Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 16
Tổng truy cập: 1343921
Con đường tiếp nhận Chúa
CON ĐƯỜNG TIẾP NHẬN CHÚA QUA VIỆC NGÀI HIỆN RA
Niềm tin vào Chúa Phục Sinh khởi đi từ sự kiện mồ trống. Trong ngày thứ nhất trong tuần,
các bà đạo đức phát hiện thấy mồ trống nên chạy về báo tin cho các môn đệ Chúa Giêsu về
những điều xẩy ra xung quanh ngôi mộ. Hai môn đệ Gioan và Phêrô cùng chạy ra mộ
Chúa. Phêrô đi vào trong mộ và chứng kiến những tấm khăn liệm và dây băng cuốn xác
Chúa được gấp cuộn hẳn hoi. Chứng kiến sự kiện này, thánh Gioan thuật lại niềm tin của
các môn đệ: Các ông đã thấy và đã tin rằng Chúa đã sống lại.
Tuy nhiên, tin Chúa phục sinh nơi các môn đệ không dừng lại nơi sự kiện mồ trống, Chúa
còn cho họ gặp Ngài nhiều lần bằng việc hiện ra với họ.
Chúa Nhật II PS nhấn mạnh khía cạnh khác của đức tin: đó là con đường tiếp nhận Chúa
qua việc Ngài hiện ra. Như vậy, đức tin vào Chúa Phục Sinh vừa được xây dựng trên sự
kiện lịch sử (mồ trống), vừa trên sự gặp gỡ tiêp xúc siêu nhiên. Chúa hiện ra hôm nay
hoàn toàn thần thiên, vì cửa đóng then cài mà Ngài vẫn xuất hiện giữa các ông. Sau khi từ
cõi chết sống lại, Chúa Giêsu đi vào trong cõi thần thiên, Ngài không còn bị lệ thuộc thời
gian và không gian nữa.
Thánh Gioan cho biết, Chúa hiện ra vào ngày thứ nhất trong tuần và lại hiện ra vào “Tám”
ngày sau, và đều hiện ra vào lúc các môn đệ đang hội họp. Các môn đệ hội họp vào ngày
thứ nhất trong tuần, chính là ngày chúa nhật, ngày Giáo Hội mừng ngày Chúa Phục Sinh.
Việc các môn đệ hội họp trong ngày ấy, chính là cử hành bí tích thánh thể.
Cử hành bí tích thánh thể là cách cụ thể hiện tại hóa của tử nạn và phục sinh của Chúa, nên
các môn đệ được tiếp xúc với chính Chúa. Các dấu đinh ở tay, chân và cạnh sườn, chính là
lời tuyên xưng của Giáo Hội vào mầu nhiệm thánh thể. Qua cử hành thánh thể, Chúa
Giêsu thực hiện cuộc thương khó và phục sinh của Người các bí tích trên bàn thờ.
Trong việc cử hành thánh thể, các tông đồ gặp gỡ đấng phục sinh và nhờ đó đức tin các
ngài được củng cố và gia tăng.
Ngày nay, cũng một thể thức ấy, Giáo Hội cử hành thánh thể nhằm tái diễn cuộc tử nạn và
phục sinh của Chúa. Giáo Hội tin rằng Chúa hiện diện cách đích thực trong bí tích thánh
thể và chính tại nơi đây Ngài ban thêm đức tin cho chúng ta.
Nghe Lời Chúa và cử hành mầu nhiệm thánh thể hằng ngày của cộng đoàn chúng ta là
cách tích cực nhất để gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh, nhờ đó đức tin của mỗi người chúng
ta mạnh mẽ thêm.
Ước gì mỗi người chúng ta luôn ý thức sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu nơi bí tích
thánh thể, mà siêng năng cử hành và rước mình máu thánh Ngài để mỗi ngày chúng ta
được lớn lên đạt tầm vóc viên mãn của Đức Kitô, nhờ đó chúng ta luôn được ơn an bình
của Chúa Phục Sinh, đồng thời có nhiệt huyết tông đồ lên đường làm chứng cho Chúa
trước mặt mọi người, để cả thế giới được hương ơn phục sinh của Chúa.
Xin được chọn câu Lời Chúa: Phúc cho những ai đã không thấy mà tin, làm châm ngôn
cho ngày sống hôm nay để luôn ý thức sự hiện diện của Chúa nhờ đó đức tin của chúng ta
mỗi ngày được mạnh mẽ và sốt sáng hơn. Amen.
. Thắp sáng niềm tin – Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân
(Ga 20,14-17; Mt 278,5-7; Lc 24,25-31; Mc 16,9-13) và những nhóm môn đệ khác nhau
(Mt 28,16-20;Lc 24,36-49;Ga 21,1-23).
Tường thuật Chúa Phục Sinh đến với Nhóm Mười Hai vào ngày thứ nhất trong tuần có
một tầm quan trọng đặc biệt. Nhóm Mười Hai trở thành nền tảng của cộng đoàn Phục
Sinh, thành những chứng nhân mắt thấy tai nghe về Chúa Phục Sinh, để loan báo Tin
Mừng Phục Sinh cho mọi người ( x. Cv 4,20).
Khi Chúa đến với Nhóm Mười Hai lần đầu tiên vào chiều ngày thứ nhất trong tuần thì
Tôma vắng mặt. Các Tông đồ đã nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa”(Ga 20,25).
Đây vừa là lời tuyên xưng đức tin vừa là lời làm chứng về Chúa Phục Sinh. Những lời này
có tác dụng chuẩn bị và khơi dậy đức tin đã phai lạt nơi Tôma.
Tám ngày sau,cũng trong cộng đoàn đó, Tôma tìm lại được đức tin của mình. Chính cộng
đoàn đã thắp sáng lên niềm tin cho người anh em. Bởi đó, khi Chúa Phục Sinh với lời mời
gọi yêu thương: “Tôma,hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh,hãy đặt bàn tay con vào cạnh
sườn Thầy.Chớ cứng lòng nhưng hãy tin”, lập tức Tôma được biến đổi từ bóng tối nghi
nan sang ngời sáng niềm tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”(Ga 20,28).
Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Tôma là ông đã tự tách rời khỏi các Tông Đồ
khác, rời khỏi đời sống cộng đoàn. Trong sự choáng váng, thất vọng, chán nản, trong tâm
trạng hoài nghi, đau khổ, ông đã tự nhốt mình trong cô đơn xa lánh anh em,tìm quên lãng
trong phiền muộn nên đánh mất cơ hội gặp Chúa Phục Sinh. Chỉ đến khi tham gia trở lại
với cộng đoàn, Tôma mới gặp gỡ Người và nhờ đó ông đã tìm lại được lòng tin mạnh mẽ,
kiên trung.
Hành trình của Tôma đi qua ba giai đoạn: vắng mặt, nghi ngờ và tuyên xưng đức tin. Một
lộ trình dài hơn mọi anh em, nhưng Tôma đã đến gần Chúa Giêsu hơn mọi anh em khác.
Truyền thống Giáo hội kể lại, Tông đồ Tôma đã đưa Tin Mừng tới tận Ba Tư, Syria và Ấn
Độ và chịu tử đạo ở đó.
Đức tin của người tín hữu được trao ban và nhận lãnh nơi cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn
giáo xứ. Nơi cộng đoàn này, người tín hữu được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin, hoặc
tìm lại được niềm tin của mình.
Đức tin Kitô giáo vừa có chiều kích cộng đoàn vừa có chiều kích cá nhân. Đức tin cá nhân
được cộng đoàn nuôi dưỡng và làm thành đức tin cộng đoàn. Cộng đoàn lớn lên và phát
triển là nhờ đức tin cá nhân. Cộng đoàn làm cho đức tin cá nhân phong phú và độc đáo.
Lời Chúa được công bố giữa cộng đoàn Thánh Thể chính là Lời Phục Sinh. Mỗi tín hữu
lắng nghe và chấp nhận cho riêng mình. Mỗi người, nhờ lòng tin và lòng mến mà Lời
Chúa sẽ sinh hoa kết quả trong tâm hồn.
Mình Máu Chúa được trao ban cho mọi tín hữu trong cộng đoàn Thánh Thể, mỗi cá nhân
tín hữu lại đón nhận với mức độ đức tin khác nhau. Người tín hữu phải đủ đức tin khi rước
Thánh Thể của Đấng đã chết và sống lại. Không chỉ ăn uống Mình Máu Chúa mà còn là
gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh như Tôma vậy.Trong cuộc gặp gỡ riêng tư này, người
tín hữu được đón nhận sự sống dồi dào vào tâm hồn mình.
Đời sống cộng đoàn thật quan trọng cho niềm tin người tín hữu. Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II trong Tông Huấn “Người Kitô hữu giáo dân” đã đưa ra bốn hình ảnh về giáo xứ,
cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn Thánh Thể.
* Giáo xứ là một gia đình của Thiên Chúa chan hoà tình bác ái huynh đệ: mọi người được
đón tiếp chân thành,được sống trong bầu khí bác ái,được cảm thấy mình được kính trọng,
được yêu thương che chở,ai cũng cảm thấy mình thuộc về giáo xứ là một vinh dự.
* Giáo xứ là một cộng đoàn nuôi dưỡng đức tin:Mọi người được bồi dưỡng đức tin,được
kêu gọi sống đức tin,được giúp hiểu biết các vấn đề đức tin. Các Thánh lễ, các giờ giáo
lý,các buổi cầu nguyện luôn hướng về Thiên Chúa, được Lời Chúa và lời Giáo hội soi
sáng để người tín hữu hiểu biết những biến cố cuộc đời.
* Giáo xứ là một cộng đoàn có tổ chức: Mọi người được sắp xếp trong một hệ thống trật
tự,có phân công, có trách nhiệm.Tất cả liên hệ với nhau trong tinh thần hiệp thông, cộng
tác và trách nhiệm để xây dựng giáo xứ tốt đẹp.
* Giáo xứ là một cộng đoàn truyền giáo: Đây là hình ảnh mà Công Đồng Vatian II đề cao
nhất,hình ảnh cộng đoàn truyền giáo. Mọi người được nuôi dưỡng đức tin, được sống tình
bác ái để ra đi truyền giáo, loan báo Tin Mừng Phục Sinh, rao truyền niềm vui, niềm hy
vọng như cộng đoàn Nhóm Mười Hai đã ra đi đến với muôn dân.
Cộng đoàn phụng vụ ngày Chúa Nhật là điểm hẹn chính thức và thường xuyên của Chúa
Phục Sinh với các tín hữu.Không nên lỗi hẹn với Chúa trong các cuộc họp cộng đoàn
(x.Dt 10,25).Cần chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh. Người luôn có mặt để
giải thích Kinh Thánh đồng thời mở lòng mở trí cho các tín hữu hiểu Lời Người (x.Lc
24,32.45) và hiến ban chính mình để nuôi sống người tín hữu chúng ta.
Cám ơn thánh Tôma. Nhờ ngài, các môn đệ khác được chứng kiến tỏ tường Chúa sống lại,
được nhìn thấy những vết thương ở tay chân và cạnh sườn Chúa. Nhờ ngài, Chúa Giêsu lại
hiện ra một lần nữa. Và nhất là nhờ ngài, chúng con có được mối phúc thứ chín: “Phúc cho
ai không thấy mà tin”(Ga 20,29). Mối phúc này nghe như có lời dặn dò: muốn thấy điều
mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không thấy và chừng như cũng có lời ước
hẹn: tin điều mình không thấy sẽ thấy điều mình tin.
Mỗi tín hữu vững tin sẽ thấy điều mình tin để nói được rằng: “Tôi đã thấy Chúa”(Ga
20,18), nhờ đó cả cộng đoàn cũng đều nói lên: “Chúng tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,25).
Thánh Tôma đã nhờ cộng đoàn anh em yêu thương nâng đỡ nên tìm lại được niềm tin.Nơi
Tôma có cái gì đáng yêu đáng ngưỡng mộ, tuy cứng lòng tin nhưng lại dễ dàng khiêm
nhường đón nhận những góp ý chân thành của cộng đoàn.
Chúa Kitô Phục Sinh chính là nền tảng và trung tâm của đời sống đức tin Kitô giáo. Đấng
Phục sinh đã chọn “ngày thứ nhất trong tuần” làm ngày gặp gỡ các Tông Đồ. Như thế,
“Ngày thứ nhất trong tuần” đã trở thành ngày của cộng đoàn, ngày của gặp gỡ, ngày hát
mừng niềm vui Phục sinh, và nhất là ngày của cuộc “sáng tạo mới”.
Xin cho mỗi ngày Chúa nhật trở thành ngày bồi bổ đức tin, bồi dưỡng tâm linh, bồi đắp
tình huynh đệ, giúp mỗi tín hữu sống thánh thiện, hiệp thông, yêu thương…Nhờ đó, mỗi
người trở thành chứng nhân cho sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh.
. Suy niệm của Lm. GB. Hiếu
NHẬP LỄ
Nguyên nhân của những mối nghi ngờ chính là vì sự việc vượt quá tầm nhận thức, hiểu
biết của con người -nhất là về phuơng diện đức tin. Do đó việc Thánh Tôma nghi ngờ như
trong trình thuật Tin Mừng, cũng là điều tự nhiên.Tuy nhiên điều mà Thánh Tôma có lỗi,
chính là vì đã không tin vào lời Chúa. Như Thánh Tôma, chúng ta cũng đã nhiều khi
không tin vào lời Chúa như vậy. Xin Chúa tha lỗi cho chúng con.
– Lạy Chúa, vì niềm tin vào Chúa của chúng con được truyền lại từ các Tông Đồ. Xin
Chúa thương xót …
– Lạy Chúa, vì Chúa là “Đấng Hằng Sống” và “giữ chìa khoá của tử thần và âm phủ”
(Kh1,18). Xin Chúa Kitô …
– Lạy Chúa, vì Chúa đã đến để cứu chuộc và ban bình an cho chúng con. Xin Chúa thương
xót …
GIẢNG
Có thể nói là từ xưa đến nay, Thánh Tôma hầu như đã bị người ta ghim chết trong định
kiến một con người cứng lòng tin. Thế nhưng có mấy ai nghĩ cho ngài là con người tiên
phong trong việc tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa và là Thiên Chúa ? Nếu hiểu được điều
đó, chúng ta mới có thể thấy được câu nói của Chúa Giêsu vừa là lời trách cứ, nhưng cũng
là lời khích lệ niềm tin cho ngài cũng như cho tất cả chúng ta bất kỳ thời đại nào : “Vì đã
thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
Quả vậy, Thánh Tôma không hẳn là người môn đệ duy nhất cứng tin. Các môn đệ khác
cũng thế. Trong Tin Mừng theo Thánh Máccô, đã có lần Chúa Giêsu khiển trách các ông
không tin và cứng lòng, “vì đã không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người
sống lại” (Mc 16,14). Ngay cả khi tiễn Chúa về trời, Thánh sử Mátthêu vẫn còn ghi lại :
“Có mấy ông lại hoài nghi” (28,17). Thực ra, niềm tin không phải là định kiến bất dịch,
nhưng là một sức sống. Sức sống thì phải được nuôi dưỡng, phải có di chuyển. Nuôi
dưỡng thì tất nhiên phải có thời để cảm nhận đói và thời được no; nghĩa là có tình trạng
hao hụt để tiến tới thời sung mãn. Những lần Chúa hiện đến, đâu có phải ai ai cũng nhanh
chóng nhận ra người đứng trước mặt mình là Chúa -Chúa Giêsu Phục Sinh ! Chỉ sau khi
được nhắc bảo, các môn đệ mới ngạc nhiên hướng nhìn Người ! Cho nên ai cũng có thể sai
lầm, cũng có thể lỡ bước. Điều quan trọng, chính là biết thức tỉnh để đi đến cùng, đến cùng
sự thật.
Thánh Tôma trong trình thuật hôm nay, bước đầu có thể như hơi quá lời khi thách thức các
môn đệ khác : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào
lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,25b). Tuy
nhiên sau đó, khi Chúa ngự đến, Thánh nhân không chỉ giữ im lặng như những người
khác, nhưng đã tuyên xưng niềm tin của mình : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của
con” (c.28). Ngài công bố chấp nhận Đức Giêsu -người đang đứng trước mặt ngài- là con
người đã chết đi nhưng đã sống lại thực sự, chẳng những là chủ nhân có thể ra lệnh sai
khiến chỉ bảo, mà còn là Thiên Chúa -Đấng tạo sinh nên mình nữa ! Điều mà Giáo Hội
tuyên xưng Chúa Giêsu trong kinh Tin Kính từ thời các Tông Đồ cho đến ngày nay, đâu
có gì vượt quá điều Thánh Tôma đã tuyên xưng trước mặt Chúa ngày hôm nay : “Lạy
Chúa của con; lạy Thiên Chúa của con !” Thánh nhân không chỉ tuyên xưng Chúa đã sống
lại, nhưng còn tin nhận Chúa là Đấng Cứu Thế phải đến thế gian và là Thiên Chúa. Như
thế, đức tin còn phải vượt qua điều thấy trước mắt để thấy được điều cần phải thấy, phải
tin. Đã chắc gì các vị môn đệ khác thấy con người Chúa phục sinh hôm đo, mà tin nhận
ngay hay thấy ngay được Chúa là Thiên Chúa tối cao đáng kính, đáng tôn thờ ? Ngôi Lời
Thiên Chúa khi trở nên xác phàm, là muốn để cho nhân loại thấy Chúa Giêsu có thân xác.
Nhưng để được đi vào mầu nhiệm cứu rỗi và để sống trong Tình Yêu của Thiên Chúa, con
người phải thấy được Chúa Giêsu tỏ hiện trong vinh quang Thiên Chúa tính của Người.
Mối hạnh phúc mà Chúa Giêsu chúc mừng cho Thánh Tôma, chính là điều Thánh nhân đã
“thấy” -thấy vượt qua cái thấy trước mắt- và đã nhanh chóng tuyên xưng lòng xác tín của
mình vào điều đã thấy ngoài điều nhìn bắng ánh mắt đó. Nhờ xác tín như thế mà Thánh
nhân đã không ngần ngại mang Tin Mừng của Chúa sang rao giảng tận Batư, Xyri; và tại
Ấnđộ, ngài đã sẵn sàng đổ máu đào làm chứng cho Chúa.
Chúng ta cũng đã không thấy Chúa nhãn tiền như các Tông Đồ hay như Thánh Tôma xưa.
Nhưng liệu đó có phải là đầu mối đem lại hạnh phúc cho chúng ta, vì chúng ta đã cố gắng
khám phá và tuyên xưng Chúa đang sống trong cuộc đời mình chăng ? Lời Chúa khích lệ
Thánh Tôma ngày xưa vẫn còn mãi mãi giữ giá trị cho chúng ta ngày hôm nay : “Phúc
thay những người không thấy mà tin !” (Ga 20,29).
Lạy Chúa, dù cuộc đời con có tăm tối, hay trống rỗng; dù đời con có thất bại nặng nề,
muộn phiền hay lo âu, xin cho con luôn vững tin nơi Chúa, để nhìn thấy Chúa đang hiện
diện bên cạnh và nâng đỡ con. Amen.
Niềm tin vào Chúa Phục Sinh khởi đi từ sự kiện mồ trống. Trong ngày thứ nhất trong tuần,
các bà đạo đức phát hiện thấy mồ trống nên chạy về báo tin cho các môn đệ Chúa Giêsu về
những điều xẩy ra xung quanh ngôi mộ. Hai môn đệ Gioan và Phêrô cùng chạy ra mộ
Chúa. Phêrô đi vào trong mộ và chứng kiến những tấm khăn liệm và dây băng cuốn xác
Chúa được gấp cuộn hẳn hoi. Chứng kiến sự kiện này, thánh Gioan thuật lại niềm tin của
các môn đệ: Các ông đã thấy và đã tin rằng Chúa đã sống lại.
Tuy nhiên, tin Chúa phục sinh nơi các môn đệ không dừng lại nơi sự kiện mồ trống, Chúa
còn cho họ gặp Ngài nhiều lần bằng việc hiện ra với họ.
Chúa Nhật II PS nhấn mạnh khía cạnh khác của đức tin: đó là con đường tiếp nhận Chúa
qua việc Ngài hiện ra. Như vậy, đức tin vào Chúa Phục Sinh vừa được xây dựng trên sự
kiện lịch sử (mồ trống), vừa trên sự gặp gỡ tiêp xúc siêu nhiên. Chúa hiện ra hôm nay
hoàn toàn thần thiên, vì cửa đóng then cài mà Ngài vẫn xuất hiện giữa các ông. Sau khi từ
cõi chết sống lại, Chúa Giêsu đi vào trong cõi thần thiên, Ngài không còn bị lệ thuộc thời
gian và không gian nữa.
Thánh Gioan cho biết, Chúa hiện ra vào ngày thứ nhất trong tuần và lại hiện ra vào “Tám”
ngày sau, và đều hiện ra vào lúc các môn đệ đang hội họp. Các môn đệ hội họp vào ngày
thứ nhất trong tuần, chính là ngày chúa nhật, ngày Giáo Hội mừng ngày Chúa Phục Sinh.
Việc các môn đệ hội họp trong ngày ấy, chính là cử hành bí tích thánh thể.
Cử hành bí tích thánh thể là cách cụ thể hiện tại hóa của tử nạn và phục sinh của Chúa, nên
các môn đệ được tiếp xúc với chính Chúa. Các dấu đinh ở tay, chân và cạnh sườn, chính là
lời tuyên xưng của Giáo Hội vào mầu nhiệm thánh thể. Qua cử hành thánh thể, Chúa
Giêsu thực hiện cuộc thương khó và phục sinh của Người các bí tích trên bàn thờ.
Trong việc cử hành thánh thể, các tông đồ gặp gỡ đấng phục sinh và nhờ đó đức tin các
ngài được củng cố và gia tăng.
Ngày nay, cũng một thể thức ấy, Giáo Hội cử hành thánh thể nhằm tái diễn cuộc tử nạn và
phục sinh của Chúa. Giáo Hội tin rằng Chúa hiện diện cách đích thực trong bí tích thánh
thể và chính tại nơi đây Ngài ban thêm đức tin cho chúng ta.
Nghe Lời Chúa và cử hành mầu nhiệm thánh thể hằng ngày của cộng đoàn chúng ta là
cách tích cực nhất để gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh, nhờ đó đức tin của mỗi người chúng
ta mạnh mẽ thêm.
Ước gì mỗi người chúng ta luôn ý thức sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu nơi bí tích
thánh thể, mà siêng năng cử hành và rước mình máu thánh Ngài để mỗi ngày chúng ta
được lớn lên đạt tầm vóc viên mãn của Đức Kitô, nhờ đó chúng ta luôn được ơn an bình
của Chúa Phục Sinh, đồng thời có nhiệt huyết tông đồ lên đường làm chứng cho Chúa
trước mặt mọi người, để cả thế giới được hương ơn phục sinh của Chúa.
Xin được chọn câu Lời Chúa: Phúc cho những ai đã không thấy mà tin, làm châm ngôn
cho ngày sống hôm nay để luôn ý thức sự hiện diện của Chúa nhờ đó đức tin của chúng ta
mỗi ngày được mạnh mẽ và sốt sáng hơn. Amen.
. Thắp sáng niềm tin – Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân
(Ga 20,14-17; Mt 278,5-7; Lc 24,25-31; Mc 16,9-13) và những nhóm môn đệ khác nhau
(Mt 28,16-20;Lc 24,36-49;Ga 21,1-23).
Tường thuật Chúa Phục Sinh đến với Nhóm Mười Hai vào ngày thứ nhất trong tuần có
một tầm quan trọng đặc biệt. Nhóm Mười Hai trở thành nền tảng của cộng đoàn Phục
Sinh, thành những chứng nhân mắt thấy tai nghe về Chúa Phục Sinh, để loan báo Tin
Mừng Phục Sinh cho mọi người ( x. Cv 4,20).
Khi Chúa đến với Nhóm Mười Hai lần đầu tiên vào chiều ngày thứ nhất trong tuần thì
Tôma vắng mặt. Các Tông đồ đã nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa”(Ga 20,25).
Đây vừa là lời tuyên xưng đức tin vừa là lời làm chứng về Chúa Phục Sinh. Những lời này
có tác dụng chuẩn bị và khơi dậy đức tin đã phai lạt nơi Tôma.
Tám ngày sau,cũng trong cộng đoàn đó, Tôma tìm lại được đức tin của mình. Chính cộng
đoàn đã thắp sáng lên niềm tin cho người anh em. Bởi đó, khi Chúa Phục Sinh với lời mời
gọi yêu thương: “Tôma,hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh,hãy đặt bàn tay con vào cạnh
sườn Thầy.Chớ cứng lòng nhưng hãy tin”, lập tức Tôma được biến đổi từ bóng tối nghi
nan sang ngời sáng niềm tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”(Ga 20,28).
Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Tôma là ông đã tự tách rời khỏi các Tông Đồ
khác, rời khỏi đời sống cộng đoàn. Trong sự choáng váng, thất vọng, chán nản, trong tâm
trạng hoài nghi, đau khổ, ông đã tự nhốt mình trong cô đơn xa lánh anh em,tìm quên lãng
trong phiền muộn nên đánh mất cơ hội gặp Chúa Phục Sinh. Chỉ đến khi tham gia trở lại
với cộng đoàn, Tôma mới gặp gỡ Người và nhờ đó ông đã tìm lại được lòng tin mạnh mẽ,
kiên trung.
Hành trình của Tôma đi qua ba giai đoạn: vắng mặt, nghi ngờ và tuyên xưng đức tin. Một
lộ trình dài hơn mọi anh em, nhưng Tôma đã đến gần Chúa Giêsu hơn mọi anh em khác.
Truyền thống Giáo hội kể lại, Tông đồ Tôma đã đưa Tin Mừng tới tận Ba Tư, Syria và Ấn
Độ và chịu tử đạo ở đó.
Đức tin của người tín hữu được trao ban và nhận lãnh nơi cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn
giáo xứ. Nơi cộng đoàn này, người tín hữu được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin, hoặc
tìm lại được niềm tin của mình.
Đức tin Kitô giáo vừa có chiều kích cộng đoàn vừa có chiều kích cá nhân. Đức tin cá nhân
được cộng đoàn nuôi dưỡng và làm thành đức tin cộng đoàn. Cộng đoàn lớn lên và phát
triển là nhờ đức tin cá nhân. Cộng đoàn làm cho đức tin cá nhân phong phú và độc đáo.
Lời Chúa được công bố giữa cộng đoàn Thánh Thể chính là Lời Phục Sinh. Mỗi tín hữu
lắng nghe và chấp nhận cho riêng mình. Mỗi người, nhờ lòng tin và lòng mến mà Lời
Chúa sẽ sinh hoa kết quả trong tâm hồn.
Mình Máu Chúa được trao ban cho mọi tín hữu trong cộng đoàn Thánh Thể, mỗi cá nhân
tín hữu lại đón nhận với mức độ đức tin khác nhau. Người tín hữu phải đủ đức tin khi rước
Thánh Thể của Đấng đã chết và sống lại. Không chỉ ăn uống Mình Máu Chúa mà còn là
gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh như Tôma vậy.Trong cuộc gặp gỡ riêng tư này, người
tín hữu được đón nhận sự sống dồi dào vào tâm hồn mình.
Đời sống cộng đoàn thật quan trọng cho niềm tin người tín hữu. Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II trong Tông Huấn “Người Kitô hữu giáo dân” đã đưa ra bốn hình ảnh về giáo xứ,
cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn Thánh Thể.
* Giáo xứ là một gia đình của Thiên Chúa chan hoà tình bác ái huynh đệ: mọi người được
đón tiếp chân thành,được sống trong bầu khí bác ái,được cảm thấy mình được kính trọng,
được yêu thương che chở,ai cũng cảm thấy mình thuộc về giáo xứ là một vinh dự.
* Giáo xứ là một cộng đoàn nuôi dưỡng đức tin:Mọi người được bồi dưỡng đức tin,được
kêu gọi sống đức tin,được giúp hiểu biết các vấn đề đức tin. Các Thánh lễ, các giờ giáo
lý,các buổi cầu nguyện luôn hướng về Thiên Chúa, được Lời Chúa và lời Giáo hội soi
sáng để người tín hữu hiểu biết những biến cố cuộc đời.
* Giáo xứ là một cộng đoàn có tổ chức: Mọi người được sắp xếp trong một hệ thống trật
tự,có phân công, có trách nhiệm.Tất cả liên hệ với nhau trong tinh thần hiệp thông, cộng
tác và trách nhiệm để xây dựng giáo xứ tốt đẹp.
* Giáo xứ là một cộng đoàn truyền giáo: Đây là hình ảnh mà Công Đồng Vatian II đề cao
nhất,hình ảnh cộng đoàn truyền giáo. Mọi người được nuôi dưỡng đức tin, được sống tình
bác ái để ra đi truyền giáo, loan báo Tin Mừng Phục Sinh, rao truyền niềm vui, niềm hy
vọng như cộng đoàn Nhóm Mười Hai đã ra đi đến với muôn dân.
Cộng đoàn phụng vụ ngày Chúa Nhật là điểm hẹn chính thức và thường xuyên của Chúa
Phục Sinh với các tín hữu.Không nên lỗi hẹn với Chúa trong các cuộc họp cộng đoàn
(x.Dt 10,25).Cần chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh. Người luôn có mặt để
giải thích Kinh Thánh đồng thời mở lòng mở trí cho các tín hữu hiểu Lời Người (x.Lc
24,32.45) và hiến ban chính mình để nuôi sống người tín hữu chúng ta.
Cám ơn thánh Tôma. Nhờ ngài, các môn đệ khác được chứng kiến tỏ tường Chúa sống lại,
được nhìn thấy những vết thương ở tay chân và cạnh sườn Chúa. Nhờ ngài, Chúa Giêsu lại
hiện ra một lần nữa. Và nhất là nhờ ngài, chúng con có được mối phúc thứ chín: “Phúc cho
ai không thấy mà tin”(Ga 20,29). Mối phúc này nghe như có lời dặn dò: muốn thấy điều
mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không thấy và chừng như cũng có lời ước
hẹn: tin điều mình không thấy sẽ thấy điều mình tin.
Mỗi tín hữu vững tin sẽ thấy điều mình tin để nói được rằng: “Tôi đã thấy Chúa”(Ga
20,18), nhờ đó cả cộng đoàn cũng đều nói lên: “Chúng tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,25).
Thánh Tôma đã nhờ cộng đoàn anh em yêu thương nâng đỡ nên tìm lại được niềm tin.Nơi
Tôma có cái gì đáng yêu đáng ngưỡng mộ, tuy cứng lòng tin nhưng lại dễ dàng khiêm
nhường đón nhận những góp ý chân thành của cộng đoàn.
Chúa Kitô Phục Sinh chính là nền tảng và trung tâm của đời sống đức tin Kitô giáo. Đấng
Phục sinh đã chọn “ngày thứ nhất trong tuần” làm ngày gặp gỡ các Tông Đồ. Như thế,
“Ngày thứ nhất trong tuần” đã trở thành ngày của cộng đoàn, ngày của gặp gỡ, ngày hát
mừng niềm vui Phục sinh, và nhất là ngày của cuộc “sáng tạo mới”.
Xin cho mỗi ngày Chúa nhật trở thành ngày bồi bổ đức tin, bồi dưỡng tâm linh, bồi đắp
tình huynh đệ, giúp mỗi tín hữu sống thánh thiện, hiệp thông, yêu thương…Nhờ đó, mỗi
người trở thành chứng nhân cho sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh.
. Suy niệm của Lm. GB. Hiếu
NHẬP LỄ
Nguyên nhân của những mối nghi ngờ chính là vì sự việc vượt quá tầm nhận thức, hiểu
biết của con người -nhất là về phuơng diện đức tin. Do đó việc Thánh Tôma nghi ngờ như
trong trình thuật Tin Mừng, cũng là điều tự nhiên.Tuy nhiên điều mà Thánh Tôma có lỗi,
chính là vì đã không tin vào lời Chúa. Như Thánh Tôma, chúng ta cũng đã nhiều khi
không tin vào lời Chúa như vậy. Xin Chúa tha lỗi cho chúng con.
– Lạy Chúa, vì niềm tin vào Chúa của chúng con được truyền lại từ các Tông Đồ. Xin
Chúa thương xót …
– Lạy Chúa, vì Chúa là “Đấng Hằng Sống” và “giữ chìa khoá của tử thần và âm phủ”
(Kh1,18). Xin Chúa Kitô …
– Lạy Chúa, vì Chúa đã đến để cứu chuộc và ban bình an cho chúng con. Xin Chúa thương
xót …
GIẢNG
Có thể nói là từ xưa đến nay, Thánh Tôma hầu như đã bị người ta ghim chết trong định
kiến một con người cứng lòng tin. Thế nhưng có mấy ai nghĩ cho ngài là con người tiên
phong trong việc tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa và là Thiên Chúa ? Nếu hiểu được điều
đó, chúng ta mới có thể thấy được câu nói của Chúa Giêsu vừa là lời trách cứ, nhưng cũng
là lời khích lệ niềm tin cho ngài cũng như cho tất cả chúng ta bất kỳ thời đại nào : “Vì đã
thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
Quả vậy, Thánh Tôma không hẳn là người môn đệ duy nhất cứng tin. Các môn đệ khác
cũng thế. Trong Tin Mừng theo Thánh Máccô, đã có lần Chúa Giêsu khiển trách các ông
không tin và cứng lòng, “vì đã không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người
sống lại” (Mc 16,14). Ngay cả khi tiễn Chúa về trời, Thánh sử Mátthêu vẫn còn ghi lại :
“Có mấy ông lại hoài nghi” (28,17). Thực ra, niềm tin không phải là định kiến bất dịch,
nhưng là một sức sống. Sức sống thì phải được nuôi dưỡng, phải có di chuyển. Nuôi
dưỡng thì tất nhiên phải có thời để cảm nhận đói và thời được no; nghĩa là có tình trạng
hao hụt để tiến tới thời sung mãn. Những lần Chúa hiện đến, đâu có phải ai ai cũng nhanh
chóng nhận ra người đứng trước mặt mình là Chúa -Chúa Giêsu Phục Sinh ! Chỉ sau khi
được nhắc bảo, các môn đệ mới ngạc nhiên hướng nhìn Người ! Cho nên ai cũng có thể sai
lầm, cũng có thể lỡ bước. Điều quan trọng, chính là biết thức tỉnh để đi đến cùng, đến cùng
sự thật.
Thánh Tôma trong trình thuật hôm nay, bước đầu có thể như hơi quá lời khi thách thức các
môn đệ khác : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào
lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,25b). Tuy
nhiên sau đó, khi Chúa ngự đến, Thánh nhân không chỉ giữ im lặng như những người
khác, nhưng đã tuyên xưng niềm tin của mình : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của
con” (c.28). Ngài công bố chấp nhận Đức Giêsu -người đang đứng trước mặt ngài- là con
người đã chết đi nhưng đã sống lại thực sự, chẳng những là chủ nhân có thể ra lệnh sai
khiến chỉ bảo, mà còn là Thiên Chúa -Đấng tạo sinh nên mình nữa ! Điều mà Giáo Hội
tuyên xưng Chúa Giêsu trong kinh Tin Kính từ thời các Tông Đồ cho đến ngày nay, đâu
có gì vượt quá điều Thánh Tôma đã tuyên xưng trước mặt Chúa ngày hôm nay : “Lạy
Chúa của con; lạy Thiên Chúa của con !” Thánh nhân không chỉ tuyên xưng Chúa đã sống
lại, nhưng còn tin nhận Chúa là Đấng Cứu Thế phải đến thế gian và là Thiên Chúa. Như
thế, đức tin còn phải vượt qua điều thấy trước mắt để thấy được điều cần phải thấy, phải
tin. Đã chắc gì các vị môn đệ khác thấy con người Chúa phục sinh hôm đo, mà tin nhận
ngay hay thấy ngay được Chúa là Thiên Chúa tối cao đáng kính, đáng tôn thờ ? Ngôi Lời
Thiên Chúa khi trở nên xác phàm, là muốn để cho nhân loại thấy Chúa Giêsu có thân xác.
Nhưng để được đi vào mầu nhiệm cứu rỗi và để sống trong Tình Yêu của Thiên Chúa, con
người phải thấy được Chúa Giêsu tỏ hiện trong vinh quang Thiên Chúa tính của Người.
Mối hạnh phúc mà Chúa Giêsu chúc mừng cho Thánh Tôma, chính là điều Thánh nhân đã
“thấy” -thấy vượt qua cái thấy trước mắt- và đã nhanh chóng tuyên xưng lòng xác tín của
mình vào điều đã thấy ngoài điều nhìn bắng ánh mắt đó. Nhờ xác tín như thế mà Thánh
nhân đã không ngần ngại mang Tin Mừng của Chúa sang rao giảng tận Batư, Xyri; và tại
Ấnđộ, ngài đã sẵn sàng đổ máu đào làm chứng cho Chúa.
Chúng ta cũng đã không thấy Chúa nhãn tiền như các Tông Đồ hay như Thánh Tôma xưa.
Nhưng liệu đó có phải là đầu mối đem lại hạnh phúc cho chúng ta, vì chúng ta đã cố gắng
khám phá và tuyên xưng Chúa đang sống trong cuộc đời mình chăng ? Lời Chúa khích lệ
Thánh Tôma ngày xưa vẫn còn mãi mãi giữ giá trị cho chúng ta ngày hôm nay : “Phúc
thay những người không thấy mà tin !” (Ga 20,29).
Lạy Chúa, dù cuộc đời con có tăm tối, hay trống rỗng; dù đời con có thất bại nặng nề,
muộn phiền hay lo âu, xin cho con luôn vững tin nơi Chúa, để nhìn thấy Chúa đang hiện
diện bên cạnh và nâng đỡ con. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (26/04/2025) .: Thánh Toma và vết thương lòng thương xót Chúa (26/04/2025) .: Hãy nhìn xem (26/04/2025) .: “Tôi nhận ra bạn…” (26/04/2025) .: Vui mừng vì thấy Chúa. (26/04/2025) .: Lỡ hẹn (26/04/2025) .: Sống đức tin. (26/04/2025) .: Lòng thương xót. (26/04/2025) .: Lòng Chúa xót thương (26/04/2025) .: Niềm tin Chúa Phục Sinh (26/04/2025) .: Đức tin là một sự tăng trưởng. (26/04/2025) .: Tần số tình yêu (26/04/2025) .: Đức tin ngọn đuốc cuộc đời (26/04/2025) .: Tôma đa nghi (26/04/2025) .: Gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh. (26/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam