Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 21
Tổng truy cập: 1343733
Đức tin là một sự tăng trưởng.
Đức tin là một sự tăng trưởng.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Ký sự thuật lại lần xuất hiện thứ hai của Chúa tại phòng Tiệc ly, trong lúc có một môn đệ
Tôma là người bản tính cứng tin. Ký sự đáng cho ta chú ý về hai điểm được nhấn mạnh.
Trước hết là thực tại hữu thể trong sự Chúa sống lại, dù người ta đưa ra bất kỳ lý thuyết
phỏng đoán về cơ thể hiển vinh của Chúa. Tiếp đến là tầm quan trọng và ưu thế của đức
tin.
Trước khi nhấn mạnh vấn đề đức tin, chúng ta ghi sơ qua rằng rất có thể bài tường thuật
muốn trả lời hai ý kiến phản kháng:
a/ Chúa Phục Sinh không phải làmột bóng ma, cũng chẳng phải là một ảo ảnh. Chúa
phô bày những dấu vết về nhân dạng –về thực tại hữu thể của Người: đó là những thương
tích của một người đóng đinh trên thập giá, Chúa cho Tôma tra tay vào những vết thương
đó.
b/ Truyền thuyết mà người Do Thái tưởng tượng về việc thi hài Chúa bị mấy môn đệ
lấy đi mất, là một chuyện dựng đứng, bởi lẽ một số đông môn đệ đã thấy Chúa, nhận
đúng Chúa bằng xương bằng thịt.
Giả thuyết này, giả thuyết nọ cốt ý giải thích cái thực tại hữu thể, nhưng không thay đổi
được gì trong việc kiểm chứng một sự kiện.
Đối với chúng ta, vấn đề hấp dẫn nhất liên quan đến đức tin:
1) Trước đây, Chúa đã phán: Các ngươi tin vào Thiên Chúa, vậy hãy tin vào Ta (Ga
14,1). Đáp lại lời đó của Thày, vang lên tiếng hô của Tôma: Lạy Chúa tôi và là Thiên
Chúa của tôi. Khoảng giữa Lời Chúa và tiếng kêu kỳ diệu của Tôma, một quá trình dài đã
được thực hiện. Có thể nói rằng một trong những mạch văn chứa đựng tính chất bi kịch
trong toàn bộ Phúc Âm của thánh Gioan biểu lộ trong bước tiến chật vật từ cứng tin vươn
tới đức tin. Người Do Thái sau này sẽ đứng tại chỗ với lòng cứng tin. Đức tin chỉ được
vươn tới sau khi vượt thắng bao khó khăn trở ngại. Tôma thuộc hạng người ưa phản
kháng, khó thuyết phục. Ta nhớ lại, ông đã từng xem việc Chúa đi thăm mộ Lagiarô như
một việc liều lĩnh (Ga 11,16). Ông đã dám nói với Chúa rằng ông không biết cuộc phiêu
lưu của Người rồi đây sẽ kết thúc ở đâu (Ga 14,5). Vậy mà chính ông đã tuyên xưng đức
tin bằng một câu tuyệt vời nhất trong khắp Tân Ước. Đây là một kết quả cho thấy cùng
một lúc lòng rộng rãi Chúa khi Người ban ơn đức tin, và lời đáp đơn sơ của một tâm hồn
khó tính nhưng ngay thẳng.
Người ta sẽ nhận xét: Tôma dễ có được niềm tin vì may mắn được thấy Chúa. Phần chúng
ta, chúng ta nhận định rằng các môn đệ khác cũng may mắn như Tôma. Tuy nhiên đã có
một khoảnh khắc các ông nhận ra Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhiều hơn là một người.
Niềm tin của ông nằm trong quá trình các ông thừa nhận Đức Giêsu Thiên Chúa.
Chúng ta cũng vậy. Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta vượt lên trên những gì chúng ta biết về
con người Giêsu lịch sử, để vươn tới niềm tin vào Đức Giêsu Thiên Chúa.
2) Đức tin là một sự “trở nên” liên tục, một sự tiến tới không ngừng. Không bao giờ
người ta đạt tới hoàn hảo trong đức tin vào Đức Giêsu, Chúa chúng ta và là Thiên Chúa
chúng ta. Một trong những bản dịch có thẩm quyền nhất về câu 27, viết: Ngươi đừng trở
nên cứng tin, mà là người thành tín. Cứng tin hay thành tín không phải là trạng thái bất
động của nội tâm. Từ chối không tin, là khiến cho đức tin càng thêm khó. Ngược lại, chấp
nhận tin và làm cho đức tin càng dễ được chấp nhận và sống động. Người ta tiến hóa trong
đức tin. Người ta trở nên cứng tin hơn hoặc thành tín hơn.
Sự kiện này có một hệ quả. Đức tin sống động thiết lập trong con người một sự tăng
trưởng thiêng liêng. Sau một thời kỳ tăng trưởng, cơ thể bị hao mòn dần rồi chết. Đức tin
là một thực tại thiêng liêng lớn lên và tăng trưởng theo mức độ chúng ta muốn sống trong
đức tin. Đức tin không hao mòn, nhưng phát triển và nảy nở không ngừng. Tại sao? Vì lẽ
đức tin nối chúng ta vào Thiên Chúa hằng sống, là nguồn mạch vô tận của sự sống. Tuy
nhiên chúng ta có trở nên mỗi ngày một thành tín hơn hay không là tùy thuộc lòng ước
muốn, thái độ ngay thẳng thực tiễn và cung cách chúng ta nghênh tiếp đức tin.
. Dấu chứng Phục Sinh
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
“Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và
không đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngài, tôi chẳng có tin”. Đó là thách thức của tông đồ
Tôma. Đó cũng là đòi hỏi của con người khoa học thực nghiệm ngày nay: phải thấy, phải
đụng chạm, phải kiểm nghiệm được mới tin.
Ngày 23 thánh 9 năm 1968, cha Piô, linh mục nổi tiếng dòng Capucinô đã qua đời trong
một tu viện tại Italia. Suốt 50 năm cha Piô mang năm dấu thánh, nghĩa là trên hai tay, hai
chân và ngực ngài được in năm vết thương của Chúa Giêsu. Những vết thương mà Chúa
Phục Sinh đã tỏ cho ông Tôma tông đồ trong Tin Mừng hôm nay. Nhiều người trên khắp
thế giới đã đến xưng tội với vị linh mục thánh thiện này và tham dự thánh lễ cha cử hành.
Khi cha Piô dâng lễ, cả ngài và dân chúng đều nhận thức rõ ràng ngài mang trên thân thể
ngài những dấu thương tích mà Chúa đã chịu trên thập giá, những vết thương làm cha
đau đớn khôn tả. Thỉnh thoảng những giọt máu rỉ ra trên tay của cha, hai tay chỉ để trần
khi dâng lễ. Lúc khác, hai tay ngài được bao lại trong đôi gang tay màu nâu. Khi dâng lễ,
ngài thường gồng như một người vác thập giá. Ngài thường khóc khi nhìn thánh Thể, mặt
ngài như thiên thần, nhưng người có mặt cảm thấy bình an.
Với một số người, câu chuyện của cha Piô coi như chuyện đạo đức giả tưởng ở thời Trung
cổ. Nhưng thực ra đây là một con người của Chúa sống trong thế kỷ của chúng ta. Hằng
trăm ngàn người thuộc đủ mọi tín ngưỡng hay không tín ngưỡng đã thấy tận mắt, đã đến
thăm viếng ngài. Ngài cũng chịu đủ mọi khám nghiệm y khoa cũng như khoa học. Tất cả
đều chứng minh rằng không có lối giải thích tự nhiên nào đối với các vết thương trên cơ
thể ngài. Và cũng không có cách nào chữa trị được.
Chúa chọn vị linh mục thánh thiện này để chia sẻ nỗi khổ thể xác của Con Chúa. Để làm
cho sự chia sẻ này hiển nhiên hơn, xúc động hơn, Chúa đã để cho xuất hiện những vết
thương trên thân xác cha Piô. Và trong lịch sử đã có hàng trăm người khác cũng đã được
in dấu thánh, đặc biệt là cha Thánh Phanxicô thành Assisi, để họ trở nên những nhân
chứng sống động cho cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Đức Ktô.
Chúa Kitô Phục Sinh là một Tin Mừng, nhưng là một Tin Mừng không dễ tin, đặc biệt đối
với những người theo Chúa, như các tông đồ. Nguyên sự kiện ngôi mồ trống không đủ
bằng chứng để họ tin. Cần phải có những lần hiện ra của Chúa Giêsu mới củng cố được
lòng tin của các ông. Thánh Gioan đã ghi lại câu chuyện Chúa hiện ra cho các tông đồ và
cho Tôma là để chúng ta tin. Thế nhưng, trong những lần hiện ra đó, cái gì đã giúp cho
những người thân của Chúa Giêsu nhận ra Ngài? Có thể là một tiếng gọi (với Maria), một
cử chỉ bẻ bánh (với hai môn đệ Emmau) hoặc cũng có thể là một phép lạ xẩy ra theo lệnh
truyền của Chúa (như mẻ cá đầy ở biển hồ Tibêria), nhưng đặc biệt là những thương tích
nơi tay chân và cạnh sườn của Ngài. Ông Tôma đã thưa cùng với Chúa: “Lạy Chúa, lạy
Thiên Chúa của con” khi Chúa Giêsu cho ông thấy những dấu đinh của cuộc khổ nạn trên
thân thể Ngài và nói với ông những lời không thể ngờ được: “Đặt ngón tay vào đây và hãy
nhìn xem tay Thầy. Đưa bàn tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa,
nhưng hãy tin!”.
Như thế, dấu chỉ để người nhận ra Chúa Phục Sinh không phải là vinh quang chói lọi hay
cái gì khác, mà là chính dấu đinh. Nếu chính Đứng Phục Sinh vinh hiển đã không muốn
dùng vinh quang và sức mạnh chiến thắng của mình mà khuất phục thế gian, thì phương
chi là chúng ta. và nếu Chúa đã muốn dùng những dấu đinh nơi chân tay và cạnh sườn làm
những dấu chứng phục sinh, thì mỗi người chúng ta cũng không có dấu chỉ nào ý nghĩa
hơn là những vết thương của các cuộc khổ nạn mà chúng ta có thể đã, đang và sẽ còn chia
sẻ với Chúa. Chính với những dấu chỉ này mà chúng ta có thể làm chứng cho Chuá Phục
Sinh một cách sống động nhất. Từ hơn 2000 năm nay, Thánh giá mới thực sự là biểu hiện
vinh quang, và dấu đinh mới là dấu chỉ của Chúa Phục Sinh. Hãy nhận ra Chúa nơi năm
dấu thánh, chứ không phải trong ánh hào quang. Chúa Kitô thực sự là “người” khi “đầu
đội vòng gai, mình mặc áo đỏ” (Ga 19,5) nghĩa là khi Ngài bị đánh đập sỉ vả; Ngài thực sự
là “Chúa” khi bị đóng đinh trên thập giá. Ngày nay Ngài cũng vẫn đang hiện diện giữa
chúng ta như là “người” và là “Chúa” trong những người anh em bị đau khổ, bị ngược đãi,
sỉ nhục, bị tù đày, tra tấn, bị đói khát, trần truồng, bị chối bỏ, bị giết vì tình yêu Thiên
Chúa và tình yêu nhân loại.
Nhưng thưa anh chị em,
Giáo hội nói chung và mỗi người tín hữu chúng ta nói riêng có sẵn sàng mang dấu tích của
Chúa Phục Sinh, có sẵn sàng trở nên khí cụ bình an của Chúa hay không? Nói khác đi,
chúng ta có sẵn sàng chịu đau khổ, chịu đóng đinh để làm chứng cho Chúa Phục Sinh
không? Có sẵn sàng hoà giải nhân loại với Chúa, hoà giải nhân loại với nhau, bằng những
hy sinh và cả giá máu mà chúng ta phải sẵn sàng đổ ra hay không?
Con người ngày nay không dễ tin. Họ cũng đòi hỏi như ông Tôma, phải được trông thấy,
phải được kiểm nghiệm, phải có dấu chứng khả giác mới chịu tin. Chúng ta có nghiệm vụ
trình bày cho họ thấy rõ khuôn mặt thật của Chúa Phục Sinh. Làm sao họ có thể nhận ra
khuôn mặt của Chúa Giêsu, nếu họ không nhìn thấy những vết thương, những chứng tích
của Chúa Kitô đóng đinh nơi tay chân, nơi thân xác, nơi cuộc sống cuả người Kitô hữu?
Làm sao họ có thể tin được, nếu họ không thấy chứng tích của những bàn tay chai cứng vì
lao động, của những khuôn mặt đẫm mồ hôi vì phục vụ, của những cuộc đời xả thân hy
sinh cho tha nhân? Làm sao có thể tin được, nếu họ không thấy dấu chứng của cộng đoàn
Kitô hữu tương tự như cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi ở Giêrusalem sau ngày Chúa Phục
Sinh theo sách Công vụ mô tả: “Những kẻ tin, muôn người như một, chuyện cần với lời
giảng dạy của các tông đồ, hiệp nhất và cùng chung lo cho người nghèo khó bằng cách
để chung tiền của, họ đồng tâm nhất trí chia sẻ bánh thánh và cầu nguyện”. Đời sống
chứng tá đó đã thu hút những người không tin, nên “số những người tin Chúa mỗi ngày
càng thêm đông” (X. Cv 4,32-35; 2,42-47). Đó chính là chứng tích của tình yêu. Con
người ngày nay cũng đang đòi kiểm nghiệm những chứng tích tình yêu của cộng đoàn
Kitô hữu chúng ta. Đạo của anh là đạo tình yêu ư? Xin đừng nói nhiều, hãy cho tôi xem
những chững chứng tích tình yêu của anh đi!
Ước gì mỗi người chúng ta đều mang những chứng tích tình yêu của Chúa Kitô đóng đinh
trên tay chân, trên thân xác, trong cuộc sống… để chia sẻ với Chúa Giêsu những vết
thương của các cuộc khổ nạn đang diễn ra trên thế giới ngày nay, nhờ đó chúng ta mới có
thể làm chứng cho chiến thắng vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Ký sự thuật lại lần xuất hiện thứ hai của Chúa tại phòng Tiệc ly, trong lúc có một môn đệ
Tôma là người bản tính cứng tin. Ký sự đáng cho ta chú ý về hai điểm được nhấn mạnh.
Trước hết là thực tại hữu thể trong sự Chúa sống lại, dù người ta đưa ra bất kỳ lý thuyết
phỏng đoán về cơ thể hiển vinh của Chúa. Tiếp đến là tầm quan trọng và ưu thế của đức
tin.
Trước khi nhấn mạnh vấn đề đức tin, chúng ta ghi sơ qua rằng rất có thể bài tường thuật
muốn trả lời hai ý kiến phản kháng:
a/ Chúa Phục Sinh không phải làmột bóng ma, cũng chẳng phải là một ảo ảnh. Chúa
phô bày những dấu vết về nhân dạng –về thực tại hữu thể của Người: đó là những thương
tích của một người đóng đinh trên thập giá, Chúa cho Tôma tra tay vào những vết thương
đó.
b/ Truyền thuyết mà người Do Thái tưởng tượng về việc thi hài Chúa bị mấy môn đệ
lấy đi mất, là một chuyện dựng đứng, bởi lẽ một số đông môn đệ đã thấy Chúa, nhận
đúng Chúa bằng xương bằng thịt.
Giả thuyết này, giả thuyết nọ cốt ý giải thích cái thực tại hữu thể, nhưng không thay đổi
được gì trong việc kiểm chứng một sự kiện.
Đối với chúng ta, vấn đề hấp dẫn nhất liên quan đến đức tin:
1) Trước đây, Chúa đã phán: Các ngươi tin vào Thiên Chúa, vậy hãy tin vào Ta (Ga
14,1). Đáp lại lời đó của Thày, vang lên tiếng hô của Tôma: Lạy Chúa tôi và là Thiên
Chúa của tôi. Khoảng giữa Lời Chúa và tiếng kêu kỳ diệu của Tôma, một quá trình dài đã
được thực hiện. Có thể nói rằng một trong những mạch văn chứa đựng tính chất bi kịch
trong toàn bộ Phúc Âm của thánh Gioan biểu lộ trong bước tiến chật vật từ cứng tin vươn
tới đức tin. Người Do Thái sau này sẽ đứng tại chỗ với lòng cứng tin. Đức tin chỉ được
vươn tới sau khi vượt thắng bao khó khăn trở ngại. Tôma thuộc hạng người ưa phản
kháng, khó thuyết phục. Ta nhớ lại, ông đã từng xem việc Chúa đi thăm mộ Lagiarô như
một việc liều lĩnh (Ga 11,16). Ông đã dám nói với Chúa rằng ông không biết cuộc phiêu
lưu của Người rồi đây sẽ kết thúc ở đâu (Ga 14,5). Vậy mà chính ông đã tuyên xưng đức
tin bằng một câu tuyệt vời nhất trong khắp Tân Ước. Đây là một kết quả cho thấy cùng
một lúc lòng rộng rãi Chúa khi Người ban ơn đức tin, và lời đáp đơn sơ của một tâm hồn
khó tính nhưng ngay thẳng.
Người ta sẽ nhận xét: Tôma dễ có được niềm tin vì may mắn được thấy Chúa. Phần chúng
ta, chúng ta nhận định rằng các môn đệ khác cũng may mắn như Tôma. Tuy nhiên đã có
một khoảnh khắc các ông nhận ra Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhiều hơn là một người.
Niềm tin của ông nằm trong quá trình các ông thừa nhận Đức Giêsu Thiên Chúa.
Chúng ta cũng vậy. Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta vượt lên trên những gì chúng ta biết về
con người Giêsu lịch sử, để vươn tới niềm tin vào Đức Giêsu Thiên Chúa.
2) Đức tin là một sự “trở nên” liên tục, một sự tiến tới không ngừng. Không bao giờ
người ta đạt tới hoàn hảo trong đức tin vào Đức Giêsu, Chúa chúng ta và là Thiên Chúa
chúng ta. Một trong những bản dịch có thẩm quyền nhất về câu 27, viết: Ngươi đừng trở
nên cứng tin, mà là người thành tín. Cứng tin hay thành tín không phải là trạng thái bất
động của nội tâm. Từ chối không tin, là khiến cho đức tin càng thêm khó. Ngược lại, chấp
nhận tin và làm cho đức tin càng dễ được chấp nhận và sống động. Người ta tiến hóa trong
đức tin. Người ta trở nên cứng tin hơn hoặc thành tín hơn.
Sự kiện này có một hệ quả. Đức tin sống động thiết lập trong con người một sự tăng
trưởng thiêng liêng. Sau một thời kỳ tăng trưởng, cơ thể bị hao mòn dần rồi chết. Đức tin
là một thực tại thiêng liêng lớn lên và tăng trưởng theo mức độ chúng ta muốn sống trong
đức tin. Đức tin không hao mòn, nhưng phát triển và nảy nở không ngừng. Tại sao? Vì lẽ
đức tin nối chúng ta vào Thiên Chúa hằng sống, là nguồn mạch vô tận của sự sống. Tuy
nhiên chúng ta có trở nên mỗi ngày một thành tín hơn hay không là tùy thuộc lòng ước
muốn, thái độ ngay thẳng thực tiễn và cung cách chúng ta nghênh tiếp đức tin.
. Dấu chứng Phục Sinh
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
“Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và
không đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngài, tôi chẳng có tin”. Đó là thách thức của tông đồ
Tôma. Đó cũng là đòi hỏi của con người khoa học thực nghiệm ngày nay: phải thấy, phải
đụng chạm, phải kiểm nghiệm được mới tin.
Ngày 23 thánh 9 năm 1968, cha Piô, linh mục nổi tiếng dòng Capucinô đã qua đời trong
một tu viện tại Italia. Suốt 50 năm cha Piô mang năm dấu thánh, nghĩa là trên hai tay, hai
chân và ngực ngài được in năm vết thương của Chúa Giêsu. Những vết thương mà Chúa
Phục Sinh đã tỏ cho ông Tôma tông đồ trong Tin Mừng hôm nay. Nhiều người trên khắp
thế giới đã đến xưng tội với vị linh mục thánh thiện này và tham dự thánh lễ cha cử hành.
Khi cha Piô dâng lễ, cả ngài và dân chúng đều nhận thức rõ ràng ngài mang trên thân thể
ngài những dấu thương tích mà Chúa đã chịu trên thập giá, những vết thương làm cha
đau đớn khôn tả. Thỉnh thoảng những giọt máu rỉ ra trên tay của cha, hai tay chỉ để trần
khi dâng lễ. Lúc khác, hai tay ngài được bao lại trong đôi gang tay màu nâu. Khi dâng lễ,
ngài thường gồng như một người vác thập giá. Ngài thường khóc khi nhìn thánh Thể, mặt
ngài như thiên thần, nhưng người có mặt cảm thấy bình an.
Với một số người, câu chuyện của cha Piô coi như chuyện đạo đức giả tưởng ở thời Trung
cổ. Nhưng thực ra đây là một con người của Chúa sống trong thế kỷ của chúng ta. Hằng
trăm ngàn người thuộc đủ mọi tín ngưỡng hay không tín ngưỡng đã thấy tận mắt, đã đến
thăm viếng ngài. Ngài cũng chịu đủ mọi khám nghiệm y khoa cũng như khoa học. Tất cả
đều chứng minh rằng không có lối giải thích tự nhiên nào đối với các vết thương trên cơ
thể ngài. Và cũng không có cách nào chữa trị được.
Chúa chọn vị linh mục thánh thiện này để chia sẻ nỗi khổ thể xác của Con Chúa. Để làm
cho sự chia sẻ này hiển nhiên hơn, xúc động hơn, Chúa đã để cho xuất hiện những vết
thương trên thân xác cha Piô. Và trong lịch sử đã có hàng trăm người khác cũng đã được
in dấu thánh, đặc biệt là cha Thánh Phanxicô thành Assisi, để họ trở nên những nhân
chứng sống động cho cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Đức Ktô.
Chúa Kitô Phục Sinh là một Tin Mừng, nhưng là một Tin Mừng không dễ tin, đặc biệt đối
với những người theo Chúa, như các tông đồ. Nguyên sự kiện ngôi mồ trống không đủ
bằng chứng để họ tin. Cần phải có những lần hiện ra của Chúa Giêsu mới củng cố được
lòng tin của các ông. Thánh Gioan đã ghi lại câu chuyện Chúa hiện ra cho các tông đồ và
cho Tôma là để chúng ta tin. Thế nhưng, trong những lần hiện ra đó, cái gì đã giúp cho
những người thân của Chúa Giêsu nhận ra Ngài? Có thể là một tiếng gọi (với Maria), một
cử chỉ bẻ bánh (với hai môn đệ Emmau) hoặc cũng có thể là một phép lạ xẩy ra theo lệnh
truyền của Chúa (như mẻ cá đầy ở biển hồ Tibêria), nhưng đặc biệt là những thương tích
nơi tay chân và cạnh sườn của Ngài. Ông Tôma đã thưa cùng với Chúa: “Lạy Chúa, lạy
Thiên Chúa của con” khi Chúa Giêsu cho ông thấy những dấu đinh của cuộc khổ nạn trên
thân thể Ngài và nói với ông những lời không thể ngờ được: “Đặt ngón tay vào đây và hãy
nhìn xem tay Thầy. Đưa bàn tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa,
nhưng hãy tin!”.
Như thế, dấu chỉ để người nhận ra Chúa Phục Sinh không phải là vinh quang chói lọi hay
cái gì khác, mà là chính dấu đinh. Nếu chính Đứng Phục Sinh vinh hiển đã không muốn
dùng vinh quang và sức mạnh chiến thắng của mình mà khuất phục thế gian, thì phương
chi là chúng ta. và nếu Chúa đã muốn dùng những dấu đinh nơi chân tay và cạnh sườn làm
những dấu chứng phục sinh, thì mỗi người chúng ta cũng không có dấu chỉ nào ý nghĩa
hơn là những vết thương của các cuộc khổ nạn mà chúng ta có thể đã, đang và sẽ còn chia
sẻ với Chúa. Chính với những dấu chỉ này mà chúng ta có thể làm chứng cho Chuá Phục
Sinh một cách sống động nhất. Từ hơn 2000 năm nay, Thánh giá mới thực sự là biểu hiện
vinh quang, và dấu đinh mới là dấu chỉ của Chúa Phục Sinh. Hãy nhận ra Chúa nơi năm
dấu thánh, chứ không phải trong ánh hào quang. Chúa Kitô thực sự là “người” khi “đầu
đội vòng gai, mình mặc áo đỏ” (Ga 19,5) nghĩa là khi Ngài bị đánh đập sỉ vả; Ngài thực sự
là “Chúa” khi bị đóng đinh trên thập giá. Ngày nay Ngài cũng vẫn đang hiện diện giữa
chúng ta như là “người” và là “Chúa” trong những người anh em bị đau khổ, bị ngược đãi,
sỉ nhục, bị tù đày, tra tấn, bị đói khát, trần truồng, bị chối bỏ, bị giết vì tình yêu Thiên
Chúa và tình yêu nhân loại.
Nhưng thưa anh chị em,
Giáo hội nói chung và mỗi người tín hữu chúng ta nói riêng có sẵn sàng mang dấu tích của
Chúa Phục Sinh, có sẵn sàng trở nên khí cụ bình an của Chúa hay không? Nói khác đi,
chúng ta có sẵn sàng chịu đau khổ, chịu đóng đinh để làm chứng cho Chúa Phục Sinh
không? Có sẵn sàng hoà giải nhân loại với Chúa, hoà giải nhân loại với nhau, bằng những
hy sinh và cả giá máu mà chúng ta phải sẵn sàng đổ ra hay không?
Con người ngày nay không dễ tin. Họ cũng đòi hỏi như ông Tôma, phải được trông thấy,
phải được kiểm nghiệm, phải có dấu chứng khả giác mới chịu tin. Chúng ta có nghiệm vụ
trình bày cho họ thấy rõ khuôn mặt thật của Chúa Phục Sinh. Làm sao họ có thể nhận ra
khuôn mặt của Chúa Giêsu, nếu họ không nhìn thấy những vết thương, những chứng tích
của Chúa Kitô đóng đinh nơi tay chân, nơi thân xác, nơi cuộc sống cuả người Kitô hữu?
Làm sao họ có thể tin được, nếu họ không thấy chứng tích của những bàn tay chai cứng vì
lao động, của những khuôn mặt đẫm mồ hôi vì phục vụ, của những cuộc đời xả thân hy
sinh cho tha nhân? Làm sao có thể tin được, nếu họ không thấy dấu chứng của cộng đoàn
Kitô hữu tương tự như cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi ở Giêrusalem sau ngày Chúa Phục
Sinh theo sách Công vụ mô tả: “Những kẻ tin, muôn người như một, chuyện cần với lời
giảng dạy của các tông đồ, hiệp nhất và cùng chung lo cho người nghèo khó bằng cách
để chung tiền của, họ đồng tâm nhất trí chia sẻ bánh thánh và cầu nguyện”. Đời sống
chứng tá đó đã thu hút những người không tin, nên “số những người tin Chúa mỗi ngày
càng thêm đông” (X. Cv 4,32-35; 2,42-47). Đó chính là chứng tích của tình yêu. Con
người ngày nay cũng đang đòi kiểm nghiệm những chứng tích tình yêu của cộng đoàn
Kitô hữu chúng ta. Đạo của anh là đạo tình yêu ư? Xin đừng nói nhiều, hãy cho tôi xem
những chững chứng tích tình yêu của anh đi!
Ước gì mỗi người chúng ta đều mang những chứng tích tình yêu của Chúa Kitô đóng đinh
trên tay chân, trên thân xác, trong cuộc sống… để chia sẻ với Chúa Giêsu những vết
thương của các cuộc khổ nạn đang diễn ra trên thế giới ngày nay, nhờ đó chúng ta mới có
thể làm chứng cho chiến thắng vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (26/04/2025) .: Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa (26/04/2025) .: Hãy nhìn xem (26/04/2025) .: “Tôi nhận ra bạn…” (26/04/2025) .: Vui mừng vì thấy Chúa. (26/04/2025) .: Lỡ hẹn (26/04/2025) .: Sống đức tin. (26/04/2025) .: Lòng thương xót. (26/04/2025) .: Lòng Chúa xót thương (26/04/2025) .: Niềm tin Chúa Phục Sinh (26/04/2025) .: Tần số tình yêu (26/04/2025) .: Đức tin ngọn đuốc cuộc đời (26/04/2025) .: Tôma đa nghi (26/04/2025) .: Gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh. (26/04/2025) .: Con đường tiếp nhận Chúa (26/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam