Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 39
Tổng truy cập: 1338469
Đồng hành
ĐỒNG HÀNH
Có một ông nọ vừa mua được chiếc Honda ít lâu, ông ta nghĩ phải đi chạy cho đáng đồng tiền. Thế là ông quyết định cỡi xe đi từ tỉnh đi thành phố
Xe mới chạy quá êm đường rộng, láng chạy quá đả. Đang ngất ngây thì bổng đến ngã tư đèn đỏ bật lên ông bao nhiêu xe cộ dừng lại, ông nghỉ:
Ồ sao họ lễ phép quá vậy? thấy mình lớn tuổi nên nhường cho mình đi trước hả ? Cảm ơn nhiều nhe! Và thế là ông tiếp tục cảm giác ngất ngây với chiếc xe mới. Bổng đâu có xe CSGT dừng xe ông lại. Xin bác cho xem giấy tờ…
- Đây, có chuyện gì vậy chú ?
- Bằng một giọng nữa thật nữa đùa anh công an giao thông nói:
- Bằng của bác là bằng giả rồi bác ơi !
- Dơ, lần trước tui mua 200, nói bằng giả tôi chịu, lần này tui mua 500 mà cùng giả nữa sao ?
- Bác về học luật giao thông rồi thi lấy bằng, bằng đó mới thật.
Ngày nay xã hội phát triển việc di chuyển cũng gia tăng. Không biết, cố tình vi phạm luật giao thông đã gây nên những tai nạn đến mức quá sức tưởng tượng, vì thế nhà nước đõ phải nỗ lực một mặt giáo dục luật giao thông mặt dùng luật để nghiêm trị những ai cố tình vi phạm luật đó để hạn chế thiệt hại về người và tài sản.
Đường đời bao nhiêu tai nạn xảy ra người ta thống kê được, người ta báo động tình trạng nguy hiểm, buộc mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Trong khi đó “Đạo” chính thật là đường, cũng có luật lệ phải tuân thủ,vi phạm luật đạo hậu quả còn nghiêm trọng hơn, thế mà người ta lại lơ là về việc đó. Tại sao vậy ?
Có nhiều lý do nhưng một trog những lý do đó là họ chưa được giáo dục đầy đủ để hiểu về sự cần thiết của luật đạo và sự nghiêm trọng khi vi phạm luật đó. Trách nhiệm đó thuộc về ai ?
Thư chung của HĐGM số 26 nói rõ: "Trách nhiệm giáo dục đức tin thuộc về mọi Kitô hữu. Tuy vậy, trong thực tế, các “nhà giáo” mới thực sự là những người được trao phó trách nhiệm giáo dục chuyên nghiệp. Đức Gioan Phaolô II trong Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân đã thiết tha kêu gọi các giáo viên đang giảng dạy tại các trường Công giáo hay không Công giáo ích cực làm nhân chứng cho Tin Mừng (x. TH/KTHGD 6). Như thế ngoài cuộc sống mẫu mực của một nhà giáo, họ còn là đại sứ của Đức Kitô nơi học đường bằng chính đời sống và lương tâm Kitô hữu. Mọi người sẽ nhìn thấy họ mà gặp được Thiên Chúa". Trong hoàn cảnh nước ta không có trường học công giáo thì trách nhiệm này thuộc về:
Trước nhất là hàng linh mục, theo lời của Đức Giáo Hoàng thì Linh mục trước tiên phải là giáo lý viên. Là mục tử linh mục phải dẫn dắt đoàn chiên của Chúa đi trong đường lối cûa Người nên linh mục có trách nhiệm chỉ cho đoàn chiên đường lối mà họ phải đi, những bất trắc có thể xảy ra trên đường, những tai nạn sẽ đến nếu không đi đúng. Công việc này các Ngài phải làm không chỉ khi dạy giáo lý mà còn cả trong bài giảng, khuyên bảo trong tòa giải tội và mục vụ tư vấn.
Kế đên phải kể tới các giáo lý viên là những người trực tiếp giáo dục “luật giao thông” thật sự. Và cuối cùng những người có ảnh hưởng quyết định đến công việc giáo dục này là cha mẹ. Đời sống đạo của các bậc ha mẹ là đèn soi cho con cái cứ đó mà tiến, những lời nhắc nhở khuyên răn, động viên là động lực giúp con cái tiến triển về lòng đạo đức
Để hoàn tất hành trình trên “con đường” dài hàng trăm năm mà người ta chỉ đi có một lần đi qua này, người Kitô hữu cũng cần phải học luật giao thông, cần có người dẫn đường và khi leo đèo vượt suối cũng cần phải có động lực từ phía sau.
TỔ ẤM YÊU THƯƠNG
Gia đình trong chương trình tạo dựng và giáo dục của Chúa Cha
Thiên Chúa ngay trong bản thân của mình là cộng đoàn, một gia đình yêu thương gồm Ba Ngôi Vị: Cha Con và Thánh Thần. Ba Ngôi Vị có một bản thể và một quyền năng duy nhất là Thiên Chúa yêu thương. Ba Ngôi không tách rời nhau, cùng làm việc với nhau, để đem lại hạnh phúc cho loài người. Hạnh phúc của những người quên mình sống yêu thương nhau trong Thiên Chúa tình thương. Mỗi gia đình cần phản ảnh gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi, tổ ấm yêu thương, gia đình đầm ấm.
1. Chỉ vì yêu thương, Thiên Chúa sáng tạo và chăm lo cho loài người được hạnh phúc:
a) Chỉ vì yêu loài người, Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ vạn vật và tiếp tục bảo tồn, thăng tiến chúng: Để loài người có đủ điều kiện sống, ấm no, an hoà, hạnh phúc, Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật trước, tạo dựng con người sau, như một người con cộng tác với Cha “làm chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất”(St 1,26). Thiên Chúa ban sự sống tự nhiên và thần linh cho con người. “Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật”(St 2,7). Rồi “Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Eden về phía đông và đặt vào đó con người do chính Chúa nặn ra”(St 2,8) chỉ muốn cho con người được hạnh phúc hoàn toàn.
b) Con người có phẩm giá cao cả và có quyền hành bao trùm vũ trụ vì Chúa đã tạo dựng họ giống hình ảnh Chúa: “Ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta”(St 1,26). Chúa thông ban cho con người có lý trí để suy xét, ý chí để ước muốn, chọn lựa, có tự do để chịu trách nhiệm về mọi quyết định và hành động của mình. Chúa chúc lành cho loài người và phán với họ: “Hãy thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất”(St 1,28). Lúc đó, con người luôn vâng theo ý Chúa. Thiên Chúa truyền lệnh cho con người: “Hết mọi cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng quả cây cho biết điều thiện, điều ác thì ngươi khơng được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết”(St 2,17)
c) Thiên Chúa tạo dựng nên con người có nam có nữ: Thiên Chúa phán: “Con người ở một mình không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó”(St 2,18) “Thiên Chúa tạo dựng mọi dã thú, chim trời, dẫn đến với con người…Con nguời đặt tên cho mọi súc vật, chim trời và mọi dã thú, nhưng con người không tìm được cho mình một trợ tá tương xứng. Thiên Chúa cho con người rơi vào giấc ngủ tê mê. Rồi Chúa rút một xương sườn của con người và lắp thịt vào…làm thành người đàn bà và dẫn đến với con người…Bởi thế người đàn ông lìa cha mẹ và gắn bó với vợ mình và cả hai thành một xương một thịt”(St 2,18-24)
Hôn nhân và gia đình khởi phát từ đây. “Thiên Chúa giới thiệu, con người chấp nhận nhau, từ bỏ mọi sự để chung sống với nhau, gắn bó thân mật một xương một thịt (St 2,24) để chỉ mang lại hạnh phúc cho nhau, gia đình đầm ấm.
2.Thiên Chúa la nhà giáo dục nghiêm khắc cứng rắn, nhưng cũng rất cảm thông, cởi mở, thân tình, mềm dẽo: Thiên Chúa dạy dỗ con người bằng lời chỉ bảo ân cần, bằng việc làm cụ thể, bằng gương sáng đời sống.
a) Vợ chồng có tin tưởng Thiên Chúa yêu mình bằng tình yêu vô vị lợi, vợ chồng mới tin tưởng tình yêu dành cho nhau. Thiên Chúa ân cần căn dặn ông Adam và bà Evà: “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn, nhưng trái của cây cho biết điều thiện, điều ác thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết”(St 1,17). Chúa trung thành thân thương đều đặn với cặp vợ chồng Adam- Evà. Mỗi chiều Ngài đi dạo trong vườn lúc gió thổi nhè nhẹ, con người ra đón, gặp gỡ, thân mật đàm đạo với Chúa. Rồi một ngày kia, ma quỷ dưới hình con rắn cám dỗ Evà hành động bất trung, bất tuân đối Chúa, tức khắc bà trở thành kẻ cám dỗ Adam hồ nghi tình thương của Chúa. “Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn”(St 3,6). Đánh mất niềm tin vào Chúa, con người cũng đánh mất niềm tin vào nhau. Họ nghĩ xấu, nói xấu, lên án, chống đối, thù ghét nhau, giết nhau. Trong thái độ nghiêm khắc, Chúa trừng phạt con người, nhưng trong lòng thương xót, Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc con người (St 3,15).
b) Chúa giáo dục con người bằng việc làm cụ thể:
Chúa thương tạo dựng vũ trụ vạn vật tốt đẹp, trao vào tay con người để con người điều khiển. Có quyền nhưng con người không vui nên Chúa tạo dựng một người phụ nữ mà Adam cần. Chúa dẫn bà đến với ông, ông vui liền. Con người sống với con người, tương quan tốt đẹp với tha nhân ngay trong mái ấm gia đình: vợ- chồng; cha mẹ- con cái; anh chị em với nhau. Bao lâu họ sống yêu thương: sống đẹp lòng Chúa, sống tốt với nhau, gia đình đầm ấm. Bằng việc làm cụ thể, Chúa dạy con người sống với Chúa và sống với nhau, cách sống nào cũng đòi hỏi kẻ sống yêu phải quên mình, xoá mình đi, từ bỏ chính mình, không sống vị kỷ, ích kỷ, luôn sống vị tha như Chúa. Trong yêu thương, khi có lầm lỡ, sai trái, mất lòng thì nên tha thứ, cứu vớt, không kết tội, không giết chết, luôn chừa con đường sống. Để sống với nhân loại, Thiên Chúa luôn hành động bao dung, tha thứ, lòng thương xót Chúa không bờ không bến. Các thành viên trong gia đình cần theo gương Chúa mà hành xử nhân ái với nhau.
c) Chúa giáo dục bằng gương sáng đời sống: con người là tạo vật được Cháu tạo dựng bằng bùn đất theo hình ảnh Chúa, Chúa luôn luôn cho không biếu không, để họ được sống, sống dồi dào và sống hạnh phúc. Chúa quên mình vì loài người và cho loài người. Theo gương Chúa,
* Con người sẽ luôn luôn vui tươi thanh thản khi là kẻ biết cho đi, cống hiến cho Chúa và phục vụ anh chị em, vì theo lời Chúa Giêsu đã được Thánh Phaolô nhắc lại “Cho thì có phúc hơn là nhận”(Cv 20,35)
* Con người là hình ảnh, hoạ ảnh của Chúa, phải sống như Chúa là mẫu gương duy nhất của họ. Chúa Giêsu bảo: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”(Matt 5,48)
* Chúa giáo dục nhân loại theo “đường lối sư phạm mềm dẽo phù hợp với lợi ích và thái độ đón nhận của con người. Thuở ban đầu, vì dân Ngài chọn còn cứng lòng, nên Thiên Chúa xem ra nghiêm khắc (Lv 26,14-46;Dnl 28,15-45), nhưng dần dà, từng bước một, Ngài tỏ cho họ thấy Ngài vẫn là một Thiên Chúa “Thành tín trong mọi lời Ngài phán, đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm”(Tv 144,13b) (TCHĐGMVN 2007). Thiên Chúa giàu lòng thương xót xây dựng gia đình nhân loại hạnh phúc theo quy luật yêu thương.
Gia đình đầm ấm ai ơi!
Vợ chồng con cái suốt đời cần nhau
Cùng vui, cùng khổ, cùng sầu
Yêu thương gắn bó trước sau hiệp hoà
Đồng lòng phụng sự Chúa cha
Hy sinh cống hiến cả nhà an vui.
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam