Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 43
Tổng truy cập: 1338945
Để gia đình luôn hạnh phúc
Rắc rối, tranh cãi có thể xảy ra, nhưng rồi sẽ giải quyết được khi bố mẹ, con cái yêu thương, quan tâm đến nhau. Nhưng cũng có những việc, tốt hơn hết là đừng bao giờ làm, nếu không muốn làm rạn nứt dần mối quan hệ thiêng liêng.
So sánh đáng ghét
“Tại sao con không được như mấy đứa bạn con nhỉ?”, “Sao bố mẹ chẳng như bố mẹ bạn con?”. Những câu nói này đôi khi vẫn gặp. Nhưng bạn có biết nói như thế nghĩa là bạn không nghĩ thành viên trong gia đình mình đủ tốt và họ chẳng thể so được với người nào đó không?
Bạn sẽ làm tổn thương rất lớn lòng tự trọng của người nghe. Dù thế nào khi phê bình cách cư xử của ai đó, nếu bạn cảm thấy không hài lòng, cũng đừng so sánh họ với người khác.
Phá vỡ lòng tự trọng
Chẳng ai thích nghe những lời chỉ trích, phê bình tiêu cực. Lòng tự trọng chính là cái tác động tới chúng ta trong suốt phần đời còn lại, trong cách ta lựa chọn ý trung nhân, công việc, thậm chí trong cách cư xử với con cái.
Không ai hoàn hảo cả. Những lời nhận xét mang tính xây dựng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tốt đẹp. Thay vì nói: “Con chẳng bao giờ biết làm gì đúng đắn cả”, hãy nói: “Bố mẹ biết mọi thứ sẽ trôi chảy nếu con cố gắng thêm. Bố mẹ biết con có thể làm được”.
Bắt con chọn phe cánh
Khi hôn nhân sa sút, có người phải chịu khổ đau hơn hai nhân vật chính. Con cái có bố có mẹ, và bất chấp lý do hôn nhân tan vỡ, đứa trẻ sẽ vẫn một lòng yêu thương cả hai người.
Cố gắng lôi kéo con về phía mình và chống lại người kia là một cách cư xử rất ích kỷ. Cả hai đều là bố là mẹ của trẻ, sẽ luôn luôn là một phần trong cuộc sống của trẻ, đó là điều không thể thay đổi được.
Trẻ con không hề ngốc nghếch. Chúng sẽ nhận ra mục đích của bạn khi bạn nói những lời cay độc về người kia. Về căn bản, bạn đang sử dụng đứa trẻ để công kích người cũ - một cách cư xử vô cùng tai hại.
Bố mẹ làm suy yếu cái uy của nhau
Bố mẹ cần phải thống nhất trước mặt con cái, nên quyết định các quy tắc và tuân thủ đúng. Công kích nhau bằng cách làm suy yếu những quy tắc của nhau là một hành vi thiếu chín chắn, thiển cận và rất không tốt cho con. Ai muốn là một phần của một gia đình suốt ngày có chiến tranh?
Không bàn bạc
Các quy tắc được đặt ra một cách độc đoán thường gây bực tức, khó chịu cho người khác. Đặc biệt nếu bạn có con cái lớn trong nhà.
Hãy thẳng thắn trò chuyện và giải thích lý do vì sao cần đặt ra quy tắc. Ví dụ: “Con nhớ gọi điện khi đi chơi về muộn, nếu không bố mẹ sẽ rất lo lắng”. Nói như thế sẽ “xuôi tai” hơn nhiều so với “tốt hơn là con nên có mặt ở nhà đúng 10 giờ tối, nếu không thì liệu hồn”.
Coi bố mẹ như máy sản xuất tiền
Bố mẹ phải làm việc vất vả để có lương, con cái không nên coi bố mẹ là cái máy đựng tiền không đáy, để bòn rút tiêu xài phung phí vào những thú vui vô bổ hay những món đồ xa xỉ đắt tiền.
Bị đối xử như vậy bố mẹ cảm thấy rất bực bội. Con cái cần trân trọng những đồng tiền do bố mẹ khó nhọc kiếm được, từ đó chú ý chi tiêu hợp lý, tiết kiệm. Nếu có điều kiện, hãy tranh thủ làm thêm để tăng nguồn thu cho gia đình.
Bố mẹ “điện tử”
Thời nay, những người làm cha làm mẹ thường bận rộn với công việc, và còn rất ít thời gian chăm sóc con cái. Thậm chí họ còn phải đi xa thường xuyên, mải mê với hội nghị này cuộc họp kia mà bẵng đi việc nhà. Để bù đắp cho sự vắng mặt ấy, họ mua cho con cái cả đống đồ chơi và quần áo đắt tiền.
Sách báo, băng đĩa rất tốt và lành mạnh, nhưng không thể thay thế được tình thương và sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ. Vì vậy, sẽ ổn thôi nếu bạn mua băng cho con xem để có được chút ít thời gian nghỉ ngơi, nhưng sẽ không ổn chút nào nếu điều này trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
Thiếu thông tin về các hoạt động của nhau
Các thành viên trong gia đình cần biết những người kia đang ở đâu. Bạn không cần phải thông báo từng phút một về những việc dự định làm hay nơi sẽ đến. “Em đi mua quà cho bạn, 3 giờ em về” là đủ rồi.
Nên có mặt ở nhà vào bữa ăn trừ khi bạn đã thông báo trước là bận việc. Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm tới chuyện con đi đâu làm gì. Con cái cũng nên chủ động báo trước cho bố mẹ.
Trong thời đại điện thoại di động bùng nổ, việc làm này vẫn quan trọng. Bởi biết đâu lúc cần liên lạc bạn chỉ nhận được câu “thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được…”
Thiên vị
Việc bố mẹ tỏ ra đặc biệt quan tâm và yêu thương một đứa con nào đó có thể làm tan nát hạnh phúc cả gia đình, chưa kể đứa con được chiều sẽ sinh hư, ngoài mình ra không còn biết đến ai.
Con cái mỗi đứa mỗi khác, khỏe mạnh thông minh khác nhau. Phân biệt đối xử sẽ gây ra những vết thương lòng khó phai. Thiếu tự trọng hay thái độ ảo tưởng “ta đây là nhất” đều là những đặc điểm rất khó mang vào cuộc sống.
Theo Phước Đại - Health24
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam