Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 51
Tổng truy cập: 1338588
Đào Tạo Và Phát Triển Cá Tính Con Người
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁ TÍNH CON NGƯỜI
(Thảm trạng Quan hệ đồng tính và Bạo lực gia đình)
“ Thưở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ’ và Người đã phán: ‘Vì thế người nam sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt.” (Mt 19, 4 – 5)
Con người là một tạo vật được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của mình, Người tạo nên họ có nam (đàn ông ‘ish’), có nữ (đàn bà ‘ishsha’). Vì thế giới tính đã được định sẵn nơi con người và giới tính đã làm nên bản thể của con người hoặc là nam hoặc là nữ. Nhấn mạnh sự khác biệt yếu tố giới tính là nên tảng của sự kết hợp, phản ánh hình ảnh của Thiên Chúa. Như thế ngay từ thưở ban đầu Thiên Chúa tạo dựng có hai giới tính rõ rệt là nam và nữ. (chứ không hề có giới tính thứ ba).
Tính dục và hấp lực của nó là tiền đề tự nhiên, là cơ sở sinh học từ đó dẫn đến khát vọng nên một trong tình yêu. Chính giới tính này con người luôn luôn biết đi tìm nhau, đi tìm xương sườn khúc của mình đang ở một nơi nào đó, tìm kiếm để bổ túc cho nhau những gì còn thiếu.
Người nam sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, nói lên giới tính đó đã len lỏi vào trong mọi hành vi, cử chỉ, suy nghĩ và cách sống của con người, hai người quan tâm yêu thương và chăm sóc cho nhau. Chính hấp lực của tình yêu đã làm cho hai người nam và nữ trở nên một, càng ngày tình yêu càng tiến xa hơn nữa khi con người biết chấp nhận cả những đau khổ để được ở lại trong tình yêu.
Do đó, giới tính có một giá trị tuyệt hảo là ở chỗ tình yêu mà nó vươn tới. Người nam và người nữ tìm kiếm nhau là để cùng nhau hướng tới một tình yêu vĩnh cửu là chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người.
Nhưng ngày nay tình trạng quan hệ đồng tính luyến ái và bạo lực gia đình, những thảm trạng quan niệm lệch lạc đó đang xảy ra trên khắp toàn cầu làm băng hoại và phá vỡ hạnh phúc gia đình, phá vỡ nền tảng tình yêu đích thực mà Thiên Chúa mời gọi con người vươn tới.

Ngày 18/09/2010 vừa qua, tại Trung Tâm Mục Vụ - TGP Sài Gòn đã diễn ra một buổi hội thảo về “ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁ TÍNH CON NGƯỜI” do Sr Theresia Ngô Thị Thủy, SPC. Dòng Thánh Phaolô Thành Chartres - Tỉnh Dòng Đà Nẵng phụ trách. Đây là một đề tài rất nóng bỏng hiện nay mà Giáo Hội rất quan tâm và Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách về Mục Vụ Gia Đình đã cho tổ chức Hội Nghị Quốc Tế Gia Đình Công Giáo tại Mexico vào tháng 2 năm ngoái và mới được nhắc lại tại Singapore đầu tháng 9 năm nay trong Hội Nghị Y Tế Thế Giới Công Giáo Miền Á Châu – Thái Bình Dương Lần Thứ 10, khi đề cập đến việc “Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng”.
Hội nghị Mexico đưa vào 2 nhóm, 1 nhóm chuyên về Tâm lý chiều sâu, và nhóm thứ 2 chuyên về Cơ thể học. Họ là những người giải thích cho chúng ta về nguồn gốc phát sinh nguyên nhân và động lực thúc đẩy của 2 tệ nạn này. Sr Ngô Thị Thủy, SPC đã tham dự cả 2 Hội nghị nói trên và hôm nay Soeur chia sẻ lại cho các học viên Khóa Thừa Tác Viên Mục Vụ Gia Đình tại TTMV những kiến thức mà Soeurr đã đón nhận.
Sr Ngô Thị Thủy chia sẻ: Để tìm hiểu cá tính con người chịu ảnh hưởng và đào tạo thế nào. Khám phá này dựa vào từng thời kỳ tăng trưởng và phát triển của con người chúng ta về cả 3 phương diện: thể lý, tình cảm và tâm lý ở từng thời kỳ của các độ tuổi.
A) Thời kỳ thai nhi.
Để giải quyết hai vấn đề này thì cần phải đi ngược về thời gian đầu đời của con người chúng ta. Khi TC tạo dựng, khởi đầu ai cũng có quá trình tạo dựng giống nhau, sau này do tính tình, kiến thức, khả năng thì lúc đó mới khác nhau. TC tạo dựng con người khởi đầu là đời sống làm một thai nhi.

Chúng ta thường nói người mẹ “mang nặng đẻ đau chín tháng 10 ngày” . Nhưng trong tâm lý chiều sâu người ta chỉ tính 9 tháng chẵn. Họ nói rằng khi con người được 7 tháng mà chào đời thi có thể sống được.
Trong 3 tháng đầu đời của giai đoạn thai kỳ này có một khuynh hướng tiêu cực mà con người chúng ta bị đưa vào tiềm thức qua đường chuyển nguồn dinh dưỡng từ người mẹ qua cuống nhau đưa vào trong thai nhi, thì về mặt tâm lý cũng đưa luôn cả cảm nghiệm của người mẹ vào tiềm thức của thai nhi, đó là nỗi âu lo. Do đó, trong cuộc sống thực tế chúng ta thấy người này người kia hay lo, không phải đến lúc này họ mói lo, mà họ đã có nguồn gốc từ lúc còn trong bào thai khi mới được 1, 2 hoặc 3 tháng …
Giai đoạn thứ hai từ tháng thứ 4, 5 và 6 có hai tiêu cực khác nữa, hai điểm tiêu cực này còn nguy hiểm hơn điểm tiêu cực trước đó là hay nghi ngờ người khác và hay ghen tuông người khác. Chúng gây nguy hại về đời sống tâm lý của con người khi chúng ta
§Giả sử người mẹ nào đó có 1 hoặc 2 hoặc 3 tiêu cực này đưa vào trong tiềm thức của thai nhi qua người mẹ thì có phương pháp nào để giải quyết vấn đề này không?
Ta thử giả thiết người mẹ này là một bệnh nhân. Một khi bệnh nhân muốn được chữa trị thì cần phải khai bệnh khi Bác Sĩ khám bệnh. Vậy vị Bác Sĩ trong trường hợp này chính là người cha trong gia đình mà người mẹ cần giải bày, tâm sự để được giúp giải quyết và một khi đã giải tỏa xong thì điểm tiêu cực trong tiềm thức của thai nhi cũng được xóa.
Về điểm này nói lên trách nhiệm của cha mẹ trong gia đình bắt đầu từ khi con cái còn là một thai nhi.
Chính vì thế mà:
- Người mẹ nên chân tình chia sẻ những cảm nghiệm đó với chồng.
- Và người cha phải ân cần chăm sóc và lưu tâm để nhận định rồi sớm tìm giải pháp ổn thỏa nhất để chấm dứt tình trạng, hầu cũng giúp giải tỏa cho thai nhi khỏi tích lũy trong tiềm thức những ấn tượng tiêu cực này là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt cho tính tình và nhân cách của người con khi lớn lên…
Hai điểm mà GH dựa vào để không cho phép phá thai: Khi thai nhi được 3 tuần thì trung tâm thần kinh của thai nhi bắt đầu phát triển và hoạt động, thứ hai là khi thai nhi được 4 hoặc 5 tháng, cảm xúc của thai nhi bắt đầu hoạt động. Hai điểm này mà GH dựa vào làm nền tảng để : Thứ nhất bảo vệ mạng sống của thai nhi, thứ hai bảo vệ thai mẫu được sống cuộc đời hạnh phúc.
Người ta làm thí nghiệm 600 vụ phá thai trong 100 quốc gia đã đưa ra kết luận : Cả 600 người mẹ đều khẳng định : Nếu một người phụ nữ nào đã dại dột có một lần phá thai thì cuộc đời còn lại của họ không có hạnh phúc, cho dù bên ngoài họ có cố gắng sống bình thường, dù ta không nhận thấy nhưng tâm hồn họ luôn bị cắn rứt, bất an. Vì trung tâm thần kinh và cảm xúc của thai nhi bị giết luôn ám ảnh, nhắc nhở trong trí người mẹ lỡ phá thai, do đó người mẹ ấy không bao giờ sống hạnh phúc được nữa !
B) Thời thơ ấu.
Khi chào đời thì dấu hiệu đầu tiên của biến cố này là “tiếng khóc”.
Vậy ta hãy so sánh 2 trẻ sơ sinh nam và nữ, tiếng khóc của trẻ nam hay nữ có trường độ dài hơn?
Theo hướng giải quyết của các nhà cơ thể học trả lời rằng: “ Khi trẻ sơ sinh khóc lấy hơi từ vùng bụng và trẻ nam vùng bụng chỉ có 1 cở bắp giúp cho thở, trong khi trẻ nữ vùng bụng có 2 cơ bắp giúp cho thở, vì thế trẻ nữ khóc dài hơn”. Chuyện khóc ngắn hay dài không quan trọng, những tiếng khóc biểu tượng cho cái gì thì điều đó mới quan trọng.
Tiếng khóc biểu tượng cho tính tình, tiếng khóc ngắn biểu tưong cho tính dứt khoát, tiếng khóc dài biểu tượng cho tính tình khó dứt khoát.
Các nhà tâm lý chiều sâu nói rằng: Người nữ có tật nói dai, bên nam có tính tự ái, mà tự ái của người nam “to như quả núi”. Họ khuyên rằng: “người nữ đừng nên nghinh chiến với người nam khi tính tự ái của người nam đang lên, cần kiên nhẫn khi cơn tự ái xuống hẳn”. Người nữ cũng nên tránh vấn đề nói dai mà người nam không ưa thích. Ngườn nam và người nữ cần thông cảm cho những khuyết điểm của nhau.
1) Giai đoạn sơ sinh:

Từ lúc chào đời cho đến khi cuối 11 tháng, ta gọi đó là giai đoạn sơ sinh. Trong giai đoạn này trẻ sơ sinh cả nam cả nữ giống nhau cần được ôm ấp, vuốt ve, âu yếm, ba nhu cầu này mà đứa trẻ nhận được thoải mái, sau này đứa trẻ lớn lên có rất nhiều đức tính tốt mà người ta gọi là xã hội tính, như là: rất dễ cảm thông, rộng lượng, vị tha, bác ái, có tinh thần trách nhiệm cao. Nếu thiếu thì ngược lại sẽ trở thành đứa trẻ cứng cỏi, hẹp hòi, ích kỷ, thiếu tinh thần trách nhiệm. Vậy nhu cầu này phải được các bậc cha mẹ đáp ứng cho con mình.
Có người mẹ than phiền rằng: “Con mình không thương mình bằng bà vú”, Tại sao? Vì bà vú ôm ấp, vuốt ve, âu yếm nó và hình ảnh bà vú in vào tiềm thức nó.Về thể lý thì đứa trẻ ngủ rất nhiều, trẻ chỉ thức dậy khi trẻ đói và bị ướt, trẻ bị ướt khóc nhiều hơn khi đói.
2) Giai đoạn tuổi ấu thơ. Từ 1 đến 3 tuổi.

ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi: Xét về tâm lý quan trọng nhất trong đời sống con người, độ tuổi này đứa trẻ nhận định giới tính. Không phải khi nói đến tình yêu ta mới nói đến nhận định giới tính. Trẻ nam hướng về người cha để nhận định giới tính nam của mình. Trẻ nữ hướng về người mẹ để nhận định giới tính nữ của mình. Vì thế, hình ảnh của người cha rất quan trọng với trẻ nam và hình ảnh người mẹ rất quan trọng với trẻ nữ ở độ tuổi này. Hai hình ảnh này là hai hình ảnh gương mẫu đích thực mà người cha và người mẹ phải có, nếu hai hình ảnh này bị lệch lạc thì đây là nguyên nhân, mầm mống phát sinh ra “đồng tính luyến ai”.
Các nhà tâm lý chứng minh:
- Trong gia đình có đứa trẻ nam 1 đến 3 tuổi có người cha không phải là hình ảnh tốt đẹp, đúng đắn, hình ảnh bị lệch lạc, như là nhu nhược, bị vợ điều khiển, hình ảnh này đưa vào trong tiềm thức của trẻ nam, khi lớn lên đến tuổi yêu đương thì trẻ nam không thương người khác phái như bình thường mà lại thương người nam nào đó có một hay nhiều điểm giống người cha ngày trước. Đây là phát sinh đồng tính luyến ái nam.
- Đối với trẻ nữ cũng vậy, khi hình ảnh người mẹ bị lệch lac, người mẹ hay bị la rầy, bị đánh đập, hình ảnh lại đưa vào tiềm thức trẻ nữ, thì khi lớn lên lại yêu thương người nữ nào đó có hình ảnh giống người mẹ khi trẻ ở giai đoạn 1 đến 3 tuổi. Đây là nguồn gốc của đồng tính luyến ái nữ.
Khi hai người đồng phái luyến ái nhau đến độ quan hệ tình dục với nhau thì hành động của họ trở thành tệ nạn, trở thành gương xấu, thì đã đi ngược lại luật tự nhiên, luật của Chúa. Tới điểm này thì thành tội. Vì Chúa không dựng lên hai người nam hoặc hai người nữ.
Có người bào chữa đây là tình cảm tự nhiên, yêu nhau là tự nhiên không có gì là tội lỗi cả và trách Giáo Hội tại sao khinh thường họ.
GH không khinh thường hay ruồng rẫy người đồng tính, GH vẫn thương yêu vì là con cái GH, nhưng GH không chấp nhận hành động khi hai người đồng phái có quan hệ tình dục, vì đã đi sai luật tự nhiên và giới luật của Chúa, và tình trạng này đã trở thành một tệ nạn xã hội. Vì thế GH không chấp nhận đám cưới đồng tính.
Vì thế:
Người làm cha mẹ phải biểu lộ trong cách sống cho con cái thấy được hình ảnh tốt đẹp và đúng đắn nhất của chính mình, cách riêng người cha đối với trẻ nam, và người mẹ đối với trẻ nữ trong độ tuổi này. Đó chính là gieo vào tiềm thức người con những ấn tượng tích cực cấu tạo nên cá tính tốt của người con ấy.
BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Khi hình ảnh người cha không phải là người cha gương mẫu, dễ nóng nảy, hay la hét, đập phá … Hình ảnh này đưa vào tiềm thức đứa trẻ ở độ tuồi 1 đến 3 này. Hầu hết chuyện này xảy ra do người cha trong gia đình, ít khi gặp nơi người mẹ. Khi đến tuổi trung niên những hình ảnh này lại sống động, nó lại bùng dậy làm cho đứa trẻ muốn bộc phát, thực hiện những hành vi đang bị thúc đẩy bên trong. Thêm vào đó môi trường xã hội ngày nay, nền luân lý gia đình bị ảnh hưởng về truyền thông, phim ảnh, TV, Innternet, hình ảnh kích thích tác động, môi trường xã hội là mảnh đất nhiêu nó tác động mạnh đến con người và đưa đến tình trạng bạo lực gia đình nảy sinh và phát triển mạnh.
Hình ảnh của thái độ thiếu thông cảm, nóng nảy, la lối, quát tháo, hung hăng đấm đá, đập phá … của cha mẹ hay người lớn trong gia đình trước mặt con cái ở độ tuổi này, chính là nguồn gốc nảy sinh mầm mống của nạn bạo lực gia đình khi người con ấy vào tuổi trung niên !
Trào lưu xã hội ngày nay lôi kéo quá mạnh làm cho nhiều cha mẹ cũng bất lực trong việc giáo dục dù cũng có quan tâm, đó là nhiều bậc cha mẹ vì quá bận rộn mà thiếu quan tâm thì mức độ tại hại cho con cái lại càng gia tăng.
Đối với trẻ ở độ tuổi tứ 1 đến 3, trẻ nữ thì chơi với búp bê hoặc bắt chước mẹ làm việc, trẻ nam thì chơi và phá đồ chơi. Các nhà tâm lý học đưa ra hai điểm chính mà độ tuổi này phát triển là về trí thông minh và óc thám hiểm. Nếu chúng ta giúp cho trẻ chơi và phá đồ chơi một cách thoải mái thì sau này khi lớn lên, có thể sẽ trở thành những nhà khoa học, nhà thám hiểm.
Nếu nhu cầu của đặc tính này bị cấm đoán, bị trừng phạt …, thì đứa trẻ ấy lớn lên với trí khôn kém cỏi, ù lì, đần độn… Hoặc ấn tượng tiêu cực đó sẽ bộc phát tàn nhẫn thành bạo lực gia đình, sau này ở độ tuổi trung niên lúc ấy sẽ phá cái khác, phá cái gì gần gũi mình nhất, đó là phá gia đình, phá vợ con. Như khi chúng ta phải chứng kiến cảnh tượng bi đát, một người gia trưởng mà lại đánh đập vợ con !
Đến đây chúng ta thấy rõ hai quan điểm này:
Một câu hỏi được đưa ra: “Nếu một linh mục mà khi ở độ tuổi 1 đến 3 bị áp chế tâm lý, không được chơi và phá đồ chơi, thì khi đến tuổi trung niên linh mục này sẽ phá ai, phá cái gì? Vì các cha không có gia đình, vợ con mà phá”.
Câu trả lời được đưa ra là: “phá cộng đoàn, cụ thể là những người gần gũi mình nhất đó là các soeurs giúp công việc phòng thánh và các em giúp lễ”.
Sr Thủy kể một câu chuyện vui có thật. Có một linh mục chỉ thích phá các soeurs giúp việc mình, có một lần soeur giúp công tác phòng thánh dọn đồ lễ và áo lễ bị cha la rầy tại sao không đặt dây Stola ? Lần sau soeur ấy để ý thì thấy cha cuộn dây Stola quăng lên nóc tủ như lần trước, soeur ấy yêu cầu cha lên nóc tủ không những lấy 1 dây mà 2 dây Stola xuống.
Sr Thủy biết cha đó và nói với cha đó rằng: Các cha mà phá các soeurs là “vô duyên”, cha đó bèn đối đáp lại: “ Vậy mà có người chấp nhận vô duyên để mà được phá”, cả hội trường cười vang.
Đối tượng thứ hai mà các cha phá nữa là các chú giúp lễ. Có một phụ huynh có đứa con giúp lễ nói với con rằng: “Nếu con có bị cha “đá đít” hay la rầy thì hãy thông cảm cho cha, vì ngày xưa khi còn bé cha không được chơi và phá đồ chơi” cả hội trường lại cười vang.
Tuy là một cầu chuyện vui nhẹ nhàng nhưng cũng giúp cho các tham dự viên tất cả đều là giáo dân hiểu biết thêm về tâm lý để có sự thông cảm cho các linh mục trong đời sống của các ngài nhiều hơn về các mặt khác nữa. Vì ai cũng trải qua thời thơ ấu của đời mình, chắc hẳn cũng có nhiều linh mục đã trải qua một tuổi thơ u buồn và ảm đạm ?!
3) Giai đoạn tuổi mầu giáo. Từ 4 đến 6 tuổi

- Trẻ nam: tiếp tục ham chơi và phá đồ chơi, không lưu ý tới điều được hỏi ; chơi và bạn bè chơi là quan trọng hơn cả nhu cầu ăn uống, vệ sinh… Tình cảm chuyển hướng về người mẹ. Ảnh hưởng đến sự chọn lựa người bạn đời trong tương lai với những nét giống mẹ mình.
- Trẻ nữ : hào hứng; có cảm nghĩ về khuôn phép; biết chiều ý cha mẹ, thân thiết với mẹ, nhưng tình cảm cũng hướng nhiều về cha. Do đó rất ảnh hưởng đến sự lựa chọn người bạn đời trong tương lai có những nét giống người cha của mình …
Độ tuổi 4 đến 6 tuổi: là độ tuổi ý thức và phát triển tinh thần và trách nhiệm. Khi trẻ làm sai ta đừng vội la rầy, quát tháo. Ở độ tuổi này các nhà tâm lý họ khuyên ta không nên dùng cầu nói phủ định như “Không được…. Đừng nên…” mà nên dùng câu nói xác định “Nên làm… Nên nói…” độ tuổi này đối với trẻ nam rất khó tập trung, không phần biệt sạch hay dơ. Ví dụ: đi học về áo ướt đẫm mồ hôi, thay áo mới và quăng áo cũ vào tủ, và không thích vâng lời cha mẹ nhưng lại thích nghe lời bạn hơn, khi ta muốn nói với trẻ điều gì đôi khi ta phải biết nhờ bạn của trẻ nói, chứ trẻ không chịu nghe lời người lớn.
Độ tuổi này đối với trẻ nữ thì tiếp tục hài hòa và làm được vài chuyện nhỏ, như xếp quần áo bỏ vào tủ, hoặc chỉ cho trẻ cắm nồi cơm điện thì trẻ làm được. Nhưng trẻ mới chỉ biết do bản năng theo độ tuổi chứ không biết do kiến thức, nếu ta giao công tác cho trẻ nữ ở độ tuổi này thì không thích hợp, không có lợi.
Ví dụ: Một người mẹ có tính hay nghi ngờ, hay ghen dặn con. “Hôm nay con nghỉ học, bố cũng nghỉ làm, con để ý xem bố ở nhà nói chuyện với cô nào, bà nào không nhé”. Trẻ nữ ở độ tuổi này rất thích làm vui lòng cha mẹ, đặc biệt là làm vui lòng mẹ. Tối về mẹ hỏi bố con có nói chuyện với cô nào, bà nào không? Trẻ nữ sẽ trả lời “Có”. Cho dù người phụ nữ đó là chị mua ve chai đi qua nhà hỏi có gì bán không. Trẻ chưa phân biệt được người đó là ai và bố nói cái gì, mà chỉ cần hình ảnh có người nói chuyện với bố của nó. Ngay cả khi không có người nào nói chuyện với bố, thì trẻ vẫn trả lời “Có”. Vì trẻ biết rằng nói “Có” sẽ làm vui lòng mẹ.
Trẻ ở độ tuổi này không nên giao công tác mà quá sự hiểu biết của trẻ.
- Nếu được cha mẹ và thầy cô giáo hướng dẫn đúng mức, phù hợp với những nhu cầu và đặc tính của độ tuổi, đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành một người nam giàu xã hội tính: đức độ, quảng đại, hào hiệp và dũng cảm…, hoặc nơi người nữ : một nội trợ đảm đang, tháo vát, hiền hòa, dịu dàng, dễ mến…
- Nếu thiếu hướng dẫn, huớng dẫn không đúng hoặc giao trách nhiệm cho người con sớm qúa, hoặc tệ hơn, do gương xấu của bậc làm cha mẹ, hoặc người lớn trong gia đình gieo vào tiềm thức đứa trẻ những ấn tượng tiêu cực, thì người con lớn lên, mang theo vào đời sống hậu quả thảm hại, ngược lại với những đức tính vừa kể trên đây.
4) Giai đoạn tuổi tiểu học. Từ 6 đến 12

Trẻ em ở tuổi này thích lý luận dù là lý luận đó ngang vẫn thích lý luận. Nhưng mới chỉ là lý luận theo bản năng chứ chưa có đủ kiến thức về bất cứ vấn đề gì. Do đó phải được cha mẹ và người lớn chỉ dạy, hướng dẫn cho biết lý luận đúng, và tránh gieo vào tiềm thức đứa trẻ những câu nói hàm chứa một kiểu lý luận sai trái, chẳng hạn như : “Muốn nói ngoa, làm cha mà nói.” …
Sr Thủy kể một kinh nghiệm khi còn là hiệu trưởng của một nhà trẻ và tiểu học. Khi Các cháu chào “Kính chào ma soeur” thì có một trẻ lý luận rằng: “Không được gọi là ma soeur vì ma là con ma, mà phải gọi là mây soeur”.
Ở độ tuổi này:
Trẻ nam: khó tập trung tư tưởng; tiền dậy thì…
Trẻ nữ : biểu lộ sự siêng năng cần mẫn, có thể tự học và quán xuyến công việc nhà; bước vào tuổi dậy thì…
Chúng ta cũng không nên so sánh, hoặc bắt một trẻ nam ở độ tuổi này phải có lối ứng xử vừa ý chúng ta giống như nơi một trẻ nữ cùng độ tuổi. Làm như thế là chúng ta vô tình tạo cho đứa con trai của mình 1 trong 2 ấn tượng tiêu cực này :
1. Ác cảm với các chị gái trong gia đình,
2. Hoặc là nhu nhược, nhát đảm, sợ vợ khi lập gia đình…
Độ tuổi này trẻ nữ dậy thì trước nên trẻ nữ khôn trước trẻ nam.
Thời kỳ Ấu Thơ là thời kỳ trẻ dễ bắt chước. Vì thế cha mẹ, những người mà trẻ tiếp xúc phải là mẫu gương tốt để trẻ bắt chước, độ tuổi này trẻ học ngoại ngữ rất dễ.
C) Thời thanh thiếu niên:

Thời niên thiếu đánh dấu một giai đoạn quan trọng đáng kể trong đời – đó là thời kỳ “tự nhận định về bản thân con người” được thiết lập. Đối với một số người thì tuổi thiếu niên biểu lộ một thời kỳ náo loạn, nhưng với những người khác thì lại là một qúa trình rất êm ả dẫn tới tuổi trưởng thành. Tất cả những biến cố này cũng đều tùy thuộc những gì mà con người hấp thụ trong khoảng thời gian đầu đời.
Như đã thấy khi đời người mới bắt đầu, trẻ nam và trẻ nữ biểu hiện những điểm khác nhau trong các thời kỳ lớn lên và phát triển của chúng. Trong thời kỳ thiếu niên & thanh niên, sự tăng trưởng và phát triển của phái nam khác với của phái nữ, có nghĩa là phái nam tăng trưởng với tính cách riêng biệt theo từng bộ phận (Bộ-phận-hóa) của cơ thể.
Chúng ta trình bày điều đó qua việc sắp xếp dưới đây để hiểu rõ hơn về mô hình tăng trưởng và phát triển của 2 giới :
Đối với Nam: Sự tăng trưởng và phát triển:
- Độ tuổi từ 13 đến 19. chỉ phát triển một khía cạnh là thể lý. Cơ bắp tăng trưởng, khiến có nhu cầu ăn khỏe. Vì phát triển về một khía cạnh thì phát triển rất mạnh về cơ thể, thường vụng về trong công việc. Thích bạn bè đồng nghiệp hơn là vâng lời cha mẹ, hâm mộ thể thao, ưa thích thám hiểm…
- Độ tuổi 20 đến 23: độ tuổi phát triển về tình cảm, tính tình rất dễ thay đổi, không giữ được lời hứa, lưu ý đến thời trang, ngắm nghía soi gương, hấp dẫn đối với khác phái qua các phần thân thể, thích đi chơi, du ngoạn với bạn bè.
- Độ tuổi 24 đến 30 và trên 30: ưu điểm hàng đầu của độ tuổi này là lưu tâm nhớ đến cha mẹ, biết giữ lời hứa, xác quyết công việc mình làm, tình cảm cũng chín chắn không thay đổi và biết tôn trọng người nữ mà mình đã chọn.
Vào độ tuổi này, nam giới thì chín chắn hơn đối với những gì họ sẽ làm. Sự tăng trưởng & phát triển của họ theo hệ thống “bộ phận hóa” phản ánh từ tiếng khóc dứt khoát, không kéo dài liên tục như của phái nữ. Tuổi lý tưởng người thanh niên lập gia đình là từ 25 tuổi trở lên.
Phát triển về tâm lý là điều tối ưu quan trọng, do đó GH là người mẹ rất khôn ngoan, nên chỉ truyền chức LinhMục cho Chủng sinh từ 25 tuổi trở lên.
Nữ giới thì khác, giống như tiếng khóc của họ, mô hình tăng trưởng & phát triển biểu lộ cách liên tục và từ từ. Tất cả sự tăng trưởng & phát triển về Thể lý, Tình cảm và Tâm lý đều bắt đầu cùng 1 thời điểm, nhưng trong các sắc thái và mức độ trưởng thành khác nhau. Điều đó có thể trình bày như sau :
Đối vớ Nữ: Sự tăng trưởng và phát triển:
Cũng chia làm 3 chặng như nam nhưng phát triển luôn một lúc cả về thể lý, tâm lý và tình cảm, nên người nữ khôn trước người nam
Giai đoạn từ 13 đến 19: phát triển thể lý, tâm lý và tình cảm, ta gọi là cấp 1
- Thể lý biến chuyển, kinh nguyệt bắt đầu, da mặt nổi trứng cá..
- Chú ý về hình ảnh,
- Mất nhiều thì giờ điện thoại, gặp gỡ bạn bè, tiệc tùng, đọc tiểu thuyết, mơ tương lai.
- Dần dà biết vâng lời cha mẹ,
- Lơ đãng về trình độ nghề nghiệp,
- Ý thức về giá cả, ăn kiêng,
- Ham thích hòa nhập vào sinh hoạt xã hội.
Giai đoạn từ 20 đến 23: phát triển thêm một bậc nữa ta gọi là cấp 2
Giai đoạn từ 23 đến 30 và trên 30: phát triển thêm một bậc nữa ta gọi là cấp 3.

Thanh thiếu nữ từ tuổi 13-19ở lên đều phát triển về Thể lý, Tình cảm và Tâm lý cùng một thời điểm, nhưng trưởng thành với mức độ tăng từ từ. Đang khi đó thanh niên nam tăng trưởng & phát triển với mực thước nhất định phù hợp với độ tuổi. Dĩ nhiên thanh nữ ở độ tuổi từ 24-30 thì trưởng thành hơn ở độ tuổi từ 13-19 và từ 20-23, nhưng 3 thành phần của sự phát triển trong đó không giống như ở thanh niên nam là chỉ nhắm vào một loại phát triển của lứa tuổi mà thôi. Đây là sự khác biệt tự nhiên giữa nam giới và nữ giới theo nghĩa tăng trưởng & phát triển., rồi từ 20-23; và từ 24-30 tr
Và khi xét về tuổi lập gia đình ta nên xét tuổi của người nam đã phát triển về tâm lý chưa? Còn người nữ thì họ đã có sự phát triển về tâm lý từ năm 13 tuổi.
Một câu hỏi được đưa ra:
Người nam có nên lập gia đình với người nữ lớn tuổi hơn không?
Nếu nên thì ta phải xét, nếu người nam đã phát triển tâm lý rồi, trên 25 tuổi thì có thể lập gia đình với người nữ ở độ tuổi từ 25 đến 28 tuổi. Nhưng các nhà tâm lý khuyên người nam không nên lập gia đình với người nữ hơn mình trên 3 tuổi. Vì trên 3 tuổi thì độ tâm lý của người nữ già dặn hơn, khó mà giữ được hạnh phúc gia đình, vì người khôn hơn không chịu chấp nhận lý luận của người kém mức khôn hơn họ.
Tâm lý là vấn đề quan trọng khi giúp vấn đề hôn nhân ta phải xét về tuổi phát triển tâm lý trước.
Viên mãn thời thanh niên là 35 tuổi, sang tuổi 36 là qua tuổi trung niên.
Trước khi vào tuổi trung niên ta xét thêm một vấn đề nữa đó là tác nhân liên quan làm thay đổi tính tình của con người và điều khiển một phần nào hành vi của con người đó kích thích tố phái tính.
Người nam ngoài kích thích tố phái nam vẫn có một lượng nhỏ của kích thích tố nữ trong người. Ngược lại người nữ cũng vậy.
Tại sao ta lại cần có kích thích tố khác phái như vậy?
Bộ phận cơ thể học xác minh rằng sự kích thích tố khác phái đó ở trong con người sẽ giúp cho con người tránh được một số bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục, nhưng nếu kích thích tố khác phái đó cao quá cũng không được, vì quá cao một ngày nào đó sẽ bị chuyển giới.
D) Thời Trung niên :

Thời trung niên rất quí và quan trọng và được chia ra như sau :
- Giai đoạn đầu : từ 36 – 45 tuổi. Ở độ tuổi này người trung niên được ví như cửa sổ của một căn nhà, quan trọng thứ hai là người trung niên đã được giáo dục kỹ, công việc làm đạt kết quả cao.
- Giai đoạn giữa : từ 46 – 55 tuổi và
- Giai đoạn cuối: từ 56 – 65 tuổi. Hai nhóm tuổi này được gọi là “tột đỉnh thành công, tuổi nở rộ !”là độ tuổi thành công mỹ mãn, giai
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam