Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 53
Tổng truy cập: 1338584
Đức Giêsu là Con yêu dấu của Chúa Cha
Cập nhật : 01-03-2009 |
CHỦ ĐỀ: ĐỨC GIÊSU LÀ CON YÊU DẤU CỦA CHÚA CHA Là Con hiếu thảo của một gia đình, Đức Giêsu cũng là Con yêu dấu của Chúa Cha. Chính Chúa Cha đã xác nhận điều đó: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5). Người luôn lo lắng chu toàn sứ mạng của Chúa Cha, từ thời niên thiếu, khi ở lại trong Đền Thờ giữa các bậc tiến sĩ, cho đến giờ phút khổ nạn thập giá. Đức Giêsu đã luôn thể hiện ý Chúa Cha trong lời nói cũng như việc làm. Vâng phục thánh ý Chúa Cha chính là lương thực của Người (x.Ga 4,34). II. DẪN GIẢI Năm 2009 Thư Mục Vụ đề cập đến vấn đề giáo dục trong gia đình. Tháng Giêng: Theo ý định của Chúa, gia đình nuôi dạy tình yêu. Tháng Hai: Chúa giáng trần đã hấp thụ giáo dục của gia đình. Tháng Ba: Chúa Thể Hiện Đức Tính Đứa Con Hiếu.
III. CHUYỆN MINH HOẠ MỘT CÁCH THỂ HIỆN TÌNH YÊU Khi còn bé, Mary thường hay nghịch ngợm chạy nhảy khắp nơi. Cứ hễ mỗi khi cô bé sơ ý bị ngã đau oà lên khóc, mẹ cô lại chạy đến, bế cô lên, hôn vào chỗ bị đau rồi bảo: “Con ơi, mỗi khi con bị đau, con hãy siết chặt lấy tay mẹ, và mẹ sẽ nói với con rằng mẹ yêu con, con nhé !” Thời gian thấm thoát trôi qua, cô học hành đỗ đạt và phải đi làm việc xa gia đình. Năm cô 30 tuổi, Mary nhận được điện thoại của bố, báo tin mẹ cô ngã bệnh rất nặng. Cô vội thu xếp mọi việc để về nhà. Vừa trông thấy người mẹ gầy còm tang thương nằm bẹp trên giường vì chứng bệnh ung thư buồng trứng, cô rơm rớm nước mắt, chợt nhớ đến những kỷ niệm tuyệt vời ngày xưa còn bé, liền chạy lại bên mẹ, và cũng làm lại đúng những “cách thức thương yêu” ngày xưa mẹ cô đã làm cho cô: “Mẹ ơi mỗi khi mẹ lên cơn đau, mẹ hãy siết chặt lấy tay con, và con sẽ nói với mẹ rằng con yêu mẹ, mẹ nhé !” Cô đọc được trong ánh mắt kiệt quệ của mẹ một tia sáng long lanh của sự ấm áp yêu thương. Cứ thế, trong suốt hai năm, Mary đã xin nghỉ việc để cùng với bố túc trực chăm sóc mẹ, siết chặt bàn tay của mẹ và nói những lời như thế mỗi khi mẹ lên cơn đau quằn quại. Và rồi lần xiết chặt tay cuối cùng đã đến, mẹ cô đã nhắm mắt lìa đời trong niềm bình an của yêu thương, bên tai vẫn nghe con gái thủ thỉ: “Mẹ ơi mỗi khi mẹ lên cơn đau, mẹ hãy siết chặt lấy tay con, và con sẽ nói với mẹ rằng con yêu mẹ, mẹ nhé !” Yêu ai là muốn làm đẹp lòng người ấy. Cũng thế, khi yêu ai, chúng ta nhận lấy niềm vui và nhất là nổi khổ của người mình thương yêu. Nổi khổ hay niềm vui chúng ta nhận lấy đôi khi còn lớn hơn cả niềm vui và nổi khổ của người chúng ta yêu thương. Như người mẹ xé ruột, nát gan, khi nhìn thấy đứa con bé bỏng của mình oằn oại trên giường bệnh. Tình yêu khiến chúng ta sẳn sàng hy sinh. Tình yêu mãnh liệt hơn sự chết là như thế! IV. DIỄN GIẢI Khi đề cập đến vai trò làm Con Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Thư Mục Vụ đã dẫn lời của Tin Mừng Thánh Gioan (x. Ga 4,34) : “Vâng phục thánh ý Chúa Cha, chính là lương thực của Ngài” (TMV số 5). Đức Giêsu vâng phục Chúa Cha theo cách thế của một Người Con yêu thương và làm theo ý của Cha mình. Không phải như trẻ con, cha bảo gì làm nấy, không hiểu biết, cũng chẳng mến yêu, làm như nô lệ. Cũng chẳng phải như người làm thuê, chỉ cần làm hết bổn phận của mình. Vâng phục Chúa Cha trở nên bổn phận thiết thân với Chúa Giêsu: “Nầy Con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10,7). Thực vậy, từ năm lên mười hai tuổi, Đức Giêsu đã cho thấy Ngài phải lo công việc của Cha Ngài (Lc 2,49-50). Thời gian công khai rảo giảng Tin Mừng chính là lúc Đức Giêsu thể hiện rõ nét Ngài đến trần gian chỉ để làm theo ý Chúa Cha mà thôi! Là Thiên Chúa, có toàn quyền trên trời dưới đất, dẫu vậy Đức Giêsu luôn định hướng cuộc đời mình theo thánh ý Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài và chờ đến “giờ” để thực hiện chương trình đã định, như khi hoá nước thành rượu, khi lên Giêrusalem vào dịp Lễ, hay khi làm cho Lazarô sống lại… Ngài chuyên cần cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh, để luôn hiểu được ý Chúa Cha. Mắt Ngài đăm đăm nhìn Chúa Cha, để chỉ làm những gìø Ngài thấy Cha làm: “Thật, tôi bảo thật các ông: Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoài trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì Người Con cũng làm như vậy” (Ga 5,19). Với những người chống đối, không tin, Đức Giêsu phó thác cho Chúa Cha lôi kéo, để họ tin vào Ngàiï. Đức Giêsu vâng phục ngay cả khi để cho người ta bắt mình. Sau khi cầu nguyện, Người đón nhận chén đắng mà Chúa Cha trao ban, không kháng cự đã đành, lại còn ngăn cấm không cho các môn đệ vọng động, ngõ hầu Ý Chúa được nên trọn (x. Mt 26,5). Sau biến cố Phục Sinh, Đức Giêsu nhắc cho các môn đệ hiểu những đau khổ Ngài phải chịu là do ý muốn của Chúa Cha và cũng do thánh ý Chúa Cha, các ông còn phải rao giảng sự thống hối và ơn tha tội cho khắp muôn dân (x. Lc 24,46-47). Đức Giêsu đón nhận thánh ý Chúa Cha trong mọi sự. Và khi gọi chúng ta là “anh em”, Người đưa chúng ta vào gia đình của Cha Người. Như vậy, Người cũng gánh chịu tất cả những khó khăn, tội lỗi, án phạt của chúng ta, những kẻ “thuộc về gia đình” của Người. Đúng như lời ngôn sứ Isaia đã nói: “Đức Chúa đã đổ trên đầu Người tất cả tội lỗi chúng ta” (Is 53,6). Và “Người còn hạ mình vâng lời cho đến nổi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Phil. 2,8). Đức Giêsu đã vâng phục Chúa Cha như thế đó! Ngài chính là mẫu gương vâng phục cho mỗi người chúng ta đối với Thiên Chúa, là Cha chúng ta, qua Hội Thánh của Người. Vâng phục thế nào? Sự vâng phục hệ tại ở chỗ chấp nhận thánh ý Thiên Chúa trên ý muốn của mình, chấp nhận chương trình của Thiên Chúa, trên chương trình của mình - trong mọi hoàn cảnh - với lòng yêu mến muốn gắn bó với Chúa, trong niềm tin tưởng mãnh liệt. Điều đó, cũng có nghĩa là mở lòng ra, ngoan ngùy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta sống theo ý Chúa. Đằng sau mọi hành vi vâng phục đều là hệ quả của một niềm tin sâu thẳm. Mẫu gương của Đức Trinh Nữ Maria: Tin chính là Vâng Phục. Trong ngày Truyền Tin, khi đáp lời sứ thần truyền: “Nầy tôi là nữ tỳ của Chúa, xin hãy thực hiện nơi tôi điều sứ thần đã phán” (Lc 1,38) là Đức Maria đã chấp nhận ý Chúa trên ý của mình, chấp nhận chương trình của Thiên Chúa trên chương trình của mình. Qua đó, Đức Maria cũng đã đáp lời Chúa Thánh Thần, Đấng thôi thúc và thăng tiến đức tin của Mẹ mỗi ngày một trọn hảo hơn. Bằng một đức tin vâng phục, Đức Maria - người nữ tỳ - đã dâng hiến toàn thân cho Thiên Chúa và Con của Người, không giữ lại chút gì cho mình. Vì thế mẹ đáng được Giáo Hội tuyên xưng là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc loài người. Noi gương Đức Giêsu và Mẹ Maria, chúng ta nài xin Chúa Thánh Thần, cho chúng ta cũng biết : - Vâng lời cha mẹ trong những điều phải lẽ. Bởi vì vâng lời là hiếu thảo, là yêu thương. - Vâng phục Hội Thánh, là gia đình của Đức Giêsu mà chúng ta là “anh em" của Ngưòi. - Yêu mến và vâng phục Thánh Ý Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Yêu thương chính là vâng phục: “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy…” (Ga 15,10). Xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. KIỂM ĐIỂM
V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN Kêu mời: Anh chị em thân mến, Nhiều lần Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Thiên Chúa. Qua đó, Người dạy: “Hễ ai muốn trở nên con Thiên Chúa, thì phải kết hợp với Chúa Giêsu, và phải vâng nghe lời Ngài”. Chúng ta hiệp ý cầu nguyện:
Kết thúc: Lạy Chúa, Chúa muốn cứu chuộc mọi người để họ được tham dự vào sự sống Thiên Chúa. Xin cho chúng con biết năng kết hợp với Con yêu dấu Chúa, trung thành tuân giữ giới răn Chúa, hầu đáng được gọi là con Thiên Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen. VI. ÁP DỤNG THỰC HÀNH ĐỨC GIÊSU KITÔ - CON THIÊN CHÚA Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người đã hoàn toàn trở nên con người trong gia đình Nagiareth. Trẻ Giêsu đã được nuôi dưỡng, dạy dỗ bởi Mẹ Maria và thánh Giuse, đã được hấp thụ môi trường xã hội của nước Do Thái, những hình ảnh, những nền văn hoá địa phương để sau này khi rao giảng Nước Trời Người đã làm cho những lời dạy của Người thật phong phú và gần gũi với con người mọi thời. Vì thế, trong những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, chúng ta thấp thoáng thấy được hình ảnh của mẹ cha, của quê hương làm xóm. Khi nói về lòng nhân hậu, sự bao dung tha thứ, sự quảng đại yêu thương…có lẽ Chúa Giêsu cũng đã được in đậm những đức tính ấy nơi người cha người mẹ của Người. Như vậy, Chúa Giêsu quả là một người con hiếu thảo của gia đình Nagiareth khi Người vâng lời mẹ cha và thể hiện hình ảnh người cha, người mẹ nơi chính con người của mình. Hơn nữa, Đức Giêsu là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa Cha, chính Chúa Cha đã xác nhận điều ấy ở sông Giođan khi Chúa Giêsu chịu phép rửa sám hối của Gioan Tẩy Giả: “Đây là Con Yêu Dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5). Chúa Giêsu đã làm gì mà được Thiên Chúa Cha xác nhận là Con Yêu Dấu? Những biến cố ghi lại trong các Sách Tin Mừng có lẽ đủ cho chúng ta thấy được điều đó. Năm 12 tuổi Chúa Giêsu được cha mẹ dẫn lên Đền Thánh Giêrusalem và Người bị lạc ở đấy. Câu trả lời của Chúa Giêsu có lẽ khó nghe bởi chúng ta chưa hiểu nhưng đã nói lên sự liên hệ mật thiết của Người với Thiên Chúa Cha “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2, 49), và việc gắn bó với Thiên Chúa Cha là việc tối cần thiết trong cuộc đời của Người. Trong giai đoạn công khai hoạt động, Chúa Giêsu đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa Cha khi Người đến với những người nghèo hèn, bệnh tật, tội lỗi, những người bị xã hội gạt ra bên lề... Những dụ ngôn, những bài giảng nói về tình yêu, sự tha thứ… vượt hẳn sự tha thứ mà con người có thể nghĩ đến. Những điều ấy Chúa Giêsu đã học được từ đâu nếu không phải là nơi Thiên Chúa Cha là Đấng Bao Dung Tha Thứ. Có thể quả quyết mà không sợ bị võ đoán rằng: suốt cuộc đời của Chúa Giêsu là thể hiện khuôn mặt nhân hậu và ý định của Thiên Chúa Cha. Có những cám dỗ xảy ra trong cuộc đời của Chúa Giêsu giữa ý muốn dễ dãi và thực hiện ý Chúa Cha, nhưng trong tất cả mọi sự Chúa Giêsu đã “…xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 22, 42). Trong thư của thánh Phaolô tông đồ gởi cho tín hữu Côlôxê ngài viết: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình……..” (Cl 1, 15). Như vậy, Chúa Giêsu thật sự là Người Con Yêu Dấu của Thiên Chúa Cha khi Người đã vâng lời Cha hiến thân mình làm giá cứu chuộc nhân loại và Người là Con Yêu Dấu của Chúa Cha khi Người thể hiện khuôn mặt đầy nhân hậu, tha thứ của Thiên Chúa Cha trong sứ mạng của Người. Những người Kitô hữu qua Bí tích Rửa tội được mời gọi trở nên những người anh em của Đức Kitô thì cũng được mời gọi nên những người con yêu dấu của Chúa Cha. Hãy học nơi Đức Kitô mà biết nghe tiếng Chúa trong cuộc sống hằng ngày và thể hiện tình yêu mình nhận được nơi Thiên Chúa cho anh chị em chung quanh. |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam