Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 51
Tổng truy cập: 1338863
Chuẩn bị lễ nghi hôn phối (chương 2)
Cập nhật : 12-09-2008 |
HỢP THỨC HÓA HÔN NHÂN DÂN SỰ Chương này dành riêng cho những người đã kết hôn theo luật đời, nay muốn hôn nhân này được Giáo Hội công nhận như một hôn nhân Công Giáo. I. Có nhiều lý do tại sao ngay từ đầu một đôi vợ chồng lại quyết định kết hôn theo luật đời. Bởi thế, điều đầu tiên là thành thật nói cho cha xứ biết những lý do này. II. Với sự hướng dẫn của cha xứ, bước kế tiếp là tiến trình chuẩn bị hôn nhân Công Giáo. Một số vợ chồng, nhất là những người đã lấy nhau vài năm, nhận thấy tiến trình này thật quái gở và đôi khi làm họ khó chịu, vì họ thường nghĩ là khi trải qua tiến trình chuẩn bị thì không khác gì thú nhận rằng họ không biết những điều quan trọng của hôn nhân. Tuy nhiên, hầu hết các cha xứ đều nhậy cảm với vấn đề này và các ngài sẽ đề ra một tiến trình chuẩn bị phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu đặc biệt của bạn. Cũng có thể bạn đã có nhiều kinh nghiệm để xây dựng một hôn nhân tốt đẹp, nhưng khi học hỏi và đối thoại về một hôn nhân Công Giáo vô điều kiện thì đó cũng là điều quan trọng không kém. Điều này càng đúng hơn nữa nếu một trong hai bạn, khi kết hôn theo luật đời, đã nghĩ là có thể từ bỏ hôn nhân này nếu có gì trục trặc. Và cũng thật quan trọng để nói về sự tương giao giữa hai người với Thiên Chúa. III. Hãy cẩn thận. Có nhiều đôi vợ chồng kết hôn theo luật đời nghĩ khi hôn nhân của họ được "Giáo Hội chúc phúc" (được chính thức công nhận) sẽ giải quyết được những vấn đề trong hôn nhân mà họ đang phải đương đầu. Nếu bạn nghĩ khi hôn nhân của mình "được chúc phúc" sẽ giúp hai người thương lượng với nhau dễ dàng hơn, thì có lẽ bạn lầm. Ngược lại, nếu cả hai đều ý thức được sự hiện diện quan trọng của Thiên Chúa trong hôn nhân Công Giáo, và muốn sống như người Công Giáo trong hôn nhân của mình, thì bạn đã đi đúng đường. Suy tư và đối thoại : Hợp Thức Hoá Hôn Nhân Dân Sự 1. Tại sao bạn chọn kết hôn theo luật đời ?
ẢNH HƯỞNG GIA ĐÌNH TRƯỚC TA SỐNG I. Mỗi gia đình đều có ảnh hưởng mạnh Gia đình gốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân mỗi người trong gia đình. Từ lâu người ta đã biết con người được thừa hưởng những yếu tố di truyền (vi tử) khiến những người trong gia đình có nét giống nhau. Ngày nay chúng ta còn biết các vi tử ấy khiến chúng ta có khuynh hướng dễ bị mắc một căn bệnh nào đó. Ngoài yếu tố di truyền, chúng ta còn thừa hưởng cách ăn nói, suy nghĩ và hành động. Những điệu bộ và những giá trị hầu như được khuôn đúc bởi những người nuôi nấng chúng ta. Thật đúng để nói chúng ta là "sản phẩm" của gia đình. Khi còn thiếu niên chúng ta có khuynh hướng từ chối những điều này. Chúng ta thường tìm cách chứng minh rằng mình khác với gia đình. Trong thời gian niên thiếu, một cách tổng quát, các thiếu niên thường hay dành thời giờ để xét xem chúng khác biệt với gia đình như thế nào. Trong quãng thời gian này, người ta chưa thực sự muốn hay chưa đủ trưởng thành để nhận xét gia đình mình một cách thành thật và khách quan. Tuy nhiên, khi là một người trưởng thành chuẩn bị hôn nhân, thì không còn lúc nào tốt hơn nữa để dành thời giờ và sức lực vào việc nhận xét gia đình của chính mình. II. Gia Đình Tôi Định Đoạt Đối với mỗi người, dù gia đình chúng ta thật "lành mạnh" hay thật "bất thường," những kiểu cách mà gia đình chúng ta thi hành có khuynh hướng trở nên một khuôn mẫu cho những gì mà chúng ta tin đó là lối sống bình thường. Thí dụ, lúc còn nhỏ nếu cha mẹ bạn dành thời giờ để giúp bạn làm bài tập ở nhà và khích lệ bạn chơi thể thao, thì bạn có khuynh hướng nghĩ đây là lối sống bình thường. Nếu cha mẹ bạn luôn cố gắng làm việc để có đủ tiền trang trải những chi phí thì bạn sẽ không ngạc nhiên khi phải vật lộn với đời sống để kiếm ăn. Nếu gia đình bạn xem TV một cách thường xuyên và ít khi cùng ăn cơm chung với nhau, thì bạn cũng sẽ thấy bình thường khi làm như vậy. Nếu người cha của bạn thường cầu nguyện trước bữa ăn và đóng vai trò chủ yếu trong việc giáo dục con cái, thì bạn sẽ cho là bình thường khi một người "thực sự đàn ông" thì phải cầu nguyện và giáo dục con cái. Nếu sự đánh đập thường xuyên xảy ra trong gia đình bạn, thì bạn cũng không ngạc nhiên khi thấy điều này xảy ra ở các gia đình khác. III. Suy Xét Kỹ Về Gia Đình Bạn Trong thời gian niên thiếu, chúng ta chưa đủ trưởng thành để biết những gì là "lành mạnh" hay "không lành mạnh" về lối sống của gia đình chúng ta. Có lẽ bạn thích được cha mẹ hỗ trợ trong sinh hoạt thể thao và giúp bạn làm bài tập ở nhà. Có lẽ bạn có những kỷ niệm xấu về những lần bị đánh đập. Nhưng thật không dễ để biết thế nào là thực sự "lành mạnh" hay "không lành mạnh." Chỉ khi nào chúng ta đủ trưởng thành để nhìn lại lối sống của gia đình chúng ta một cách khách quan, thì lúc ấy chúng ta mới có thể nhận định được tại sao hành động này được coi là "lành mạnh", mà hành động kia thì không. Thí dụ, rất có thể tôi vui thích khi được cha mẹ cho phép tôi vừa ăn cơm vừa xem TV. Nhưng chỉ đến bây giờ, khi khôn lớn, tôi mới biết là gia đình tôi đã không có thói quen tốt về bữa cơm gia đình. Có thể tôi cảm thấy sung sướng khi không bị cha mẹ ép buộc phải "uổng phí" thời giờ để đi lễ ngày Chúa Nhật. Nhưng bây giờ, sau khi khôn lớn, tôi mới thấy cha mẹ tôi đã thiếu sót trong việc tập cho tôi có thói quen tốt về việc thờ phượng. IV. Phê Bình Xây Dựng Khác Với Việc Đổ Lỗi Định nghĩa đầu tiên trong tự điển của chữ "phê bình" là: hành động phán đoán. Học cách phê bình gia đình tôi không có nghĩa là đổ lỗi cho những người trong gia đình. Phê bình cách thành thật là một tiến trình mà người trưởng thành thú nhận những gì xảy ra trong gia đình mình mà không mất thời giờ đổ lỗi người khác. Nếu cha tôi hay mẹ tôi là người nghiện rượu và đã đánh đập tôi, khi thú nhận điều ấy thì quan trọng hơn và lành mạnh hơn là coi như không có gì xảy ra. Dù hôn nhân của cha mẹ tôi có tốt đẹp hay không, mục đích của sự phê bình là tìm hiểu và nhìn nhận những gì có thật. Dù anh chị em tôi có hoà thuận hay không, việc nhìn nhận những sự thật ấy cũng đem lại lợi ích. Tại sao? Vì chúng ta không bao giờ thực sự hiểu được chính mình và hành động của mình nếu không tìm hiểu về gia đình, là nơi sinh ra chúng ta. Khi Hồng và Phát lấy nhau, Phát hài lòng khi thấy Hồng thích nấu món gà luộc. Đó là món khoái khẩu của cậu. Nhưng cậu không hiểu tại sao Hồng lại cắt con gà làm đôi trước khi luộc. Thịt gà rất ngon, nhưng cậu hơi khó chịu bởi không còn cái thú xẻo từng miếng thịt như cha cậu thường làm trước đây vào ngày Chúa Nhật. Một ngày kia, khi Hồng chuẩn bị luộc gà, Phát hỏi cô tại sao lại cắt con gà làm đôi. Hồng hơi sững sờ, nhìn Phát, và nói: "Vì đó là cách mẹ em hay làm... Em nghĩ có lẽ như thế thì thịt dễ chín hơn." Tối hôm đó, Hồng điện thoại về cho mẹ và hỏi lý do tại sao mẹ cắt con gà làm đôi trước khi luộc. Bà mẹ phá ra cười và nói, "Khi bố mẹ lấy nhau, mẹ không có cái nồi to đủ để đựng cả con gà, nên mẹ phải cắt làm đôi và nấu trong hai nồi nhỏ. Về sau, dù đã có cái nồi to hơn, nhưng mẹ vẫn làm như thế vì thói quen." Suy Tư & Đối Thoại : Gia Đình Nơi Phát Xuất Chúng Ta Những câu hỏi để suy nghĩ và đối thoại sau đây nhằm giúp bạn tìm hiểu về gia đình bạn một cách khách quan hơn. Khi còn trẻ chúng ta không có nhiều lựa chọn nào khác hơn là phải chấp nhận "những phương cách của gia đình," và cũng không hiểu nhiều về thế nào là "lành mạnh" hay "không lành mạnh." Tuy nhiên, khi là người trưởng thành, chúng ta có thể nhìn lại những kỷ niệm về gia đình, và phê bình về gia đình mình. I. Căn nhà của tôi Hãy dành chút thì giờ để phác hoạ căn nhà của bạn khi còn nhỏ, lúc khoảng 10 tuổi hoặc căn nhà nào mà bạn có nhiều kỷ niệm nhất. Nếu có thể, vẽ ra càng nhiều chi tiết càng nhiều càng tốt. Thí dụ, máy TV để ở đâu? Gia đình ăn cơm ở đâu, có thường ăn chung với nhau không? Bạn có phải ngủ chung phòng với ai không? Trên tường phòng ngủ có treo những tranh ảnh gì? Sau khi vẽ xong, hãy trả lời những câu hỏi sau: 1. Tôi phải ngủ chung phòng với __________ vì lý do _____ II. Lối Sống của Gia Đình Sau đây là liệt kê những đề tài liên quan tới "lối sống" của gia đình, đó là "những điều thường được thi hành." Với mỗi một câu dưới đây, hãy viết tiếp vào chỗ trống điều bạn diễn tả về lối sống của gia đình bạn. Và nếu bạn thấy lối sống đó "lành mạnh" thì ghi chữ L, nếu "không lành mạnh" thì ghi chữ K trong ô cuối câu. 1. Làm xong bài tập ở nhà ________ [ ] Sau khi hoàn tất những câu trả lời trên, hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: "Tôi học được điều gì sau khi nhìn lại lối sống của gia đình tôi?" ___________________________. Sau khi hoàn tất, hãy chia sẻ tất cả những điều này cho người bạn đời tương lai của bạn. Vì khi bạn kết hôn, bạn thành lập một gia đình, do đó người bạn đời có quyền biết mọi điều quan trọng về gia đình bạn. Khi nói về những ưu điểm và khuyết điểm của gia đình hai người, cả hai sẽ xác định được những gì thực tế cho gia đình tương lai của hai người. Hãy cẩn thận ghi nhận những khác biệt giữa gia đình hai người. Nên nhớ rằng, mục đích của chương này là để nhìn ra những ưu và khuyết điểm của gia đình. Chương kế tiếp sẽ có những câu hỏi nhằm xét xem lối sống gia đình ảnh hưởng thế nào đến bạn và sự tương giao với người bạn đời. |
Nguồn : gxngoclam |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam