Chúa, may mà Chúa có mắt, chứ để trái chôm
chôm to bằng trái bí thì còn gì cái đầu của con.”
Thiên Chúa biết rõ những gì tốt nhất cho chúng ta. Ngài luôn làm mọi sự vì yêu thương
con người. Vấn đề không phải là có Thiên Chúa không; Ngài có mắt hay có tai không;
nhưng vấn đề là con người có mở mắt, mở lòng, mở tai để nhận ra sự hiện diện yêu thương
và bàn tay quyền năng của Ngài không thôi. Trước một sự cố trong đời, có kẻ chống Chúa,
từ Chúa, nhưng cũng có người tin yêu gắn bó với Ngài hơn. Thử hỏi bạn đang thuộc hạng
người nào.
Lời của vị tu sĩ “Ôi lạy Chúa, may mà Chúa có mắt” sao nghe giống lời của Tôma quá.
Theo sự tường thuật của Thánh Kinh, chẳng thấy Tôma nhìn vào vết đinh trên tay Chúa,
cũng không xỏ bàn tay vào cạnh sườn Ngài, nhưng ông lại cảm nghiệm được sự hiện hữu
của Thiên Chúa cách rõ ràng.
“Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” hay “Lạy Chúa, đúng là Chúa có mắt” chính là
những lời tuyên xưng đức tin một cách sống động và hùng hồn vô cùng.
Thiết tưởng đời người Kitô hữu cũng nên thấm được niềm xác tín vững vàng như thế. Dù
đứng trước phong ba bão táp, dù phải khốn đốn vì bao thăng trầm của cuộc đời, hãy cứ tin
tưởng rằng Thiên Chúa luôn hiện hữu bên ta, rất nhẹ nhàng và rất quyền năng: nhẹ nhàng
như làn gió lay động nhành lá trong vườn, và quyền
Ngày Chúa nhật là “ngày của Thiên Chúa”, là một lễ Phục Sinh.
Viết đoạn Phúc Âm này sau 60 năm sự kiện xảy ra, Thánh Gioan Tông đồ cảm thấy như
còn thật mới mẻ sống động, một biến cố mà mình là nhân chứng.
Câu chuyện muốn nói lên rằng Chúa Giêsu sống lại chính là Đấng trước đây, nhưng cũng
khác trước đây. Gioan đã nhìn thấy Ngài bị đâm thấu cạnh sườn trên Thập giá (19,34) thì
hôm nay, Ngài tỏ cho thấy vết thương nơi tay và cạnh sườn. Chính là Ngài, nhưng Ngài đã
đi vào một cõi sống mới, không lệ thuộc không gian và thời gian. Ngài đem đến sự bình an
và vui mừng. Chúa đã sống lại.
Chúa đã hoàn tất công cuộc cứu chuộc bằng sự chết và sự sống lại của Ngài. Hôm nay,
Ngài đến để trao cho các ông sứ mạng phổ cập ơn cứu rỗi đó. “Như Cha đã sai Thầy, Thầy
cũng sai chúng con”. Sứ mạng biệt sai phát xuất từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngài thổi hơi và
phán: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Một trong mục đích của cuộc biệt sai là ban ơn
tha thứ: “Các con tha tội ai thì tội kẻ ấy được tha; các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị
cầm lại”.
Ơn tha tội được bảo đảm bằng sự chết và sống lại của Chúa Giêsu, qua Chúa Giêsu và nhờ
Chúa Giêsu, nhưng cũng qua trung gian của Giáo hội: tha cho ai, cầm buộc ai, kẻ ấy được
tha hay bị cầm buộc. Thật là một quyền năng lớn lao và vĩ đại.
Sự kiện xảy ra chiều Phục Sinh.
Nhưng hôm ấy, trong nhóm môn đệ, thiếu mặt Tôma, một người không phải là dễ bảo.
Người ta thường dùng giác quan để tiếp xúc với ngoại giới, mắt thấy, tai nghe, tay sờ
đụng. Người ta dùng lý trí để lý luận, kiểm chứng. Nhưng người ta cũng có thể dựa trên
niềm tin để tăng phần kiến thức.
Khi nghe các bạn cho biết họ đã nhìn thấy Thầy vì Thầy đã sống lại, Tôma không tin. Là
người thực tế ông muốn được kiểm chứng bằng giác quan, mắt thấy tai nghe, tay sờ đụng,
ông mới tin.
Tám ngày sau, Chúa Giêsu lại hiện ra với các môn đệ, có Tôma ở với các ông. Chúa Giêsu
cho Tôma và qua Tôma cho chúng ta, một bài học về Đức Tin. TIN không phải là nhìn
thấy, sờ đụng, mà là dựa trên chứng từ những kẻ đã “thấy” và “chiêm gưỡng” vinh quang
của Chúa. Niềm tin vào mầu nhiệm sống lại của chúng ta dựa trên chứng tích của các
Tông đồ và của Giáo hội. Trong bài giảng đầu tiên, Phêrô tuyên bố: “Đức Giêsu, Thiên
Chúa đã cho sống lại; chúng tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy” (Cv 2, 32).
Đó là căn bản nhưng cũng là phần thưởng của Đức Tin: “Phúc cho những ai đã không thấy
mà tin”, và nhờ đó chúng ta được sống nhờ danh Ngài.
Hồi ấy, dân chúng đồn thổi và kéo nhau đi xem một phép lạ Phép Thánh Thể. Có người
mời Vua Thánh Louis (1214-1270) cùng đi xem. Thánh nhân từ chối vì “không muốn mất
phần thưởng về Đức Tin”.
Chúng ta hãy cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta ơn Đức Tin và hãy gìn giữ, bám víu lấy
Đức Tin, ngọn đuốc soi sáng ta trên cuộc đời đen tối.
Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con.
. Chúa có mắt không – Lm Phêrô Bùi Quang Tuấn
Cách đây khoảng 104 năm, vào Chúa nhật thứ nhất sau lễ Phục sinh, tức Chúa nhật
Quasimodo, chiếc tàu Titanic đã chìm xuống lòng biển Đại tây dương mang theo trên một
ngàn sinh mạng. Rất nhiều chi tiết liên quan đến con tàu định mệnh đã được báo chí đăng
tải, nhưng có một chi tiết rất đáng chú ý: ngay phần hông tàu phía dưới mặt nước là dòng
chữ “No God, no Pope” (Không Thiên Chúa, không Giáo hoàng).
Dường như khi khoa học kỹ thuật càng phát triển con người càng đánh mất niềm tin vào
Thượng đế. Lắm kẻ dám nói: không có Thiên Chúa, vì họ có thấy đâu. Họ chỉ tin khi nào
khoa học chứng minh điều đó. Nói cách khác, họ muốn tiếp cận với Thiên Chúa qua
phương pháp khoa học thực nghiệm, nghĩa là bằng thấy, sờ, lý luận, phân tích, và xác
minh.
Những đòi hỏi như thế đâu phải chỉ mới xuất hiện sau những tiến bộ vượt bậc của khoa
học hôm nay. Đúng ra nó đã xuất hiện cách đây hai ngàn năm rồi. Khi mà người ta đòi
phải thấy được Chúa nhãn tiền, sờ được Ngài, thọc tay vào lỗ đinh, xác quyết tường tận
Đấng đã chết trên thập giá mà nay sống lại. Đó không phải là một niềm tin đòi được xét
nghiệm bằng khoa học à?
Nhưng đức tin đâu có nằm trong phạm trù khoa học. Khoa học chỉ nghiên cứu các dữ kiện,
định luật và nguyên nhân thuộc phạm vi vật chất. Ngoài đó nó không có chỗ đứng. Nói
như thế không có nghĩa là khoa học chẳng dính dáng gì đến niềm tin và niềm tin không
cần đến khoa học. Trái lại nếu thành tâm sử dụng thì khoa học vẫn là một phương thế rất
tốt giúp con người khám phá sâu rộng sự hiện hữu của Thiên Chúa. Còn càng tự mãn trong
khoa học người ta sẽ càng rời xa chân lý tuyệt đối.
Chuyện kể về một bác học người Pháp muốn làm một cuộc nghiên cứu trong sa mạc. Ông
chọn mấy người Ả rập làm hướng dẫn viên. Một buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn, một
người trong nhóm dẫn đường trải tấm thảm xuống cát và ngồi lên đó trong dáng điệu trầm
tư. Thấy thế nhà bác học buộc miệng hỏi:
– “Ngươi làm gì thế?”
– “Dạ, tôi cầu nguyện,” người kia trả lời.
– “Cầu nguyện à, thời buổi này mà còn cầu nguyện à, vậy ra ngươi còn tin có Thiên
Chúa? Mà ngươi đã thấy Chúa chưa,” Nhà bác học như muốn bắt bẻ.
– “Dạ chưa.”
– “Vậy ngươi nghe Chúa nói chưa?”
– “Dạ chưa.”
– “Vậy ngươi đã sờ chạm được Chúa chưa?”
– “Dạ chưa,” người hướng dẫn khiêm tốn trả lời.
– “Nếu thế thì ngươi là một tên điên khi tin vào một Thiên Chúa mà chưa bao giờ thấy,
không bao giờ nghe, và cũng chẳng bao giờ đụng đến.”
Thế rồi mọi người đi ngủ. Sáng hôm sau, trước lúc hừng đông, nhà thông thái vừa bước ra
khỏi lều đã vội kêu lên:
– “Ồ, tối hôm qua có một con lạc đà đi qua nơi này!”
Người hướng dẫn viên trợn mắt kinh ngạc:
– “Vậy chứ Ngài thấy con lạc đà đó đi qua đây à?”
– “Không,” nhà thông thái tự đắc trả lời.
– “Vậy chứ Ngài đụng phải nó à?”
– “Không.”
– “Vậy chứ ngài nghe nó kêu à?”
– “Không.”
Người hướng dẫn reo lên:
– “Thế thì ngài là kẻ điên khi tin có một con lạc đà mà ngài không thấy, không nghe, và
không đụng đến.”
Nhà thông thái đáp lại:
– “Nhưng ta biết được qua những dấu chân còn trên cát của nó kia kìa.”
Ngay lúc đó mặt trời mọc lên, toả muôn tia sáng rực rỡ lung linh. Người hướng dẫn viên
liền chỉ tay về phía mặt trời và nói: “Thế thì tôi cũng nhìn vào cái dấu vết kia để thấy rằng
có một Thiên Chúa đang đi qua cuộc đời.”
Không ít người đã dùng những khám phá của khoa học để tuyên bố không có Thiên Chúa,
chỉ có con người là chúa vũ trụ, và niềm tin thượng đế đang bị khoa học bóp chết. Thế
nhưng, cùng lúc đó lại có rất nhiều người, qua khoa học, nhìn thấy thế giới này sao có
nhiều điều bí ẩn, kỳ lạ, siêu vời mà tài sức con người chỉ mới vén mở được một phần rất
bé. Từ đó họ càng nhận rõ dung mạo của một Đấng siêu vượt trên vũ trụ, khoa học, và tất
cả-Đấng mà người Kitô hữu tin là nguyên lý siêu đẳng đã tạo nên trời đất bao la.
Thế nhưng cũng không ít người đặt vấn đề: nếu Thiên Chúa hiện hữu thì Thiên Chúa
không phải là một Đấng yêu thương, vì nếu yêu thương, cớ sao Ngài lại để cho thế giới
gặp nhiều bất hạnh khổ đau? Tại sao Thiên Chúa không can thiệp, loại trừ những tác oai
tác quái của nó?
Nói như thế thì chẳng khác chi tự dưng phủ nhận và khước từ sự sống. Vì có sự sống nào
phát sinh mà không có sự đau đớn. Có chồi non nào mọc lên mà nhánh cây hay hạt giống
đã không phải chịu nứt toác thân mình.
Nhưng điều cần nói không phải là cứ trước những gian nan trắc trở khổ đau của cuộc đời
mà cho là không có Thiên Chúa, hay Thiên Chúa độc ác, bất lực, không biết yêu thương.
Song điểm đáng ghi nhận chính là: người càng tin tưởng Thiên Chúa càng có sức mạnh để
mang vác gánh nặng của cuộc đời; những ai mà tâm càng thành lòng càng trong thì càng
dễ cảm nghiệm và tin tưởng vào Chúa hơn, cho dù gánh khổ của cuộc đời không vơi đi
chút nào và cảnh chướng tai gai mắt vẫn còn đó.
Tôi vẫn thích nhắc đến câu chuyện “Chúa Có Mắt Không” khi nói về những sự ngang trái
trong đời: Một buổi sáng đẹp trời nọ, một thầy dòng bước ra vườn cây, vừa dạo cảnh thiên
nhiên vừa cầu nguyện. Đứng trước hàng cây chôm chôm, nhìn những chùm trái nho nhỏ
xinh xinh, bên cạnh đó là gốc bí với những hàng quả thật lớn bám trên những chiếc dây
leo mỏng manh, bất chợt thầy nghĩ: “Chẳng biết Chúa có mắt không! Tại sao những trái
chôm chôm bé tí teo kia lại mọc trên những cành cây cứng cáp chắc chắn, còn mấy trái bí
khổng lồ như thế này lại bám vào những dây leo tí tẹo? Chẳng hợp tình hợp lý chút nào.
Tại sao thứ mình thích thì lại nhỏ xíu, còn thứ không thích thì cứ to ơi là to?”
Trưa đó, sau lúc dạo và gặp phải ngày thời tiết nóng nực, thầy nằm hóng mát dưới một gốc
cây và thiu thiu ngủ lúc nào không hay. Một làn gió thoảng qua. Cành lá rung động. Chợt
một trái chôm chôm khô rơi trúng đầu thầy. Giật mình bật dậy. Rồi như vừa tỉnh khỏi cơn
mộng thầy quì xuống cầu nguyện: “Ôi lạy Chúa, may mà Chúa có mắt, chứ để trái chôm
chôm to bằng trái bí thì còn gì cái đầu của con.”
Thiên Chúa biết rõ những gì tốt nhất cho chúng ta. Ngài luôn làm mọi sự vì yêu thương
con người. Vấn đề không phải là có Thiên Chúa không; Ngài có mắt hay có tai không;
nhưng vấn đề là con người có mở mắt, mở lòng, mở tai để nhận ra sự hiện diện yêu thương
và bàn tay quyền năng của Ngài không thôi. Trước một sự cố trong đời, có kẻ chống Chúa,
từ Chúa, nhưng cũng có người tin yêu gắn bó với Ngài hơn. Thử hỏi bạn đang thuộc hạng
người nào.
Lời của vị tu sĩ “Ôi lạy Chúa, may mà Chúa có mắt” sao nghe giống lời của Tôma quá.
Theo sự tường thuật của Thánh Kinh, chẳng thấy Tôma nhìn vào vết đinh trên tay Chúa,
cũng không xỏ bàn tay vào cạnh sườn Ngài, nhưng ông lại cảm nghiệm được sự hiện hữu
của Thiên Chúa cách rõ ràng.
“Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” hay “Lạy Chúa, đúng là Chúa có mắt” chính là
những lời tuyên xưng đức tin một cách sống động và hùng hồn vô cùng.
Thiết tưởng đời người Kitô hữu cũng nên thấm được niềm xác tín vững vàng như thế. Dù
đứng trước phong ba bão táp, dù phải khốn đốn vì bao thăng trầm của cuộc đời, hãy cứ tin
tưởng rằng Thiên Chúa luôn hiện hữu bên ta, rất nhẹ nhàng và rất quyền năng: nhẹ nhàng
như làn gió lay động nhành lá trong vườn, và quyền
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (26/04/2025) .: Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa (26/04/2025) .: Hãy nhìn xem (26/04/2025) .: “Tôi nhận ra bạn…” (26/04/2025) .: Vui mừng vì thấy Chúa. (26/04/2025) .: Lỡ hẹn (26/04/2025) .: Sống đức tin. (26/04/2025) .: Lòng thương xót. (26/04/2025) .: Lòng Chúa xót thương (26/04/2025) .: Niềm tin Chúa Phục Sinh (26/04/2025) .: Đức tin là một sự tăng trưởng. (26/04/2025) .: Tần số tình yêu (26/04/2025) .: Tôma đa nghi (26/04/2025) .: Gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh. (26/04/2025) .: Con đường tiếp nhận Chúa (26/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam