Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 45
Tổng truy cập: 1338280
CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO
CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO
Trong ba ngày qua, chúng ta tưởng niệm cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu. Chúa đã chết thật và được mai táng trong mồ ba ngày. Hôm nay toàn thể Giáo Hội mừng đại lễ Chúa Kitô Phục Sinh. Đó là một biến cố gây ngạc nhiên, một sự kiện có một không hai trong lịch sử nhân loại và là nền tảng niềm tin của chúng ta.
Thánh Phaolô đã xác tín: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng”. (1 Cr 15, 14).
Niềm tin của chúng ta căn bản là tin vào Đấng Phục sinh và chúng ta đặt hy vọng của chúng ta vào Thiên Chúa Hằng Sống (1Tm 4, 10). Thánh Agustinô nói rằng: “Lòng tin của Kitô hữu là sự phục sinh của Chúa Kitô. Khi tin Chúa Kitô đã chết thì không có gì là khó khăn cả, kẻ ngoại đạo cũng tin như vậy, và tất cả mọi người cũng đều tin như vậy. Nhưng điều cao cả hơn hết là tin Chúa Kitô đã sống lại thật”.
Nhưng tin vào Chúa sống lại không phải là một việc dễ dàng, vì chúng ta vẫn thường nghi ngờ làm sao có chuyện người chết sống lại? Vậy đâu là bằng chứng và nền tảng của niềm tin vào Chúa Kitô đã phục Sinh?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể giải thích sự sống lại của Chúa Kitô như một biến cố lịch sử, nghĩa là biến cố Chúa sống lại là một biến cố đã thực sự xẩy ra.
Những sự kiện sau đây có thể chứng minh sự sống lại của Chúa là có thật:
– Trước hết, Chúa Giêsu đã Chết thật
Bốn Phúc Âm đã kể lại vụ án và cái chết của Chúa xảy ra ngoài thành Giêrusalem là có thật. Chúa đã chết cùng với hai tội nhân và được mai táng trong mồ. Sử gia ngoại giáo là Giusepus cũng nói đến cái chết của ông Giêsu. Nếu Chúa không chết thì làm sao có chuyện phục sinh.
– Sự cứng lòng tin của các tông đồ
Các tông đồ là những người có thật, những người đánh cá đã theo Chúa. Khi thấy Chúa bị bắt và đem đi giết, rồi nhìn thấy Chúa chết trên thập giá, các tông đồ nghĩ rằng mọi sự đã kết thúc và ai nấy bỏ cuộc, trở về nhà mình. Lúc đầu các ông không hề chờ đợi một sự sống lại, họ có tin đâu! Chúa Giêsu phải trách móc họ: “Ôi những kẻ kém lòng tin!” Họ chính là những người lúc đầu có quan niệm là bị Chúa lừa gạt. Nhưng sau đó họ đã tin là có thật. Nếu Chúa không sống lại thì làm sao họ có thể chịu bị bách hại và chịu chết vì Chúa được? Họ được lợi lộc gì khi phải chịu hy sinh như vậy?
– Ngôi Mộ trống cũng là một lời chứng về Chúa Phục Sinh
Chúa được chôn trong một ngôi mộ và việc Chúa chổi dậy và ra khỏi mồ cũng là một bằng chứng. Tin Mừng Luca kể các phụ nữ ra mộ Chúa. Các bà hoảng sợ vì không thấy xác Chúa mà thấy một người thanh niên ngồi bên phải nói rằng: Người đã chổi dậy rồi không còn đây nữa (Lc 16, 6).
– Và một bằng chứng rất quan trọng đó là các lần hiện ra của Chúa Kitô phục Sinh
Chúa hiện ra với các phụ nữ, với hai môn đệ trên đường Emaus. Rồi sau hiện ra với các tông đồ và nhiều người khác, Chúa cho Tôma xem các dấu đanh vì ông nghi ngờ.
Chứng tá xưa nhất về Chúa Kitô sống lại là của thánh Phaolô khi Ngài nói: “Tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng và ngày thứ ba đã sống lại, đúng như lời Kinh Thánh, Người đã hiện ra với ông Kê Pha rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số đó phần đông hôm nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến Người cũng hiện ra với ông Giacôbê rồi với tất cả các Tông đồ. Sau hết Người cũng đã hiện ra với tôi là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non” (1Cor 15, 3-8). Những lời này được viết ra vào năm 56 hay 57 sau C.N. Vì Phaolô đã gặp Đấng Phục sinh trên đường đi Đamas để bắt bớ giáo hội vào khoảng năm 35 sau C.N, nghĩa là khoảng 5 năm sau khi Chúa Kitô chết. Vì thế, đó là một chứng nhân lịch sử rất có giá trị.
Những cuộc hiện ra này chứng minh những điều mới mẻ về Chúa Kitô Phục Sinh. Ví dụ không phải ai cũng có thể thấy Chúa được nhưng chỉ những người Chúa cho thấy mới thấy Chúa được mà thôi. Thân thể Chúa hoàn toàn khác biệt với ngày trước. Chúa không còn lệ thuộc vào những định luật vật chất. Chúa đi ra vào mà cửa nhà vẫn đóng kín; cũng như Chúa hiện ra và biến đi.
Đây là những bằng chứng khách quan về sự sống lại của Chúa Kitô. Nhưng biến cố Chúa Phục sinh phải được đón nhận bằng đức tin mà thôi vì lý trí không thể lý giải được tại sao. Cho nên chúng ta cần phải có đức tin để hiểu biết và đón nhận biến cố quan trọng này.
Xin Chúa Kitô phục sinh ban cho chúng ta đức tin mạnh mẽ và vững vàng để chúng ta sống và làm chứng cho Chúa Kitô Phục sinh trong thế giới hôm nay. Amen.
Kết quả một cuộc điều tra mới đây tại Pháp cho thấy 84% người Pháp cho mình là người công giáo, nghĩa là có lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Nhưng chỉ có 32% là con tin vào sự sống lại. Và người ta phỏng đoán đến năm 2020 thì con số những người tin vào sự sống lại sẽ giảm xuống, chỉ còn độ 10%. Nếu số liệu trên là sát với thực tế và điều phỏng đoán trên là đáng tin cậy, thì tình trạng niềm tin hôm nay quả là bi đát. Tại sao lại có hiện tượng ấy?
Phải chăng con người ngày nay quá quen với những kỹ thuật khoa học có thể kiểm chứng, để không còn nhạy cảm đủ với niềm tin, vốn khởi đi từ những cảm nghiệm. Hay nói theo kiểu thánh Phaolô: Vì quá mải mê những sự dưới đất đến nỗi không còn tha thiết với những sự trên trời. Chính vì thế, chúng ta cần phải khám phá lại niềm tin vào Đức Kitô phục sinh, là nền tảng cho cuộc sống của người tín hữu hôm nay.
Như chúng ta đã biết Phục Sinh là một biến cố quan trọng bởi vì không có nó thì niềm tin sẽ trở thành một việc luống công vô ích, thế mà biến cố quan trọng ấy chỉ được ghi nhận bằng một sự kiện đơn giản: Ngôi mộ trống rỗng. Thế nhưng điều đơn giản ấy nếu không là dấu chứng lịch sử để mà biện bạch thì lại là dấu chỉ mở về một thực tại khác. Đó là niềm tin Phục Sinh qua những chặng đường khám phá.
Thực vậy, từ khám phá đầu tiên về cửa mồ mở toang, khiến Mađalena phải hốt hoảng, tới khám phá tiếp theo về dây băng còn nguyên và khăn liệm được cuộn lại, khiến Phêrô phải kinh ngạc không nói nên lời, để rồi kết thúc bằng khám phá bất ngờ của Gioan khi ông nối kết những dấu chỉ kia với lời Kinh Thánh để làm bừng lên một cảm nghiệm mới và hết sức lạ lùng: ông đã tin.
Mồ rỗng và khăn liệm còn đó là gì nếu không phải là một dấu chỉ cho sự phục sinh theo Kinh Thánh. Thực vậy, Đức Kitô là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài không thể bị chôn vùi trong cõi chết. Là Đấng quyền năng, nên Ngài không thể bị giam hãm trong ngục thất của tử thần. Là Đấng của vĩnh cửu, nên Ngài không thể bị giới hạn trong thời gian. Là ánh sáng, lẽ nào Ngài lại bị bao vây bởi bóng tối. Là Đấng tạo dựng, lẽ nào Ngài lại bị thân phận con người cầm chân. Bởi đó không còn một cách nào khác hơn là Ngài đã phục sinh.
Từ đó, ngày Phục Sinh được gọi là ngày Chúa nhật, ngày của Chúa. Biến cố Phục Sinh không phải chỉ là một biến cố có tính cách lịch sử mà hơn thế nữa, còn là một biến cố làm nên lịch sử, vì biến cố ấy không ngừng được công bố và trở thành nền tảng niềm tin cho cả Giáo Hội. Bởi vì một khi Đức Kitô là đầu đã sống lại, thì chúng ta là chi thể, một ngày kia cũng sẽ sống lại, nếu như chúng ta trung thành gắn bó mật thiết với Ngài.
(Suy niệm của Lm Giuse Nguyễn Trung Điểm)
Chúa Kitô sống lại. Phải chăng Chúa Kitô đã chết và sống lại như các vị thần Osiris, Adonis trong các tôn giáo cổ xưa bên Ai Cập hoặc như Sơn Tinh, Thủy Tinh trong thần thoại Việt Nam? Không phải. Các vị thần nầy chỉ là huyền thoại biểu tượng cho sức sống của thiên nhiên, họ chết đi và sống lại mỗi năm theo mùa. Trái lại, Chúa Kitô là một nhân vật hiện thực, đã chết và sống lại chỉ một lần cho mãi mãi.
Chúa Kitô sống lại. Phải chăng Người đã chết thực, nhưng hình ảnh Người còn sống động trong tâm hồn tín hữu giống như văn hào Nguyễn Du đối với người Việt, hoặc công chúa Diana đối vối bao nhiêu người mộ mến cô? Không phải. Những người này đâu còn sống nữa, chỉ còn lại tác phẩm hoặc hình ảnh của họ thôi. Trái lại, Chúa Kitô đã chiến thắng cái chết và sống thực sự.
Chúa Kitô sống lại. Phải chăng sau khi Người chết, Thiên Chúa đã cho Người sống tiếp tục như trước kia, giống như phép lạ xảy ra cho chàng thanh niên ở Naim hoặc ông Ladarô? Không phải. Những người nầy do phép lạ được sống lại, nhưng vẫn mang thân phận con người và sau đó cũng đã chết. Trái lại, Chúa Kitô sống lại có một cuộc sống mới mà cái chết không còn quyền lực gì trên Người nữa.
Chúa Kitô sống lại. Phải chăng có nghĩa là linh hồn Chúa Kitô rời khỏi xác để về quê trời? Không phải. Bởi vì linh hồn mọi người, ít nhất là các người công chính, sau cái chết cũng đều được như thế. Trái lại, sự sống lại của Chúa Kitô hiển nhiên là một biến cố duy nhất, có một không hai.
Vậy Chúa Kitô sống lại có nghĩa là gì? Có nghĩa là Chúa Giêsu đã bị xử án và chịu tử hình, nay sống lại một cách mới mẻ qua tác động quyền năng của Thiên Chúa. Có nghĩa là biến cố này không chỉ ăn thua đến cá nhân Người: được Thiên Chúa cứu độ; nhưng hơn nữa, Phục Sinh là một biến cố liên quan đến tất cả chúng ta: Chúa Kitô đã chết cho chúng ta và Người đã sống lại đi trước chúng ta. Vì chúng ta thuộc về Người, cho nên Thánh Thần Người ngự trong chúng ta, tác động giúp chúng ta chỗi dậy sau những thất bại hoặc ngã lòng. Vì chúng ta thuộc về Người, cho nên sức sống của Người ở trong chúng ta, sức sống đưa chúng ta đến cuộc sống vĩnh cửu như Người.
Nói đến niềm tin của Giáo Hội trước tiên là nói đến niềm tin của các vị tử đạo.
Trước tiên là những người đã chứng kiến cái chết của Chúa Kitô trên đồi Golgôta, trước kia họ đã đặt một niềm hy vọng lớn lao nơi Người và sau đó họ đã thất vọng khi Người chết: bà Mađalêna, ông Phêrô và các tông đồ. Sự biến đổi lớn lao trong niềm tin của họ đã xảy ra chính ở cuộc gặp gỡ Đấng Phục sinh: Người đến với họ mỗi người trong mỗi hoàn cảnh khác nhau.
Với những tông đồ nhút nhát sợ sệt, trốn tránh ở Giêrusalem, Người hiện ra cho họ xuyên qua cửa đóng kín;
với những ngư phủ đã trở lại nghề đánh cá cũ vùng Galilêa, Người hiện ra cho họ ở bờ hồ;
với hai môn đệ thất vọng rời Giêrusalem để đi về Emmau, Người hiện ra cho họ trên đường đi;
với người đàn bà đau buồn vì tang tóc, Người hiện ra cách riêng ở khi vườn gần mồ;
với Phaolô, kẻ tiếp tục bắt giết Người, Người hiện ra cho ông như là kẻ “đã yêu thương ông và hiến mạng cho ông”. Đấng Phục Sinh đã gặp họ, và, do đó, họ đã biến đổi hoàn toàn.
Họ chứng minh niềm tin Phục sinh đó bằng lời nói, bằng lòng can đảm, bằng chính mạng sống họ, từ thuở đầu tiên, trải qua nhiều thế kỷ mãi cho đến những vị tử đạo ngày nay. Đó là niềm tin Giáo hội cử hành trong ngày lễ hôm nay.
Chúa Kitô luôn tiếp tục đến với mỗi người trong chúng ta, xin Người biến đổi chúng ta nên những chứng nhân của Người.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025) .: CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI RỒI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam